[VNE]Tiếp tục trình Quốc hội hai phương án rút bảo hiểm một lần

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Ờ mày giỏi, 27/5/24.

  1. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    18,772
    Thường vụ Quốc hội cho rằng rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó, liên quan trực tiếp đến quyền lợi lao động nên đề nghị đại biểu thảo luận kỹ để chọn một phương án.

    Ngày 27/5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục trình hai phương án.

    Phương án một là phân loại hai nhóm lao động để giải quyết rút BHXH một lần. Người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút. Người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau 1/7/2025 không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định.

    Phương án hai là lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.
    [​IMG]
    Công nhân dệt may Tại công ty may 10, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng "hai phương án Chính phủ trình đều chưa phải là tối ưu", chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng BHXH một lần và tạo được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên qua rà soát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án một vì cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn đến gần 18 triệu người đang tham gia BHXH.

    Phương án này phù hợp thông lệ quốc tế về BHXH, hạn chế được tình trạng một người có nhiều lần rút BHXH một lần thời gian qua. Về lâu dài, người tham gia mới sẽ không còn được hưởng BHXH một lần nên góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ từ quá trình tích lũy và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách.

    "Phương án này hướng dần tới nguyên tắc khi có việc làm và thu nhập, người lao động phải tham gia BHXH để tích lũy cho tương lai trong bối cảnh già hóa ngày càng gia tăng", báo cáo nêu.

    Điểm hạn chế của phương án một là vẫn có sự mất bình đẳng giữa người lao động tham gia trước và sau khi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi) có hiệu lực. Nhiều người hoàn cảnh khó khăn cần rút một lần để giải quyết trước mắt. Thời gian chờ hưởng lương hưu dài (20-40 năm), trong khi nhiều lao động phổ thông bị các doanh nghiệp sa thải, khó tham gia thị trường lao động chính thức.

    Với phương án hai, ưu điểm là không tạo sự khác biệt lớn giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực và có thể giữ chân được người lao động tiếp tục tham gia BHXH. Tuy nhiên, với việc quy định người lao động chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng (50%) sẽ tạo cho người lao động có tâm lý bị giảm, hạn chế quyền lợi.

    Đồng thời, phương án này cũng không giải quyết triệt để được việc hưởng BHXH một lần, cũng không giới hạn số lần hưởng BHXH một lần của cả người đã và sẽ tham gia BHXH, do đó không giải quyết được thực trạng một người có nhiều lần hưởng BHXH một lần thời gian qua.

    Thường vụ Quốc hội cảnh báo hai phương án Chính phủ trình có thể dẫn đến tình trạng gia tăng đột biến số người rút BHXH một lần trước khi Luật này có hiệu lực. Bộ phận lớn lao động lo ngại quyền lợi không được bảo đảm so với Luật BHXH năm 2014 và có thể dẫn đến phản ứng tập thể. Do đó, Chính phủ cần phòng ngừa triệt để phản ứng tập thể của người lao động, theo dõi tình hình chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện Luật.

    Hai phương án về về rút BHXH một lần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất lần đầu tiên hồi tháng 3/2023 khi lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Sau hơn một năm, cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra vẫn chưa thể thống nhất loại bỏ một phương án, do còn quá nhiều ý kiến khác nhau và "cả hai phương án đều chưa tối ưu".

    Thống kê giai đoạn 2016-2022 gần 4,85 triệu người rời bỏ hệ thống an sinh. Trong số này, 1,3 triệu người quay trở lại, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; gần 3,55 triệu người chưa quay trở lại; 907.000 lao động từng rút hai lượt; hơn 61.000 người rút ba lượt. Khoảng 99% lao động rút một lần sau một năm ngừng đóng và phần lớn làm việc trong doanh nghiệp.

    Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng 10/2023, dự kiến thông qua vào ngày 25/6 và có hiệu lực từ 1/7/2025.
    https://vnexpress.net/tiep-tuc-trinh-quoc-hoi-hai-phuong-an-rut-bao-hiem-mot-lan-4750809.html
     
  2. D.A.R.K

    D.A.R.K Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/7/06
    Bài viết:
    1,469
    Nơi ở:
    Giữa núi
    á á á xĩu peepo_dead
     
  3. Vì Tôi Rẻ Rách

    Vì Tôi Rẻ Rách Mega Man

    Tham gia ngày:
    11/10/20
    Bài viết:
    3,401
  4. Hoa Simp Tím

    Hoa Simp Tím Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    27/1/23
    Bài viết:
    4,871
  5. Vẹt cầm dao

    Vẹt cầm dao Set kèo bùm bụp vào đít không?

