Quý đồng đạo thân mến, Cốt truyện Võ Lâm Truyền Kỳ 3 được dựa trên yếu tố lịch sử có thật đan xen với những câu truyện hư cấu để thổi vào đó một thế giới kiếm hiệp phân tranh không ngừng vì lý tưởng của mình và tình yêu đôi lứa. Để hiểu hơn cốt truyện VLTK 3, BĐH diễn đàn giới thiệu nguồn tư liệu sưu tầm có được, để từ bài viết này sẽ lần lượt giới thiệu chi tiết từng cốt truyện theo chuỗi lịch sử trên để người đọc hiểu hơn về thế giới mình đang trải qua trong suốt thời gian vừa qua, từ đó thêm gắn bó và sáng tạo nên những câu chuyện khác không chỉ thế giới game mà cả đời thật đầy sinh động của chính bản thân mình. Chuyện trước biến cố Đạo Hương Thôn - Công nguyên năm 598, Lý Uyên có được “Khai Nguyên Điển Luận” . Lý Thế Dân ra đời. (Khai Nguyên Điển Luận chỉ cách đoạt giang sơn) - Công nguyên năm 621, “Thập Tam Côn Tăng cứu Đường Vương”, Thiếu Lâm vì thế trở nên vô cùng hưng thịnh. Đường Vương Lý Uyên, phong Lý Thế Dân làm thống soái Thiên Sách, mở Thiên Sách nha phủ, Thiên Sách Phủ được thành lập. - Công nguyên năm 623, thương nhân buôn muối Dương Tử Kính thành lập Tương Tri Sơn Trang ở Thiên Đảo Hồ, là tiền thân của Trường Ca Môn. - Công nguyên năm 669, Liễu Ngũ Gia của Bá Đao Sơn Trang, Liễu Phong Cốt ra đời. - Công nguyên năm 675, Võ Tắc Thiên điều động Thần Sách Quân trấn thủ ở Tây Nam vào kinh làm thủ vệ, Thần Sách và Thiên Sách trở nên ngang hàng. - Công nguyên năm 677, Tiêu Sa ra đời. - Công nguyên năm 684, Hiệp Khách đảo chủ Phương Càn ra đời ở Đông Hải Bồng Lai Đảo. - Công nguyên năm 685, Y Mã Mục ra đời ở Ba Tư - một trong tam đại trưởng lão đứng đầu Bái Hỏa Giáo sau này. - Công nguyên năm 692, Tiêu Sa 16 tuổi, bị đuổi khỏi sư môn. - Công nguyên năm 697, Vương Di Phong ra đời. Giang hồ truyền nhau: Nam Công Tôn, bắc Liễu Ngũ. Bá Đao sơn trang cử hành Dương Đao đại hội lần thứ bảy, cũng là lần cuối cùng. (Công Tôn chỉ Công Tôn Đại Nương, Liễu Ngũ chỉ Liễu Phong Cốt) - Công nguyên năm 698, Thác Bạt Tư Nam (Kiếm Thánh) ra đời. - Công nguyên năm 699, Lý Long Cơ có được “Đại Thống Điển Luận”. (Đại Thống Điển Luận được Lữ Động Tân dâng lên, hướng dẫn đạo trị quốc) - Công nguyên năm 703, Đường Giản lui về ở ẩn (38 tuổi). Phương Vũ Hiên ra đời ở Đông Hải Hiệp Khách Đảo. An Lộc Sơn ra đời ở Kiếm Châu Liễu Thành. - Công nguyên năm 704, Thuần Dương Giáo được thành lập (Hoa Sơn Thuần Dương Quán). - Công nguyên năm 705, Tàng Kiếm Sơn Trang được thành lập (bên hồ Tây Tử ở Hàng Châu), Diệp Anh ra đời. Công Tôn Nhị Nương vào cung, nhận An Lạc công chúa làm đệ tử. Trưởng lão Bái Hỏa Giáo ở Ba Tư, Lục Nguy Lâu, và A Tát Tân tới trung thổ truyền giáo. Tiêu Dược Nhi gia nhập Ác Nhân Cốc. Trương Chất Viên 15 tuổi, nhận điểm hóa của tổ tiên. - Công nguyên năm 706, Ám Tinh Trưởng Lão Bái Hỏa Giáo, Y Mã Mục, đuổi theo Lục Nguy Lâu và A Tát Tân tới Trung Nguyên. - Công