Chắc ai trong chúng ta cũng từng được cầm trên tay cuốn truyện về chú mèo máy tròn trĩn đáng yêu, những bảo bối kỳ lạ, những câu chuyện cười có khi rơi nước mắt.(Ghét nhất là mấy đứa mở miệng ra là : Mày lớn rồi còn đọc truyện tranh à!, Ờ thì tao con nít đó chứ mày chưa chắc lớn bằng tao đâu !) Hãy cùng so sánh giá trị của tác phẩm Doraemon ở Nhật và ở VN) -Ở VN: Trẻ em đọc để thư giãn, lũ choai choia cóc thíck đọc, người lớn gọi nó là "vô bổ", chỉ 1 số ít fan hâm mộ, mà điển hình là tớ -Ở Nhật: Trẻ em đọc để học làm người, đểthoải mái sau h học, để ước mơ; người lớn đọc để ngẫm ngh4i, để nhớ lại tuổi thơ, để cười và để khóc SỰ tài tình của tác giả Fujiko F. Fujio và tác giả Fujiko A. Fujio là ở chỗ, mỗi đứa trẻ, mỗi gia đình đại diện cho 1 tầng lớp, 1 giai cấp, 1 loại người: Cậu bé Nobita là tuýp ngươi hậu đậu, vụng về, mặt mũi trung bình,lười, học kém; nhưng lại là 1 người hết lòng vì bạn bè.Đây có thể xem là 1 hình ảnh người sinh viên Nhật thời đó, họ cũng có những ước ao, những khát khao nưhng đa số bất lực nhìn thực trạng xã hội Suneo (Xeko): Ai nói gì thì nói, theo tớ Xeko là nv thông mình nhất truyện. Cái thông mình của Xeko koh phải kiểu thông minh bác học như Dekhi, mà đó là sự mưu mô, tính toán,trải đời, nưhng thỉnh thoảng lại hèn nhát, luồn cuối Chaien. Xeko đại diện cho tầng lớp quý tộc, thương gia, có thể là 1 người bạn rất tốt nhưng cũng có kih là 1 kẻ thù đáng sợ Shizuka(Xuka): Xuka đại diện cho tuýp phụ nữ thông mìhn, xinh đẹp và bản lĩnh,nhưng lại koh kiêu kỳ. Đó là ước mơ của người Nhật vào những năm đầu của Hậu thế chiến. Đại diện cho những minh tinh, nữ giàm đốc trẻ vừa có sắc vừa có tài. Dekisugi(Dekhi): Dekhi luôn đạt điểm cao, đẹp trai, khiêm tốn.Dekhi là cái đích mà những anh sinh viên Nhật (Nobita) lúc bấy giờ luôn ao ước, thậm chí là ganh tị. Đại diện cho tầng lớp tri thức ưu tú. Giant(Chaien): Chaien mạnh mẽ, thô lỗ, hay bắt nạt bạn bè,nhưng thực ra nhà rất nghèo, khi cần thì là 1 người bạn nghĩa hiệp. Có lẽ Chaien đại diện cho tầng lớp dân anh chị, những người lầm do hoàn cảnh đưa đẩy, nhưng luôn đề cao danh dự và tình anh em. Quả thật, các tầng lớp khác đều dè chừng tầng lớp này, nhưng khi cần lại có thể giúp đỡ qua lại, cũng như những đứa trẻ khác với Chaien Doraemon: Doraemon koh đại diện cho tầng lớp nào cả, mà đại diện cho 1 thứ mà ng Nhật say mê nhất : công nghệ. Hình ảnh Nobita luôn vòi bảo bối của Doraemon thể hiện những khát vọng ngong cuồng, niềm khao khát về khoa học của người Nhật.Vì sao Doraemon lại tới với Nobita? Vì đa số dân Nhật lúc bấy giờ đều giống như Nobita,và quả thật, khi Doraemon làm bạn với Nobita, tương lai của cậu đã thay đổi. 2 bảo bối mà Doraemon thường sử dụng là gì?"Máy thời gian" và "Cửa thần kỳ".Tai sao? Có lẽ vì đó là hai điều mà Nhật Bản luôn tâm niệm: Sửa chửa sai lầm quá khứ, hướng tới tương lại và hội nhập với toàn thê1 giới. Tất nhiên, 1 đứa trẻ sẽ koh hiểu hết ý nghĩa cũa truyện Doraemon (có khi tớ cũng chưa hiểu hết), nhưng ít nhất, cái mà nó học đc sau mổi câu chuyện là tình bạn bè, ý chí, nghị lực, dám ước mơ, dám theo đuổi, để rồi 1 ngày chàng sinh viên có thể sánh vai cùng cô minh tinh, có thể nói cuhyện cười đùa vui vẻ, ngang hàng với anh giang hồ, anh thoưng gia và anh tri thức ( "Đêm trước đám cưới Nobita")
Nhắc tới ĐÔ rê mon thì vô cùng thuơng tiếc báo tin bác NGuyễn Thắng VU giám đốc NXB KIm ĐỒng người góp phần quan trọng mang Đô rê mon đến cho các bạn nhỏ VN đã ra đi http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201042/20101016005858.aspx . Vậy là bác ý đã đi chung vui với dịch giả Nguyễn Quý quý rồi
Hồi xưa toàn đọc Doraemon nhưng chẳng bao giờ suy nghĩ đến ý nghĩa của nó, bài viết rất ý nghĩa, đã rep.
