Ngân hàng máu đầu tiên Việt Nam có thể xuất khẩu huyết tương Ngân hàng máu tại TP HCM đạt chuẩn GMP châu Âu, sánh ngang quốc tế về chất lượng máu. Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, cho biết sau 5 năm nỗ lực với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước, ngân hàng máu của bệnh viện vừa được cấp chứng nhận GMP châu Âu. Đây là đơn vị đầu tiên cả nước đạt chứng nhận này. "Có những lúc khó khăn tưởng chừng không thể tiếp tục làm nổi, phải buông vì yêu cầu quá nghiêm ngặt. Chẳng hạn chỉ cần kho đông lạnh không đảm bảo nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn thì sẽ không chấp nhận sử dụng huyết tương đó", bác sĩ Dũng nói. GMP có nghĩa là thực hành sản xuất tốt, đòi hỏi các quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lấy máu, vận chuyển, điều chế, lưu trữ, cấp phát, sử dụng. Tiêu chuẩn này giúp thiết lập quy trình sản xuất giảm các nguy cơ trong từng công đoạn, đảm bảo an toàn hơn trong truyền máu người bệnh, giảm tác dụng phụ, nguy cơ bệnh nhiễm trùng khi truyền máu, y bác sĩ tự tin khi ra chỉ định điều trị, hạn chế các sai sót và nhầm lẫn... Bên trong ngân hàng máu Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM. Ảnh: Lê Phương. Máu được tách chiết thành nhiều chế phẩm, sử dụng nhiều nhất là hồng cầu, tiểu cầu. Phần huyết tương tách ra thường không sử dụng hết, nếu bỏ sẽ rất lãng phí. Các nước phát triển thường tận dụng nguồn này, sản xuất thành các chế phẩm, các yếu tố đông máu để phục vụ một số người bệnh cần truyền. Hiện Việt Nam phải nhập khẩu các chế phẩm này với giá thành cao. "Với chứng nhận GMP châu Âu, ngân hàng máu Việt Nam có thể xuất khẩu huyết tương dư thừa, sau đó nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thành rẻ, phù hợp với người bệnh trong nước", ông Dũng phân tích. Sau khi đạt chuẩn, ngân hàng máu được cơ quan cấp chứng nhận theo dõi từ xa qua mạng, phải duy trì báo cáo thường xuyên. Nếu không duy trì đat chuẩn, ngân hàng máu có thể bị rút chứng nhận bất cứ lúc nào. Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM đánh giá đây là bước đà thuận lợi để Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM xây dựng ngân hàng máu lớn với công suất 1.000.0000 đơn vị một năm đạt chuẩn GMP châu Âu. Ngân hàng máu Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM là một trong 5 ngân hàng lớn nhất cả nước, cung cấp máu cho các bệnh viện tại thành phố và một số tỉnh lân cận. Năm 2018, nơi đây tiếp nhận 230 nghìn lượt hiến với trên 260 nghìn đơn vị máu, điều chế hơn 700 nghìn chế phẩm máu phục vụ người bệnh. Tao có thắc mắc vầy: Tụi mày cũng biết Viêm Gan B ở Việt Nam thuộc top trái đất. Mà mãn tính thì uống thuốc lá sau một thời gian vẫn xét nghiệm ra âm tính được, nhưng theo thông tin thì virus chỉ xuống mức không xét nghiệm ra thôi ( Vẫn còn trong cơ thể). Vậy nếu mà virus xuống mức xét nghiệm ra âm tính thì vẫn đi hiến máu được hả bây?