nguyên năm 707, Lục Nguy Lâu sáng lập Minh Giáo. A Tát Tân sáng lập Hồng Y Giáo. - Công nguyên năm 710, Công Tôn Đại Nương cho xây dựng Ức Doanh Lâu, cũng chính là Thất Tú Phường sau này. Công chúa An Lạc, Lý Quả Nhi, bị sư muội đồng môn, cũng chính là đồ nhi của Công Tôn Đại Nương, Lý Thường Thu đả thương, chạy trốn đến Giang Nam, chỗ của Công Tôn Nhị Nương, tránh nạn. Đại đệ tử Thuần Dương Tạ Vân Lưu bị chuyện của Lý Trọng Mậu liên lụy, hai người bất đắc dĩ phải trốn đến Nhật Bản. - Công nguyên năm 711, Ma Sát La trở thành giáo chủ Ngũ Độc. - Công nguyên năm 712, Lý Long Cơ kế vị, lấy niên hiệu là Tiên Thiên. - Công nguyên năm 713, Lý Long Cơ có chính biến, giết toàn bộ thủ hạ của Thái Bình công chúa.Minh Giáo từ nay chính thức sát nhập vào vị trí các đại môn phái của võ lâm. Vu Duệ gia nhập Thuần Dương Cung, vẫn còn rất nhỏ. Vương Di Phong 17 tuổi luyện Hồng Trần Võ Học. Trác Phượng Minh ra đời. - Công nguyên năm 714, Phương Càn rời khỏi Bồng Lai Đảo đến Trung Nguyên. Năm ấy hắn 31 tuổi, con trai Phương Vũ Hiên đã 11 tuổi. - Công nguyên năm 715, Phương Càn khiêu chiến với Thiếu Lâm, môn phái mạnh nhất trong võ lâm đương thời. - Công nguyên năm 716, Đường Ngạo Thiên tiếp nhận vị trí môn chủ Đường Môn. Doãn Thiên Tứ trở thành bang chủ Cái Bang, “Uy Chấn Thiên Thủy” Thẩm Khánh bị nghĩa đệ Doãn Thiên Tứ đánh trọng thương, không được chữa trị nên qua đời. - Công nguyên năm 717, Tứ Đại Pháp Vương đời thứ nhất của Minh Giáo đến Hoa Sơn, khiêu chiến Thuần Dương Cung. - Công nguyên năm 718, Phương Càn đến Miêu Cương, gặp gỡ giáo chủ Ngũ Độc Ma Sát La, sinh ra một bé gái đặt tên Khúc Vân. Kiếm thuật của Kiếm Thánh đại thành, mang kiếm đi khắp thiên hạ chưa một lần thua. Đệ tử tục gia của Thiếu Lâm, Doãn Thiên Tứ, thống nhất khất cái ở Giang Lăng, khiến uy danh Cái Bang tăng vọt. Đại Trang Chủ Tàng Kiếm Sơn Trang - Diệp Anh - Công nguyên năm 719, Diệp Anh và Vương Di Phong gặp nhau tại Danh Kiếm Đại Hội được cử hành lần thứ hai ở Tàng Kiếm, Kiếm Thánh đoạt được bảo kiếm “Chính Dương”. Doãn Thiên Tứ thống nhất khất cái ở Dương Châu và Lạc Dương, Cái Bang nhanh chóng trở lên lớn mạnh. - Công nguyên năm 720, Kiếm Thánh đi khắp giang hồ, đánh đâu thắng đó, không ai cản nổi. - Công nguyên năm 721, Phương Càn rời khỏi Miêu Cương trở lại Trung Nguyên, quyết chiến với Kiếm Thánh ở Nam Bình Sơn, Phương Càn thua trận bỏ chạy, buồn bực rời khỏi đảo Bồng Lai, định cư tại Hiệp Khách Đảo. Con gái của Phương Càn và Ma Sát La được Công Tôn Đại Nương, người sáng lập Ức Doanh Lâu, nhận nuôi. - Công nguyên năm 723, Tạ Vân Lưu ở Nhật Bản thành lập Nhất Đao Lưu. Một trong Cửu Thiên, “Quỷ Mưu” Lý Phục, hậu nhân của “Huyền Thiên Quân” Lý Tĩnh, ra đời. Phương Càn và Phương Vũ Hiên rời khỏi Hiệp Khách đảo, đến Bồng Lai đảo mừng thọ. Lục Nguy Lâu khiêu khích Thiếu Lâm Tự. - Công nguyên năm 