Trong khi Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh cho rằng việc mang bán đấu giá 42 con tê tê là đúng luật thì các chuyên gia bảo tồn lại phủ nhận. Ngày 1/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh được Cục cảnh sát môi trường (Bộ Công an) chuyển giao xử lý 42 cá thể tê tê Java (tương đương 200 kg) vận chuyển trái phép tại địa bàn. Sau đó, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính người vi phạm, đồng thời bán đấu giá toàn bộ số tê tê tang vật. Quyết định trên gặp phải sự phản đối từ phía tổ chức bảo tồn. Theo Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), UBND tỉnh Bắc Ninh đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật hoang dã. Quyết định của tỉnh không có tính răn đe và vô tình biến cơ quan chức năng trở thành một mắt xích trong việc đưa động vật hoang dã "bất hợp pháp" trở lại lưu thông trên thị trường với danh nghĩa "hợp pháp". ENV cho biết, trước tình trạng loài tê tê vàng và Java của Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn, buôn bán và tiêu thụ trái phép, Chính phủ đã nâng cấp độ bảo vệ và tê tê được liệt kê trong danh mục loài nguy cấp quý hiếm, được ưu tiên. "Các vi phạm về tê tê cần được xem xét xử lý hình sự và không bán đấu giá đối với loại tang vật này", bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó giám đốc ENV nói. Đồng quan điểm, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường nói: "Tê tê là loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160. Các hành vi vi phạm đối với tê tê phải được xem xét, xử lý hình sự theo Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009". Trong khi đó, trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh cho rằng, loại tê tê Java không thuộc nhóm IB, mà thuộc nhóm IIB theo quy định của Nghị định 32/2006 về quản lý động vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Do đó, nó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 160/2013 về "tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ". Cụ thể tại điểm a, khoản 1, điều 6 Nghị định 157/2013 ngày 11/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nêu: "Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu không thuộc nhóm IB, hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá thị trường địa phương tại thời điểm bán. Tiền thu được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị người có quyền xử phạt mở tại kho bạc Nhà nước". Hương Thu vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tranh-cai-ve-viec-ban-dau-gia-42-con-te-te-o-bac-ninh-3145970.html mềnh mà làm chi cục kiểm lâm chắc cho 1 thằng đi săn, 1 thằng đi bắt thằng đi săn và 1 thằng bán đấu giá dây chuyền khép kín rất là hợp lý
vkl nhể, vừa có tiền xử phạt hành chính vueaf có tiền bán đấu giá động vật quý hiếm, UBND tnhr bắc ninh tết này có vẻ ấm cúng nhỉ