[Zing] Fan Việt 'quay xe' đu anh trai quốc nội, sau 16 năm mê idol Kpop

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Trẫm Của Các Khanh, 25/10/24.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Trẫm Của Các Khanh

    Trẫm Của Các Khanh Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    14/1/24
    Bài viết:
    732
    Anh trai "say hi", Anh trai vượt ngàn chông gai đang đưa khán giả Việt đến gần âm nhạc, nghệ sĩ Việt hơn. Văn hóa fandom, thần tượng idol quốc nội cũng đang phát triển mạnh.

    [​IMG]

    Nguyễn Phương Thảo (29 tuổi, Hà Nội) trở về khách sạn vào lúc 12h30, sau khi xem đêm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP.HCM hôm 19/10. Sau 5 tiếng xem, hát, quẩy và hò hét hết mình, Thảo không hề thấy mệt.

    Cô dành mấy tiếng đồng hồ sau đó để xem đi xem lại các video, đăng status và story, lướt mạng xã hội, chia sẻ clip… Tất cả nội dung đều xoay quanh buổi biểu diễn. "Tôi cảm thấy hơi mỏi chân và tai cũng ù đi vì hò hét, nhưng cảm xúc 'đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới' chưa từng có. Ước gì concert kéo dài thêm mấy tiếng nữa", cô nói.

    Sự hưng phấn đó khiến Thảo thức đến 4h sáng.

    Đêm 19/10, concert của hai chương trình âm nhạc Anh trai "say hi" và Anh trai vượt ngàn chông gai cùng diễn ra tại TP.HCM. Nhiều khán giả chia sẻ họ chưa bao giờ được trải nghiệm những bữa tiệc âm nhạc hoành tráng, công phu đến như vậy của các nghệ sĩ Việt.

    Những ngày tiếp theo, cuộc thảo luận về hai concert này vẫn rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội. Các nghệ sĩ - nhiều trong số này còn trẻ, ở độ tuổi Gen Z - liên tục được nhắc tên, khen ngợi tài năng. Không ít khán giả trước đây vốn chỉ quen thần tượng các ngôi sao nước ngoài, nay bắt đầu "quay xe" đu idol quốc nội. Giờ đây, nhắc đến văn hóa fandom, mọi người không còn mặc định đó là Kpop vì cộng đồng fan Việt đu idol Việt cũng đang ngày càng lớn mạnh, chịu chơi và chịu chi hơn.

    Chia sẻ với Tri Thức - Znews, ông Tất Hữu Đăng Khoa, cựu Giám đốc âm nhạc của TikTok Vietnam, cho rằng đã có sự thay đổi thị hiếu rõ nét trong thị trường âm nhạc Việt Nam. Theo ông, khán giả hiện tại yêu thích những chương trình thực tế tập thể gồm nhiều nghệ sỹ; cùng xây dựng những điều hay ho, tốt đẹp; nhưng cũng phải có sự cạnh tranh.

    "Yếu tố 'tinh thần dân tộc' đang là điểm thu hút đối với tất cả khán giả ở mọi độ tuổi, đây là tính hiệu tốt đối với gu thưởng thức của khán giả", ông Khoa nhận định.



    [​IMG]

    Các ca sĩ chụp ảnh cùng khán giả tại concert Anh trai "say hi". Ảnh: Anh trai "say hi".

    Xu hướng tất yếu

    Fandom là cụm từ chỉ cộng đồng người hâm mộ của một thần tượng. Khi ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, cụm từ này cũng dần gắn liền với văn hóa thần tượng của nước này.

    Tại Việt Nam, văn hóa fandom từng không được chú ý quá nhiều, dù các nghệ sĩ lớn vẫn có lượng fan hùng hậu và khá gắn kết. Nhưng sau thành công của Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai "say hi", hiện tượng này được quan tâm nhiều hơn. Khán giả của các nghệ sĩ trong hai chương trình này không chỉ đơn giản là những người xem thưởng thức các tiết mục nghệ thuật, mà còn kết nối với nhau thành các cộng đồng người hâm mộ.

    Khi ở trong một fandom, người hâm mộ không đơn giản là chỉ thường xuyên dành thời gian và nguồn lực cho những người nổi tiếng họ yêu thích, mà còn thể hiện tình yêu đó thông qua các hoạt động có tính tổ chức, hệ thống hơn và dựa trên cộng đồng.



