100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hoá Trung Quốc

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi Chiplucky, 15/1/04.

  1. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    ĐƯỜNG THÁI TÔNG
    (Sinh năm 599 - mất năm 649)


    _ Đời Đường là triều đại hưng thịnh của xã hội phong kiến TRung Quốc. Được các học giả Tây phương so sánh với con rồng nằm trên đỉnh thái sơn, nó là một quốc gia lớn mạnh nhất hùng cứ ở đại lục Đông Á. Người an định được đế quốc hùng mạnh đó là một đế vương phong kiến hiếm hoi trong lịch sử tên là Lý Thế Dân, miếu hiệu Đường Thái Tông. Đại thi nhân Đỗ Phủ đời Đường làm thơ ca tụng Đường Thái Tông rằng:

    Thảo vị anh hùng khởi
    Âu ca lịch số quy
    Phong trần tam xích kiếm
    Xã tắc nhất nhung y
    Dực lương trinh văn đức
    Phi thừa tập võ uy
    Thánh đồ thiên quảng đại
    Tông kỳ nhật quang huy
    (Anh hùng nơi thảo dã
    Âu ca trải lối đi
    Phong trần ba thước kiếm
    Xã tắc thoát nhung y
    Sáng rực trong văn đức
    Hùng mãnh ngoài võ uy
    Mộng thánh bao la lớn
    Tông thất càng quang huy)​


    _ Bài thơ ấy đã miêu tả được hình tượng anh hùng lớn lao của Đường Thái Tông và ca ngợi công tích sáng lập vương triều Đường của ông. Thời thanh niên, ông theo cha là Lý Uyên khởi nghĩa ở Thái Nguyên, lúc đó chí anh hùng của ông đã phát, tài nhung mã của ông đã lộ, ông chinh chiến khắp vùng Nam Bắc, sau đó quét sạch quần hùng kiến lập nênvương triều Đường của họ Lý, lúc dó ông mới 21t. Năm Võ Đức thứ 9 (năm 626), khi ông 29t, dưới sự hiêpjk trợ của văn võ đại thần, ông phát động binh biến "Huyền Vũ môn", dựa vào quyền muư và võ lực mở ra con đường buớc lên ngai vàng cho mình.

    _ Đường Thái Tông trị quốc an bang, ngồi trên ngôi được 23 năm, ông có khí độ hoài bão hơn hẳn tổ tiên, ông dựa vào các đại thần Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối "cùng nhau chọn lựa thành đạo trị nước". Ông chỉnh đốn và cải cách một lotạ các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, dân tộc, văn hoá, sáng tạo cái mà được sử gọi là "Trinh Quán chi trị" hùng mạnh cường thịnh, chẳng nhũng đặt cơ sở ổn định cho 300 năm phát triển của vương triều Đường, mà còn tạo thành ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá Đường cho đến văn hoá Trung Quốc nữa.

    _ Gọi là "Trinh Quán chi trị" ở ý nghĩa nào dó cũng có thể nói đó là nền chính trị trọng dụng người hiền. Đường Thái tông soi tấm gương của sự diệt vong triều Tùy, biết rất rõ lập nên đế nghiệp đã khó mà giữ đựoc đế nghiệp ấy càng khó hơn. Ông kiên trì nguyên tắc chủ truơng "đièu quan trọng nắm quyền chính là ở đắc nhân tâm", ông dùng người hiền tuyển chọn người có khả năng, mở rộng điều kiện cho hiền tài tiến thân, thực hiện chủ trưong tuyển chọn bình đẳng, tạo thành cục diện cho sử chép: "Đường có nhiều bậc tôi trung tài năng, Hán trước đây và Tống sau này không bằng". Đời Trinh Quán có thể gọi là đời nhân tài đua nhau xuất hiện, chỉ ở Lăng Yên Các đã có hình thờ của 24 vị công thần đều là những bậc xuất chúng cả. Ngoài ra, đời này còn có những nhân vật văn hoá trứ danh như Khổng Dĩnh Đạt, Nhan Sư Cổ, lại có những đại danh họa, đại tư pháp như Âu Dương Tuân, Diêm Lập Bản, đó không kể đến những tướng lãnh thuộc dân tộc thểu số như A Sử Na Đỗ Nhĩ, Khiết Tư Hà,... Những mưu thần mãnh tuớng, văn nhân học sĩ ấy đều cống hiến tài năng trí dũng của mình ở thời "Trinh Quán chi trị", đó là nhờ hiệu quả chủ độgn thu phục nhân tài của Đường Thái Tông.

    _ Đường Thái tông còn là một trong số ít hoàng đế của lịch sử Trung Quốc chịu nghe lời can gián. Ông là người có hùng tài đại lược, ở ngôi cực cao mà vui vẻ nghe theo lời người duới, ông vẫn nói: "Vua tôi gặp nhau như cá với nước, đất nước ắt an ổn". Vì đó, ông hi vọng các đại thần "cứ nói thẳng bàn thẳng để thiên hạ thái bình". Khi các đại thần dâng tấu chương, Đường Thái tông giữ nét mặt ôn hoà vui vẻ, thành khẩn nghe kĩ. Khi cùng với tể tuớng bàn về quốc sự, ông cho "gián quan" đứng nghe bên cạnh để họ có điều kiện phát huy trách nhiệm của mình. Ông còn dùng phương pháp khen thưởng để khích lệ tôi thần nói thẳng. Triều đại Trinh Quán, gián quan đông đảo, đứng đầu là Ngụy Trưng. Cứ theo sử sách ghi chép từ năm Võ đức thứ 9 đến năm Trinh Quán thứ 17 (từ năm 626 đến năm 643), chỉ một mình Ngụy Trưng đã tấu can gián hơn 200 điều. Trong ấy, đại đa số ý kiến được Đường Thái tông thu nạp, từ đó đủ thấy tinh thần trong sáng và ý muốn thành khẩn của ông.

    _ Là một đế vương, Đường Thái tông ttruớc tiên dùng võ công dẹp lonạ, sau đó bèn "yển võ tu văn" (dẹp bỏ võ mà dùng văn trị). Ông tôn trọng Nho sĩ sùng thượng kinh điển, lại vẫn tôn trọng đạo Phật. Ông đặt ra Hoằng Văn quán đãi hiền sĩ, chỉ thị cho tăng cường chỉnh lí và chú giải kinh điển. Trong sự chăm sóc cuả ông, danh Nho Nhan Sư Cổ đã san định thống nhất Ngũ kinh địch bản và Quốc tử tế tửu, Khổng Dĩnh Đạt biên soạn cuốn Ngũ kinh chính nghĩa. Do đường Thái tông chú ý tới công tác chú giải thồng nhất kinh điển nên Kinh học đời Đường rực rỡ hơn bất cứ thời đại nào truớc đó. Việc thống nhất Ngũ kinh chính nghĩaNgũ kinh địch bản của Đường Thái tông là một việc có tính trọng đại đối với Kinh học sử.

