Nước thải nhà máy chế biến cao su có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao với lượng nước thải lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực. Nếu không xử lý triệt để mà xả trực tiếp lượng nước thải này vào nguồn tiếp nhận như sông, suối, ao, hồ và các tầng chứa nước ngầm thì sẽ ảnh hưởng nặng đến môi trường sống của con người. Để xử lý nước thải cao su cần hiểu rõ thành phần và tính chất của nước thải: Nước thải phát sinh từ hai nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất Xử lý nước thải sinh hoạt từ hoạt động thường ngày của công nhân viên như: rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt,…. Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình chế biến cao su như: công đoạn sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học và nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng. Nước thải cao su phát sinh từ phương pháp chế biến khác nhau thì có đặc điểm khác nhau như: - Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm thì nước thải cao su thường độ pH, BOD, COD rất cao - Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm thì nước thải cao su thường pH rất thấp, nhưng BOD, COD, SS lại rất cao - Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp thì nước thải cao su thường có độ pH ở ngưỡng 5-6, nhưng chỉ tiêu BOD, COD thấp hơn so với nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ cốm (mủ nước) Xử lý nước thải cao su hiệu quả cần hiểu rõ độ pH có trong nước thải giao động trong khoảng 4,2 – 5,2 vì xài acid để làm đông tụ cao su; có lúc pH lại rất cao khoảng 9-11 nếu nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ ly tâm. Cao su tồn tại trong nước dưới dạng huyền phù và nồng độ cực cao. Ngoài ra, nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực bồn rửa, lúc rửa các chén mỡ, nước tách mủ ly tâm và trong giai đoạn đánh đông. Nước thải cao su còn chứa lượng lớn protein hòa tan, axit fomic và N-NH3 và hàm lượng COD trong nước thải cũng rất cao (15000mg/l). Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,… Nên việc xử lý nươc thải cao su là rất đươc quan tâm, chú trọng. Quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su: Hiểu thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải cao su, CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN XANH xin đưa ra công nghệ xử lý nước thải cao su như sau: Các phương pháp xử lý nước thải cao su Phương pháp xử lý cơ học Nguyên tắc: dựa trên tác dụng của trọng lực để tách các chất rắn và các chất lơ lửng ra khỏi nước thải Phương pháp xử lý cơ học được áp dụng để xử lý nước thải cao su gồm các công trình xử lý sau: song chắn rác, bể tuyển nổi, bể lắng 1 và 2 Phương pháp xử lý hóa – lý Nguyên tắc: các hóa chất keo tụ và trợ keo tụ sẽ tác dụng với chất lơ lửng dạng keo và khó hòa tan tạo thành các hạt keo có kích thước lớn dễ dàng tách thành 2 pha rắn – lỏng Phương pháp xử lý hóa – lý gồm các công trình xử lý sau: bể keo tụ tạo bông Phương pháp xử lý sinh học CÔNG TY CHÚNG TÔI CÒN CÓ DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHƯ: Xử lý nước thải sinh hoạt Xử lý nước thải giết mổ Xử lý nước thải chăn nuôi Xử lý nước thải dệt nhuộm Xử lý nước thải rỉ rác Xử lý nước thải cao su Xử lý nước tinh bột khoai mì Xử lý nước thải thủy sản Xử lý nước thải mía đường Xử lý nước thải khu công nghiệp Xử lý nước thải sản xuất bún Xử lý nước thải thuộc da Xử lý nước thải nhà máy giấy CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN XANH HOTLINE: 0975.727.050 – 0906.602.617 – 0901.238.045 Đ/C1: 67 MAI CHÍ THỌ, P. AN PHÚ, QUẬN 2, TP.HCM Đ/C2: 154 Ba Mươi Tháng Tư, KP.4, P.3, TP.Tây Ninh