6 thành viên đội tuyển Việt Nam bước vào ngày đầu thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2025, với ba bài trong 4,5 tiếng, tại Australia. Đề thi IMO ngày 1 (15/7) Kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2025 được tổ chức tại Australia từ ngày 10 đến 20/7, trong đó ngày thi chính thức là 15 và 16. Năm nay, học sinh tham gia đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đề thi IMO 2025, ngày 2 (16/7): Đội tuyển Việt Nam có 6 học sinh, gồm Nguyễn Đình Tùng (lớp 11, THPT chuyên khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trần Minh Hoàng, (lớp 12, THPT chuyên Hà Tĩnh), Võ Trọng Khải (lớp 12, THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Trương Thanh Xuân (lớp 11, THPT chuyên Bắc Ninh), Nguyễn Đăng Dũng, (lớp 12, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), Lê Phan Đức Mân (lớp 12, THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM). Mỗi ngày thi, các thí sinh phải giải ba bài toán trong 4,5 tiếng. Điểm tối đa cho mỗi bài là 7. Thí sinh có thể nhận đề bài bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng phải đăng ký trước và được ban tổ chức phê duyệt. Dựa vào tổng điểm hai bài thi, ban tổ chức xếp giải từ cao xuống thấp. Tổng số huy chương vàng, bạc, đồng chiếm khoảng 50% tổng số thí sinh tham dự. Đội tuyển IMO Việt Nam năm 2025. Ảnh:Fanpage Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán - VIASM IMO được tổ chức thường niên kể từ năm 1959. Việt Nam tham gia sân chơi này vào năm 1974. Năm ngoái, trong 6 học sinh tham dự, đoàn Việt Nam có hai huy chương bạc, ba huy chương đồng và một bằng khen, đứng thứ 33 trên 108 đội. Đây là thành tích thấp nhất trong 50 năm Việt Nam dự IMO (trừ một số năm không xếp hạng toàn đoàn). Thanh Hằng https://vnexpress.net/de-thi-olympic-toan-quoc-te-imo-2025-4914518.html
Chẳng biết nói gì. ngoài lề chút nọ đọc đuợc tin. Đội thi IMO trước có lê bá khánh trình đạt hcv nhưng sau về làm ông giáo, thành tích sau đó về nghiên cứu chuyên sâu ko gì nổi bật. bạn thi cùng hồi đó chỉ hcb nhưng sang pháp hay mẽo gì đó nghiên cứu chuyên sâu và mới đạt thành tựu vang danh trong giới luôn. Chốt bài thì là đường dài mới biết ngựa hay rồi chúc mừng người kia. lê bá khánh trình thì xin nghỉ sao đó ko biết ngẫu nhiên hay có liên quan. Trở lại bài viết, bao năm vn vẫn luôn tự hào đội tuyển toán olympic nhưng ko hề nói về các thành tích chuyên sâu trong nước, thứ nữa là còn nhiều đội tuyển liên quan khoa học cơ bản khác như lý hoá và các vấn đề chuyên sâu. Thế mới thấy thực ra mỗi thành tích ở IMO thôi thì ko đáng kể cho đất nước phát triển, mà bao năm vẫn chỉ có vậy và cũng ko thấy bài về các thứ mới đặc biệt ở bậc đại học và sau đại học cả các chuyên ngành cơ bản khác. ko biết sau này phát triển cốt lõi liệu bao h mới thực sự rồng hổ đc nhỉ ae, luyện kim này nọ thì thôi ko nói nhưng sắp tới là bán dẫn, hạt nhân, AI. Liệu có cơ may nào về việc đi tắt đón đầu ko chứ thấy thực ra khi phát triển nó đều liên quan đến nhau hết nhất là khoa học cơ bản
Thì cơ bản là chảy máu chất xám, người giỏi thì ra nc ngoài. Còn trong nc thì lại ko có chính sách, hỗ trợ phát triển KHKT. Tình trạng quan liêu, con ông cháu cha, người ta có muốn cống hiến thì cũng chỉ như rồng mắc cạn.
tq nó rước vi thần về đãi ngộ vơid làm truyền thông như gì còn vn có nbc đc về làm lương tháng 5 củ mà tầm vi thần thì ko có tuổi so với nbc
Xứ này mấy cái động trực tiếp đến lợi ích riêng, như cấm xe xăng chẳn hạn, thì mới làm mạnh. Còn lại mấy cái lâu dài, cần vài chục năm trở lên thì toàn mõm, kêu gọi, yêu cầu, động viên
Cái lợi thế khi nghiên cứu khoa học ở phương tây là giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu họ giao lưu trao đổi thường xuyên. Ngoài ra cơ sở vật chất cũng là 1 lợi thế. Ví dụ như môn xác suất thống kê ra đời cũng vì 2 nhà khoa học đố nhau tung đồng xu để trả bữa ăn. Trong nghiên cứu thì giao lưu cọ xát với nhau cực kỳ quan trọng, đồng thời các nghiên cứu đều có tính kế thừa.