    _ Đường Thái tông không chỉ tôn sùng Nho học, ông còn tuyên dương cả Phật và Đạo. Ông lấy lễ ưu đãi Huyền Trang, ủng hộ công việc dịch kinh Phật, đuợc các sử gia đời sau xưng tụng. Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quán, các tông phái Phật giáo truyền nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản, có quan hệ lớn đến chính sách "giữ gìn các tông giáo nước ngoài" của Đường Thái tông. Ông còn hợp thức hoá cho Cảnh giáo (một nhánh của Cơ Đốc giáo) mới du nhập vào Trung Quốc được tự do truyền đạo. Tất cả nhũng thái độ đó của ông phản ảnh tư tưởng trong sáng không dùng văn hoá bản địa đẻ bài xích các văn hoá ngoại lai, ý nghĩa của nó hết sức tích cực và tạo thành một tâm thái khai phóng về vănhoá dứoi đời Đường.

    _ Đường Thái tông còn chấn hưng học hiệu, chế tác nhạc vũ như sách Cựu Đường thư. Văn Uyển truyện chép: "Văn hoàng đế cỡi nhung y liền mở học hiệu, cẩn thận lấy lễ đãi Nho sinh". Chính nhờ sự coi trọng của Đường Thái tông, chế độ gioá dục học hiệu được hoàn bị hoá, xác lập chế độ truờng học ở ba cấp trung ương, châu, huỵên. Ở kinh thành TRường An, tăng thêm truờng học, học trò quy tụ về lên đến số ngàn, Quốc Tử Giám trở thành học phủ quy mô nhất đương thời, chẳng nhữgn ở trong nước mà các tù trưởng biên viễn xa xôi như các tộc Cao Xương, Thổ Phồn cũng cho con em đến theo học nền văn hoá phồn vinh của dân tộc Hán. Các nước khác như Tân La, Bách Tế, Cao Ly, Nhật Bản cũng ngưỡng mộ "Trinh Quán chi trị", cho các con em đến triều Đường luư học. Thời kỳ Trinh Quán, "quốc học hưng thịnh chưa bao giờ có". Đường Thái Tông còn cho hiệu đính lại Đại Đường nhã nhạc gồm 10 bộ, ông chủ trì sáng tác các ca khúc mới như các khúc "Tần vương phá trận nhạc" và "Công thành khánh thiện nhạc".

    _ Triều đại Đường Thái tông là một triều đại uy hoàng trong lịch sử Trung Quốc. Sau này, có sử gia Ngô Căng căn cứ vào hành vi nghĩa cử của Đuờng Thái tông, viết Trinh Quán chính yếu khẳng định công trạng của thời Trinh Quán. Trinh Quán chính yếu trở thành tài liệu giáo khoa bắt buộc của các thiên tử giữa đời Đường trở về sau và Đường Thái tông trở thành mẫu mực điển hình cho các đế vương phong kiến.t
     
  2. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    HUYỀN TRANG
    (Sinh năm 600 - mất năm 664)


    _ Ở thời Trung cổ đại, các Phật giáo đồ ở nhiều nước phương đông từng có nhiều sứ giả tình nguyện đi truyền bá tông giáo. Họ không hề ngại sa mạc mênh mông hay núi cao cách trở, "xả mệnh cầu pháp" đi khắp nơi, mở ra trang sử mới xán lạn cho văn hoá sử Đông phương. Trong sự nghiệp ấy, tăng sĩ Huyền Trang được xưng tụng là "người đệ nhất trong giới Phật học Trung Quốc" và xứng đáng là nhân vật đại biểu kiệt xuất.

    _ Huyền Trang họ trần tục là Trần, tên Y, người ở Lạc châu (nay thuộc Hà Nam), xuất thân trong nhà thế gia. Từ nhỏ, đã thông minh, duới ảnh hưởng của gia đình và văn hoàn cảnh nuôi dưỡng ông thành một người có đầy hứng thú về đi tìm học vấn, nhất là ông rất thích phong trào học Phật đời đương thời. 11 tuổi, ông đã học Duy Ma Cật và Pháp Hoa Kinh. 13t, ông xuất gia ở chùa Tịnh Độ, Lạc Dương. 15t về sau, ông đến Trường An, Thành Đô và các nơi khác tìm học danh sư, khắc khổ tìm học Phật lý. 28t, ông được tiến cử làm trụ trì chùa Trang Nghiêm ở Trường An, nhân vì ông tinh thông cả Kinh tạng, Luật tạngLuận tạng của Phật giáo Ấn Độ nên người ta gọi ông là "Tam tạng pháp sư". Thời thanh niên, Huyền Trang công phu tìm học hầu hết các học thuyết của Phật giáo, ông phát hiện khá nhiều học thuyết còn khiếm khuyết. May vừa lúc ấy, có học giả Ba La Mật Đa từ Ấn Độ tới giới thiệu cho ông bộ sách Du già sư địa luận của Giới Hiền ở chùa Na Nan Đà, Ấn Độ và cho rằng bộ trứ luận này có thể thu tóm tất cả tinh yếu của các học thuyết Phật giáo, chính sau khi đọc sách này, Huyền Trang quyết tâm "thề sẽ sang Tây phương hỏi cho ra những điều còn nghi hoặc".

