[VNE] Hà Nội thiếu trường THPT

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi JediDarkLord, 17/7/23.

  1. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Hà Nội thiếu trường THPT
    Có nhiều trung tâm dạy nghề nhưng phụ huynh muốn con em vào THPT, dân số tăng mà cơi nới, xây mới lại khó, khiến Hà Nội bức bối vì thiếu trường.

    Con gái chị Liên ở quận Ba Đình đạt 7,4 điểm mỗi môn Toán, Văn, Anh, trượt hai trường công lập gần nhà. Đỗ nguyện vọng 3 ở Đông Anh nhưng nếu học, con chị phải đi về mỗi ngày 40 km.

    Ở quận Hoàng Mai, nơi sinh sống hơn 540.000 người, chỉ có 3 trường THPT công. Để thi đậu, học sinh phải đạt ít nhất 7,45 điểm mỗi môn. Con chị Hường, ở quận này, chỉ đạt 7,2 điểm.

    Chị Hường và chị Liên tìm đến hai trường tư hoặc công tự quản, chấp nhận mức học phí cao hơn, gấp 10 lần trường công, xin học. Nhưng số người muốn vào học thì đông, khả năng của trường có hạn, phụ huynh đi xếp hàng xuyên đêm, chen nhau mới mong có chỗ cho con học. Nếu trường tư cũng hết chỗ, con các chị còn lựa chọn mà họ không hề muốn - trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc trường nghề. Con hai chị nằm trong số 51.000 học sinh tốt nghiệp THCS ở Hà Nội hè này không vào được THPT công.

    Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương nói "thủ đô không thiếu chỗ học". Chỗ học mà ông Cương đề cập bao gồm các loại hình trường THPT công, tư, giáo dục thường xuyên, trường nghề và một số loại khác.

    Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận đa phần phụ huynh muốn con em được vào THPT. Ở mảng này, hệ thống trường ở Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

    Hiện Hà Nội có 119 trường THPT công, tư thục 101 và một số loại hình khác (trường công lập tự chủ, công lập hiệp quản, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trường quốc tế). Tổng số 266 cơ sở giáo dục có tuyển sinh lớp 10.

    Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, các khu vực có dân số từ 20.000 người cần ít nhất một trường THPT. Như vậy, với 8,3 triệu dân (cuối năm 2022), Hà Nội cần tối thiểu 415 trường THPT, tức còn thiếu 149 trường.

    Hệ thống trường THPT ở Hà Nội tính tới tháng 7/2023Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiCông lập chuyên và không chuyênCông lập chuyên và không chuyênTư thụcTư thụcCông lập tự chủCông lập tự chủCông lập hiệp quảnCông lập hiệp quảnTrung tâm GDNN-GDTXTrung tâm GDNN-GDTXVnExpress
    Xét từng địa bàn, Hoàng Mai thiếu nhiều trường nhất - 18. Đống Đa, Long Biên, Đông Anh và Thanh Trì cùng thiếu 8 trường, còn lại thiếu phổ biến 3-7 trường. Đây đều là những khu vực đông dân của thành phố.

    Nam Từ Liêm là quận duy nhất đủ trường. Quận này chỉ có 3 trường THPT công lập, song có 12 trường tư thục, 3 trường công tự chủ và một trung tâm giáo dục thường xuyên.

    Số trường THPT đang thiếu tại Hà Nội
    +-
    Thiếu 0-3 trường
    Thiếu 4-6 trường
    Thiếu 7-9 trường
    Thiếu trên 10 trường
    Nếu chỉ tính trường THPT công thì số thiếu còn nhiều hơn nữa. Cụ thể, nếu đáp ứng đủ chỗ học lớp 10 công lập năm nay cho tất cả học sinh, Hà Nội thiếu hơn 1.000 phòng học. Trong ba năm tới, số học sinh tốt nghiệp THCS dự kiến tăng gần 29.000. Nếu những em này muốn vào trường công, Hà Nội lại cần thêm hơn 600 phòng học nữa. Đi kèm với đó là tăng giáo viên. Trong khi đó, số lớp 10 dự kiến chỉ tăng thêm được 100 so với hiện nay.

    Ít trường nhưng dân đông, tỷ lệ chọi ở nội thành lên tới 1/2, trung bình cứ hai em đi thi thì một em phải trượt.

    Tỷ lệ chọi vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội năm 2023
    +-
    Tỷ lệ chọi từ 1.1 đến 1.5
    Tỷ lệ chọi từ 1.51 đến 2
    Tỷ lệ chọi trên 2
    TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, cho rằng thủ đô thiếu trường một phần do công tác dự báo dân số chưa chuẩn. Trong tất cả mạng lưới quy hoạch, giới chức dự đoán Hà Nội năm 2020 có 7,9 triệu dân, nhưng thực tế lên tới 8,2 triệu.

    "Tăng dân thì đương nhiên học sinh tăng theo, lại tập trung ở nội thành, vậy nên thiếu trường. Tốc độ xây trường của Hà Nội không theo kịp tốc độ tăng của dân số", ông Nghiêm nói.

    Năm 2018, dân số Hà Nội là 7,9 triệu, có 259 trường THPT (114 công lập). Sau 5 năm, số dân tăng 400.000 người, tức cần thêm 20 trường theo quy định, nhưng thực tế chỉ có thêm bảy trường.

    Biến động chỉ tiêu lớp 10 công lập và số thí sinh tốt nghiệp THCS tại Hà NộiGiai đoạn 2018-202363 05063 05067 23067 23068 90068 90067 50067 50077 00077 00078 00078 000105 000105 000101 400101 400107 200107 200111 000111 000129 000129 000129 200129 200Chỉ tiêuSố học sinh20182019202020212022202340k60k80k100k120k140kVnExpress
    Các trường muốn cơi nới, sửa chữa để tăng số phòng học không dễ. Ông Nghiêm cho biết ở các khu đô thị, trường học phải tuân thủ một số quy định, chẳng hạn không cao quá 4 tầng. Đất để xây mới khó, bởi việc di dời một số cơ quan từ nội thành ra ngoại thành, nhường đất cho công viên, trường học, rất chậm chạp.

    "Thời hạn thuê đất của các cơ quan này vẫn còn. Hà Nội muốn có đất thì phải trả tiền cho họ, nhưng tiền đâu để vừa trả vừa xây trường", ông Nghiêm nói, cho rằng Hà Nội đang bị "kẹt" giữa sự bất cập của chính sách.

    Một nguyên đại biểu HĐND thành phố thì cho rằng Hà Nội còn thiếu chính sách tạo điều kiện, khuyến khích xã hội hóa giáo dục. Ông nói riêng quy trình xin thủ tục, cấp phép rồi xây xong trường phải hai năm, không thì 5-7 năm, "trục trặc" thì 10 năm. Giáo dục lại là ngành đặc thù, mất thời gian để thu hồi vốn, nên doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.

    "Do đó, dù trong quy hoạch khu đô thị có y tế, giáo dục, chợ.., chủ đầu tư thường dùng đất làm bãi đỗ xe, dịch vụ thương mại", ông nói.

    [​IMG]
    Phụ huynh và thí sinh xem danh sách phòng thi, số báo danh tại buổi làm thủ tục thi lớp 10 ở Hà Nội, ngày 9/6. Ảnh: Tùng Đinh

    Để giảm áp lực cho kỳ thi lớp 10, báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội đề nghị được "vượt rào" ở một số tiêu chí với trường THPT thuộc 12 quận huyện trung tâm. Cụ thể: tăng 10% số lớp, tức từ 45 lên 50 lớp một trường; tăng 10% số học sinh một lớp, từ 45 lên 50, và dùng tỷ lệ diện tích sử dụng/học sinh thay cho diện tích đất/học sinh trong các hoạt động đánh giá.

    TS Lê Đông Phương, nguyên cán bộ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhìn nhận các kiến nghị của Sở là "giải pháp tình thế, hàm chứa nhiều rủi ro, cả về mặt sư phạm và sức khỏe học sinh".

    Ông Phương cho rằng thực tế nhiều lớp đã trên dưới 50 học sinh, nếu tăng 10% thì có thể lên hơn 50, trong khi diện tích phòng không đổi, thể trạng của học sinh ngày một to lớn. Chưa kể, lớp học đông, giáo viên khó quản lý.

    Về việc tăng số lớp, ông Phương cho rằng phải có đất để cơi nới, sửa chữa - điều gần như bất khả thi với các trường nội đô. Giải pháp có thể là xây thêm tầng, song xây trường quá cao có thể gây mất an toàn.

    Các chuyên gia quy hoạch, nhà giáo cho rằng giải pháp 'không gì khác là xây thêm, mà phải là công lập'.