Nữ sinh duy nhất vào đội tuyển Olympic Toán quốc tế Trương Thanh Xuân, 17 tuổi, là nữ sinh duy nhất vượt qua vòng chọn đội tuyển thi Olympic Toán quốc tế (IMO) năm nay, sau 5 năm đội tuyển toàn nam sinh. Xuân là học sinh lớp 11 chuyên Toán, trường THPT chuyên Bắc Ninh. Với giải nhì quốc gia, em được Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập vào vòng chọn đội tuyển thi IMO tại Australia vào mùa hè tới. Sau hai ngày thi, Xuân là một trong 6 người được chọn, ở vị trí thứ 4/48 thí sinh tham dự vòng này. "Em thấy rất vui và nhẹ lòng. Sau những ngày mong mỏi thì kết quả cũng đã được như ý muốn", Xuân chia sẻ. 5 thí sinh khác trong đội IMO năm nay là Nguyễn Đình Tùng và Nguyễn Đăng Dũng (trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trần Minh Hoàng (THPT chuyên Hà Tĩnh), Võ Trọng Khải (THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An) và Lê Phan Đức Mân (THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM). Cả đội tuyển có hai thí sinh học lớp 11, còn lại đều học lớp 12. 37 học sinh thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025 Trong hơn nửa thế kỷ Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế với gần 270 thí sinh, Xuân là thí sinh nữ thứ 14. Trước em, tất cả nữ sinh đều đạt giải. Người gần nhất là Chu Thị Thanh, cựu học sinh THPT chuyên Vĩnh Phúc, với huy chương đồng vào năm 2020. Xem toàn màn hình Trương Thanh Xuân. Ảnh: Fanpage THPT chuyên Bắc Ninh Xuân nói học Toán vì đam mê. Việc tham gia đội tuyển học sinh giỏi với em như một trải nghiệm để học hỏi kiến thức mới. Do mới học lớp 11, Xuân thấy mình thiếu nhiều đoạn kiến thức nên thường cố gắng tự học, đọc tài liệu, tham gia các khóa học trên mạng và nhờ bạn bè giúp đỡ. Nữ sinh cho biết khi học Toán, em làm bài tập theo chuyên đề rồi luyện đề tổng hợp. Tuy nhiên, Xuân không tham làm nhiều, mà đi từng bước chắc chắn, luôn cố gắng hiểu rõ ý tưởng đề bài. "Vì đó là linh hồn của bài Toán, giúp em giải bài theo tư duy của người ra đề", nữ sinh cho hay. Điều quan trọng nữa, theo Xuân là giữ trạng thái ổn định khi học. Nữ sinh kể từng gặp nhiều bài tập mà ngồi 2-3 tiếng vẫn chưa giải quyết được. Mỗi lần như vậy, Xuân thường bỏ đi làm việc khác, chẳng hạn như đi bộ khoảng 15-20 phút, rồi quay lại làm. Thầy Nguyễn Văn Tuấn, phụ trách đội tuyển Toán của trường THPT chuyên Bắc Ninh, nói vui mừng khi biết tin. Nhưng với thầy, việc Xuân vào đội tuyển phần nào "đã nằm trong dự đoán". Theo thầy Tuấn, dù mới là học sinh lớp 11, kiến thức chưa dày dặn như các anh, chị lớp 12, Xuân tiến bộ nhanh qua ba tháng học đội tuyển để thi quốc gia hồi cuối năm ngoái. Với các chuyên đề ôn tập, Xuân học tốt đặc biệt ở phần Tổ hợp. "Đây là một dạng toán khó đòi hỏi sự nhạy bén, thông minh của học sinh, chứ không quá chú trọng các kỹ thuật hay các kết quả dạng bổ đề", thầy Tuấn nói. Ngoài ra, thầy còn ấn tượng với học trò ở sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi từ thầy cô, bạn bè. "Mỗi khi Xuân gặp bài khó và bí ý tưởng, em luôn tự tìm cách làm cho mình thoải mái hơn, ví dụ ăn kẹo ngọt trên bàn học khi căng thẳng", thầy nói thêm. Doãn Hùng https://vnexpress.net/nu-sinh-duy-nhat-vao-doi-tuyen-olympic-toan-quoc-te-4868230.html
