Tổng thống Macron tới New Caledonia, cam kết tái lập trật tự ở lãnh thổ hải ngoại đang chìm trong làn sóng bạo loạn hơn một tuần qua. "Trong vài giờ và vài ngày tới, các hoạt động quy mô lớn sẽ được triển khai ở những khu vực cần thiết. Trật tự cộng hòa sẽ được tái lập toàn diện vì chúng ta không có lựa chọn nào khác", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu ngày 23/5 tại cuộc họp với các lãnh đạo chính trị và kinh tế địa phương, trong chuyến thăm lãnh thổ hải ngoại New Caledonia ở phía nam Thái Bình Dương. Ông khẳng định lực lượng 3.000 nhân viên an ninh tăng viện cho New Caledonia sẽ được duy trì trên hòn đảo trong thời gian tới và sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu an ninh của Olympic Paris vào tháng 7. Dù chia sẻ "không muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp" tại New Caledonia, ông Macron lưu ý chính phủ Pháp chỉ có thể chấm dứt chính sách này trên hòn đảo một khi người biểu tình tháo dỡ các chốt chặn đường. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp cùng quan chức và đại diện địa phương tại tư gia Cao ủy viên Pháp Louis Le Franc vào ngày 23/5 trong chuyến thăm New Caledonia. Ảnh: Reuters Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói nội dung ưu tiên của ông trong chuyến thăm lần này là tái lập ổn định và an ninh tại lãnh thổ hải ngoại. Ông cũng sẵn sàng thảo luận với các lãnh đạo địa phương về những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất, trong đó có tương lai của New Caledonia. Các trợ lý tiết lộ ông Macron không có lịch trình cố định cho chuyến thăm và sẵn sàng thảo luận với mọi bên liên quan để tái lập ổn định cho hòn đảo, song không muốn vội vàng đưa ra quyết sách nào mới. New Caledonia nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, cách Australia khoảng 1.500 km về phía đông. Quần đảo có khoảng 270.000 cư dân, gồm 41% người Kanak và 24 người gốc châu Âu, chủ yếu là Pháp. New Caledonia là nơi khai thác nikel nhiều thứ ba thế giới. Hòn đảo được sáp nhập vào Pháp hồi năm 1853, trước khi trở thành lãnh thổ hải ngoại của nước này vào năm 1946. Quần đảo đã tổ chức ba cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Pháp, gần nhất là vào năm 2021, song người dân đều bỏ phiếu chọn ở lại. Lực lượng an ninh vũ trang gác trước cổng Văn phòng Cao ủy Pháp tại New Caledonia vào ngày 23/5. Ảnh: AFP Biểu tình bạo lực bùng phát tại New Caledonia vào tuần trước, sau khi quốc hội Pháp thông qua đề xuất sửa đổi hiến pháp, cho phép những người sống ở quần đảo này ít nhất 10 năm được quyền tham gia bầu cử. Điều chỉnh đó khiến người bản địa Kanak bất bình, khi cho rằng lá phiếu bản địa sẽ mất dần sức ảnh hưởng và triển vọng độc lập của vùng đất bị thu hẹp. Trong hơn một tuần qua, gần 400 tòa nhà công quyền, cơ sở kinh doanh và nhà ở bị phóng hỏa. Các cuộc bạo loạn đã khiến 6 người thiệt mạng. Nhiều con đường bị người biểu tình rào chắn, khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm, thuốc men. Đây là làn sóng bạo lực nghiêm trọng nhất tại hòn đảo phía nam Thái Bình Dương trong 40 năm qua. Chính phủ các nước Pháp, New Zealand và Australia đã tổ chức chuyến bay sơ tán hàng trăm du khách khỏi khu vực. Vị trí New Caledonia. Đồ họa: Britanica Tổng thống Pháp thăm lãnh thổ hải ngoại giữa làn sóng bạo loạn - Báo VnExpress
Đây là lãnh thổ hải ngoại của Pháp, dân New Caledonia có quốc tịch Pháp luôn, thậm chí xứ này còn được tận...2 ghế trong quốc hội Pháp luôn mà nhỉ Cơ mà tiện xem cái này lại nhớ dạo trước có xem cái phóng sự về người Việt ở New Caledonia. Dân mình hồi xưa đi khai mỏ, tù nhân bị đày...đến đây cũng nhiều. Cộng đồng người Việt ở đây cũng khá đông
^Dân gốc Pháp ở đây ban đầu cũng là tù nhân. Thời kỳ đầu các nước châu Âu đều có chính sách đưa tù nhân đến các vùng đất mới. Thằng Úc ban đầu cũng thế, dùng tù nhân làm lực lượng lao động.