    Tham gia ngày:
    11/2/23
    Bài viết:
    1,851
    Không ai ăng em cn à. cogidau-2
     
  6. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    46,209
    peepo_dead nằm thôi, chửi cũng chả đc gì
     
  7. Thita_vipho

    Thita_vipho Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/2/07
    Bài viết:
    2,837
    Tiền của mình đóng vào sao khó khăn vl vầy.
    Ko đóng nữa lấy về dca bitcoin đc khum pikapika
     
  8. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    18,772
    Phát hiện 1 tên dalit có ý định trốn thuế.
    pu_pepepolice
     
    Thita_vipho thích bài này.
  9. Vì Tôi Rẻ Rách

    Vì Tôi Rẻ Rách Mega Man

    Tham gia ngày:
    11/10/20
    Bài viết:
    3,401
    Thống nhất phương án về bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án Chính phủ trình về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Song đề nghị đại biểu nghiên cứu kỹ, cho ý kiến thẳng thắn.

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thúy Anh - Ảnh: GIA HÂN

    Sáng 27-5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

    Làm rõ mức tham chiếu
    Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã thông tin về việc thay thế "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu".

    Theo đó, nghị quyết 27 quy định bãi bỏ "mức lương cơ sở" khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

    Như vậy, theo lộ trình thực hiện, từ 1-7, sẽ không còn "mức lương cơ sở" để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
    Nội dung này chưa được dự liệu đầy đủ khi Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp 6 nên trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, qua nhiều lần đề nghị, ngày 15-5, Chính phủ mới đề xuất thay "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" trong dự luật.

    Theo đó, dự thảo luật đã được bổ sung giải thích thuật ngữ "mức tham chiếu" tại một số điều.

    Do đây là nội dung mới được đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung sau trong dự luật.

    Cụ thể, nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu trong dự thảo luật, theo hướng bảo đảm tuân thủ quan điểm chỉ đạo của nghị quyết số 28.

    Quy định giao Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện mức tham chiếu này đối với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.


    Quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động theo tinh thần nghị quyết 28 để hài hòa với khu vực Nhà nước sau cải cách tiền lương, bảo đảm mọi người lao động khi về già có mức lương hưu đủ sống, không thấp hơn mức sống tối thiểu,

    Cùng với đó, chỉ đạo việc rà soát bổ sung đầy đủ quy định điều khoản chuyển tiếp trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến "mức lương cơ sở" để ban hành hoặc trình ban hành quy định mới.

    Đề nghị đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng, cho ý kiến thẳng thắn, rõ ràng
    Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần (điều 76 của dự thảo) và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (điều 77 dự thảo), bà Thúy Anh cho hay trước đó, Chính phủ chưa có ý kiến chính thức về phương án cải cách tiền lương, do đó, đối với nội dung này.

    Đến ngày 25-5, Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội. Cụ thể, báo cáo về đề xuất các nội dung liên quan trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do tác động của chính sách tiền lương mới.

    Theo đó, với phương án cải cách tiền lương mà Chính phủ đã thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền về cơ bản chưa cần thiết phải sửa đổi toàn diện ngay điều 62 và điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành như đề xuất trước đó của Chính phủ.

    Đồng thời, đề nghị giữ như nội dung tại điều 72 và điều 73 dự luật Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 6 (sửa đổi, bổ sung điều 62, điều 63), tương ứng với điều 76 và điều 77 dự luật trình Quốc hội kỳ họp thứ 7.

    Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hành báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý quy định của dự Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần (điều 76) và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (điều 77) trình Quốc hội.

    Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều 76, điều 77 như thể hiện tại dự thảo luật.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng quy định tại điều 76 và điều 77 của dự thảo luật chỉnh lý liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu.

    Do đó, cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận, cho ý kiến thẳng thắn, rõ ràng về vấn đề này.
    https://tuoitre.vn/thong-nhat-phuon...ng-dong-bao-hiem-xa-hoi-20240527083250222.htm
    TOANG DALIT @Ờ mày giỏi , cái này mà thông qua thì bữa cải thiện của hắn lại ít đi vài bữa cuoinhamhiem
     

Chia sẻ trang này