    _ Để tiến tới một bước trong công việc nghiên cứu hệ thống kinh điển Du Già, và để hiểu tường tận Phật học, năm Trinh Quán nguyên niên (năm 627), Huyền Trang lìa Trường An, bắt đầu cuộc trường chinh nhắm hướng chùa Na Nan Đà ở miền Trung Ấn Độ. Trước đây, hơn 1300 năm, nhân loại còn thiếu tri thức về địa lý, trong tình hình điều kiện giao thông còn cực kỳ lạc hậu, muốn đi từ Trung Nguyên đến Ấn Độ xa xôi, phải băng qua muôn dặm đường hoang vu hay sa mạc không một bóng người, hoặc những ngọn núi tuyết cao vút tận mây, rồi rừng rậm, thú dữ. Đó là con đường dài hết sức gian khổ và đầy dẫy hiểm nguy. Nhưng tất cả không làm giảm ý chí đi sang phương Tây (đối với vị trí Trung Quốc, Ấn Độ nằm ở hướng Tây) tìm Phật pháp của Huyền Trang. Ông vượt qua Ngọc Môn Quan, chọn con đường qua Y Ngô, Cao Xương (nay là Thổ Lỗ Phồn, Tân Cương), xuyên qua cửa Thiết Môn quan, khắc phục đủ mọi gina nan nguy hiểm, chiêm ngưỡng sáu đại thánh địa Phật giáo, dấu chân đặt lên hơn 40 quốc gi. Năm Trinh Quán thứ 5, ông tiến vào thành Già Da (nay là một bang của Ấn Độ), đông bắc thành này là chùa Na Nan Đà, ông ở lại đây học tập. Na Nan Đà là học hiệu Phật giáo tối cao ở Ấn Độ, chùa xây đã hơn 700 năm, phương trượng là Giới Hiền pháp sư kế thừa được học thuyết của các đại sư Vô trước, Thế Thân, Hộ Pháp và tinh thông các triết lí Du Già, Duy Thức, Nhân Minh, là 1 người có uy quyền về Phật học Ấn Độ. Giới Hiền thu Huyền Trang làm đệ tử, phá lệ truyền cho ông Du Già luận, Huyền Trang khổ học ở chùa Na Nan Đà năm năm, đọc hết cả kinh điển Phật giáo, kiêm thông cả kinh điển Bà La Môn giáo và sách chữ Phạn, trở thành một học giả đệ nhất trong Phật học giới đương thời. Huyền Trang bỏ thêm 6 năm nữa đi du học tìm hiểu các nơi trong đất Ấn Độ, truớc sau đã theo hơn mười vị đại sư Phật học nên học thức của ông đạt tới cảnh giới hết sức thuần phục. Sáu năm sau, ông quay về chùa Na Nan Đà, lấy thân phận là lưu học sinh chủ trì giảng pháp ở chùa này, giảng cho toàn bộ tăng chúng nghe về Nhiếp đại thừa luậnDuy thức quyết trạch luận. Huyền Trang dùng tiếng Ấn Độ giảng giải kinh nghĩa, luận thuật tinh vi, thuyết lý sáng sủa, nhất thời tên tuổi của ông truyền đi khắp nơi.

    _ Năm Trinh Quán thứ 16 (năm 642), theo lời thỉnh cầu của vị vua Ấn Độ, Huyền Trang tham gia đại hội biện luận học thuật ở Khúc Nhữ thành. Đến dự hội có quốc vương 18 nước vàhơn 3000 tăng lữ lớn nhỏ của Phật giáo cùng với các tăng lữ Bà La Môn và các tông giáo khác hơn 2000 người. Huyền Trang trình hai bộ kinh điển do chính mình viết là Hội tông luậnChế ác kiến luận ra nhiếp phục tín đồ các phái. Suốt 18 ngày, hơn 2000 học giả tham gia đại hội không ai bắt bẻ được lý luận tinh thâm do Hhuyền Trang đưa ra. Khi đại hội kết thúc, theo pháp độ xưa của Ấn Độ, Huyền Trang được ngồi trên lưng voi có các đại thần hộ vệ tuần du nhận chúc mừng trong thành. Muôn vạn dân chúng hoan hô lễ bái thấp hương dâng hoa, ông được xưng tụng nhiều tên hiệu như Đại thừa tặng ông là "Ma Ha Da Na đề Bà" (ý tứ là Đại Thừa Thiên) và Tiểu thừa tặng ông là "Mộc Hoa Đề Bà" (ý tứ là Giải Thoát thiên). Từ đó, tên tuổi Huyền Trang chấn động toàn Ấn Độ.

    _ Mùa xuân năm Trinh Quán thứ 17 (năm 643), Huyền Trang quay trở về nước, mang theo kinh Phật và tượng Phật mà ông sưu tập được, ông dâng biểu cho Đường Thái Tông và được vua gọi vào gặp. Tháng giêng năm Trinh Quán thứ 19, như một tướng quân khải hoàn, Huyền Trang về đến Trường An, được cả tăng lẫn tục hoan nghênh nhiệt liệt, ông cho triển lãm Kinh và tượng Phật ở đường phố. Sau đó, Đường Thái Tông tiếp kiến ông ở Lạc Dương. Trước trình độ uyên bác về Phật học và tinh thần vĩ đạiđi xa vạn dặm lấy Kinh của Huyền Trang, Thái Tông hết sức khâm phục, khuyên ông nên hoàn tục làm quan. Huyền Trang hoà nhã từ chối, quyết tâm hiến thân cho sự nghiệp phiên dịch kinh điển. Tháng 3 năm ấy, Huyền Trang về chùa Hoằng Phúc ở Trường An. Dưới sự giúp đỡ của Đường Thái Tông và do triều đình hỗ trợ, ông chiêu tập cao tăng học giả ở các nơi về tổ chức thành một bang dịch thuật được 75 bộ Kinh gồm 1335 quyển. Công trình của ông chẳng những hệ thống được toàn bộ diện mạo Phật giáo Ấn Độ mà còn cống hiến cho lịch sử Phật giáo Trung Quốc, một công trạng khó ai bì kịp. Nguyên tắc dịch thụât của ông là trung thành với nguyên tác và tận lực làm cho chữ nghĩa dễ hiểu.

    _ Huyền Trang vừa dịch Kinh vừa hoằng dương giáp pháp. Ông sáng lập ra tông phái "Thành duy thức luận". Ông có 1 người đệ tử Nhật Bản tên là Đạo Chiêu, sau này quay về Nhật sáng lập ra Pháp tuớng tông lưu truyền đến ngày nay. Ông có cả những đệ tử người Triều Tiên như Viên Trắc, Thuận Cảnh đem Pháp tuớng tông truyền bá sang Triều Tiên, hướng tới triết học Phật giáo ở Nhật Bản và Triều Tiên.

    _ Huyền Trang vâng chiếu lệnh của Đuờng Thái Tông, kể lại cho các đệ tử ghi chép hơn một năm thành bộ Đại Đường Tây vực ký. Sách này có hai quyển chép lại cuộc viễn du của ông qua hơn 100 nước với đủ mặt duyên cách địa lý, phong tục tập quán... Từ thế kỷ 19 đến nay, Đại Đường Tây Vực ký đã được dịch thành các thứ chữ Pháp, Anh, Nhật, Đức. Năm Trinh Quán thứ 22 (năm 648), Huyền Trang đến chùa Từ Ân tự mới xây xong, để cất chứa Kinh điển và tượng Phật, ông cho xây Đại Nhạn tháp ở chùa này. Đại Nhạn tháp mô phỏng theo các chùa Ấn Độ có bảy tầng cao 180 thước, trải qua nhiều lần trùng tu, tháp ấy vẫn sừng sững ở chợ Tây An, trở thành một cổ tích danh thắng hiện nay.

    _ Năm Đường Cao Tông Lân đức nguyên niên (năm 644), do vì lao lực đã lâu. Huyền Trang ngã bệnh và viên tịch ở Ngọc Hoa tự ngoài thành Trường An. Vị đại pháp sư chỉ hưởng thọ 65t ấy đã đem hết tinh lực đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu tìm tòi truyền bá Phật học.
     