    [​IMG]

    [​IMG]


    Nghệ sĩ tặng quà, fan dựng food truck ở concert Anh trai "say hi". Ảnh: Anh trai "say hi".

    Tại chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, người hâm mộ thường gửi các food truck - chiếc xe đồ ăn, nước uống, quà tặng để ủng hộ thần tượng - đến cho 33 anh tài. Còn tại concert Anh trai "say hi", food truck cũng được dựng kín ở lối vào. Hàng trăm người hâm mộ vây kín những chiếc xe được trang trí bằng hoa tươi, bóng bay khi các anh trai xuất hiện để giao lưu cùng khán giả trong những ngày tổng duyệt sân khấu trước concert.

    "Thị trường" card bo góc - chiếc photocard in ảnh thần tượng - của anh trai, anh tài cũng bắt đầu sôi động trong các fandom. Sau concert Anh trai vượt ngàn chông gai, Phương Thảo và nhiều khán giả đã đăng bài tìm kiếm card bo góc - thứ được phát ở concert - của nghệ sĩ mình mến mộ. "Thay vì bán, mọi người thường trao đổi hoặc tặng card bo góc cho nhau", Thảo cho biết.

    Các fandom cũng thường đăng tải lịch trình biểu diễn của thần tượng để người hâm mộ có thể theo dõi và cổ vũ. Một số cộng đồng fan còn nêu các cách ủng hộ idol như tặng quà cho nghệ sĩ, làm project, vote cho nghệ sĩ tại các giải thưởng, bảo vệ idol một cách văn minh...

    Theo ông Đăng Khoa, sự hình thành, phát triển nhanh của văn hóa fandom tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. "Điều đó đã và đang diễn ra ở các nước khác và ngành giải trí Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi tin là với dân số trẻ của nước ta hiện nay, các fandom của nghệ sỹ Việt có thể hình thành muộn, nhưng chắc chắn sẽ phát triển nhanh chóng, sôi nổi hơn các nước khác trong thời gian tới".





    Concert Anh trai vượt ngàn chông gai công bố bán được 20.000 vé. Ảnh: Phương Lâm.

    "Chưa bao giờ thuộc nhạc Việt nhiều như vậy"

    Văn hóa fandom dành cho nghệ sĩ Việt nhìn chung có nhiều nét tương đồng với nền công nghiệp Kpop. Food truck, card bo góc, đu lịch trình... là những thuật ngữ đều xuất phát từ văn hóa thần tượng Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, các fandom đang phát triển của các nghệ sĩ Việt cũng có nhiều nét riêng.

    Nguyễn Lê Thục Quyên (19 tuổi, TP.HCM) cho biết điểm khác biệt lớn nhất khi đu idol quốc tế và idol quốc nội là khả năng tương tác và cảm giác thân thuộc. "Thần tượng Việt Nam tất nhiên sẽ có nhiều sự tương tác với fan club hơn. Ngoài ra, cũng không có bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào nên đu idol trong nước cảm giác sẽ thân thuộc hơn nhiều".



    [​IMG]

    Thục Quyên tham gia concert Anh trai "say hi" ở TP.HCM. Ảnh: NVCC.

    Quyên đã mua vé đi xem concert Anh trai "say hi" và cảm thấy rất bất ngờ, ấn tượng. "Là fan Kpop lâu năm, lần đầu đi đu idol quốc nội, mình thực sự đã phải ồ lên vì idol Việt giờ đỉnh quá".

    Còn với Lê Uyên, người đã xem concert Anh trai vượt ngàn chông gai, cô cảm thấy "xứng đáng và tự hào khi quay xe đu idol quốc nội sau 16 năm đam mê Kpop". "Tôi nhảy và hát không thiếu một phút nào, có lẽ cả đời chưa bao giờ thuộc nhạc Việt nhiều như vậy", cô chia sẻ cảm xúc sau đêm diễn ngày 19/10.

    Tương tư như khi hâm mộ nghệ sĩ Hàn Quốc, giờ đây Uyên cũng tham gia vào các hội nhóm thần tượng ca sĩ Việt, đọc mọi tin tức liên quan đến idol, ship OTP - ghép cặp các idol với nhau.

    Từng tham dự nhiều concert của nghệ sĩ quốc tế, Uyên chỉ ra nhiều điểm khác biệt trong việc đu idol nước ngoài và trong nước. "Với idol quốc tế, giữa fan và idol sẽ có khoảng cách nhất định vì Kpop đã là một ngành công nghiệp. Idol quốc tế họ có quá nhiều fan và biết rõ mình phải làm gì. Mối quan hệ giữa fan và idol là cho và nhận một cách công bằng".



