Ngành đường sắt 'kêu cứu' vì 11.000 lao động bị nợ lương Do chưa được nhà nước giao vốn bảo trì hạ tầng, ngành đường sắt thiếu kinh phí hoạt động và nợ lương hơn 11.300 lao động. Ngày 14/4, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, đơn vị đã có kiến nghị khẩn đến Thủ tướng về những vướng mắc liên quan đến kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Năm 2021, VNR dự kiến được nhà nước giao 2.800 tỷ đồng để duy tu đường sắt và trả lương cho hơn 11.300 lao động. Tuy nhiên, 4 tháng qua, đơn vị này vẫn chưa được giao vốn. Các doanh nghiệp đường sắt phải nợ lương công nhân và chưa có kinh phí mua vật tư duy tu, bảo trì. Người lao động chỉ được tạm ứng một phần lương để duy trì cuộc sống. Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR, việc nợ lương ảnh hưởng đến người lao động và nguy cơ cao là các lao động hệ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác chắn đường ngang sẽ bỏ việc vì họ vốn là những người thu nhập thấp. "Vấn đề này đã đẩy doanh nghiệp đến bước đường cùng, khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021", ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR. cho biết. Công nhân tuần đường làm việc trên cung đường sắt qua Hà Nội. Ảnh: Anh Duy Đây không phải là lần đầu tiên VNR kêu cứu vì thiếu vốn duy tu. Đầu năm 2020, doanh nghiệp này đã không được Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán ngân sách, nên không có tiền chi trả cho các đơn vị quản lý hạ tầng và nợ lương công nhân trong nhiều tháng. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là VNR đã chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, không còn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải nên Bộ không tiếp tục giao vốn cho đơn vị ngoài ngành. Sau đó, phương án tháo gỡ tạm thời là Cục Đường sắt (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) đã ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc VNR để giao vốn duy tu sửa chữa. Tuy nhiên, đến năm 2021, phương án giao vốn như thế nào vẫn chưa được tháo gỡ. Lãnh đạo VNR kiến nghị Chính phủ giao thẳng vốn cho tổng công ty như các năm trước đây để doanh nghiệp điều hành tập trung, tránh cấp trung gian. Theo đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ, Cục Đường sắt được giao vốn bảo trì sau đó mới giao về VNR, vì vậy, VNR cho rằng "quy trình sẽ tạo ra cấp trung gian quản lý với nhiều thủ tục hành chính". Hiện ngành đường sắt có hơn 11.000 lao động trong khối hạ tầng, đảm bảo tuần đường gác chắn trên 1.519 đường ngang và 3.143 km đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành dọc chiều dài đất nước. Tất cả số lao động này được trả lương từ ngân sách nhà nước, thông qua Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Theo định kỳ đầu năm, Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán ngân sách bảo trì đường sắt cho VNR để chi trả cho các đơn vị hạ tầng; đến cuối năm sẽ quyết toán. Năm 2019, ngân sách đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng cho nhân lực bảo trì đường sắt. Năm 2020 là 2.800 tỷ đồng. Đoàn Loan
Bữa đi ngang con đường thấy kéo cái hàng rào cho tàu chạy thôi đã mỗi bên 2 người, tổng cộng 4 người . Tưởng tượng ngày 24h thay 3 ca là 12 người . 12 người để kéo hàng rào hàng ngày , vl thật .
Mỹ lỗ hộc gạch với tàu lửa vì chi phí tiền lương đó . Nhưng cái đó là chi phí vận hành, ông bỏ kiểu gì đc , nó cũng như thuê bảo vệ thôi mà.
Tính chất của cái hàng rào là trách nhiệm cao nên phải nhiều người trực, khâu này là đúng rồi chửi cái khác đi bạn.
Họ làm thêm việc khác thì phải hay có cơ chế gì khác vì mẹ đứa bạn làm gác tàu bữa hỏi lương thì bảo thế
Lương ít thì lượng công việc cũng ít , thư giãn , người muốn kiếm thêm thì bùa chú này nọ . Trong biên chế nên chắc mấy cái khác sẽ tốt . Mà hệ thống cũ xì , nâng cấp thì toàn đưa giá trên trời thấy đéo đáng , hệ thống quản lý thì nát nát từ trên xuống như nhiều xí nghiệp nhà nước khác , nên thôi vứt tạm đấy . Giờ chơi bắt cóc 11 ngàn lao động đòi chính phủ trả tiền , chắc đại hội xong dời ghế nên yolo .
Làm ăn chộp giựt, đã từng có thời hoàng kim éo lo tích lũy tái đầu tư mà ăn chia hết từ trên xuống thì giờ có giải thể cũng kệ mợ chúng mày. Nhớ cái thời cứ tháng 11 là ra ngủ lại nhà ga chờ xếp hàng mua ghế nhựa về quê tết vl. Sau có Hoàng Long anh dí nam dương thần kiếm vào mua của chúng mày nữa
Thời cái tuyến HN-LC chưa làm đường cao tốc, mỗi lần về quê tầm tết hay 30-4, giá vé giường nằm bt 2-300k nó vống lên cả triệu bạc, toàn cò con làm màu với nhau. Thời đó đi xe khách ko đi nổi do toàn đi 10 tiếng trời lại còn chưa có giường nằm. Thời đó đường sắt vào mấy cái vị trí trông 1 toa cứ xác định trăm củ trở lên, mà tiền thời 2010 trở về trước nó càng có giá. Nói chung cái ngành củ lìn này đáng bị thế. Thời độc quyền thì làm vương làm tướng, giờ thì