Hoàng tử Anh đến Việt Nam vào tháng 11 20:54 23/09/2016 Hoàng tử William sẽ lưu lại Việt Nam 2 ngày nhưng không đi cùng công nương Kate Middleton và hai con. Daily Mail đưa tin hoàng tử William sẽ đến Hà Nội vào ngày 17/11 để tham dự Hội nghị về nạn Mua bán Động vật hoang dã Quốc tế (IWTC) lần thứ 3 theo lời mời của Văn phòng Khối Thịnh vượng chung và Hải ngoại Anh. Thông tin trên được đích thân hoàng tử William xác nhận trong sự kiện hôm 22/9 của Tusk Trust, một tổ chức phi lợi nhuận của Anh hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là voi châu Phi. Hoàng tử William phát biểu tại hội nghị về mua bán động vật hoang dã trái phép diễn ra ở London năm 2014. Ảnh: AFP/Getty. Hoàng tử William hiện là chủ tịch của chương trình United for Wildlife (Đoàn kết vì động vật hoang dã) do Quỹ Hoàng gia Anh bảo trợ. Trong chuyến đi này, công tước xứ Cambridge sẽ có các cuộc trao đổi với người dân cũng như các quan chức ngành bảo tồn ở Việt Nam. Chuyến đi lần này của hoàng tử William sẽ không có công nương Kate Middleton và hai con đi cùng. Trước đó, Công nương Middleton cũng thông báo sẽ có chuyến đi nước ngoài đầu tiên mà không có hoàng tử Anh vào tháng tới ở Hà Lan. Hoàng tử William vốn được biết đến là người hoạt động tích cực trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã. Năm 2014, anh cùng cha là thái tử Charles và em trai là hoàng tử Harry tham dự hội nghị IWTC đầu tiên ở London. Tại đây, hoàng tử William đã có bài phát biểu xúc động về vấn nạn mua bán động vật hoang dã trái phép.
Ez life . Sáng dậy có người bookoo cho rồi nhét xúc xích vào mồm. Mặc quần áo uống trà đến chiều. Phát biểu tại hội nghị động vật hoang dã.(có thằng chuẩn bị sẵn diễn văn) Tối đến liên hoan húp tí nước súp rồi ăn sò lông.
Thái tử Charles sau vụ Diana mất uy tín trầm trọng. Để nối ngôi thì uy tín hoàng gia giảm. Uy tín giảm thì đám rân chủ đòi phế vì mỗi năm chính phủ phải cấp tiền cho hoàng gia từ thuế của dân. Còn chức vị giờ có quyền lực méo đâu, chỉ đứng chụp hình, tham gia các event lớn. Hết.
Nghe bảo bọn Anh tính khi nào Nữ hoàng băng hà cũng giải tán hoàng gia, cho thành quý tộc thông thường thì phải.
Khối tài sản của Nữ hoàng Anh Elizabeth II 09:44 07/05/2016 1 Nữ hoàng Elizabeth II không chỉ là là vị vua trị vì lâu nhất lịch sử Vương quốc Anh, bà còn sở hữu một khối tài sản lớn, chủ yếu là bất động sản. Năm nay, Nữ hoàng Elizabeth II bước sang tuổi 90 với 64 năm tại vị trên ngai vàng. Tài sản của bà được chia thành hai loại, thuộc sở hữu cá nhân và tài sản thuộc về người trị vì vương quốc - chủ yếu là công ty bất động sản Hoàng gia Anh Crown Estate và khu đất Duchy of Lancaster, dù nữ hoàng không được bán các tài sản này. Ảnh: Reuters Sandringham House, dinh thự hoàng gia ở hạt Norfolk, thuộc sở hữu riêng của Nữ hoàng Elizabeth, thừa hưởng từ người cha quá cố, vua George VI. Ảnh: Ian Jones Bà còn thừa kế từ cha mình lâu đài Balmoral ở Aberdeenshire, Scotland. Một sự cố đã xảy đến với gia đình Hoàng gia năm 1936 khi vua Edward VIII thoái vị. George VI, cha của Nữ hoàng Elizabeth II, lên ngôi nhưng không được thừa hưởng lâu đài Balmoral và khu bất động sản Sandringham. Vì vậy, ông đã phải mua lại những tài sản này từ anh trai mình. Ảnh: Ian Jones. Nữ hoàng sở hữu khu bất động sản Duchy of Lancaster rộng 18.433 hecta. Đây được coi là tài sản thuộc sở hữu cá nhân của nữ hoàng, mặc dù bà không có quyền bán nó. Nữ hoàng lấy nguồn thu từ các tài sản này để trả cho những chi phí cá nhân và công cộng. Một phần thu nhập đáng kể của bà còn đến từ bất động sản Savoy, bao gồm khu vực nằm giữa đường Strand ở phía bắc, dinh thự Somerset ở phía đông, đường Embankment ở phía nam, và khách sạn Savoy ở phía tây. Ảnh: REX Duchy of Lancaster bao gồm cả khu đất nông nghiệp ở Anh và xứ Wales. Nó trải dài qua hạt Cheshire, Lancashire, Yorkshire, Staffordshire và miền Nam, gồm cả ngôi làng Castleton ở Peak