    [​IMG]

    Khán giả theo dõi concert Anh trai vượt ngàn chông gai. Ảnh: Phương Lâm.

    Với các anh tài, Uyên cảm giác trong ngày diễn ra concert, khán giả được nhận lại nhiều hơn. "Từ việc giao lưu, tặng quà và trình diễn, các nghệ sĩ đều rất gần gũi như những anh trai hàng xóm vậy".

    Uyên còn cảm thấy các nghệ sĩ Việt Nam đang rất thích thú với văn hoá fandom, nên sự tương tác với người hâm mộ trở nên tích cực và tự nhiên hơn. "Đây cũng là điểm tôi thích nhất khi đu idol trong nước", cô nói.

    Ông Đăng Khoa cho rằng fan Việt nếu hâm mộ nghệ sỹ Việt chắc chắn "sướng hơn nhiều" khi thần tượng nghệ sỹ quốc tế. Nghệ sỹ Việt thân thiện, dễ tiếp cận hơn và họ cũng dành nhiều thời gian tương tác với fan hơn. Điều này rất dễ thấy khi fan tham gia broadcast, group social của nghệ sỹ trong nước.

    "Nếu có mục đích 'săn' gặp trực tiếp nghệ sỹ Việt, bạn cũng sẽ thấy nó dễ dàng hơn rất nhiều. Và khi đã gặp họ rồi, bạn sẽ nhận ra mức độ thân thiện và nhiệt tình của các idol quốc nội đối với fan", ông Khoa cho hay.

    https://lifestyle.znews.vn/fan-viet...-noi-sau-16-nam-me-idol-kpop-post1506070.html
     
  2. Trẫm Của Các Khanh

    Trẫm Của Các Khanh Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    14/1/24
    Bài viết:
    732
    K-pop: Công cụ tư tưởng của chủ nghĩa tư bản Hàn Quốc

    K-pop, một công cụ tinh vi và nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền Hàn Quốc .

    K-pop, hay nhạc pop Hàn Quốc, đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khi phân tích qua lăng kính Chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta có thể thấy K-pop không chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí của giới trẻ, mà còn là một công cụ tư tưởng tinh vi của chủ nghĩa tư bản Hàn Quốc nhằm mục đích che đậy các mâu thuẫn giai cấp ở trong nước và mở rộng phạm vi bành trướng của chủ nghĩa đế quốc văn hóa.

    [​IMG]
    K-pop không chỉ đơn thuần là một trào lưu âm nhạc, mà là một vũ khí văn hóa được chế tạo tỉ mỉ bởi bộ máy tuyên truyền của nhà nước tư sản Hàn Quốc và các tập đoàn tư bản độc quyền

    1. Bối cảnh ra đời của K-pop

    Sự ra đời và phát triển của K-pop gắn liền với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Khi các ngành công nghiệp truyền thống gặp khó khăn, giai cấp tư sản Hàn Quốc đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư vào ngành công nghiệp văn hóa, trong đó bao gồm cả K-pop.

    Nguồn gốc của K-poop có thể được truy nguyên từ giai đoạn công nghiệp hóa mạnh mẽ của Hàn Quốc từ những năm 1950 đến 1980. Trong khoảng thời gian này, nhà nước Hàn Quốc, dưới sự chỉ đạo của các chế độ độc tài quân sự, chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp nặng nhằm mục đích xuất khẩu. Văn hóa đại chúng, bao gồm âm nhạc, chủ yếu được nhập khẩu từ phương Tây hoặc bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước để phục vụ mục đích tuyên truyền. Tuy nhiên, chính sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn này đã hình thành nên một tầng lớp trung lưu đô thị, là cơ sở cho sự phát triển sau này của thị trường giải trí nội địa.

    Bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của K-pop đến vào những năm 1990, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Cuộc khủng hoảng này đã buộc Hàn Quốc phải đánh giá lại mô hình phát triển kinh tế của mình. Nhận thấy sự cần thiết phải đa dạng hóa nền kinh tế và tìm kiếm các nguồn tích lũy tư bản mới, chính phủ tư sản Hàn Quốc bắt đầu chuyển hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có âm nhạc. Đây là sự chuyển hướng có chủ đích của tư bản độc quyền nhà nước Hàn Quốc.