724, An Lộc Sơn thăng chức thành Tiết Độ Sứ. Cung Ngạo, từng là đầu bếp của Phương gia ở Bồng Lai đảo, trộm bí quyết võ công “Thượng Thủy Bảo Điển” chạy khỏi Hiệp Khách Đảo. Mễ Lệ Cổ Lệ trở thành thánh nữ Minh Giáo. - Công nguyên năm 725, Tiêu Dược Nhi độc chết cả dòng họ Công Dã. (có lời đồn khác là Tiêu Dược Nhi bắt cả nhà Công Dã vào Ác Nhân Cốc làm nô lệ, thử nghiệm đủ loại độc dược trên người họ). - Công nguyên năm 726, Kỳ Tiến (15 tuổi) gia nhập Lăng Tuyết Các. Lý Thừa Ân 17 tuổi gia nhập Thiên Sách Phủ. “Kiến Ninh Vương” Lý Đàm ra đời. - Công nguyên năm 727, Phương Vũ Hiên để lại một lá thư, rời khỏi Hiệp Khách Đảo. Lý Phục dưới sự chỉ dạy của La Vũ bắt đầu học binh pháp võ học gia truyền. Tàng Kiếm Sơn Trang bị địch đánh chiếm, Diệp Vĩ mất võ công, bỏ nhà trốn đi. Diệp Anh 22 tuổi, Diệp Huy 20 tuổi, Diệp Vĩ 18 tuổi, Diệp Mông 13 tuổi, Diệp Phàm 6 tuổi, con gái Diệp Tịnh Y cũng sắp ra đời. - Công nguyên năm 728, Diệp Vĩ của Tàng Kiếm và Liễu Tịch của Bá Đao thành hôn. Đệ tử của tứ đại môn phái bao vây “Thánh Nữ” Mễ Lệ Cổ Lệ ở núi Côn Lôn, Thẩm Tương Hiệp không màng những khinh miệt của võ lâm nhân sĩ, ra tay cứu giúp, sau khi được cứu, Mễ Lệ Cổ Lệ gia nhập Ác Nhân Cốc. - Công nguyên năm 729, lão trang chủ Tàng Kiếm Sơn Trang Diệp Mạnh Thu truyền vị trang chủ cho trưởng tử Diệp Anh. Danh Kiếm Đại Hội lần thứ 3, bảo kiếm “Toái Tinh” bị Minh Giáo đoạt. Con thứ năm Diệp Phàm của Tàng Kiếm bỏ nhà trốn đi, lang thang đến Đường Môn. Đường Thư Nhạn của Đường Môn và Liễu Tĩnh Hải của Bá Đao nhất kiến chung tình. “Diệu Thủ Không Không” Liễu Công Tử đốt sạch Đường Môn Tiểu Mật Phường, vô số ám khí tinh vi của Đường Môn bị thiêu hủy trong nháy mắt. - Công nguyên năm 730, Cung Ngạo cầu hôn, bị Vu Duệ (17 tuổi) của Thuần Dương từ chối. Lý Phục đi theo sư phụ La Vũ ra ngoài nâng cao kiến thức. - Công nguyên năm 731, Diệp Phàm của Tàng Kiếm vì Đường Tiểu Uyển của Đường Môn một mình lên Bắc, ngẫu nhiên gặp Vương Di Phong, kết làm sư đồ. “Tuyết Ma” Vương Di Phong (35 tuổi) sau trận tàn sát Tự Cống thành gia nhập Ác Nhân Cốc. - Công nguyên năm 732, sau “Khai Nguyên thảm án” bát đại môn phái Thiếu Lâm, Thuần Dương, Thiên Sách, Thất Tú, Tàng Kiếm, Thần Sách, Trường Ca Môn, Bá Đao Sơn Trang tiến công Ác Nhân Cốc, võ lâm Trung Nguyên nguyên khí đại thương. (Khai Nguyên thảm án là sự việc Vương Di Phong tàn sát Tự Cống thành) - Công nguyên năm 733, con gái Diệp Kỳ Phỉ của Diệp Vĩ và Liễu Tịch ra đời. Liễu Công Tử trà trộn vào Giang Nam Thất Bảo Linh Lung Các, phá vỡ tất cả các trân phẩm trong đó. Triệu Hàm Nhã (Đa Đa) ra đời. "Dạ Đế" Tạp Lô Bỉ - Công nguyên năm 734, Cung Ngạo quét sạch mười hai cường đạo của Thủy Trại, tự xưng vua, thống nhất Thập Nhị Liên Hoàn Ổ. “Dạ Đế” Tạ Lô Bỉ và Vu Duệ gặp gỡ tại sa mạc Ca Đóa Lan. Y Mã Mục hãm hại “Thần Toán” Triệu Gia, Đa Đa được Liễu Ngũ Gia nuôi dưỡng, từ nay về sau bắt đầu cuộc sống ở Bá Đao Sơn Trang. “Đạt Ma Đường Thủ Tọa” Huyền Chính tiếp nhận chức vị chưởng môn Thiếu Lâm. - Công nguyên năm 735, ngày hai mươi bảy tháng bảy, Cái Bang và Đường Môn với Minh Giáo, cuộc chiến tại Phong Hoa Cốc. “Phong Cái” Thẩm Miên Phong rời khỏi Cái Bang gia nhập Ác Nhân Cốc, trở thành Ác Cái. Doãn Thiên Tứ của Cái Bang bị nhốt tại Ác Nhân Cốc, mỗi ngày chịu đủ tra tấn từ Thẩm Miên Phong. Ái đồ của bang chủ đời thứ nhất Doãn Thiên Tứ, Quách Nham, kế nhiệm chức vị bang chủ Cái Bang. Con trai Phương Càn, Đông Phương Vũ Hiên, thành lập Vạn Hoa Cốc. Đường Vô Ảnh 21 tuổi. Lữ Động Tân thoái ẩn giang hồ, đệ đệ Lý Vong Sinh (42 tuổi) kế nhiệm chức vị chưởng môn Thuần Dương. “Quân Thiên Quân” Lý Thủ Lễ âm thầm theo chị em Lý Đàm đến Tây Vực, nhận Lý Đàm tuổi còn nhỏ làm đệ tử thân truyền, cũng chính tay truyền cho Lý Đàm võ học, cách trị quốc và bày binh bố trận. Lý Đàm theo sư phụ học tập những tinh hoa trong “Cửu Thiên Binh Giám – Vương Chi Quyển” và “Phạt Chi Quyển”. - Công nguyên năm 736, Diệp Vĩ (27 tuổi) dẫn vợ con về nhà, hai nhà Tàng Kiếm và Bá Đao không tha thứ, dưới trận tranh chấp Liễu Tịch tự vẫn, Liễu Phù Vân bỏ nhà ra đi. Con thứ tư của Tàng Kiếm, Diệp Mông, một mình xông vào Bá Đao, huyết chiến trở về, Tàng Kiếm và Bá Đao thù càng thêm sâu. Trang chủ Tàng Kiếm Diệp Anh bắt đầu bế quan tu kiếm. Trừng Duệ phản bội Thiếu Lâm, tìm Ác Nhân Cốc nương tựa, đổi tên “Trần Hòa Thượng”. Liễu Kinh Đào kế thừa chức vị trang chủ Bá Đao Sơn Trang. - Công nguyên năm 737, Liễu Công Tử trà trộn vào đại nội, trộm đi cống phẩm Tuyết Phù Dung, đập vỡ thiêu hủy những thứ còn lại, Đường Huyền Tông giận dữ, lệnh Thần Sách Quân toàn lực đuổi bắt. Liễu Công Tử trốn vào Ác Nhân Cốc. Đường Huyền Tông ban bố Phá Lập Lệnh, tuyên bố ngoài các tổ chức có tên trong danh sách ra thì toàn bộ đều là tà giáo, ép buộc giải tán, Minh Giáo hứng mũi chịu sào. Lý Thừa Ân 28 tuổi, Tần Di Nham 42 tuổi, “Thiên Dương” Dương Ninh 19 tuổi, tiểu tham tướng Tạ Uyên chưa đến 40 tuổi của Thiên Sách Phủ, thủ vệ Đại Đường, lập tức vào trạng thái có thể ra trận bất cứ lúc nào. - Công nguyên năm 738, giáo chủ Ngũ Độc Giáo, Ma Sát La mất tích. Đường Môn phái môn chủ tương lai Đường Vô Ảnh một mình đến Cái Bang, sau đó ở Vạn Hoa Cốc. Bì La Các thống nhất Nam Chiếu, Vũ Tinh theo dân trốn đến Trung Nguyên, sau đó ở lại Vạn Hoa Cốc. Huyền Thiên Quân La Vũ đang ngao du thiên hạ nhận được lời mời của Lý Thủ Lễ, dẫn đệ tử Lý Phục đến tộc Thổ Phiên gặp Lý Thủ Lễ, cũng quyết định sống ở đây vài năm, để hai người kế thừa Cửu Thiên có thêm nhiều trao đổi về binh pháp chiến trận thuật, vì thế Lý Phục và chị em Lý Đàm quen biết, kết thành bằng hữu. Đường Ngạo Thiên phái Đường Thư Nhạn đến Ngũ Độc làm gián điệp. - Công nguyên năm 739, “sự kiện Quang Minh Tự” bùng nổ. Thiên