    Hiệu trưởng một trường THPT ở nội thành đề nghị thành phố thu hồi, tận dụng đất của những dự án chậm tiến độ để xây trường. Với các khu đô thị mới, giới chức cần kiểm soát chặt việc dành đất để xây trường học. Đây cũng là quan điểm của ông Phương, cho rằng cần quyết liệt với việc này.

    Từ nay đến 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất cải tạo và sửa chữa 123 trường THPT. Hiện chưa rõ tổng số phòng học cho lớp 10 sẽ tăng thêm bao nhiêu.

    Nhưng phụ huynh, học sinh sắp vào lớp 10 thì không thể đợi. Con gái chị Hà, quận Long Biên, vừa tổng kết lớp 8 đã tới các lớp học thêm Toán, Văn và Tiếng Anh. Chị cho rằng trước khi cách tuyển sinh thay đổi hoặc có đủ trường, chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc cho con chạy đua. Nếu không may mắn, chị có thể cũng phải xếp hàng như nhiều phụ huynh năm nay.

    "Chừng nào vẫn thiếu trường, phụ huynh còn xếp hàng", ông Lê Đông Phương nói.
    https://vnexpress.net/ha-noi-thieu-truong-thpt-4627865.html


    Giám đốc Sở Giáo dục khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học
    [​IMG]
    Hà Mỹ

    Thứ tư, 05/07/2023 - 17:01
    00:00/02:38

    (Dân trí) - Lý giải việc nhiều phụ huynh xếp hàng xin suất học cho con, Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học nhưng một số trường được phụ huynh tin tưởng, bằng mọi cách để con vào trường.
    Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đã nói như vậy tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp HĐND TP Hà Nội, chiều 5.7.

    Ông Cương cho biết vào sáng nay (5/7), ông tiếp nhận thông tin về việc ở một số trường tư thục, nhiều phụ huynh xếp hàng từ sáng sớm nhưng cuối cùng vẫn không lấy được suất học cho con em, dẫn tới bức xúc.

    "Nhưng chúng tôi khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học. Chỉ có điều, một số trường có uy tín đào tạo tốt nên phụ huynh tin tưởng gửi gắm, bằng mọi giá, bằng mọi cách xếp hàng từ rất sớm để con có suất vào trường học", ông Cương nói và khẳng định Sở Giáo dục đã có sự chấn chỉnh về việc này.

    Trong bối cảnh các sở ngành đẩy mạnh chuyển đổi số, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết thời gian tới, đơn vị sẽ tiến hành tuyển sinh trực tuyến để phụ huynh đỡ vất vả.

    Cùng với đó, liên quan quy hoạch mạng lưới trường học, Sở cũng cam kết phối hợp với sở ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã báo cáo, đề xuất thành phố thu hồi quỹ đất tại các dự án chậm triển khai để xây dựng trường công.

    Trả lời chất vấn của đại biểu liên quan đến việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, ông Cương cho biết năm 2020, đơn vị đã sáp nhập và giải thể trường Trung cấp Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo Trung ương.

    Lý do là theo Luật giáo dục năm 2019, giáo viên mầm non phải đảm bảo có trình độ đại học, trình độ trung cấp không còn phù hợp nữa.

    Vì vậy, toàn bộ giáo viên đang giảng dạy tại trường trung cấp trên được sáp nhập về với cấp THPT, một số giáo viên được sắp xếp đi học hoặc đảm nhận các công việc khác.

    Ngoài ra, Sở Giáo dục cũng báo cáo thành phố và được cho phép sáp nhập 30 trung tâm giáo dục thường xuyên, 16 trung tâm giáo dục tổng hợp và trung tâm dạy nghề. Các cơ sở trên được sáp nhập, trở thành 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.

    Theo phân cấp, các trung tâm được giao về cho quận, huyện, thị xã quản lý và thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

    [​IMG]
    Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp HĐND Hà Nội, chiều 5/7 (Ảnh: Thanh Hải).

    Thông tin thêm về số lượng trường học trong thành phố, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết Hà Nội hiện có 2.485 trường học trải dài 30 quận, huyện, thị xã và số trường học này tăng dần theo từng năm. Trung bình, Hà Nội phải tăng 30-35 trường học/năm mới đủ chỗ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

    Thống kê cho thấy số trường công lập chiếm 79% tương đương 2.254 trường, trường dân lập là 585 trường.