Bài viết rất hay . Thực sự là hồi nào giờ đọc Doraemon 3 -4 lần mà không biết truyện có ý nghĩa sâu sắc thế :(
"không" thì viết tắt thành "ko" hay viết hẳn ra đi, lại còn thêm chữ "h" sau chữ "ko", viết tắt mà cũng rảnh nhỉ
Sory chat nhiều với mấy nhỏ bạn nên thỉnh thoảng quen tay^^ Bài này mình nghĩ ra thôi, không copy páte ở đâu cả
Mình xin bổ sung một chút : Chaien là k hề nghèo tý nào cả , chí ít thì cũng có điều kiện hơn nhà Nô bi ta nhiều (Bằng chứng là vẫn có thể đi du lịch còn nhà NÔ bi ta thì không) chứ k phải hoàn cảnh đưa đẩy gì đâu . Chaien đại diện cho sức mạnh , can đảm những đứa trẻ có xu hướng bắt nạt bạn bè máu làm đại ka .Khi đứng đầu một tập thể ( làm đội trưởng bóng chày ) luôn hết mình , khá là hiếu thắng như bao đứa trẻ khác , Đó là biểu hiện tâm lý tính cách mà XH nên xem xét giáo dục Chai Kô ( em gái Chai en ) luôn ước mơ làm họa sĩ truyện tranh . Đây chính là phản ánh một phần cuộc đời của chính tác giả Fujiko F Fujio luôn ước ao cống hiến hết mình cho truyện tranh . Trong rất nhiều bộ truyện của ông thì hầu như cũng phải có 1 vài truyện ngắn nói về các họa sĩ truyện tranh bí ỷ tưởng điên đầu tìm ý tưởng , nộp bản thảo cho đúng kỳ hẹn . THông qua những câu chuyện đó tác giả cho ta thấy áp lực và khó khăn ghê gớm của ngàhn truyện tranh Nô bi ta đại diện cho lớp người yếu đuối , nghèo , học kém có thể nói là tầng lớp dưới của XH Nhật Bản ( K tin là trình độ của NÔ bi ta có thể đứng vào đội ngũ mấy anh SV NB ) muốn tìm cách vươn lên nhưng luôn bị ngăn trở và gặp vô vàn khó khăn . Vì thế mới sinh ra một ông BỤt hay ông tiên là ĐÔ rê mon để giúp đỡ Và 2 hình ảnh được xuất hiện trong khá nhiều bô trtr của F F F nữa là : - ANh sinh viên luôn điên đầu học vì ôn thi vào đại học ( bác này xuất hiện nhiều nhất trong bộ CUốn từ điển kì bí ) đại diện cho nền giáo dục NB lúc đó : áp lực phải thi vào đại học nặng nề - Tay ăn mì ăn liền ( quên mất tên của hắn rồi ) thể hiện cho bầu không khí công nghiệp hóa của NB . Và món mì ăn liền đócũng là " đặc sản " của nHật bản thời hiện đại và dc phổ biên đến toàn thế giới hiện nay Truyện của ông còn cho ta thấy mức độ đô thị hóa tăng khủng khiếp hầu như k còn quỹ đất cho trẻ em vui chơi : sân bóng luôn bị gạ mua xây khách sạn , công ty ; còn khu rừng sau trg học cũng luôn bị lăm le làm sân gôn hay cho 1 dự án nào đó . Thế nên bọn trẻ mới luôn ao ước có một thành phố tùy ý muốn hay ngôi nhà lý tưởng
Anh sinh viên với Tay ăn mì ăn liền mình chịu , chưa thấy trong truyện bao giờ . Bác nào dám phân tích giọng hát Chaien ko ?
