[VNE] Học sinh, giáo viên bối rối vì đọc tên nguyên tố Hóa học lớp 10

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi whatever1414, 4/10/22.

?

Yêu cầu chuẩn hoá danh pháp hoá học theo tiếng Anh có phù hợp không

  1. không

  2. không ý kiến

Results are only viewable after voting.
  1. whatever1414

    whatever1414 One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    7,992
    Nơi ở:
    You Know Where To Find Me
    Học sinh, giáo viên bối rối vì đọc tên nguyên tố Hóa học lớp 10

    Hôm nào có giờ Hóa học, không khí lớp của Lê Nam Anh, Hà Nam, lại trở nên vui vẻ vì cả cô và trò đều bối rối khi phát âm tên nguyên tố bằng tiếng Anh.

    Sau một tháng học môn Hoá lớp 10 theo sách giáo khoa (SGK) mới, Lê Nam Anh ở Hà Nam cho hay nội dung kiến thức gần gũi với đời sống, dễ hiểu và bài tập không nặng về tính toán. Tuy nhiên, Nam Anh mất gần một tuần đầu để ghi nhớ cách đọc mới các nguyên tố Hóa học do đã quen với cách đọc bằng tiếng Việt từ khi học cấp 2. Nguyên tố N giờ được đọc thành Nitrogen; O (Oxygen), H (Hydrogen), P (Phosphorus) hay Cu (Copper), thay vì Nitơ, Oxi, Hiđro, Photpho và Đồng như trước đây.

    "Trước đây chúng em chỉ đọc Phốt-pho (P) nhưng giờ là Phot-pho-rơ-s (Phosphorus), phải đọc lướt nên hơi ngượng. Hôm đầu, 5-6 bạn còn đọc lẫn lộn tiếng Việt và tiếng Anh. Cô giáo cũng đôi ba lần nhầm. Tiết Hóa vì thế cũng trở nên thú vị hơn", Nam Anh kể và cho biết nguyên tố khó đọc nhất với em là Kali (Potassium), Hg (Mercury) và Kr (Krypton).

    [​IMG]
    Lớp Nam Anh hiện học SGK Hóa học 10 của bộ sách Cánh diều. Ảnh: Nhân vật cung cấp
    Hoàng Thanh Long, học sinh lớp 10 ở Vĩnh Phúc, kể cả lớp lo lắng khi nghe cô nói năm nay phải đọc tên các nguyên tố bằng tiếng Anh. "Nhiều bạn lớp em phải nhìn từ tiếng Anh để luận cách đọc tiếng Việt do trong sách không có phiên âm", Long nói. Nam sinh cho hay, các bạn đọc sai nhiều, cô cũng không quen nên vẫn đọc theo cách cũ, như O vẫn đọc là ô-xi.

    Thanh Huyền, học sinh một trường chuyên ở Hà Nội, cho biết buổi đầu em và các bạn thường cười ồ lên mỗi khi cô giáo đọc tên các nguyên tố. Nhưng từ các buổi sau, trừ một số bạn đã học các chương trình nước ngoài, còn lại khá căng thẳng vì "loạn" giữa cách đọc cũ và mới. "Nhiều khi cô trưởng khối Hóa còn đọc nhầm. Em cũng rất hay quên cách đọc Hg, Kr, Na", Huyền cho biết.

    Thầy Nguyễn Văn Hưng, trưởng nhóm Hóa, trường THPT Quỳnh Côi, Thái Bình, cho hay tên nguyên tố và hợp chất trong SGK Hóa học lớp 10 mới được gọi theo tên quốc tế, bước đầu gây khó khăn cho học sinh và giáo viên. Dù đã được đồng nghiệp phụ trách chuyên môn hướng dẫn, thầy Hưng vẫn phải lên mạng tra cách phát âm, sau đó ghi phiên âm bên cạnh tên nguyên tố trong sách rồi học thuộc. "Đọc rất khó, đôi khi các thầy viết ký hiệu thôi, còn đọc tên thì dần dần. Các em cũng không thể nhớ được ngay", thầy Hưng chia sẻ.