    Trước đó, đại biểu Nguyễn Bích Thủy (Cầu Giấy) chất vấn về vấn đề thời gian qua, việc ban hành quy định về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa kịp thời. Bà Thủy nêu hiện trạng việc phân loại tiêu chí, điều kiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể trong quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, nhất là liên quan lĩnh vực giáo dục đào tạo.

    Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết trách nhiệm của cơ quan chuyên môn tham mưu cho thành phố về ngành lĩnh vực mà mình phụ trách.
    https://dantri.com.vn/xa-hoi/giam-d...noi-khong-thieu-cho-hoc-20230705163202329.htm
     
  2. Drk_Shd

    Drk_Shd Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/06
    Bài viết:
    4,309
    Nơi ở:
    A-vờ-út
    đề nghị xét gia phả, thằng nào không có hộ khẩu 3 đời ở hà lội thì đuổi hết xong xây tường chắn lối vào thổ du worry-24
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  3. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
  4. DkLx

    DkLx Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/7/11
    Bài viết:
    4,523
    Nơi ở:
    Trên tum
    Ki uốc kìa peepo_dead
     
  5. Neverwon

    Neverwon Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/05
    Bài viết:
    6,991
    Nơi ở:
    Thanh Hóa
    Hà Nội chỉ thiếu trường công chứ không thiếu trường...
     
    Sir Artorias, viendu, scuuby and 2 others like this.
  6. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,701
    !kojimaNhà ở Nam Từ Liêm!kojima!kojima
     
  7. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,759
    Không cần đuổi, nếu thiếu nhiều quá thì cũng phải tự chuyển đi nơi khác ở thôi.
     
  8. Asura

    Asura Impressive Sealing Statue Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    7,996
    Thiếu trường cho bọn nhà nghèo thôipu_pepeoof
     
    viendu and Ờ mày giỏi like this.
  9. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Không có trường thì ra làm công nhân.
     
    Ờ mày giỏi and Thita_vipho like this.
  10. Lông Trắng

    Lông Trắng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/2/20
    Bài viết:
    4,397
    Chủ trương muốn đẻ nhưng đẻ xong học ở đâu thì không biết.
    Học tư thì học phí cao gấp 10 lần, bảo sao người ta không dám lập gia đình, không có tài chính sinh con càng khổ.
     
    Thita_vipho thích bài này.
  11. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,639
    Nơi ở:
    đà nẵng
    đất éo đủ xây trường chứ sao peepo_dead xây chưng cư hết rồi peepo_dead
     
  12. scuuby

    scuuby Marcus Fenix, savior of Sera ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,632
    tự học ở nhà như tây lông ấy, giáo dục trường lớp có ra gì đâu peepo_cool
     
  13. Gia đình bạn

    Gia đình bạn シェンムー Ryo Hazuki ✡ Shine Wizard ✡

    Tham gia ngày:
    12/11/20
    Bài viết:
    9,630
    Đổi nhà chỗ khác là xong !kojima
     
  14. lovelybear

    lovelybear In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    18,190
    Bao nhiêu đường vành đai thì xây bấy nhiêu vòng tường worry-105worry-105
     
  15. HeroJAV

    HeroJAV Cán Bộ Nguồn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    10,222
    Dm làm nhà nước lương 2 xu 1 hào nhưng đéo ưu đãi cho con học trường công, vẫn chọi như mọi cháu và nếu cháu toạch thì chắc ra ăn xin
     
  16. Gia đình bạn

    Gia đình bạn シェンムー Ryo Hazuki ✡ Shine Wizard ✡

    Tham gia ngày:
    12/11/20
    Bài viết:
    9,630
    Sao không mặc đồng phục đi nộp hồ sơ pu_pepeboom
     
  17. HeroJAV

    HeroJAV Cán Bộ Nguồn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    10,222
    Đồng phục nó cũng chỉ là bộ quần áo. Con cũng chỉ bình đẳng như con người khác chứ có đặc quyền gì đâu !namca sai cũng đi tù hết mà thangcbnot-png
     
  18. Gia đình bạn

    Gia đình bạn シェンムー Ryo Hazuki ✡ Shine Wizard ✡

    Tham gia ngày:
    12/11/20
    Bài viết:
    9,630
    Lý lịch nhân thân tốt có giảm án nhé luc-lac-png
     
  19. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Con học sinh giỏi bố mẹ được giảm án nhé.
     
    HeroJAV thích bài này.
  20. Asura

    Asura Impressive Sealing Statue Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    7,996
    Thì thầm anh nói nhỏ:
    "Tao đã nạp lần đầu"pu_pepepolice
     

Chia sẻ trang này