Bình Nhưỡng cho rằng còn quá sớm để kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, vì điều này không đồng nghĩa Washington sẽ chấm dứt "chính sách thù địch". "Sẽ không có gì thay đổi nếu tình hình chính trị xoay quanh Triều Tiên và chính sách thù địch của Mỹ vẫn duy trì, dù có tuyên bố kết thúc chiến tranh hàng trăm lần đi nữa. Ưu tiên hàng đầu nhằm ổn định tình hình bán đảo Triều Tiên và bảo đảm hòa bình là Mỹ ngừng áp dụng tiêu chuẩn kép, cũng như các chính sách thù địch", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ri Thae-song nói hôm nay. Cột cờ Triều Tiên gần làng đình chiến Panmunjom ở giới tuyến liên Triều hồi năm 2017. Ảnh: Reuters. Phát biểu được đưa ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đồng thời đề xuất hai miền bán đảo Triều Tiên cùng Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung. Tổng thống Moon cho rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm nhận ra lợi ích khi đối thoại với Washington, nhưng không chắc điều này sẽ diễn ra trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2022. "Triều Tiên dường như vẫn đang đánh giá các lựa chọn trong khi vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại, do họ chỉ gia tăng căng thẳng ở mức độ thấp, đủ để Mỹ không cắt đứt mọi liên lạc", ông nói thêm. Tổng thống Joe Biden hồi đầu tuần khẳng định Mỹ muốn sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề tên lửa đạn đạo và hạt nhân Triều Tiên. Seoul và Bình Nhưỡng về lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh vì Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng hiệp định đình chiến chứ chưa có hiệp ước hòa bình. Ngoài Hàn Quốc và Triều Tiên, các bên ký hiệp định đình chiến bao gồm Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn cho Seoul và quân chí nguyện Trung Quốc hỗ trợ cho Bình Nhưỡng. Triều Tiên đang chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington chưa có nhiều bước tiến đáng kể. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai hồi tháng 2/2019 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng, vì hai bên không đạt được tiếng nói chung về quy mô Triều Tiên phi hạt nhân hóa và việc Washington giảm lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng. Sung Kim, đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhiều lần bày tỏ sẵn sàng gặp các đối tác Triều Tiên "ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào" nhưng Triều Tiên có vẻ thờ ơ với đề xuất này. Triều Tiên bác đề xuất chấm dứt chiến tranh với Hàn Quốc - VnExpress
Các bác thử phỏng đoán xem nếu Triều Tiên hiếp dâm Hàn Quốc thì thằng Mẽo dám đổ quân vào trước không ? hay đừng ngoài hỗ trợ vũ khí trước đã
Quân Mỹ đang đóng gần 30.000 quân trên đất Hàn mà cần gì đổ . Bên cạnh đó, theo thỏa thuận lập từ năm 1950 thì quyền chỉ huy quân đội thời chiến là của Mỹ. Tức là khi chiến tranh nổ ra thì tướng Mỹ chỉ đạo toàn quân Hàn. Mà trên lý thuyết, chiến sự trên bán đảo triều tiên chưa bao giờ kết thúc (như bài #1). Nên có thể nói ở thời điểm hiện tại, Mỹ muốn lấy quyền chỉ huy quân đội Hàn bất cứ lúc nào đều được. Cái giá phải trả cho việc ôm chân bố Mỹ . Edit: à quên, mỗi năm phải trả mấy tỷ tiền bảo kê cho bố Mỹ nữa ạ
Lính mẽo đá 4' ở Hàn Quắc đầy ra cần gì đổ Nhớ năm nào Mẽo tăng tiền bảo kê còn phải khóc lóc van xin
Nói vậy để khịa Mỹ thôi chứ chắc bắt tay nhau trong bóng tối lâu rồi. Làm gì làm cũng phải để đường hòa bình mà phát triển kinh tế xã hội chứ, rảnh đâu mà đánh nhau hoài.
hiếp được thì đã hiếp từ thời ông nội ủn lúc mà triều tiên vào top tăng trưởng còn hàn quốc nghèo rách mùng tơi chứ éo gì đợi đến lúc cháu ủn phải xin gạo còn hàn quốc vào top 10 gdp bây giờ