Không biết cậu lấy số liệu từ đâu chứ mẹ tôi vẫn đọc Doremon như thường. Còn thì dù có suy nghĩ sâu xa thế nào thì Doremon nó dành cho nhiều lứa tuổi, chủ yếu la thiếu nhi, nên có nhiều người không muốn đọc nó mà đổi sang đọc shounen/seinen hay gì gì đó là lẽ dĩ nhiên.
Nobita: thì phải đại diện tầng lớp nghèo lười biếng chỉ nhờ cậy vào khoa học và công nghệ phát triển chớ nhỉ. từ đó mới có những câu chuyện để dạy dỗ những đứa trẻ ko nên lười biếng như nobita hay quá trông cậy vào người khác sẽ có tương lai ko tốt đẹp. Nói chung truyện Đoreamon có những bài học cho lứa tuổi nhi đồng là nhiều, ít có liên quan tới sinh viên cho lắm. Sinh viên đọc để hồi tưởng quá khứ và thư giãn thì tuyệt vời.
Chắc bác chủ topic nói mấy bác choai choai thế hệ cuối 9x và đầu 200x . Giờ đang chiến game online hơn là đọc truyện tranh MÌnh tin là ĐÔ rê mon là tr tr dc các bậc phụ huynh ở VN quan tâm và đọc nhiều nhất từ trc đến nay . Và Cũng là bộ tr tr dc tái bản nhiều lần nhất ở VN . Lúc Đô rê mon mới đến là VN tạo ra một cơn sốt cho ngành xuất bản , làm thay đổi hẳn cách giải trí cho trẻ con thời đó , báo chí tốn khá nhiều giấy mực . HỒi đó mấy nhà hát kịch còn dựng cả kịch đô rê mon luôn .Mình đi tham quan với nhà trc dc xem 2 lần :-*. Có cả quỹ ĐÔ rê mon và CLB 100 điểm . Các bạn nhỏ viết thư về NXB hỏi thăm về ĐÔ rê mon rất là ghê nữa . Cho đến giờ và có thể rất nhiều năm sau khó có bộ tr tr nào địch nổi về Hiện tượng ĐÔ rê mon ở VN
ủa đoraemon có ý nghĩa sâu xa như vậy à trước giờ mình tưởng nó tình bạn bè với đó là ước mơ của tuổi thơ thôi chứ
đọc thấy xây dựng tính cách nhân vật ko ai giống ai thì thấy đã nghi nghi rồi , ko ngờ lại đúng như vậy thật , có điều ko ngờ mỗi nhân vật lại đại diện cho từng tầng lớp như vậy
Bất ngờ khi đọc bài của bạn chủ thớt, đến h vẫn đọc lại Doraemon, nhưng mà ko nghĩ nó sâu xa đến vậy . Hay thiệt Ngoài ra tui còn thấy việc tác giả FFF gửi gắm ý nghĩa của truyện ko chỉ qua từng nhân vật mà qua nội dung của từng câu truyện đó. Tui chỉ nhớ 1 tập " chuyên gia bói lưỡi ". Nobita đến tương lai xem hậu vận cho ông nhà văn. Đến lúc về kể lại ông ấy chỉ cười ( khóc) mà nói : truyện tình ba xu rẻ tiền thì được ưa chuộng, văn chương đích thực thì ko ai công nhận. Có lẽ đây cũng là hiện thực về văn chương thời đó. Nobita và Doraemon nghĩ rằng ông ấy sẽ bỏ nghề, ko ngờ ông ấy vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, và cuối cùng đã thành công. " Ko bao giờ nên từ bỏ niềm đam mê, khó khăn thế nào rồi cũng sẽ đến lúc thành công", có lẽ đây là điều ông ấy muốn gửi gắm. Còn nhiều ý nghĩa khác qua từng tập như là " bảo vệ môi trường, ko thể thay đổi quá khứ" ,.v.v..v.