Sách Phủ nhanh chóng xuất kích, các cứ điểm của Minh Giáo bị tiêu diệt, giáo đồ bị bắt, Minh Giáo dời về Tây Vực. Danh Kiếm Đại Hội lầm thứ tư, “Nhật Bản Ma Kiếm” Tạ Vân Lưu dẫn theo mười dũng sĩ trở lại Trung Nguyên, dùng sức mạnh áp chế quần hùng, đoạt được bảo kiếm “Tàn Tuyết”, các đại môn phái Trung Nguyên không cách nào đối phó. - Công nguyên năm 740, hai anh em hậu nhân của đại tướng tiền triều Vũ Văn Diệt, Vũ Văn Địch phản loạn ở Long Bàn Sơn, sau bị đàn áp, hai anh em lập tức trốn vào Thập Nhị Liên Hoàn Ổ. Con trai Vũ Văn Địch, Vũ Văn Trác Thừa, không muốn gây rối cùng phụ thân và thúc thúc, đến gia nhập Thuần Dương Cung, trở thành môn hạ của “Thanh Hư Tử” Vu Duệ. Hạo Khí Minh thành lập dưới sự lãnh đạo của Tạ Uyên (Thiên Sách). Diệp Phàm thành tài, xuất môn. Tô Vũ Loan trở thành một trong thành viên của Thất Tú. Yến Tiểu Thất 15 tuổi, tuyên bố rời khỏi Ức Doanh Lâu. - Công nguyên năm 741, Trấn Uy Tiêu Cục, tiêu cục lớn nhất của kinh thành, dẫn đầu thành lập liên minh với mười lăm tiêu cục khác. Khúc Vân trở thành giáo chủ Ngũ Độc. - Công nguyên năm 742, Diệp Chỉ Thanh đứng đầu Thất Tú, nhận chức vị lâu chủ Ức Doanh Lâu. Bồ Đề Hội kết minh với Minh Giáo. Trụ sở chính của Hạo Khí Minh, Lạc Nhạn Thành, ở Hành Sơn chính thức xây dựng thành công. Khang Tuyết Chúc của Vạn Hoa hại Cao Giáng Đình của Thất Tú, bị các đại môn phái đuổi giết. Con gái thứ sáu của Tàng Kiếm, Diệp Tịnh Y (16 tuổi), bỏ đi không lời từ biệt, một mình lưu lạc giang hồ. - Công nguyên năm 743, con thứ năm Diệp Phàm trở về Tàng Kiếm. Ức Doanh Lâu chính thức đổi tên thành Thất Tú Phường. Tôn Phi Lượng tìm được Ngũ Độc. Tả trưởng lão Ngũ Độc Giáo, Ô Mông Quý, phát động phản loạn, bị hữu trưởng lão Ngải Lê đàn áp, Ô Mông Quý dẫn thủ hạ chạy khỏi Ngũ Độc, tự lập nên Thiên Nhất Giáo. Đường Thư Nhạn của Đường Môn sau khi châm ngòi ly gián Ngũ Độc bị phát hiện, bị ép vào Ngũ Độc Đàm, tự lập nên tộc Tháp Nạp. La Vũ sắp tra ra phản đồ Cửu Thiên nhưng bị ám sát qua đời. Sư phụ mất, Lý Phục biết được thân thế của mình, hoảng hốt không biết theo ai, một mình phiêu bạt giang hồ. “Tố Thủ” Khang Tuyết Chúc gia nhập Ác Nhân Cốc. Hạo Khí Minh ban bố Trường Không Truy Sát Lệnh. Đường tộc Thổ Phiên lại khiêu chiến, tỷ tỷ của Lý Đàm cùng Đường quân đàm phán, trong lúc hỗn loạn bị trúng tên, không thể chữa trị mà qua đời. Lý Đàm chịu kích thích tỷ tỷ chết thảm, quyết định báo thù Lý gia của Đại Đường. - Công nguyên năm 744, Dương Quốc Trung hợp tác với Cao Lực Sĩ, nắm thực quyền Thần Sách Quân trong tay. Dương Ngọc Hoàn được phong làm Dương Quý Phi. Con trai trưởng của Đông Doanh Danh Môn, Đằng Nguyên Quảng Tự, dẫn binh nổi loạn thất bại, trốn đến Đại Đường, cầu Tạ Vân Lưu giúp đỡ. Tử Hư Chân Nhân - Kỳ Tiến và Cốc Chi Lam - Công nguyên năm 745, Liễu Kinh Đào của Bá Đao Sơn Trang phái người đến Đường Môn