Sự phát tiển công nghệ tên lửa liên lục địa của Triều Tiên có thể gây ra mối đe doạ trực tiếp đến nước Mỹ trong vòng 5 năm tới, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hôm qua nhận định. >> Quốc tế đồng loạt đưa tin về Đại hội Đảng XI >> Luật sư lo sợ Assange có thể lĩnh án tử hình >> Triều Tiên mở đường dây nóng với Hàn Quốc Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Asia News Ông Gates cho rằng Bình Nhưỡng có thể phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa trong vòng 5 năm tới và bắn được tới bờ biển nước Mỹ dù còn nhiều hạn chế. "Với việc tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, Triều Tiên đang trở thành một mối đe doạ trực tiếp đối với Mỹ và chúng ta phải tính đến nguy cơ này để có cách đối phó", BBC dẫn lời ông Gates. Chương trình tên lửa của Triều Tiên được cho là chủ yếu dựa trên công nghệ tên lửa Scud có từ thời Liên Xô. Nước này đã có nhiều năm phát triển dòng tên lửa có tên gọi Taepodong, trong đó loại đạt tầm xa nhất có tiềm năng vươn tới bang Alaska của Mỹ. Hiện kho tên lửa của Triều Tiên đã thực sự là mối đe doạ đối với Hàn Quốc cũng như số binh sĩ Mỹ đồn trú tại đây và Nhật Bản. Chi tiết về chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên vẫn còn là một bí ẩn đối với bên ngoài. Nhưng giới ngoại giao nhận định, đánh giá nói trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về việc Bình Nhưỡng có thể có tên lửa đạn đạo liên lục địa trong 5 năm tới là dựa trên quan điểm của nhiều phân tích độc lập. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc còn lo ngại nguy cơ xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng, do Hàn Quốc gần như không còn giữ quan điểm không đáp trả trước sự khiêu khích của miền bắc như trước đây. Ông mô tả tình hình trên bán đảo là "thực sự đáng lo ngại". Những bình luận liên quan đến bán đảo Triều Tiên được bộ trưởng quốc phòng Mỹ đưa ra tại Bắc Kinh, sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Tiếp theo Bắc Kinh, cuối tuần này ông sẽ bàn thảo thêm về vấn đề Triều Tiên với các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc. Washington đang muốn Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng đặc biệt của mình để kiềm chế Bình Nhưỡng. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đột ngột dâng cao nhất kể từ cuộc chiến tranh 1950-1953 sau khi miền bắc nã pháo đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hôm 23/11 vừa qua, khiến 4 người thiệt mạng. Sau đó Bình Nhưỡng đã xuống nước khi liên tục kêu gọi đàm phán và đối thoại, nhưng Seoul tỏ ra chưa mặn mà và yêu cầu cần phải có bằng chứng cho thấy rõ miền mắc "thực lòng" muốn nói chuyện. Ngoài ra, Hàn Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm đòi Triều Tiên phải chính thức xin lỗi về vụ chìm chiến hạm Cheonan hồi tháng 3 năm ngoái, khiến 46 thuỷ thủ thiệt mạng. Seoul dẫn kết quả cuộc điều tra quốc tế khẳng định Bình Nhưỡng đứng sau vụ tấn công này, nhưng miền bắc nhiều lần bác bỏ. Đình Nguyễn
lo ngại nó dội qua Hàn với Nhật thôi. Giờ từ Cuba phóng tên lửa qua Mỹ thì bác ấy cũng chịu, gần quá đâu thế nào chặn kịp