Đích thân thằng phi công phải đến chứng tỏ nguồn tài nguyên mang về cho mẫu quốc lớn đấy . Mất là hơi xót đấy.
Tổng thống Pháp đến New Caledonia, tuyên bố cứng với bạo loạn Tổng thống Pháp đích thân đến New Caledonia - lãnh thổ thuộc Pháp cách Paris 17.000km - sau khi bạo loạn diễn ra trên hòn đảo này đã hơn 10 ngày. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay với lực lượng an ninh đảo New Caledonia ngày 23-5 - Ảnh: REUTERS Theo Hãng tin Reuters, ngày 23-5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đích thân bay đến đảo New Caledonia để thị sát tình hình bạo loạn tại lãnh thổ thuộc Pháp trên Thái Bình Dương này. Hòn đảo này rơi vào tình trạng bạo loạn từ hôm 12-5, sau khi nhiều nhóm thanh niên người Kanak bản địa bắt đầu biểu tình phản đối Hạ viện Pháp thông qua dự luật cho phép người Pháp sống tại đây trên 10 năm tham gia bầu cử địa phương. Người bản địa Kanak cho rằng điều này sẽ làm giảm tỉ lệ số phiếu của họ, vốn chỉ chiếm 40% dân số New Caledonia. Việc này gây khó khăn lớn cho các phong trào đòi độc lập của dân cư ở đây. Bất chấp sự phản đối của người dân, ngày 13-5, Hạ viện Pháp vẫn thông qua dự luật trên với số phiếu ủng hộ áp đảo. Đến nay, các cuộc bạo loạn đã dẫn đến cái chết của 6 người, bao gồm cả người Kanak và nhân viên lực lượng chức năng. Cửa hàng, đường sá, xe cộ trên hòn đảo Thái Bình Dương này cũng bị phá hoại nghiêm trọng. Người dân đảo này phải chỉ nhau trên mạng xã hội về những đường đi an toàn để mua thức ăn, nhiên liệu và thuốc men. Bạo loạn ở vùng lãnh thổ New Caledonia tăng nhiệt, Pháp ban bố tình trạng khẩn cấpĐỌC NGAY Trong buổi họp với các lãnh đạo chính trị và kinh tế của New Caledonia tại thủ phủ Noumea, ông Macron tuyên bố: "Trong những ngày, những giờ sắp tới, các chiến dịch quy mô lớn mới sẽ được lên kế hoạch tại những nơi cần thiết. Trật tự cộng hòa nguyên vẹn sẽ được tái thiết vì đây là lựa chọn duy nhất". Trước đó, ông Macron đã thị sát một vòng quanh những khu vực bị tàn phá bằng trực thăng. Tổng thống Pháp mô tả các cuộc bạo loạn là "cuộc nổi dậy chưa có tiền lệ, với mức độ bạo lực không ai có thể lường trước". Ông Macron cũng tuyên bố nếu cần thiết thì lực lượng an ninh tăng viện, hiện đã lên đến 3.000 người, vẫn sẽ được bố trí tại New Caledonia trong giai đoạn tổ chức Thế vận hội mùa hè Olympics Paris. Bên cạnh vấn đề an ninh, một trong những câu hỏi được quan tâm nhất vẫn là việc ông Macron sẽ nói gì về dự luật gây tranh cãi trên. Trao đổi với một nhóm thanh niên bản địa, ông Macron không hề tỏ ra dấu hiệu nhượng bộ nào. Ông nói thẳng thắn: "Dường như chúng ta là một quốc gia hài hước. Ở Pháp, người ngoại quốc (nếu là công dân Liên minh châu Âu - EU) được phép tham gia tổng tuyển cử. Tuy nhiên, những người Pháp ở đây (New Caledonia) trên 10 năm thì được bảo là 'bạn không có quyền đi bầu'". Trong buổi họp với các lãnh đạo New Caledonia, Tổng thống Pháp khẳng định mục tiêu của chuyến đi và cuộc gặp này là để thuyết phục các bên liên quan quay lại bàn trao đổi. Ông Macron nói: "Bình tĩnh không có nghĩa là quay ngược thời gian. Bình tĩnh không được phép đồng nghĩa với việc không tôn trọng một mong muốn chung đã được thông qua".