    [​IMG]
    Thầy Hưng phải tra từ điển, viết phiên âm bên cạnh tên tiếng Anh của nguyên tố để tập đọc và học thuộc. Ảnh: Nhân vật cung cấp
    Việc thay đổi cách đọc tên nguyên tố Hóa học trong SGK Hóa học lớp 10 năm nay nhận ý kiến trái chiều.

    Thầy Hưng chưa thể nhớ hết tên gọi tiếng Anh của tất cả nguyên tố song cũng không cảm thấy quá nặng nề hay căng thẳng, do chương trình phổ thông chỉ xoay quanh khoảng 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn. Cô Nguyễn Hồng Thu, giáo viên Hóa học, trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội, cũng ủng hộ cách gọi trong sách giáo khoa mới và cho rằng đó là cách để hội nhập với thế giới. Cách gọi mới cũng thuận lợi hơn cho học sinh, đặc biệt khi tham gia các cuộc thi quốc tế hay sau này đọc tài liệu của nước ngoài.

    Hiện, một số giáo viên ở cấp THCS đã giới thiệu cách đọc mới cho học sinh, dù một số khối lớp chưa học theo chương trình và SGK mới.

    Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chương trình giáo dục phổ thông nên dùng cách gọi phổ biến. "Số em đi thi quốc tế hàng năm cũng rất ít so với số học sinh học bình thường. Cách gọi mới phức tạp và khó sử dụng", một cô giáo ở Hà Nội góp ý.

    PGS. TS Đặng Thị Oanh, Trưởng tiểu ban Xây dựng và Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018, giải thích, chương trình mới thay đổi danh pháp Hóa học (cách gọi tên) theo bốn nguyên tắc: khoa học, thống nhất, hội nhập và thực tế.

    Thực tế ở Việt Nam, danh pháp Hóa học không thống nhất ở các ngành như Y, Dược, Giáo dục và giữa các cấp học. Cách đây nhiều năm, Hội Hóa học Việt Nam có đề tài cấp quốc gia về Thuật ngữ và danh pháp Hóa học được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cho phép. Hội đã đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho sử dụng danh pháp Hóa học theo tiếng Anh trong đợt đổi mới SGK 2018 và được đồng ý.

    Danh pháp Hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry), có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam. Tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt tiếp tục được sử dụng nhưng có kèm chú thích tiếng Anh, gồm: Vàng, Bạc, Đồng, Chì, Sắt, Nhôm, Kẽm, Lưu huỳnh, Thiếc, Nitơ, Natri, Kali và Thuỷ ngân. Hợp chất của các nguyên tố này cũng được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.

    Theo bà Oanh, những học sinh bắt đầu học môn Hóa theo chương trình mới sẽ không có trở ngại do được học từ sớm. Nhưng những em lớp 8, 9 học theo chương trình 2006, năm nay lên lớp 10 và một số giáo viên lớn tuổi, đã lâu không dùng tiếng Anh, sẽ chưa quen cách đọc.

    "Việc này trong 1-2 năm sẽ quen và trở lại bình thường", bà Oanh nói.

    Bà Oanh lưu ý, khi muốn tra tên nguyên tố, giáo viên và học sinh nhìn vào bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học trong các bộ SGK mới sẽ biết cách đọc. Cách đọc tên các hợp chất sẽ tuân theo một số nguyên tắc chung. Người học cũng có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như Google để tra cứu. Ngoài ra, mỗi bộ SGK đều có học liệu điện tử, video hướng dẫn cách phát âm các nguyên tố hóa học và một số hợp chất.

    [​IMG]
    Tên các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học lớp 10. Ảnh: BM

    Theo PGS. TS Lê Kim Long, Chủ biên nội dung Hóa học trong môn Khoa học tự nhiên (bậc THCS) và Tổng chủ biên SGK Hóa học lớp 10 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", các tác giả đã thực hiện hướng dẫn của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 về thể thức viết và gọi tên nguyên tố Hóa học. Số người nói tiếng Anh trên thế giới chiếm đa số và phát âm không giống nhau vì thế các thầy cô và học sinh cũng không nên quá chú trọng vào việc phát âm cho đúng, chỉ cần "đủ hiểu là được".