Tại bạn ít tìm hiểu thôi.... https://soict.hust.edu.vn/pgs-ts-nguyen-phi-le.html PGS. TS. Nguyễn Phi Lê hiện là giảng viên tại trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà nội, và đảm nhận vị trí điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE). Cô nhận bằng kỹ sư và thạc sĩ Khoa học tại Đại học Tokyo chuyên ngành công nghệ thông tin vào các năm 2007 và 2010. Năm 2019, cô nhận bằng Tiến sĩ tin học tại Đại học SOKENDAI, Viện tin học quốc gia Nhật Bản (NII). TS. Lê đang lãnh đạo một nhóm nghiên cứu gồm hơn 80 sinh viên tài năng tại Đại học Bách khoa Hà nội, tập trung nghiên cứu về các công nghệ lõi của AI, cũng như ứng dụng AI trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và y tế thông minh. TS. Lê đã công bố hơn 130 bài báo trên các tạp chí và hội nghị danh tiếng như ICML, NeurIPS, ICLR, EMNLP, ICDM, IPDPS, IEEE Transactions, và ACM Transactions. Cô đã nhận được nhiều giải thưởng bài báo xuất sắc, bao gồm bài báo xuất sắc tại ISSNIP’14, ICT-DM’19, CANDAR 2023 và top-3 bài báo xuất sắc tại CCGrid 2023. Cô tích cực tham gia các hội nghị uy tín với vai trò thành viên Ban Chương trình Kỹ thuật (TPC) và tham gia phản biện cho các tạp chí và hội nghị nổi tiếng như AAAI, ICLR, NeurIPS, CVPR, ECCV, UAI, ICCV, ToN, và IoTJ. Các nghiên cứu của cô đã được tài trợ bởi nhiều tổ chức danh tiếng, bao gồm VinIF, Nafosted, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Aus4Innovation.
Kinh nghiệm làm nghiên cứu thì VN không coi trọng nghiên cứu cơ bản, thường xem nghiên cứu cơ bản là phí tiền, ưu tiên những nghiên cứu ứng dụng. Nhưng không có cơ bản thì làm méo gì có ứng dụng, thành ra đề tài nghiên cứu toàn kiểu "Me too" (không phải cái me too của Hollywood), mà là kiểu thấy một bài làm ra hiện tượng X, thì làm lại thay đổi một chút thành "ờ, tui cũng quan sát thấy hiện tượng tương tự". Quay lại cái cơ bản nhất là đãi ngộ và cơ sở vật chất, nhiều ngành nghiên cứu đòi hỏi máy móc, thiết bị, hóa chất nếu mà nhân ra tiền Việt thì ối giời ơi luôn. Lương thì lương hệ số thấp tè.
Những cái bạn nói ai cũng biết Từ Tổng bí thư cho đến clone fb ai cũng hô hào là phải đầu tư cho khoa học cơ bản rồi Xây dựng được đội ngũ khoa học giỏi hay không thì phải chờ xem thôi Còn “thành tích chuyên sâu” tại sao báo chí phổ thông ít nói tới thì vì nó “chuyên sâu”, người thường đọc khó hiểu, ít hấp dẫn. Cái này ai ở trong giới nghiên cứu chắc sẽ được biết nhiều hơn Tất nhiên thành tựu khoa học cơ bản thì VN chưa là gì so với các cường quốc rồi, nhưng sau một giai đoạn mở cửa bung ra làm kinh tế thì cũng đã đến lúc hiểu được tầm quan trọng của mảng này :) Giờ để xem chính sách có đủ tốt để gây dựng được không thôi Về IMO có giải thì trước hết là tốt cho các em các cháu, mở ra cơ hội học tập ở đẳng cấp cao hơn sau này. Thành tích ở IMO hay ở các cuộc thi Olympic quốc tế cũng phản ánh tiềm năng về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiềm năng thôi nhé, vì cuộc đời con người nhiều ngã rẽ, lựa chọn, lúc trầm lúc bổng, đâu phải ai thi IMO cũng sẽ thành nhà toán học đâu
thì ko có trình sử dụng nta nên mới chỉ làm đc truyền thông thôi kiếm quý kén người dùng rước con cpu khủng về mà main đời ông cố nội thì chạy tđn được, cắm có vào đéo đâu