Tao ta được biết: Khi hiến máu, mi sẽ được làm xét nghiệm xem đã bị nhiễm virus gây viêm gan B hay chưa. Nếu dương tính có nghĩa là mi mang virus gây viêm gan B và máu sẽ bị loại. Xét nghiệm này không liên quan đến số lượng virus trong cơ thể. Cứ có còn virus viêm gan B là cái này dương tính ngay kể Còn xét nghiệm mi nói là xét nghiệm đo tải lượng virus ( có thể tạm hiểu là lượng virus còn lại trong cơ thể). Khi được chẩn đoán Viêm gan B mạn thì sẽ được cho làm xét nghiệm này mỗi 6 - 12 tháng, mục đích để theo dõi xem điều trị có đạt yêu cầu không.
Dĩ nhiên là còn virus thì xét nghiệm cỡ nào cũng ra dương tính. Nhưng mà thường khi khám tổng quát có phần xét nghiệm. Nếu ông bị B, ông nhờ họ tư vấn, họ sẽ kêu ông làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như đếm virus, rồi bề mặt kháng thể ... bla bla stuffs Ta biết có vài người bị B mạn nhưng uống thuốc lá ( Chó Đẻ, Diệp Hạ Châu, ... ) sau 1 thời gian đi xét nghiệm thì ra âm tính hết. Nhưng tìm hiểu trên mạng thì là có người nói hết toàn bộ virus, có người thì nói là virus chỉ xuống mức không thể xét nghiệm ra. Nên đang bị rối loạn chỗ thông tin này
Nếu các xét nghiệm để theo dõi bệnh âm tính hết thì là khỏi bệnh rồi. Cái xét nghiệm để đo lượng virus chỉ có tác dụng để xác định là thuốc điều trị có hiệu quả hay không chứ không có tác dụng xác định là bệnh đã khỏi. Muốn xác định bệnh khỏi chưa thì người ta dựa vào HbsAg. Cái xét nghiệm này dương tính nghĩa là trong người mi có virus - không cần biết có bao nhiêu con, âm tính là hết. WHO nó khuyến cáo vẫn cho những người đã từng nhiễm virus viêm gan B hiến máu bình thường với điều kiện đã điều trị khỏi và được theo dõi liên tục 12 tháng không tái phát.
Bởi vậy giờ thông tin nhiễu loạn éo biết đường nào lần Ngươi thì nói là nếu uống thuốc dài hạn ( thuốc lá ) thì xét nghiệm ra HbsAg âm tính nhưng khỏi hoàn toàn Người thì nói là Virus vẫn còn dù xét nghiệm ra HbsAg âm tính nhưng virus vẫn còn
Cái này phụ thuộc vào việc nhiễm B cấp hay B mạn. Nếu B cấp thì may mắn sẽ HOÀN TOÀN không còn virus trong gan. Trong trường hợp này, test HbsAg ra âm tính. Nếu B mạn thì virus sẽ tồn tại ẩn trong gan. Trong trường hợp này nếu là bệnh tiềm tàng thì có khả năng test ra HbsAg âm tính nếu điều trị tích cực, nhưng khi phát bệnh thì HbsAg sẽ lại dương tính. Vụ này tốt nhất nên hỏi mấy tên bs chính quy trong đây, theo ta biết thì có 2 tên trong đó có @Thita_vipho
I told him I was okay with it, but that he should probably get checked for Hepatitis B, since I was infected since age twelve (I wasn't) when I had a bad blood transfusion in Vietnam when my family was on vacation. The entire group hearing this dropped silent and the offending asshole turned white. I told him "sorry man, I didn't expect you to use my razor, otherwise, I would have given you a new blade or disinfected it for you https://www.reddit.com/r/pettyreven...e_my_razor_congrats_you_now_have_hepatitis_b/
Cứ bay lên mấy chỗ xét nghiệm lớn xét nghiệm trước xem có dính B ko đã, nếu dính thì tiêm Vaccine như ko thôi, còn ko dính tì chích. Chích xong 3 lượt thì hỏi luôn bác sỹ là bao lâu đi kiểm tra lại để xem kháng thể nó có bị bớt đi ko https://vnvc.vn/vac-xin-phong-viem-gan-b-can-tiem-may-mui/