    "Nội dung học tập, năng lực và phẩm chất học sinh cần xây dựng và phát triển khi học Hóa học để sống và làm việc mới là quan trong nhất", ông Long nói.

    *Tên một số học sinh đã thay đổi

    Bình Minh
     
  2. thienphucyds

    thienphucyds C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/8/11
    Bài viết:
    1,870
    Nơi ở:
    Gon Sài Quề
    Nên học theo tên tiếng anh, sau này học lên cao hay đi làm tìm tài liệu với giao tiếp với đồng nghiệp nước ngoài dễ hơn. Học tên Việt hóa thì mai mốt cũng mắc công học lại
     
  3. Nhan Y Dung

    Nhan Y Dung Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/3/11
    Bài viết:
    436
    Canxi kẽm với thuỷ ngân

    ô xy đồng đó cũng cần kali
     
  4. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    15,033
    Oxygen : ót ci giần , nghe thật nguy hiểm

    Copper : Cốp pơ , nghe như tên con cún
     
  5. Zakku

    Zakku Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    13/2/18
    Bài viết:
    5,616
    Đổi mới kiểu này ok. Làm quen trước có đi du học hay làm gì với nước ngoài cũng dễ hơn.
     
    enbeen, PeepingTom, bloodomen and 4 others like this.
  6. N00bforever

    N00bforever Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/5/11
    Bài viết:
    7,272
    Có được bao nhiêu thằng cần giao tiếp với đồng nghiệp nước ngoài về kiến thức hoá học ? Phải thay đổi cả một nền giáo dục cho một số ít tinh hoa khỏi bỡ ngỡ thì không đáng
     
  7. westerner

    westerner Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    4,718
    Thay đổi cách đọc là đúng rồi bạn . Cần quy về chuẩn hoá 1 cách đọc. Đáng lẽ phải đổi từ lâu rồi . Không riêng gì giao tiếp với đồng nghiệp nước ngoài mà rất nhiều lĩnh vực các thứ đều dùng đến như Tài liệu học tập, các loại công thức chế tạo, Nhãn mác thức phẩm, thành phần dược phẩm, mỹ phẩm, hoá phẩm .... đủ các loại mà .
     
    PeepingTom thích bài này.
  8. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,888
    Lại lấy tiếng Anh làm chuẩn à :(
    Chán
    Vậy giờ
    Vàng: aurum hay gold
    Chì: Plumbum hay Lead
    Sắt: Ferum hay Iron
    ....
    Thay vì giúp các em hiểu cái quan trọng hơn như tại sao nguyên tố ký hiệu như vậy, tại sao tên chất đọc như vậy, quy tắc đọc thì ối dồi, lại bắt đọc tiếng Anh

    Mà mấy cách đọc trong Hoá xưa giờ của Vịt là phiên âm tiếng Pháp ra thôi mà, có gì đâu mà cải cách trời
    Cũng may hồi xưa thầy cô thoáng, không bắt ghi phải đúng “chuẩn” thế này, chứ mình ghi tên chất theo đúng tiếng Pháp luôn chả ai bắt bẻ
    Vd:
    A xít: Acid - Ba zơ: Base
    HCl: Acid Chlohydrique
    NaCl: Natri(um) Chlorure (Không ghi Sodium vì ghi thế người đọc éo biết chất gì)

    Ghi tiếng Anh được thôi, nhưng do cách đọc chung thời đó nó thế, mình ghi ngược bạn bè ko hiểu, chứ ghi xuôi xuôi thế tụi nó copy bài vẫn hiểu tốt, viết lại vào tập sao kệ tui nó, đỡ mang tiếng cho bạn quay bài 100%
     
    _GUV_, troll, Vouu2 and 14 others like this.
  9. thienphucyds

    thienphucyds C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/8/11
    Bài viết:
    1,870
    Nơi ở:
    Gon Sài Quề
    Môn hóa đưa vào chương trình học rất trễ, tụi học sinh thì như tờ giấy trắng dạy gì học đó thôi, nên làm chuẩn ngay từ đầu. Còn ai đã học kiểu cũ rồi nếu không có nhu cầu cập nhật cũng chả ảnh hưởng gì
     
  10. nickryan

    nickryan The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    2,411
    Mấy cái khoa học tự nhiên đc thì nên học tiếng Anh, để kiếm tài liệu nghiên cứu cho dễ.
     