đề hôn, Diệp Phàm không nói gì, chỉ đi đến Đường Môn… Không Vụ Phong ở Thuần Dương Cung đột nhiên có tin Tạ Vân Lưu trở về, Thần Sách Quân nghe tin chạy đến, Hoa Sơn vốn yên tĩnh bị bao trùm bởi những ám toán. “Tử Hư Tử” Kỳ Tiến lúc đến Vạn Hoa Cốc làm khách, gặp gỡ thiếu nữ xinh đẹp tóc trắng Cốc Chi Lam của Vạn Hoa Cốc. Tư Đồ Nhất Nhất của Vạn Hoa Cốc dưới sự xúi giục của Bồng Lai Phương Hạc Ảnh, bắt đầu khuếch trương thế lực, hơn nữa cấu kết với Thiên Nhất Giáo ở Nam Cương. Một đội Thần Sách Quân xuất hiện ở Thiếu Lâm Tự, bắt đầu đào xới cái gì đó ở Linh Tiêu Hiệp. Các tăng nhân Thiếu Lâm không biết rằng, mục tiêu của họ là Huyết Nhãn Long Vương trong động Đạt Ma. Thần Sách Quân đóng quân trong địa khu của Thiên Sách Phủ, còn đặt ra một Tam Tài Trận để Thiên Sách đến khiêu chiến. Họ còn châm ngòi cho đệ tử của Chu Kiếm Thu là Trương Trọng Vĩnh khiêu chiến với sư phụ mình. Vô Diệm Trại ở gần Thất Tú Phường tàn sát dân chúng xung quanh. Có người thề thốt rằng đã từng thấy một nữ tử Thất Tú vô cùng xinh đẹp xuất hiện bên cạnh trại chủ…Trang chủ Diệp Anh của Tàng Kiếm Sơn Trang sau khi bế quan mười năm đã ngộ ra được tâm kiếm và xuất quan, nhưng hai mắt đã không còn ánh sáng… Lý Phục bắt đầu đảm nhận trách nhiệm Cửu Thiên, Thu Diệp Thanh trốn nhà theo hắn. Thiên Bảo năm thứ tư, lúc Vệ Thê Ngô đến Hoàng Sơn trộm bản ghi chép mật hội của Hồng Y Giáo thì bị giáo chủ Hồng Y Giáo A Tát Tân đánh trọng thương, nhờ tuyệt thế khinh công của mình trốn đến đỉnh Thiên Đô Phong, được đại tiểu tỷ Diệp Tịnh Y của Tàng Kiếm trong lúc hưng trí du ngoạn Hoàng Sơn phát hiện và cứu giúp, sau khi xuống núi bệnh của Diệp Tịnh Y tái phát, hai người chỉ đành ở tạm tại lữ điếm. Câu chuyện ở Đạo Hương Thôn bắt đầu… Năm ấy, Mao Mao 8 tuổi, Mạc Vũ 13 tuổi, Diệp Tịnh Y 19 tuổi, Lý Đàm 20 tuổi, Đường Tiểu Uyển 22 tuổi, Lý Phục 23 tuổi, Diệp Phàm 24 tuổi, Khúc Vân 25 tuổi, Diệp Chỉ Thanh 30 tuổi, Vu Duệ 32 tuổi, Lý Thừa Ân 36 tuổi, Diệp Anh 40 tuổi, Đông Phương Vũ Hiên 43 tuổi, An Lộc Sơn 43 tuổi, Kiếm Thánh 48 tuổi, Lý Vong Sinh 52 tuổi, Tạ Vân Lưu 55 tuổi, Đường Ngạo Thiên 57 tuổi, Phương Càn 62 tuổi, Lục Nguy Lâu 65 tuổi, Huyền Chính 76 tuổi, Đường Giản 80 tuổi, Độ Pháp 95 tuổi, Lữ Động Tân 98 tuổi, Lương Thúy Ngọc 99 tuổi, Tôn Tư Mạc 136 tuổi. - Công nguyên năm 747, An Lộc Sơn vào kinh bái kiến hoàng thượng. - Công nguyên năm 748, Bì La Các, vị quốc vương quan trọng nhất của lịch sử Nam Chiếu, qua đời. Khi Mạc Vũ và Mao Mao mỗi người gia nhập Ác Nhân Cốc và Hạo Khí Minh, cùng lúc đó âm mưu của Chiến Bảo Già Lam dần dần bại lộ. - Công nguyên năm 750, loạn Nam Chiếu bùng nổ. - Công nguyên năm 751, An Lộc Sơn đã nhận chức tiết độ sứ của ba trấn Bình Lư, Phạm Dương, Hà Đông kiêm chức người thu thập tin tức ở Hà Bắc, Ngự Sử Đại Phu, Tả Vũ Lâm Đại Tướng Quân, Phong Đông Bình Quận Vương. - Công