VNE-Năm 2012 trình Quốc hội thông qua dự luật thủ đô

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi quangnamha102, 7/8/11.

  1. quangnamha102

    quangnamha102 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/7/06
    Bài viết:
    1,806
    Sau khi bị Quốc hội khóa 12 không thông qua, dự án Luật thủ đô sẽ được nghiên cứu, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ 4 (năm 2012).
    >'Nên sửa đổi quy định về bộ máy nhà nước trong Hiến pháp'

    Chiều 6/8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, với tỷ lệ nhất trí cao.

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, tại kỳ họp thứ hai (tháng 10/2011), Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật biển Việt Nam, Luật cơ yếu… Còn tại kỳ họp thứ ba và thứ tư (năm 2012), Quốc hội sẽ thông qua 23 dự án luật và cho ý kiến về 16 dự án luật khác.

    Dù khẳng định cần ban hành dự án Luật đất đai (sửa đổi) để giải quyết các vướng mắc, đáp ứng yêu cầu cuộc sống nhưng Quốc hội vẫn cho rằng, do dự kiến sửa đổi một số vấn đề lớn liên quan đến thời hạn sử dụng đất, quy hoạch đất đai, chính sách tài sản, hạn điền… nên cần có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị.

    Trước ý kiến trái chiều về việc thông qua dự án Luật thủ đô trong các kỳ họp sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Hà Nội là thủ đô của cả nước, là đô thị đặc thù, có vị trí và vai trò rất quan trọng nên việc ban hành dự án Luật thủ đô là cần thiết. Do đó, các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự luật này để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (năm 2012).
    [​IMG]

    Đại biểu Quốc hội thảo luận. Ảnh: Tiến Dũng.
    Thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy, Luật về hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, Luật báo chí (sửa đổi), Luật tiếp cận thông tin cần ban hành để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992.

    Trong số những dự án này, Luật về hội và Luật trưng cầu dân ý đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 11; dự án Luật tiếp cận thông tin, Luật báo chí (sửa đổi) đã được đưa vào chương trình nhiệm kỳ khóa 12 nhưng trong quá trình chuẩn bị, các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo chưa thống nhất về một số vấn đề. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị những dự án luật này để trình Quốc hội khi đủ điều kiện quy định.

    Qua ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là để thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng chứ không chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước. Khi chưa tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan, cũng như khi chưa nghiên cứu xây dựng dự thảo thì việc xác định ngay phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều hay sửa đổi toàn diện là chưa hợp lý. Vấn đề này sẽ được trình Quốc hội khi xem xét, cho ý kiến về dự thảo lần 1 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

    Trước băn khoăn về thời gian tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 là quá ngắn, ông Lý cho hay, theo kế hoạch, các cơ quan, tổ chức hữu quan có 8 tháng (8/2011- 3/2012) để tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và hơn một năm để chuẩn bị dự thảo lần thứ nhất trình Quốc hội nên có thể bảo đảm tiến độ như dự kiến.

    Tiếp thu ý kiến của đại biểu về thành phần Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Thường vụ Quốc hội đã bổ sung đại diện Ủy ban Tư pháp, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nâng tổng số thành viên ủy ban này lên 30 người. Cơ cấu này bảo đảm sự cân đối giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cũng như giữa các nhà quản lý và các chuyên gia, nhà khoa học.

    Ủy ban dự thảo sẽ thành lập Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp giúp việc cho Ủy ban với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học đại diện cho các giới, ngành, nghề.

    Trong số 30 thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch ủy ban, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là Phó chủ tịch Ủy ban, cùng các ủy viên là Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc…

    Chiều 29/3, tại phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12, chỉ với 35% đại biểu tán thành và 44% không tán thành, Quốc hội đã không thông qua dự án Luật thủ đô. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước cảnh báo “Đừng biến thủ đô thành khu tự trị”, sau khi khẳng định dự án luật này “đụng chạm” tới trên dưới 12 luật đã ban hành. Nhiều nhà làm luật đề nghị lùi việc xem xét dự luật này vào kỳ họp sau, tức là Quốc hội khóa 13.
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/nam-2012-trinh-quoc-hoi-thong-qua-du-luat-thu-do/
     
  2. amakusav

    amakusav Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    10/8/07
    Bài viết:
    1,369
    Nơi ở:
    HCM
    Sao ko có luật mở giờ giới nghiêm bắt gặp thanh niên nào mang vũ khí trong người bắn chết ko cần hỏi nhỉ :-?
     
  3. Sis

    Sis Đê tiện nhất xóm

    Tham gia ngày:
    18/5/04
    Bài viết:
    6,248
    Nơi ở:
    hell & heaven
    ko hợp lý.
    Mấy điều ko rõ lắm ko bàn.
    Thấy mỗi điều 10 là đáng làm, ý thức người dân HN ngày càng kém. Phạt nặng vào may ra thay đổi được.

    Tự nhiên mở rộng thủ đô ra to tướng, "nông thôn" hóa thủ đô rồi giờ lại đi áp "luật thủ đô"... Phức tạp hóa vấn đề
     
  4. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,741
    Điều 10 nên ấp dụng luôn cho TpHCM cho đẹp, phạt là phải phạt thật nặng, tăng tiền phạt lên gấp đôi hình như chưa thấm tháp gì cho lắm
     

Chia sẻ trang này