  11. UltraSmash

    UltraSmash Gordon "λ-2" Freeman

    Tham gia ngày:
    22/7/16
    Bài viết:
    13,263
    Ai cần học lên cao hay đi làm giao tiếp với nước ngoài thì tự mà học thêm để cải thiện, vl cái lí do đầu b*i này cũng nói được. Cái gì cũng tây tây nghe muốn bệnh
     
  12. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,888
    Chuẩn hoá thì ghi lại tên nguyên bản của nó thôi fen, đừng phiên âm nữa
    Nhưng không có nghĩa phải lấy tiếng Anh làm chuẩn
    Như Lý mà bắt đọc tên ông Coulomb theo cách Anh thì mất cả hay (Cu lông, hí hí)
    Hoá cũng thế thôi
    Gốc muối:
    -Cl: Chlorure
    -NO3: Nitrate
    ....
    Acid:
    HCl: acid chlohydric/ chlohydrique
    ....
    Base:
    NaOH: thay vì đọc xút thì ghi Soude

    Vv.. mây mây
     
  13. Tũn Tùn Tụt

    Tũn Tùn Tụt Gordon "λ-2" Freeman GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/10
    Bài viết:
    13,193
    Ban hết mấy thằng tên truy cập ko thuần Việt đi !suong.
     
  14. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    31,841
    Nơi ở:
    Blink House
    Cậc !bemwin
     
  15. scuuby

    scuuby Sam Fisher, Third Echelon Agent ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,364
    mình nhớ hồi xưa tang viết tắt là tg bây h bọn trẻ con viết là tan, tương tự với cot theo chuẩn tây thì phải !logic
     
  16. Vĩnh Viễn Khổ Đau

    Vĩnh Viễn Khổ Đau Persian Prince

    Tham gia ngày:
    20/7/21
    Bài viết:
    3,878
    Xin ngân sách làm mới sách hoá học. !gian!gian!gian
     
  17. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,888
    1. Chương trình phổ thông, ko phải nghiên cứu. Đưa nào thích tìm hiểu sâu thì giáo viên có thể viết từ gốc cho mà tự tra.
    2. Éo phải cái gì cũng phang tiếng Anh vào là hay, nhất là khi ngoài xã hội người ta dùng từ khác.
    Vd:
    NaOH: Soude - xút. Đọc “Hydroxyde Sodium” rồi ngồi đó giải thích

    Hay ví dụ ngành khác
    Bù lông: Thay vì tìm hiểu từ gốc “Boulon” thì đọc “screw” rồi ra ngoài tha hồ “bán cho em mấy con screw” và giải thích nhé
     
  18. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,888
    Cái này thì ủng hộ fen ơi
    Tại vì cái máy tính cầm tay nó ghi vậy đó
    Ghi theo cái máy tính cũng tiện
     
    scuuby thích bài này.
  19. tên_truy_cập

    tên_truy_cập Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/9/22
    Bài viết:
    83
    Có thầy cô bối rối chứ bọn trẻ tiếp thu nhanh lắm. Mà quy thành một chuẩn vậy cũng tốt mà, phải có khó khăn ở thời điểm đầu thầy cô dạy 1-2 năm sẽ quen thôi. Tên tiếng Việt thầy cô hoàn toàn có thể nói trên lớp.
    Nhưng mà sợ năm sau bị nói quá lại cải cách ngược về kiểu đọc cũ thì...
     
  20. Bachlong13

    Bachlong13 Samus Aran the Bounty Hunter ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/8/05
    Bài viết:
    6,329
    Nơi ở:
    Phóng khoáng
    Nên vậy, nội cái Natri Clorua hồi mới vào lab ở nước ngoài nói chúng nó méo hiểu :) Bảo Sodium Chloride thì được...
    Bác nào đi học mấy ngành hóa sinh các kiểu mới thấy học lại mệt bỏ.
     
    PeepingTom and tta269 like this.

Chia sẻ trang này