nguyên năm 752, đại gian thần Lý Lâm Thủ cầm quyền mười chín năm bệnh chết, gian thần Dương Quốc Trung lên thay thế chức vị. Dương Quốc Trung tố cáo việc Lý Lâm Phủ trộm Sơn Hà Xã Tắc Đồ cho Tiêu Sa, vì vậy cuối cùng hoàng đế cũng phát hiện Sơn Hà Xã Tắc Đồ bị mất. - Công nguyên năm 754, nhà Đường xuất binh tiến Nam Chiếu lần cuối cùng. Lý Mật thống lĩnh bảy vạn quân đánh vào thủ đô Thái Hòa Thành của Nam Chiếu, kết quả toàn thân bị diệt. Dương Quốc Trung có một ý kiến, nói để An Lộc Sơn vào triều gặp hoàng thượng. Nếu hắn dám đến nghĩa là hắn trung thành, nếu không dám nghĩa là có mưu đồ khác. - Công nguyên năm 755, tháng giêng, An Lộc Sơn thượng tấu triều đình, xin được điều ba mươi hai binh sĩ của mình thay thế Phiên tướng. Tháng sáu, Huyền Tông gả Tương Vinh quận chúa cho trưởng tử An Khánh Tông của An Lộc Sơn (lúc ấy hắn ở Trường An), cuối cùng An gia và hoàng thất cũng trở thành thân thích. Ngày tám tháng mười một, An Lộc Sơn triệu tập các tướng sĩ, lấy chiếu thư ngụy tạo nói hoàng thượng có mật chỉ, để ta khởi binh vào kinh thảo phạt gian tướng Dương Quốc Trung. Loạn Nam Chiếu chưa kết thúc, loạn An Sử đã bùng nổ. Vương triều nhà Đường không thể tiếp tục đấu với Nam Chiếu. Hai bên tạm thời tiến vào trạng thái ngừng chiến. Cuối năm, phản quân của An Lộc Sơn dừng lại ở Lạc Dương. Mao Mao 18 tuổi, Mạc Vũ 23 tuổi, Lý Phục 33 tuổi, Lý Thừa Ân 46 tuổi, Diệp Anh 50 tuổi, Đông Phương Vũ Hiên 53 tuổi, Lý Vong Sinh 62 tuổi, Đường Ngạo Thiên 67 tuổi, Lục Nguy Lâu 75 tuổi, Huyền Chính 86 tuổi từng bước một rút khỏi giang hồ. - Công nguyên năm 756, mùng một tháng giêng, An Lộc Sơn xưng vương tại Lạc Dương, quốc hiệu Đại Yến, niên hiệu Thánh Võ. Tháng hai, danh tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa Lý Quang Bật, Quách Tử Nghi vào Hà Bắc, phản quân đại bại, chém bốn vạn người. Liên lạc của An Lộc Sơn với trấn Phạm Dương bị cắt đứt, chỉ có thể dùng kỵ binh lén lút trao đổi. Người nhà phản quân quan binh đều bị giam ở phương Bắc, trong nhất thời khiến lòng người hoảng loạn. Mùng bốn tháng sáu, Ca Thư Hàn bị ép buộc, bất đắc dĩ dẫn quân xuất kích. Trước khi lên đường, Ca Thư Hàn khóc đến đau thương. Mười ba tháng sáu, Huyền Tông thống lĩnh cấm quân, quan viên và hậu cung hoảng hốt chạy đến Trường An, đến Thành Đô lánh nạn, kinh thành bị bỏ trống. Các La Phụng nhân cơ hội xuất binh chiếm cứ một vùng rộng lớn ở Tứ Xuyên, tiếp tục đánh thẳng qua sông. Khi tiến quân đến Mã Nguy Dịch, đại quân dừng lại không đi nữa. Binh lính bất ngờ làm phản, các quân nhân tức giận yêu cầu giết chết tên phản tặc Dương Quốc Trung, và cả nhà hắn. Mười hai tháng bảy, Lý Hanh chính thức kế vị ở Linh Võ, sử sách xưng là Đường Túc Tông. Mười sáu tháng tám, Huyền Tông hạ chiếu thư, xác nhận chuyện Túc Tông kế vị, cũng phái người đưa quốc tỷ ngọc sách đến Linh Võ. Hai mươi mốt