App ghép mặt vào video đang tạo ra trào lưu vui vẻ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, có một số vấn đề người dùng cần lưu ý trước khi cài đặt ứng dụng này. Đầu tháng 8, mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn video ngắn, trích từ phim, trình diễn thời trang, âm nhạc... với gương mặt nhân vật chính được thay bằng ảnh của người dùng. Các ứng dụng ghép ảnh người dùng vào video đang tạo ra trào lưu trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình. Bảng mô tả dữ liệu sẽ thu thập của FacePlay cho thấy ứng dụng này đòi hỏi rất nhiều thông tin nhạy cảm. Ảnh chụp màn hình. Đối chiếu với Reface, app này chỉ theo dõi 3 loại dữ liệu, không thu thập thêm thông tin nào liên kết đến người dùng, mặc dù tính năng của 2 ứng dụng tương đồng nhau. FacePlay lại truy cập thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm, định danh người dùng dù chỉ có tính năng ghép mặt vào video. Theo Cnet, việc một ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập vào những dữ liệu không liên quan đến tính năng của nó là một dấu hiệu cảnh báo về sự vi phạm quyền riêng tư. Về vấn đề sử dụng dữ liệu khuôn mặt, cả FacePlay và Reface đều nêu trong chính sách quyền riêng tư rằng họ sẽ không thu thập, lưu trữ bất kỳ hình ảnh nào của người dùng, cam kết không chia sẻ với bên thứ 3 và sẽ xóa ảnh gốc sau khi bóc tách các chi tiết cần thiết. Tuy nhiên, từ những năm trước, khi các ứng dụng tương tự xuất hiện, một số nhà nghiên cứu bảo mật đã cảnh báo người dùng thận trọng trong việc trao dữ liệu cho bên thứ 3. Theo Tiến sĩ Jose Lineros, chuyên gia an ninh mạng đang làm việc tại Đại học Bắc Texas, thật khó để thực hiện các hoạt động trực tuyến mà không thu thập dữ liệu cá nhân. "Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của thế giới AI và học máy", ông đánh giá, đồng thời thừa nhận rằng bản thân mình "không chắc đã bị lấy đi điều gì" khi chấp nhận sử dụng app hoán đổi khuôn mặt. Trước đây, Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer từng yêu cầu nhà chức trách Mỹ điều tra ứng dụng FaceApp, ứng dụng có tính năng ghép mặt và yêu cầu quyền tương tự FacePlay. Ông cho rằng phần mềm này có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư và an ninh quốc gia. Theo CNN, hàng loạt nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ cảnh báo ứng dụng FaceApp có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020. Dễ nhầm lẫn Thao tác trên các ứng dụng tương đối giống nhau. Các bước chính gồm chụp hoặc tải lên ảnh khuôn mặt của người sử dụng, chọn mẫu video yêu thích để ghép, cuối cùng là lưu lại hoặc chia sẻ tức thời qua mạng xã hội. Dù được xếp vào danh mục miễn phí, các app này luôn kèm theo gói mua hàng trong ứng dụng để mở khóa đầy đủ tính năng hoặc xóa quảng cáo. Cách thiết kế giao diện rất dễ khiến cho người dùng nhầm lẫn chọn mua. Nếu không chú ý, người dùng sẽ vô tình đăng ký trả phí cho ứng dụng. Ảnh chụp màn hình. Ngay sau bước thêm khuôn mặt, ứng dụng bật ra khung mời gọi đăng ký thuê bao theo tuần hoặc năm, đồng thời chọn sẵn. Nếu người dùng không chú ý, nhấn vào nút tiếp tục sẽ được đưa ngay đến bước xác nhận trả phí trên App Store. Nút x để đóng khung này được thiết kế rất nhỏ, khó nhìn thấy ở phía trên. Đặc biệt trên FacePlay, các khung quảng cáo được thiết kế giống với các mẫu video, từ kích thước đến hình dạng và đặt xen lẫn. Điểm khác biệt rất nhỏ là ký tự "ad" ở góc trên, người dùng rất khó nhận ra.
Thấy anh chị em trên fb hô hào sợ bị lấy ảnh ghép vô clip sex mất giá. Nhưng mà mình phải có cái gì để đáng giá người ta ghép fake chứ…ví dụ bà cô mình gơn 50t rồi cũng kêu ôi t sợ nhỡ nó lấy mặt tao ghép clip đồi truỵ thì sao?
Nãy có bà đăng stt trên fb kiểu “app ghép mặt có thể lấy trộm thông tin trong máy đt của mình, ai chơi app ghép mặt mấy hôm nữa có thằng tống tiền doạ tung clip sex lên ráng chịu, google search “deep fake” đi” T vào cmt: “chị ơi cấp quyền cho app lấy thông tin cá nhân với ghép mặt của deep fake nó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, ví dụ hình ảnh chị đăng công khai đầy trên fb của chị giờ em copy về ghép deep fake cũng đc chứ cần quái gì chị phải tải cái app nào em mới ghép được” Y như rằng con mụ lồng lộn lên cả vú lấp miệng em, t thì nhận ra mình đã sai lầm khi giải thích cho người không hiểu