    Giai đoạn bùng nổ thực sự của K-pop bắt đầu từ những năm 2000 và kéo dài cho đến hiện tại. Chính phủ Hàn Quốc đã biến "Hallyu" (Làn sóng Hàn Quốc) trở thành một chiến lược cấp quốc gia, hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, đặc biệt là K-pop. Các tập đoàn giải trí lớn như SM Entertainment, YG Entertainment, và JYP Entertainment dần dần được hình thành, hoạt động như những "nhà máy idol" với sự hậu thuẫn của nhà nước và tư bản tài chính. K-pop nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu chủ chốt của Hàn Quốc.

    2. Mô hình sản xuất công nghiệp hóa của K-pop

    [​IMG]
    Đằng sau vẻ ngoài lấp lánh và những giai điệu bắt tai là một hệ thống bóc lột lao động tinh vi và tàn nhẫn, phản ánh sâu sắc bản chất của chủ nghĩa tư bản trong thời đại mới.

    Đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng và sôi động của cái gọi là “làn sóng Hallyu”, là một mô hình sản xuất công nghiệp hóa khắc nghiệt, phản ánh sâu sắc sự tha hóa lao động trong lĩnh vực văn hóa dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

    Trung tâm của mô hình này là các "nhà máy idol" - tên gọi chung cho các tập đoàn giải trí lớn của Hàn Quốc như SM Entertainment, YG Entertainment, và HYBE. Những công ty này vận hành theo nguyên tắc sản xuất dây chuyền, áp dụng logic của sản xuất công nghiệp vào quá trình tạo nên các nghệ sĩ K-pop.

    Quá trình này bắt đầu với việc "thu mua nguyên liệu thô" dưới hình thức các buổi thử giọng quy mô lớn, nơi hàng nghìn thanh thiếu niên trên toàn quốc bị đánh giá như những hàng hóa trên băng chuyền. Những cá nhân may mắn (hay đúng hơn là bất hạnh) được chọn sẽ bước vào giai đoạn "chế biến" - một quá trình đào tạo kéo dài nhiều năm, được thiết kế để "định hình" họ theo tiêu chuẩn của công ty. Trong giai đoạn này, các thực tập sinh phải trải qua một lịch trình khắc nghiệt, bao gồm các bài tập về thanh nhạc, vũ đạo, diễn xuất, và thậm chí cả cách cư xử trước công chúng. Họ bị tước đoạt đi tuổi thơ và tuổi trẻ của mình, bị ép buộc phải từ bỏ bản sắc cá nhân để phù hợp với khuôn mẫu "idol hoàn hảo" do công ty áp đặt.

    Giai đoạn "sản xuất" bắt đầu khi một nhóm nhạc được chính thức thành lập và ra mắt. Tại đây, chúng ta chứng kiến sự tước đoạt quyền kiểm soát sáng tạo một cách triệt để. Các idol hầu như không có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết định về sản phẩm âm nhạc, hình ảnh, hay thậm chí cả đời sống cá nhân của chính mình. Mọi khía cạnh đều được kiểm soát chặt chẽ bởi công ty, từ giai điệu và lời bài hát cho đến trang phục và phong cách biểu diễn. Người nghệ sĩ trở thành những "công nhân văn hóa" thực thụ, thực hiện các nhiệm vụ được giao mà không hề có không gian cho sự sáng tạo cá nhân.

    Sự tha hóa lao động trong mô hình này thể hiện rõ qua việc tách rời người lao động khỏi sản phẩm lao động của họ. Các idol không có quyền sở hữu sản phẩm âm nhạc họ trình bày, không có quyền kiểm soát hình ảnh mà họ thể hiện ra bên ngoài, và thậm chí không có quyền quyết định về cuộc sống riêng tư của mình. Họ bị biến thành hàng hóa, được "đóng gói" và "tiếp thị" theo cách mà công ty cho là sẽ tối đa hóa lợi nhuận. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người nghệ sĩ mà còn làm suy giảm giá trị nghệ thuật đích thực của âm nhạc.

    [​IMG]
    Mô hình đào tạo và quản lý nghệ sĩ K-pop phản ánh rõ nét quan hệ lao động bóc lột trong xã hội tư bản.