tháng mười, Đường quân và phản quân gặp nhau tại phía tây Trường An, bắt đầu cuộc đại chiến. Hai mươi ba tháng mười, Phòng Quản dốc toàn lực tự mình lĩnh quân chiến đấu, nhưng đại bại, rất nhiều người đầu hàng phản quân. Mạc Vũ - Công nguyên năm 757, An Lộc Sơn bị con trai An Khánh Tự ám sát. Tháng giêng, tại phía bắc của Sơn Tây, mười vạn phản quân phát động tiến công quy mô lớn về phía Thái Nguyên, mưu đồ đuổi Đường quân ra khỏi Hoàng Hà. Tháng hai, Lý Quang Bật thấy quân tâm phản quân dần tan rã, tự thân dẫn cảm tử quân mở đường máu ra khỏi thành, sau một hồi đại chiến, Thái Hi Đức đại bại, chém đầu hơn bảy vạn người, cuộc chiến bảo vệ Thái Nguyên diễn ra hơn năm mươi ngày cuối cùng thắng lợi huy hoàng. Tháng tư, Lý Hanh phong tướng quân Quách Tử Nghi là Tư Không, binh mã phó nguyên soái, dẫn quân tiến công. Đường quân ở phía Tây giành được thắng lợi đầu tiên. Tháng năm, An Thủ Trung giả vờ lui binh, Quách Tử Nghi truy kích bị trúng kế mai phục, đại bại. Tháng chín, Đường quân lập thái tử Lý Dự (Đường Đại Tông sau này) làm đại nguyên soái (trên danh nghĩa), Quách Tử Nghi là phó soái, Lý Bí là hành quân trưởng sử, Đường quân bao gồm luôn cả tộc Hồi Hột và viện quân Tây Vực tổng cộng mười lăm vạn người, toàn lực xuất kích. Đường quân phản công toàn diện, cuối cùng đã chiến thắng. Hai mươi tám tháng chín, Đường quân tiến vào Trường An. Hơn một năm cuối cùng cũng đã giành lại được thủ đô bị đánh chiếm. Trong vòng mấy ngày, Đường quân áp sát chiếm lại Đồng Quan, Võ Quan, những con đường ở phía Đông toàn bộ được giải phóng. Mười lăm tháng mười, Đường quân và phản quân chạm trái tại Thiểm Tây Tân Điếm. Mười sáy tháng mười, An Khánh Tự nhân đêm khuya chạy khỏi Lạc Dương về Phạm Dương. Mười tám tháng mười, Đường quân tiến vào Lạc Dương, Đông Đô gần hai năm bị giặc chiếm cứ cuối cùng cũng hoàn toàn giải phóng. - Công nguyên năm 758, An Khánh Tự bị Sử Tử Minh giết chết, tháng tư, Sử Tư Minh tự xưng là hoàng đế Đại Yến, đổi niên hiệu là Thuận Thiên. Phản quân An Sử từ đó từ họ An trở thành họ Sử. - Công nguyên năm 761, hai mươi ba tháng hai, Lý Quang Bật đến Bắc Mang Sơn của thành Lạc Dương, bắt đầu một cục diện tranh chấp. Sử Tư Minh bị con trai Sử Triều Nghĩa giết chết. - Công nguyên năm 762, tháng mười, Đại Tông nghe lời trưởng tử Lý Thích (Đường Đức Tông sau này) tự giữ chức đại nguyên soái, cùng viện quân tộc Hồi Hột xuất chinh hướng về phía phản quân. Hai mươi bảy tháng mười, Đường quân đến ngoại ô phía bắc Lạc Dương. Trong ba mươi ngày, hai bên quyết chiến. Kết quả phản quân đại bại, Sử Triều Nghĩa chạy trốn, Lạc Dương trở về với những ngày bình an.Cuối năm, Sử Triều Nghĩa vốn đang trốn chạy tập hợp binh lực tái chiến với Đường quân, kết quả lại thảm bại. - Công nguyên năm 763, Sử Triều Nghĩa chết, loạn An Sử chấm dứt. Nguồn: Sưu Tầm Diễn đàn Võ Lâm Truyền Kỳ 3