  3. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    VÕ TẮC THIÊN
    (Sinh năm 624 - mất năm 705)


    _ Vào cuối thế kỷ thứ bảy ở Trung Quốc, đời Đường, có phát sinh một chuyện lớn long trời lỡ đất. Một vị nữ nhân, dùng nhan sắc diễm lệ nắm lấy triều chính, đổi thay triều đại Đường bằng triều đại Chu, công khai bước ra màn hậu cung, đường hoàng bước lên ngôi hoàng đế. Nữ hoàng cầm quyền, sáng tạo một kỳ tích lạ lùng trong lịch sử Trung Quốc. Vị nữ hoàng độc nhất vô nhị đó chính là Võ Tắc Thiên. Là một chính trị gia, hành vi của bà thúc đẩy sự phát triển của văn hoá Trung Hoa, bà trấn định những cao trào sáng tác trong văn hoá đời Đường. Là một nữ hoàng, bà đã làm lung lay hệ thống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống của Trung Quốc.

    _ Lịch sử cuộc đời cuả Võ Tắc Thiên khá rực rỡ. Bà xuất thân trong gia đình hàn vi. Cha bà là Võ Sĩ Hộ, tuy giàu có nhưng chẳng có địa vị gì chỉ nhờ theo Đường Thái Tổ khởi binh lập công nên được làm quan, nhưng điều ấy cũng chẳng giúp gì được cho sự thành đạt của bà sau này. Bag vốn được trời sinh cho nhan sắc diễm lệ. Năm 14t, được Đường Thái tông gọi vào cung làm "tài nhân", ban tên hiệu là Võ Mị. Theo truyền huyết, khi bà từ giã mẹ vào cung, mẹ bà đã khóc than không xiết, còn bà thản nhiên hỏi:
    - Gặp thiên tử biết đâu chẳng là phúc ? Việc gì mẹ lại buồn thương ?

    _ Tiếc thay, số phận của bà chưa may mắn, chưa kịp được Đường Thái tông sủng ái, vua đã qua đời, bà bị buộc vào chùa Cảm Nghiệp làm ni cô, thế nhưng truớc khi bước vào chùa, Võ Mị đã được thái tử Lý Trị đem lòng yêu mến. Sau khi Đường Cao tông Lý Trị lên ngôi, bà đã được gọi quay về lại cung làm phi tần. Người đàn bà "vốn nhiều mưu trí, làu thông văn sử" này rất giỏi về quyền thuật, chuyên về tâm kế và biết đúng lúc lợi dụng nhan sắc diễm lệ của mình tranh đoạt lấy sự sủng ái trong hậu cung nên từ "Chiêu Nghi" bà bước lên ngôi cao hoàng hậu. Cao tông nhiều bệnh, bà thay quyền nắm triều chính, nghiễm nhiên "làm việc gì cũng ban chỉ dụ". Từ đó, bà cùng Cao tông lâm triều, khiến "đại quyền trong thiên hạ rơi hết vào hậu cung". Thiên tử lâm vào thế khoanh tay, người đuơng thời gọi bà và thiên tử là "nhị thánh". Sau này, Cao tông bệnh nặng, một mình bà giải quyết hết mọi việc trong thiên hạ. Cao tông chết rồi, truớc sau bà lập 2 người con lên ngôi hoàng đế, nhưng rồi bà mau lẹ phế bỏ họ, cuối cùng, bà tiến một bứoc mà xưa nay ngàn đời chưa ai dám làm là lấy thân phận nữ hoàng lâm triuề giải quyết chính sự. Vì đó, bà đặt tên mình là "Minh" (chữ này do bà tự đặt, gồm 2 chữ "Minh" và "Không" chưa hề có trong chữ Hán), gồm ý mặt trăng và mặt trời đứng giữa không trung chiếu gọi bốn phương. Võ Tắc Thiên đầy hùng tâm, từ năm Hiển Khánh thứ 5 (năm 660) dự nghe chính sự, đến năm Thần long nguyên niên (năm 705) là bà đã chiếm ngôi được 51 năm. Thời đại Võ Tắc Thiên, đế quốc Đườngg vẫn tiếp tục phát triển. Võ Tắc Thiên tung hoành 50 năm lập nên khá nhiều công tíhc.

    _ Bà khuyến khích nông ttrang, coi trọng sự sinh sản nông nghiệp, bà quy định châu huyện nào khai khẩn nhiều ruộng đất để mọi người dư đủ thì được ban thưởng, trái lại nơi nào hà khắc tham lạm nhân dân lưu tán thì bị trừng phạt. Bà còn cho phát hành chánh sách nông nghiệp. Bà mở mang cương vực lấy lại đất An Tây, đặt đồn điền.

    _ Bà tiến một bước nữa, phát triển chế độ thi cử. Năm Thiên Viện đầu tiên (năm 690), bà thân hành ra đối sách hỏi các cống sĩ ở triuề đình, khai sáng điện thí. Năm Trường An thứ hai (năm 702), bà cho mở khoa thi võ đầu tiên. Trong thời gian bà chấp chính, địa vị các tiến sỉ cử nhân được nâng cao. Võ Tắc Thiên hoàn thiện chế độ thi cử có từ đời Tùy, đây là một trong những chế độ tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc thời phong kiến. Trong sự ưu đãi ấy, bà đã chọn được những tể tuớng có tài như Lý Chiêu Đức, Ngụy Nguyên Trung, Đỗ Cảnh Kiện, Địch Nhân Kiệt,... Các danh tuớng sau này lao động đường phố tá Đường Huyền tông như Diêu Sùng, Tống Cảnh cũng do bà phát hiện ra.

    _ Xét đại thể, thời đại Võ Tắc Thiên, từ khi nhà Đường khai quốc cho đến truớc loạn An Lộc Sơn hơn 130 năm, phát triển mau lẹ có phần tác dụng quan trọng của bà. Thời bà chấp chính, nhân hộ khẩu, nông nghiệp, thủ công nghiệp liên tục phát triển, đó là những cống hiến không thể xem thường. Từ cơ sở đó, Đường Huyền tông mới an định được cái gọi là "Khai Nguyên thịnh thế" sau này. Chỉ cần như thế, đã đủ chứng minh Võ Tắc Thiên là một phụ nữ kiệt xuất trong văn hoá sử Trung Quốc. Đương nhiên, một người đàn bà chuyên quyền trong xã hội truyền thống thâm căn cố đế của Trung Quốc là điều tối kỵ, dù bà có tài đến đâu rồi cũng bị người đời sau thoá mạ như Lạc Tân Vương, một trong "Đường sơ tứ kiệt" theo Từ Kính Nghiệp khởi binh, đã viết trong bài hịch đánh Võ Minh rằng: "vào nhà là thấy đố kỵ, đàn bà mà không biết nhường nhịn, khoanh tay nghe lời sầm bậy, lấy vẻ đẹp hồ mị ra lừa hoàng đế". Những câu chuyện lưu truyền trong dân gian về tính tình dâm đãng của Võ Tắc Thiên, vẽ bà thành một người cuồng dâm ác độc, phần nhiều là do các văn nhân chính thống chưởi rủa bà trong gần 1500 năm nay chỉ là mặc cảm về sự thua kém của truyền thống trọng nam khinh nữ còn rơi rớt lại của xã hội phong kiến Trung Quốc.