    Hệ thống lò đào tạo thực tập sinh của K-pop là một hình thức bóc lột lao động trắng trợn. Hàng nghìn thanh thiếu niên Hàn Quốc bị lôi kéo vào hệ thống này với hy vọng trở thành ngôi sao ca nhạc, nhưng hầu hết họ phải chịu đựng điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt, bị ràng buộc bởi các "hợp đồng nô lệ" với một tương lai đầy bất định. Đây chính là biểu hiện của "đội quân dự bị công nghiệp" trong lĩnh vực giải trí Hàn Quốc, tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt và duy trì mức độ bóc lột cao độ.
    Sự bóc lột về tài chính trong hệ thống này cực kỳ tinh vi và tàn nhẫn: thực tập sinh thường phải gánh chịu 100% chi phí đào tạo, thiết lập nên một hệ thống nợ nần ràng buộc họ với công ty. Ngay cả khi may mắn được ra mắt, nhiều nghệ sĩ phải mất nhiều năm mới có thể trả hết "nợ" cho công ty chủ quản. Hệ thống chia sẻ lợi nhuận cũng nghiêng hẳn về phía tư bản, khi mà nghệ sĩ chỉ nhận được một phần rất nhỏ từ thành công của chính mình.

    Hệ thống “thực tập sinh” của K-pop tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt, nơi các nghệ sĩ trẻ buộc phải đấu tranh với nhau để giành lấy cơ hội ra mắt công chúng. Điều này không chỉ gây ra áp lực tâm lý to lớn đối với cá nhân các nghệ sĩ mà còn làm suy yếu tình đoàn kết giai cấp giữa những người lao động trong ngành công nghiệp giải trí. Thay vì đoàn kết để đấu tranh cho quyền lợi chung, họ bị đẩy vào tình trạng cạnh tranh lẫn nhau không ngừng nghỉ nhằm phục vụ lợi ích của giới tư bản.

    [​IMG]
    Hàng ngàn thanh niên bị lừa gạt bởi giấc mơ hão huyền về sự nổi tiếng, đã trở thành nô lệ trong "hệ thống thực tập sinh" - một hình thức bóc lột lao động trắng trợn được hợp pháp hóa.

    Sự tiêu chuẩn hóa cao độ trong K-pop là một biểu hiện khác của logic sản xuất công nghiệp. Các bài hát K-pop thường tuân theo những công thức nhất định (và lặp đi lặp lại) về cấu trúc, giai điệu và lời bài hát nhằm tạo nên tính "bắt tai" và dễ tiêu thụ. Hình ảnh của các idol cũng được định hình theo các nguyên mẫu cố định (dễ thương, gợi cảm, mạnh mẽ...) để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các màn biểu diễn trên sân khấu được lên kế hoạch chi tiết đến từng động tác, không có chỗ cho sự tự phát hay biểu đạt cá nhân. Kết quả là một sản phẩm văn hóa được chuẩn hóa cao độ, phản ánh logic của sản xuất hàng loạt chứ không phải là sự đa dạng và phong phú của biểu đạt nghệ thuật.

    Mô hình sản xuất này cho phép các công ty giải trí tích lũy tư bản nhanh chóng thông qua việc khai thác triệt để giá trị thặng dư từ lao động của các idol. Các công ty này không chỉ thu lợi nhuận từ hoạt động âm nhạc mà còn tạo ra "giá trị thương hiệu" dựa trên sự nổi tiếng của idol, cho phép họ bán các sản phẩm phái sinh với giá cao. Sự mở rộng thị trường toàn cầu của K-pop cũng tạo ra nguồn lợi nhuận mới từ các thị trường nước ngoài, qua đó đẩy mạnh hơn nữa quá trình tích lũy tư bản.

    3. K-pop và vấn đề ý thức hệ

    [​IMG]
    Thông qua lời bài hát và hình ảnh, K-pop truyền bá các giá trị tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng sa đọa và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ.

    Nội dung của K-pop thường xoay quanh các chủ đề về tình yêu đôi lứa, lối sống xa hoa, và những giấc mơ thành công cá nhân. Những nội dung này phản ánh ý thức hệ tư sản, góp phần chuyển hướng sự chú ý của quần chúng khỏi những vấn đề nghiêm trọng trong xã hội tư bản như bất bình đẳng, áp bức giai cấp, và bóc lột lao động. K-pop đóng vai trò như một thứ "thuốc phiện tinh thần" mới, ru ngủ ý thức giai cấp của người lao động, nuôi dưỡng ảo tưởng về sự thăng tiến xã hội thông qua tài năng và nỗ lực cá nhân, che đậy thực tế về bất bình đẳng cơ cấu trong xã hội tư bản.

