Mồ hôi trộm là một trong những bệnh khá phổ biến đối với trẻ nhỏ. Đây là biểu hiện của bệnh lý khi không đi lại, trong thời tiết mát mẻ, bé vẫn bị ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay, cổ hoặc lòng bàn chân. Nếu xuất hiện thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé nên cha mẹ cần phải có biện pháp để chữa mồ hôi trộm cho bé. Bổ sung vitamin D cho trẻ Một trong những căn nguyên chính khiến trẻ ra mồ hôi nhiều được các bác sĩ cho biết đó là do các bé bị thiếu vitamin D. Các bé sinh sớm, thiếu cân và rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường bị thiếu vitamin D khiến các con thường hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình. Để chữa mồ hôi trộm cho bé bị chẩn đoán thiếu vitamin D, các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm loại vitamin này theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thường xuyên phơi nắng cho con. Vitamin D cũng rất quan trọng đối với hệ xương của bé, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, việc bổ sung vitamin D vừa chữa mồ hôi trộm cho bé vừa giúp bé phát triển xương kiên cố, cải thiện chiều cao. Luôn đảm bảo vệ sinh cho trẻ Các bé thường rất thích nô đùa và hoạt động rất nhiều, ngay cả khi nằm. do đó, các mẹ phải luôn giữ cho bé thoáng mát và sạch sẽ để tránh việc mồ hôi ra nhiều, bé có nguy cơ bị cảm lạnh. Khi bé đang ra nhiều mồ hôi, các mẹ đừng nên vội đưa bé đi tắm ngay mà nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi, đặc biệt là vùng mồ hôi trộm ở đầu và lưng. Điều này sẽ giúp trẻ tránh bị cảm lạnh và se nhỏ lỗ chân lông để mồ hôi không bị hấp thụ ngược lại vào trong cơ thể của bé. Đồng thời, nếu bé ra quá nhiều mồ hôi, các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm nước để bù lại lượng nước mà trẻ bị mất khi tiết mồ hôi. Không nên để các bé nghịch nhiều trước khi đi ngủ, làm tăng nhiệt độ cơ thể của con và ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm. Bài thuốc Đông y chữa mồ hô trộm cho bé Để chữa mồ hôi trộm cho bé, các mẹ có thể sử dụng các bài thuốc Đông y vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho con. Các bài thuốc này không chỉ giúp giảm thiểu việc ra mồ hôi trộm cho các bé mà còn tăng tính mát cho cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng cho các bé. Bài thuốc thứ nhất: Chuẩn bị 100g cá quả, rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lóc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm. Sau đó, nấu với 400 ml nước, đun cạn còn 100 ml, thêm muối cho đủ đậm, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong ngày. Dùng khoảng 3 ngày. Bài thuốc thứ 2: Dùng 1 quả tim lợn, lá dâu non và hạt sen. Tim lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ và mỏng, ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào chín. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Hạt sen giã nhỏ. Cả ba thứ trộn đều đem hấp cách thủy. Ngày ăn một lần vào chiều, liên tục trong 5 ngày. Bài thuốc thứ 3: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán đồng bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền. Ngoài ra, trong dân gian vẫn truyền nhau kinh nghiệm đeo vòng dâu tằm sẽ góp phần vào việc chữa mồ hôi trộm cho bé. Điều này hiện đang phổ biến rộng rãi và được các bà mẹ tin dùng ngày càng nhiều. Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt vòng dâu tằm thật và vòng dâu tằm giả? Mẹo dân gian cực hay giúp bé ngủ ngon nhờ vòng dâu tằm Nguồn: vongdautam.com.vn