    _ Quy kết lại, các văn nhân chính thống đả kích Võ Tắc Thiên chỉ vì bà là phụ nữ. Thế nhưng, cái vĩ đại cuả bà lại chính là ở chỗ này. Sống trong xã hội có truyền thống "nam tôn nữ ti", bà dám hiên ngang bước lên ngôi hoàng đế, công khai khiêu chiến với quan niệm truyền thống ấy. Sự thực đã chứng minh, bà có tầm nhìn xa rộng về chính trị, hoài bão của bà, các hành động của bà, tất cả đều vượt xa nhiều bậc nam nhân tu mi đương thời. Không những thế, bằng nhiều phương thức, bà từng đề cao địa vị phụ nữ: bà khai sáng hành độgn hoàng hậu có quyền tham dự tế lễ mà xưa nay chỉ có đàn ông chủ trì; bà quy định cho mệnh phụ được tham dự yến hội của triều đình với bá quan; bà công khai đề bạt mấy vị nữ triuề quan và che chở cho những nữ nhân có tài. Bà chứng minh hùng hồ rằng trị thiên hạ, làm nên sự nghiệp vĩ đại không phải là đặc quyền của riêng đàn ông, trí tụê nhân loại vẫn bình đẳng với phụ nữ. Xét về ý nghĩa văn hoá tượng trưng, Võ Tắc Thiên sánh ngang vai các hoàng đế khai sáng đời Đường, đời Tống và không hỗ thẹn là một bậc vĩ nhân.

    _ Thế nhưng, về mặt tiêu cực bà cũng có nhiều, thí dụ như bà tàn nhẫn đa nghi, dùng nhiều bọn quan lại tàn ác, giết chóc bừa bãi. Bà còn lạm dụng ban thưởng xây nhiều chùa, tô nhiều tượng Phật, hao phí nhân lực tài lực,...

    _ Xét trên góc độ văn hoá, bà là nữ hoàng đế duy nhất trnog lịch sử, bởi vậy hình tuợng của bà có nhiều ý nghĩa: bà là nguời đầu tiên đòi bình đẳng nam nữ, bà là người đầu tiên chứng minh được phụ nữ có khả năng bình đẳng với nam giới. Từ đời Đường về sau, đời nào cũng có văn nhân công khanh chửi rủa bà, điều đó chẳng chứng minh ảnh hưởng bà quá lớn hay sao ?

    _ Có phần ý vị là, Võ Tắc Thiên khi xây "Càn Lăng" cho mình đã lập ra một cái "Vô tự bi" (bia không chữ). Trên bia, bà không viết chữ, không biện luận một lời. Chắc bà tin thầm rằng, người Trung Quốc muôn đời sau sẽ hiểu bà, lý giải cho bà và tự nhìn thấy tấm "Vô tự bia" kia hàng hàng huyết lệ chăng ?
     
  4. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    HUỆ NĂNG
    (Sinh năm 638 - mất năm 713)



    _ Quê tổ Huệ Năng ở Hà Bắc, ba tuổi cha chết, thưở nhỏ ông đã phải lên núi đốn củi bán làm kế sinh nhai, sống nghèo khổ cô độc. Khi 24t, ông lìa cha mẹ, xuất gia ở Kỳ Châu Hoàng Mai (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), tham bái ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Hoà thượng Huệ Năng thông minh chuyên cần học tập, bài kệ của ông đuợc Hoằng Nhẫn tâm đắc như sau;

    Bồ đề bản vô thọ
    Minh kính diệc phi đài
    Phật tính thường canh tĩnh
    Hà xứ hữu trần ai
    (Bồ đề vốn không gốc
    Gương sáng chẳng có chân
    Tính phật thường sạch bóng
    Đâu chỗ bám bụi trần)


    _ Hoằng Nhẫn đem chân đế Phật pháp truyền thụ cho Huệ Năng, Hoằng Nhẫn dự đoán truớc, sau khi mình chết, Phật pháp sẽ gặp kiếp nạn, nên ngầm dặn Huệ Năng nên ẩn cư ở vùng Lĩnh Nam, đến khi đúng lúc sẽ xuất sơn kế thừa chí mình hoằng dương Phật pháp. Hụê Năng đến Lĩnh Nam rồi không dám truyền pháp công khai, sống lẫn lộn với bọn buôn bán nông dân 16 năm. Vào khoảng năm Đường Thái Tông Nghi Phụng nguyên niên (năm 676), tức sau khi Hoằng Nhẫn qua đời 2 năm, Huệ Năng đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu nghe Ấn Tông pháp sư giảng kinh Niết Bàn, "lúc ấy gió thổi lá phướn lay động, một tăng nói đó là là phướn động, một tăng cãi lại là do gió động, Huệ Năng bảo rằng: "Chẳng phải lá phướn động, cũng chẳng do gió động, mà do lòng tự động". Ấn Tông nghe câu ấy hoảng sợ, khẳng định Huệ Năng phải là một cao tăng, bèn lấy lễ đệ tử xin Huệ Năng dạy cho chân đế Phật pháp. Hụê Năng khoác cà sa công khai tham gia hoạt động Phật pháp. Năm Nghi Phụng thứ hai, Huệ Năng dời đến chùa Bảo Lâm, Tào Khê, khai giảng Phật pháp, trong vòng hơn 30 năm, tiếng tăm vang xa trong ngoài. Huệ Năng là người an định cơ sở cho Thiền tông Trung Quốc, tư tưởng thiền học và lý luận của ông có ảnh hưởng lớn ở các điểm sau:

    + Một: Hụê Năng khai sáng ra cảnh giới chớp mắt vĩnh hằng tối cao - đốn ngộ, giảm thiểu rất lớn trong tình tự thành Phật, đây là một cải cách trọng đại trong Phật giáo sử Trung Quốc. Huệ Năng cho rằng ai ai cũng có Phật tính, người thì có thể chia nam bắc nhưng phật tính thì không thể chia nam bắc, Phật tính không có địa khu và dân tộc, ai ai cũng bình đẳng như nhau. Ai ai cũng có phật tính, chỉ vì bị mây mờ vọng niệm che phủ nên phật tính không hiển lộ ra được giống như mặt trăng mặt trời bị mây mờ che phủ. Thế thì, làm thế nào thổi tan mây mù ấy để Phật tính hiển lộ ra ? Huệ Năng cho rẳng chỉ có "vô niệm" là làm được, tức là tâm cảnh không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ngoại giới nào là đã đạt được cảnh giới tối cao của Phật. Thế cảnh giới tối cao của Phật cần phải tu trì lâu dài mới đạt tới, hay là chỉ cần giác ngộ trong nháy mắt là đạt tới ? Huệ Năng khai sáng ra thuyết "đốn ngộ thành Phật" giải phóng vấn đề ấy. Thuyết đốn ngộ chủ trương không cần tu trì lâu dài, chỉ cần một ngày đột nhiên giác ngộ là đã có thể thành phật. Ông bảo: "những niệm mê trước là phàm tục, những niệm ngộ sau này tức thành Phật". "Một niêm ngu là hết Niết Bàn, một niệm trí là Niết Bàn sinh". Không cần tu trì lâu dài, chỉ cần giác ngộ trong một sát na là được. Sự đốn ngộ thành Phật ấy có cần phương pháp tu hành chuyên môn nào không ? Huệ Năng cho rằng truớc đây, các phật giáo đồ coi ngồi thiền là một pháp bảo quan trọng trên đường tu hành thành phật. Hụê Năng cương quyết phản đối ngồi thiền, ông cho rằng trong lòng không có vọng ý tạp niệm thì hoặc đi hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm, thậm chí cứ đốn củi gánh nước đều vẫn có thể đạt tới thiền định, tiến nhập cảnh giới phật. Loại phương pháp đơn giản mau chóng thành phật như vậy nên được các giới các giai tầng đạo chúng công nhận. Bất cứ dân đen bách tính hay hoàng thân quốc thích đều có thể học theo. Trải qua sự xiển dương của Huệ Năng và các đệ tử. Thiền tông được các sĩ đại phu đời Đường hoan nghênh. Sau này, các câu "phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật" (bỏ đao giết người xuống, lập tức thành phật), "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngân" (biển khổ mông mênh, quay đầu lại là thấy bờ ngay) đều do ảnh hưởng của tư tưởng đốn ngộ.

    + Hai: dùng tư tưởng phật học của Huệ Năng làm trung gian, sĩ đại phu cùng với Thiền tông tiến một bước làm mạnh phật giáo hơn và Trung Quốc hoá phật giáo. Văn hoá phật giáo vốn là văn hoá ngoại lai (Ấn Độ) cắm rễ vào đất đai màu mở Trung Quốc, tất phải dung hợp với văn hoá truyền thống Trung Quốc. Trước khi Huệ Năng khiến lập Thiền tông, các lưu phái Phật giáo (như Thiền Thai Tông, Duy Thức Tông, Hoa Nghiêm tông...) đều y cứ dựa vào loại hình điển tịch Phật giáo Ấn Độ nào đó sửa đôi chút lại mà thành, vì đó chịu ảnh hưởng lớn của phật giáo Ấn Độ. Huệ Năng độc sáng ra Thiền tông, trong lý luận đã có khác với phật giáo Ấn Độ, thích hợp với khẩu vị sĩ đại phu Trung Quốc rồi sau đó được các sĩ đại phu làm sáng rõ thêm khiến Thiền tông ngày càng được Trung Quốc hoá. Có thể nói, đến đời Tống, Thiền tông đã hoàn toàn được sĩ đại phu hoá. Hai đời Nam Bắc Tống đều có khá nhiều sĩ đại phu học giả tin thờ Thiền tông Tư Mã Quang có thể gọi là một Nho sĩ giữ truyền thống Nho gia rất nghiêm khắc, thế mà ông vẫn có sáu bài Giảng thiên kệ, chỉ ra chỗ tương đồng của Nho học và Thiền học. Thiền tăng cũng hoàn toàn sĩ đại phu hoá, thực tế là tiến một bước trong quá trình Trung Quốc hoá Phật giáo, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của người Trung Quốc.

    + Ba: tư tưởng Thiền tông kinh qua sự sửa đổi của sĩ đại phu Trung Quốc, đã tạo thành ảnh hưởng xã hội văn hoá Trung Quốc hậu bán kỳ và dung hợp trở thành một hệ thống tư tưởng quan trọng là Lý học đời Tống, Minh. Lý Cao là học trò Hàn Dũ, thoạt đầu cực lực phản đối phật giáo, cuối cùng lại quay về với phật, ông lợi dụng lý luận Thiền tông viết ba chương Phục tính thư đem khái niệm "Bản tâm thanh tĩnh" của Thiền tông phối hợp với khái niệm "Tính thiện luận" của Nho gia hợp thành cái gọi là "Tân Nho học".

    _ Tóm lại, cống hiến sáng tạo của Huệ Năng cho Phật giáo Trung Quốc là tấm gương sáng cho đến tận ngày nay.
     
  5. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    VƯƠNG DUY
    (Sinh năm 701 - mất năm 761)


    _ Trên thi đàn thịnh Đường có ba đại thi nhân: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy. Có người gọi họ là ba ngôi sao Thiên, Địa, Nhân hoặc Chân, Thiện, Mỹ. Nhưng trong ba người ấy, người thực sự ảnh hưởng tới tinh thần hậu thế là Vương Duy.

    _ Vị này có toàn tài văn nghệ như thi ca, âm nhạc, hội hoạ, thư pháp, sống trong thời đại Đường xán lạn với trí thông minh dị thường. Ông được tu dưỡng bởi âm nhạc cao độ, tương truyền khi ông còn nhỏ từng có lần hoá trang thành nhạc công theo Kỳ vương vào phủ công chúa diễn tấu thành công khúc nhạc Úc luân bào do chính mình sáng tác, khiến công chúa vô cùng khâm phục. Theo ghi chép của các sách Quốc sử liệu và Tân Cựu Đường thư có người mời được một bản đồ hình nhạc tấu nhưng không biết tên là gì, Vương Duy nhìn đồ án xong nói liền:
    - Đây là tiết thứ nhất, lớp thứ ba của bài Nghê Thường vũ y khúc.
    Người chủ vội cho tìm nhạc đội tấu lên để khảo nghiệm, quả nhiên không sai.