    Bên cạnh đó, không thể bỏ qua vai trò của K-pop trong việc tạo ra và duy trì cái gọi là "văn hóa thần tượng" không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên phạm vi toàn cầu. "Văn hóa thần tượng" không chỉ đảm bảo một nguồn tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm văn hóa, mà còn tạo ra một hình thức "tôn giáo thời hiện đại". Sự tôn sùng thần tượng chuyển hướng năng lượng và nhiệt huyết của giới trẻ từ các hoạt động chính trị và xã hội thiết thực sang việc hâm mộ và tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc đại chúng, góp phần làm suy yếu ý thức giai cấp và tinh thần đấu tranh cách mạng của họ.

    4. K-pop và chủ nghĩa đế quốc văn hóa

    [​IMG]
    K-pop tạo ra hình ảnh hào nhoáng về một Hàn Quốc hiện đại, thịnh vượng - che giấu sự thật về bóc lột, áp bức và bất công trong xã hội Hàn Quốc.

    Sự bành trướng toàn cầu của K-pop là một biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong thời đại tư bản chủ nghĩa toàn cầu hóa. Dưới vỏ bọc "trao đổi văn hóa", K-pop thực chất đang phục vụ cho lợi ích của tư bản Hàn Quốc và phương Tây trong quá trình mở rộng ảnh hưởng văn hóa, kinh tế và chính trị trên toàn thế giới.

    Trước hết, K-pop đóng vai trò như một "đội quân tiên phong" trong chiến lược xâm nhập thị trường của tư bản Hàn Quốc. Nhờ vào việc tạo ra sự yêu thích đối với văn hóa Hàn Quốc, K-pop mở đường cho sự thâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ khác từ Hàn Quốc, từ mỹ phẩm, thời trang cho đến điện thoại thông minh và ô tô. Đây chính là biểu hiện của "quyền lực mềm" trong chiến lược bành trướng của chủ nghĩa tư bản.

    Thứ hai, sự lan tỏa của K-pop góp phần áp đặt các giá trị và chuẩn mực văn hóa của tư bản Hàn Quốc lên các nền văn hóa khác. Từ quan niệm về thẩm mỹ, ngoại hình cho đến quan niệm về thành công và hạnh phúc, K-pop đang tạo ra một "chuẩn mực toàn cầu" mới, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Điều này xâm phạm nghiêm trọng bản sắc văn hóa địa phương và dẫn tới tình trạng đồng nhất hóa văn hóa theo mô hình tư bản chủ nghĩa.

    Thứ ba, sự thâm nhập của K-pop vào các nền văn hóa khác thường đi kèm với việc áp đặt các mô hình sản xuất và tiêu thụ văn hóa theo kiểu Hàn Quốc. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc ngành công nghiệp giải trí ở nhiều nước, thường theo hướng có lợi cho các tập đoàn giải trí lớn và gây bất lợi cho các nghệ sĩ độc lập cũng như các nền văn hóa địa phương.

    Cuối cùng, K-poop cũng đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu trong cuộc cạnh tranh giữa các đế quốc về ảnh hưởng văn hóa. Sự phổ biến của K-pop không chỉ phục vụ lợi ích của tư bản Hàn Quốc mà còn góp phần quan trọng vào chiến lược của đế quốc Mỹ nhằm duy trì ảnh hưởng văn hóa ở châu Á, đối trọng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

    5. K-pop và vấn đề bình đẳng giới

    [​IMG]
    Đằng sau vẻ ngoài hiện đại và "cấp tiến", K-pop thực chất đang góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng giới, phản ánh và củng cố những định kiến và áp bức giới sâu sắc trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

    Sự phát triển của K-pop góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề bình đẳng giới trong xã hội Hàn Quốc. Hình ảnh của các nghệ sĩ nữ bị tình dục hóa và thương mại hóa, trong khi các tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế được áp đặt lên cả nam và nữ. Điều này không chỉ củng cố các định kiến giới tiêu cực mà còn tạo ra áp lực tâm lý lớn cho giới trẻ.

