Các nhà khoa học không thể trả lời chính xác có bao nhiêu loài động vật bị con người đẩy tới bờ tuyệt chủng, tuy nhiên, số lượng có thể lên tới hàng trăm loài. Từ chim dodo đến hổ Tasmania, nhiều động vật đã tuyệt chủng dưới tác động của con người, theo Live Science. Xét theo số loài tuyệt chủng được xác nhận, tổng cộng 777 loài động vật đã tuyệt chủng từ khi bắt đầu thời kỳ hiện đại vào năm 1500, theo Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Một số loài tuyệt chủng tự nhiên, nhưng con người góp phần vào hầu hết trường hợp do tác động tới tự nhiên, đặc biệt trong 500 năm qua. Con người bắt đầu khiến động vật tuyệt chủng cách đây hàng nghìn năm, nhưng giới khoa học không thể nghiên cứu những trường hợp đó, vì vậy chúng ta sẽ tập trung vào 500 năm qua. IUCN đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của 5% số loài đã biết trên thế giới, vì vậy chắc chắn có nhiều trường hợp tuyệt chủng khác chưa được ghi nhận. Một nghiên cứu vào năm 2022 trên tạp chí Biological Reviews chỉ ra 150.000 - 260.000 loài đã biết có thể diệt vong từ năm 1500. Con số lớn đến mức gây bất ngờ cho trưởng nhóm nghiên cứu là Robert Cowie, giáo sư ở Đại học Hawaii. Để tính toán con số, nhóm của ông lấy mẫu ngẫu nhiên 200 con ốc sên cạn, sử dụng nghiên cứu khoa học trước đây và tư vấn từ chuyên gia để xác định có bao nhiêu ốc sên tuyệt chủng. Sau đó, họ tính toán số loài động vật tuyệt chủng nếu mọi loài đã biết trải qua tốc độ tuyệt chủng tương tự trong 500 năm. Phương pháp của Cowie chỉ ra có 100.000 trên 2 triệu loài đã biết tuyệt chủng trong thời gian đó. John Alroy, phó giáo sư ở Khoa khoa học sinh vật tại Đại học Macquarie ở Australia, đang tìm cách định lượng độ đa dạng và tuyệt chủng. Theo ông, không thể tính toán tốc độ tuyệt chủng hiện đại. Nhằm tìm hiểu tốc độ tuyệt chủng, đầu tiên nhà nghiên cứu cần biết có bao nhiêu động vật. Tuy nhiên, giới khoa học chưa phát hiện phần lớn động vật hoang dã trên thế giới. Chúng thường tập trung ở vùng nhiệt đới ít được nghiên cứu. Vấn đề càng khó khăn hơn do côn trùng bao gồm nhiều loài hơn bất kỳ nhóm động vật nào và con người hầu như không biết gì về chúng so với các nhóm động vật lớn như loài có vú và chim chóc. Alroy đề xuất ước tính tốc độ tuyệt chủng bằng cách sử dụng dữ liệu từ bảo tàng đối với một số nhóm động vật và nghiên cứu có bao nhiêu loài mất đi theo thời gian. Bất kể con số chính xác là gì, ông nhấn mạnh con người đang khiến mức độ tuyệt chủng tồi tệ hơn và số loài tuyệt chủng cao hơn nhiều so với con số 777 loài trong Sách Đỏ. https://vnexpress.net/so-loai-dong-vat-tuyet-chung-do-con-nguoi-4772689.html
Toàn bố láo phóng đại con số, giống vụ chặt rừng ảnh hưởng tới oxy, nhưng mà 99% oxy trên trái đắt là từ tảo biển, trước có đọc ở đâu tự nhiên nó tự chắt lọc mỗi ngày và có các loài tự tuyệt chủng, con người chỉ đóng góp tầm 2-3% trong số đó.
Cây cối được tạo thành bởi các hợp chất carbon và oxy, nên khi gỗ bị đốt/phân hủy thì nó sẽ thải C02 ngược về không khí. Cây cối nó không giảm CO2 từ quang hợp, mà nó giảm CO2 vì cây cối cần các hợp chất carbon trong không khí để phát triển.
Cảm giác trí thông minh càng cao thì càng man rợ vậy, con người thì nghĩ ra đủ trò ác nhất rồi, đến mấy con cá voi sát thủ lắm lúc hay tung hứng, chọc ngoáy mấy con hải cẩu đến chết (mà không để ăn?), cá heo cũng thấy bảo có trò bạo râm...