    _ Từ rất trẻ, ông đã đậu tiến sĩ, vào chốn quan truờng được giữ chức Đại Nhạc thừa, phong cách nghệ thuật của ông nhờ sự tu duỡng của âm nhạc là không thể tách rời. Ông "giỏi viết chữ thảo, chữ lệ, giỏi cả vẽ trang nổi tiếng giữa các đời Khai Nguyên, Thiên Bảo". Chính ông, trong tác phẩm của mình, cũng có lần tự phụ vì khả năng hội hoạ. Theo ghi chép, ông là người sáng tạo lối vẽ sơn thủy bằng thủy mặc. Tác phẩm hội hoạ của Vương Duy còn lại đến ngày nay là Giang sơn tuyết tễ đồTuyết khê đồ có không khí an tĩnh u nhàn bình hoà thanh tú, biểu lộ tinh thần điềm tim cao xa của một sĩ đại phu, thảo nào Tô Thức đã khen tụng tranh của ông là "hoạ trung hữu thi" (trong tranh có thơ). Trong đời Đường, Vương Duy cũng được xếp vào vào loại hoạ gia đệ nhất lưu, nhưng đời sau các văn nhân lại cho trong cả họa và thơ của ông đều có tư tưởng ẩn dật cao viễn, tiếng tăm cuả ông chiếm một không gian lớn hơn bất kì danh gia nào khác. Do đó, đời Tống, ông còn được đánh giá về hội họa cao hơn cả Ngô Đạo Tử, và đến đời Minh, ông được tôn là tổ sư khai sáng của hoạ phái sơn thủy Nam Tông.

    _ Ông còn là một nghệ thuật gia về vườn cảnh xuất sắc. Theo truyền thuyết, ông "dùng hoa lan hoa huệ trồng vào đá hình thù kỳ dị, nhiều năm mới thành" đủ biết về nghệ thuật bồn cảnh, ông là nghệ thuật gia khá sớm. Ông khổ tâm xây dựng bài trí Võng Xuyên biệt nghiệp của ông có đủ ao hồ, núi non đến 12 cảnh có thể gọi là điển hình cho nghệ thuật vườn ở đời Đường. Ông và các bạn thi nhân khác xuớng hoạ đồ thơ ở đây các bài học tập trung trong Vonxg Xuyên tập chứng minh tiêu chuẩn nghệ thuật vườn cảnh của ông rất cao.

    _ Trên thi đàn đời Đường, tên tuổi ông ngang với Lý Bạch, Đỗ Phủ. Về hình thức thơ cổ, ông làm đủ loại ngũ ngôn, thất ngôn, ngũ luật, thất luật, thậm chí đến "lục tuyệt" (thơ sáu câu) ông cũng có giai sáng tác. So với các thi nhân danh tiếng đời Đường, Lý Bạch ít làm thơ luật, Đỗ Phủ ít làm thơ tuyệt cú, còn Vương Duy phát triển tài năng mình về đủ mọi mặt và đạt được thành công phổ. Tất cả mọi thể tài đều thể hiện trong tác phẩm Vương Duy. Ảnh hưởng lớn nhất của ông đối với văn chương đời sau vẫn là thơ sơn thủy điền viên. Sau thời thanh niên nhiệt huyết ham mê con đường công danh sự nghiệp. Vương Duy mau chóng ký thác nhiệt tình của ông vào sơn thủy tự nhiên và Phật học. Ông sống cuộc đời nửa làm quan, nửa ẩn sĩ ở Lam Điền Võng Xuyên. Sau loạn, An Lộc Sơn - Sử Tử Minh, ông bị liên lụy vì nhũng đấu tranh chính trị, lại càng chán nản việc đời, chuyên tâm vào thờ Phật mong cầu tinh thần an tĩnh giải thoát. Trong tâm cảnh ấy, Vương Duy sống hết cuộc đời còn lại. Dưới ngọn bút của ông, người và tự nhiên là một thể hiện ra vẻ trẻ trung hoà tuyệt đẹp. Thơ của ông, lạc quan, sáng sủa. Thông qua thi ca, Vương Duy lấy ý thiền và vẻ đẹp tự nhiên chân chính tiêu trừ những mâu thuẫn nội tâm mình.

    _ Tác phẩm tài năng của Vương Duy, xét trên bình diện nghệ thuật, còn có ảnh hưởng tới hậu thế lớn hơn cả Lý Bạch, Đỗ Phủ nữa.
     
  6. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    LÝ BẠCH
    (Sinh năm 701 - mất năm 762)



    _ Trong lịch sử Trung Quốc, Lý Bạch là một thi nhân có ma lực hấp dẫn nhất và là người có tính cách thiên tài nhiều nhất. Lý Bạch sinh ra ở Toái Diệp (miền biên viễn phía Tây Trung Quốc), lớn lên ở Tứ Xuyên. Trong khoảng niên hiệu Thiên Bảo, nhờ tài thơ nổi tiếng, Lý Bạch được Đường Huyền Tông gọi vào triều làm Cung Phụng Hàn Lâm và được đặc biệt lễ trọng đãi ngộ, ba năm sau được "ban thưởng vàng cho về", ông sống thời gian dài ung dung tiêu dao với việc luyện đan trong rừng núi. Đến vãn niên, ông tham gia vào truớng phủ của Vĩnh Vương Lân, chuẩn bị khách địch bình loạn, nhưng vì trong triều Đường xảy ra nhiều mâu thuẫn nội bộ, ông bị vu tội lưu đày tới đất Dạ Lang, kết quả chưa đi tới nơi đã ngã bệnh quay về. Ông có hoài bão chỉnh đốn càng khôn, lại đã từng sống đời sống ẩn sĩ, đọc nhiều sách Đạo gia nên có tấm lòng muốn xuất thế "một đời chỉ thích lãng du núi non", dấu chân ông đặt khắp vùng đất Thục và vùng sông Hoàng sông Hoài, trải qua khắp danh sơn đại xuyên. Cuộc đời giang hồ khác thường ấy tạo nên tích cách trác việt cho Lý Bạch và cũng khiến người ta phú cho ông nhiều màu sắc huyền bí.

    _ Thực ra, Lý Bạch như một cơn gió lạ từ trên trời xuống đem theo tiếng tăm chấn động thi đàn đời thịnh Đường. Hạ Tri Chương hơn 80 tuổi gặp Lý Bạch lần đầu đã kinh ngạc khi đọc bài Thục đạo nan của ông và gọi ông là "Trích tiên". Đỗ Phủ gặp ông giữa đường khi đi Trường An, bèn thay đổi lộ trình theo ông xuống miền đông, trở thành bạn vong niên với ông, sau khi từ giả, Đổ Phủ vẫn còn như mộng thấy ông và làm thơ ca ngợi ông hết lời:

    Bạch dã thi vô địch
    Phiêu nhiên tứ bất quần
    Bút lạc kinh phong vũ
    Thi thành khấp quỷ thần
    (Thơ Bạch không ai địch
    Phiêu nhiên ý khác thường
    Bút đưa mưa gió hoảng
    Thơ thành khóc quỷ thần)​

    _ Có nhiều truyền thuyết dật sự về Lý Bạch chứng minh sức hấp dẫn của thơ và người ông đối với người đương thời.