    Trước hết, K-pop tái sản sinh và củng cố các chuẩn mực sắc đẹp phi thực tế và có tính áp bức. Đối với nữ idol, áp lực phải duy trì vóc dáng "chuẩn mực" (thường là cực kỳ gầy) và gương mặt hoàn hảo (thường là kết quả của phẫu thuật thẩm mỹ) là rất lớn. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chính các nghệ sĩ mà còn tạo ra những kỳ vọng phi thực tế về vẻ đẹp nữ giới trong xã hội nói chung.

    Thứ hai, K-pop thường xuyên khai thác và thương mại hóa hình ảnh giới tính. Đặc biệt đối với các nhóm nhạc nữ, việc sử dụng trang phục gợi cảm và vũ đạo khiêu gợi là cực kỳ phổ biến nhằm mục đích thu hút sự chú ý và thúc đẩy doanh số. Điều này góp phần củng cố quan niệm sai lệch rằng giá trị của phụ nữ chỉ nằm ở ngoại hình và khả năng thu hút tình dục.

    Thứ ba, K-pop củng cố các khuôn mẫu giới truyền thống trong cách thể hiện tính cách và hành vi của idol. Nữ idol thường được kỳ vọng phải "dễ thương", "ngoan ngoãn" và "nữ tính", trong khi nam idol được khuyến khích thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin và chủ động. Điều này không chỉ hạn chế sự đa dạng trong biểu đạt bản thân của các nghệ sĩ mà còn củng cố những định kiến giới có hại trong xã hội nói chung.

    Ngoài ra, cấu trúc quyền lực trong ngành công nghiệp K-pop phản ánh rõ nét sự bất bình đẳng giới trong xã hội tư bản Hàn Quốc. Phần lớn các vị trí quyền lực trong các công ty giải trí, từ giám đốc điều hành đến các nhà sản xuất và đạo diễn, đều do nam giới nắm giữ. Điều này dẫn đến tình trạng phụ nữ, đặc biệt là nữ idol, thường bị đặt trong vị thế bị động và dễ bị lợi dụng. Các vụ bê bối liên quan đến quấy rối tình dục và bóc lột trong ngành công nghiệp K-pop là minh chứng cho tình trạng này.

    6. Tổng kết

    Tóm lại, K-pop là một công cụ tư tưởng tinh vi của chủ nghĩa tư bản Hàn Quốc, với mục đích duy trì hệ thống bóc lột và mở rộng phạm vi bành trướng của chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Nó không chỉ phản ánh mà còn tái sản sinh và củng cố các mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

    Chỉ đến khi hệ thống tư bản chủ nghĩa được xóa bỏ hoàn toàn, chúng ta mới có thể tạo ra một nền văn hóa đại chúng tự do, đa dạng và phong phú, mà không còn bị chi phối bởi lợi nhuận. Chỉ khi ấy, âm nhạc và nghệ thuật mới có thể thực sự trở thành phương tiện để con người tự do biểu đạt và phát triển toàn diện, thay vì chỉ là công cụ bóc lột và kiểm soát của giai cấp thống trị.

    https://spiderum.com/bai-dang/K-pop-Cong-cu-tu-tuong-cua-chu-nghia-tu-ban-Han-Quoc-gEtXr0pRLgBH
     
  3. nhat399

    nhat399 シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    9,705
    Đúng là 10 điểm môn triết học nói chuyện có khác chkkwho-png
     
  4. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,169
    Nơi ở:
    nhà
    Bài gốc có hay viết thêm vô fence?
     
  5. Hổ mập

    Hổ mập One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    14/12/22
    Bài viết:
    7,523
    Nơi ở:
    Gầm cầu Phú Mỹ
    spiderum giờ cho mấy thằng xàm lồz viết bài vậy
     
    Mèo bệnh thích bài này.
  6. nhat399

    nhat399 シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    9,705
    Đâu tôi chỉ trích từ bài ở trên của chủ thớt mà có thêm bớt gì đâu chỉ in đậm với gạch đít thôi chkkwho-png
     
  7. Kinas

    Kinas GVN Hero GVN CHAMPION Moderator ♞ Blade Knight ♞

    Tham gia ngày:
    14/6/03
    Bài viết:
    53,193
    Nơi ở:
    WwW.GaMeVn.CoM
    Có trong bài kìa, bold hẳn hoi
     
  8. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,169
    Nơi ở:
    nhà
    Mà thôi bàn anh trai 2 topic rồi, khóa nghen, vô topic cũ bàn.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này