District. Ảnh: Getty Hàng chục di sản cổ thuộc về Duchy of Lancaster như nhà nguyện Savoy ở London, lâu đài Pickering ở Yorkshine và lâu đài Lancashire. Ảnh: Telegraph. Nữ hoàng là chủ sở hữu hợp pháp mọi thứ thuộc công ty bất động sản Hoàng gia Crown Estate, nhưng không có quyền quản lý hoặc kiểm soát và không được hưởng các khoản thu từ công ty. Crown Estate trị giá khoảng 11,5 tỷ bảng Anh (16,6 tỷ USD) thuộc về quốc vương trị vì đất nước khi họ đang tại vị, nhưng doanh thu của nó được chuyển vào kho bạc. Nó quản lý gần như toàn bộ phố Regent Street sầm uất ở thủ đô London. Ảnh: The Times Crown Estate cũng quản lý gần một nửa các tòa nhà ở phố St James's, nơi hút vốn đầu tư hiện nay khoảng 500 triệu bảng (724 triệu USD). Ảnh: Telegraph Khoảng 20 khu bán lẻ, trung tâm mua sắm và khu giải trí cũng thuộc một phần danh mục đầu tư khu vực của Crown Estate, biến nó trở thành công ty lớn thứ 4 của Vương quốc Anh trực tiếp sở hữu các khu mua sắm, bao gồm trung tâm thương mại Westgate ở thành phố Oxford, khu mua sắm Fosse ở Leicester, Princess hay ở thành phố Exeter và Crown Gate ở Worcester. Ảnh: Telegraph Cung điện Buckingham, nơi ở và làm việc của Hoàng gia Anh thuộc khu bất động sản Hoàng gia. Vì vậy, nó thuộc quyền sở hữu của quốc vương trị vì và đặt dưới sự quản lý của gia đình hoàng tộc. Ảnh: PA Windsor là lâu đài có người ở lớn nhất thế giới, cũng thuộc bất động sản Hoàng gia, thuộc về quốc vương tại vị mặc dù người này không có quyền kiểm soát hoặc hưởng lợi nhuận tài chính. Ảnh: Alamy Công viên Hoàng gia thuộc về quốc vương trị vì. Nó được quản lý bởi tổ chức Các công viên Hoàng gia, thuộc Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao, ngoại trừ Công viên lớn Windsor thuộc sở hữu của Crown Estate. Ảnh: Telegraph Quyển sách phác thảo của Nữ hoàng Victoria từ năm 1861. Bộ sưu tập Hoàng gia là một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới, chứa hàng nghìn bức tranh, bản vẽ, bản in, bức ảnh, thảm trang trí, đồ nội thất, đồ gốm, sách, đồ kim loại, áo giáp, trang sức và nhiều di vật lịch sử khác. Nó thuộc về quốc vương trị vì và không được phép bán. Ảnh: Royal Collection Bộ sưu tập này còn bao gồm những trang sức quý được trưng bày tại Tháp London. Ảnh: Royal Collection Luật pháp Vương quốc Anh quy định, quốc vương sở hữu tất cả cá voi, cá heo, cá tầm trong phạm vi 3 dặm (5 km) tính từ bờ biển của đất nước. Ảnh AFP Nữ hoàng cũng sở hữu tất cả thiên nga trắng chưa có chủ sở hữu trong vùng nước thoáng. Tuy nhiên ngày nay, chỉ những con thiên nga trên một số đoạn và nhánh của sông Thames thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng Elizabeth II.
Tiền thuế một phần thôi, chủ yếu từ lợi túc thu được qua các khối tài sản riêng của hoàng gia. Như bây giờ thì hoàng gia nó còn dùng tiền đấy đi làm từ thiện, ngoại giao, làm màu cho đất nước. Bỏ hoàng gia thì tiền ai đứa đấy tiêu nhé, hoặc nước Anh học Việt ngày xưa quốc hữu hoá lâu đài, thành quách, cho quý tộc đi cải tạo thì phất.
Thì quốc hữu hóa chứ sao. Dân đã đồng ý phế thì lãnh đạo hứa bán tài sản nữ hoàng lấy tiền sung vào quỹ phúc lợi hoặc y tế như vụ Brexit thì dân chả đồng ý gấp Không đâu, dân còn ủng hộ hoàng gia như là 1 cách hoài niệm. Ko bỏ đâu
Truyền thống khó bỏ lắm, tiền thuế lấy ra cũng chủ yếu phục vụ công tác ngoại giao - chính trị, còn ăn uống, chơi bời về lý thuyết gia đình này tự chi trả 100%.
quý tộc anh chắc cũng y như cái avatar của mình , toàn làm màu là chính cái bài báo về tài sản của nữ hoàng mình cho rằng nó chỉ là trên lí thuyết thôi, chứ tới khi nữ hoàng băng hà thì đống tài sản này sẽ quốc hữu hóa hết hoặc chia ra cho nhiều nguồn chả về được cho con cháu mấy phần cứ nhác tới tụi anh là nhớ ngay đoạn này
Thì nếu hoàng gia Anh mà đi ko khéo, cứ chọc giận dân chúng thì sớm muộn cũng có thằng chính trị gia lợi dụng. Như cái Brexit lão Cameron làm màu cho vui, ai dè thành thật đấy