    _ Ma lực hấp dẫn của Lý Bạch chính là ma lực hấp dẫn cỷa thời đại thịnh Đường. Lý Bạch sinh ra đầu thế kỷ 8m suốt đời ông cơ bản sống trọn trong thời đại thịnh Đường. Thời kỳ này, đế quốc Đại Đường như mặt trời lên đến đỉnh cao, kinh tế phồn vinh, quốc uy cường thịnh, văn hoá huy hoàng chưa từng có trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, và cũng là đỉnh cao trong văn minh thế giới. Trong bối cảnh văn hoá xã hội ấy, Lý Bạch lớn lên trở thành đại biểu ưu tú của tầng lớp kẻ sĩ. Một mặt, Lý Bạch quan tâm tới hiện thực và số phận nước nhà, có khát vọng kiến công lập nghiệp cống hiến cho quốc gia; một mặt, ông lại muốn tìm cuộc sống tự do không bị câu thúc, ông muốn mặc áo vải kiêu ngạo chống lại bọn vương hầu, lấy thái độ ngông cuồng khiêu chiến với xã hội tầm thường. Ông đầy lòng tự tin vào mình, tỏ lộ sức mạnh của nhân cách. Lý Bạch đã trải qua đủ mọi chí hướng: muốn làm hịêp khách, muốn làm thích khách, muốn làm đại tuớng, muốn làm thánh hiền, thậm chí muốn làm cả thần tiên, nhưng thủy chung ông vẫn múôn làm tể tuớng "tế thương sinh" (cứu nhân dân), "an xã tắc". Nhưng ông không muốn tiến thân bằng thi cử mà chỉ muốn dựa vào tên tuổi của mình làm nên khanh tuớng tạo thành sự nghiệp "khiến vũ trụ đại định, châu huyện sạch trơn", rồi sau sẽ phất tay áo bỏ đi ẩn cư vùng sông nước sống cuộc sống tự do như cũ. Lòng tự tin ấy và nhiệt tình đi tìm tự do quán xuyến suốt đời ông, nó làm thơ ca của ông vừa diễm lệ vừa bất khuất, có phong cách phiêu dật như Trang Tử. Thơ ông biểu hiện nội tâm xung đột của ông, nó tráng hoạt hùng vĩ và ngậm ngùi xưa nay chưa từng có:

    Quân bất kiến, Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi ! Quân bất kiến, cao đuờng minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti một thành tuyết ! Nhân sinh tại thế tu tận hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt...

    Dục độ Hoàng hà băng tái xuyên. Tương đăng Thái hàng tuyết mãn sơn. Nhân lai thùy diếu Bích Khê thượng. Hốt phục thừa chu mộng nhật biên. Hành lộ nan, hành lộ nan, đa kỳ lộ, kim an tại ! Trường phong phá lãng hội hữu thời, trực quải vân phàm tế thương hải !

    (Ngươi thấy chăng. Nước Hoàng Hà trên trời đổ xuống, một đi ra biển không trở về ! Ngươi thấy chăng, đài cao tóc trắng buồn tóc trắng. Sớm như tợ chiều đã như tuyết. Đời người tại thế nên vui đi, chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt...

    Muốn vượt sông Hoàng Hà băng đóng rồi. Nước lên núi cao tuyết khắp nơi. Khi rãnh muốn buông câu dòng biếc. Rồi lại theo thuyền mộng chửa vơi. Đường khó thay, Đường khó thay ! Kỳ khu lắm, biết về đâu ! Khi nào phá được sóng to gió lớn, nhấc buồm này đỡ biển trời !)


    _ Những vần thơ như muốn giải phóng cá tính ấy có khí vị hết sức lãng mạn do ông sử dụng sức tưởng tuợng phong phú kỵ đặc mà tạo nên, khó có ai bắt chước được. Thi ca của Lý Bạch có ảnh hưởng về nhiều phương diện, ông kế thừa chủ trưong cải cách của Trần Tử Ngang, phản đối văn phong phù hoa đơn bạc, đề xướng "gởi hứng cảm vào chỗ tinh vi nhất", sáng tạo ra loại thi phong mới. Công trạng ấy đã được thời công nhận. Ông có nhiều giai tác miêu tả phong cảnh thiên nhiên với hình tượng hùng vĩ, khí thế siêu phàm. Thơ ông tuy tráng lệ nhưng thuần phác, phát sinh ảnh hưởng lớn đối với hậu thế như Hàn Dũ, Lý Hạ, Đỗ Mục đời Đường; Âu Dương Tu, Tô Thức, Tân Khí Tật, Lục Dũ đời Tống; Cao Khải đời Minh; Hoàng Cảnh Nhân, Cung Tự Trân đời Thanh đều hấp thu tinh hoa của thi ca Lý Bạch theo từng trình độ rồi phát triển chủ nghĩa lãng mạn truyền thống của thi ca Trung Quốc. Nghệ thuật thi ca của Lý Bạch có tạo chỉ cao độ, xác lập tại văn hoá Trung Quốc và có địa vị vững chắc trong văn hoá sử Trung Quốc.

    _ Lý Bạch như con ngựa hay của dân tộc Trung Hoa, thiên tài thi ca và tinh thần nhân cách tuấn mại hào sảng của ông đã sớm thấm đượm vào xương thịt dân tộc Trung Hoa và tồn tại vĩnh viễn trong tinh thần dân tộc.
     
  7. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    NHAN CHÂN KHANH
    (Sinh năm 709 - mất năm 785)


    _ "Lời là tâm của tiếng, chữ viết là tâm của hội hoạ" (ngôn vi tâm thanh, thư vi tâm hoạ). Nghệ thuật thư pháp (nghệ thuật viết chữ Hán đẹp) của Trung Quốc là bảo vật của văn hoá dân tộc. Điểm đặc biệt đột xuất đặc trưng của nó là thông qua nghệ thuật sáng tạo cuả thư gia (người viết chữ), nó chuyền hoá thành "bài ca của người và tự nhiên, của tình tự và cảm thụ, của cấu kết nội tâm và vũ trụ bên ngoài (bao quát xã hội), của trật tự kết cấu trực tiếp đấu tranh, điều tiết, giúp đỡ nhau tấu lên khúc ca "sinh mệnh vĩ đại". Danh thần đời Đường Nhan Chân Khanh là một thư pháp gia có tài năng chuyền hoá như thế.

    _ Nhan Chân Khanh, tên tự Thanh Thần, là người đất Kinh Triệu (nay thuộc Thiểm Tây), ông sinh ra trong một gia đình sĩ đại phu phong kiến có truyền thống nghệ thuật thư pháp gia nhiều đời tinh thông văn học. Ông tổ năm đời của ông là Nhan Chi Thôi, một nhân vật trứ danh đời Bắc Tề, đã trứ thuật sách Nhan thị gia huấn, trong ấy có luật thụât liên quan đến thư pháp. Cha ông là Nhan Duy Trinh giữ chức quốc tử tế tửu (tương đương hiệu trưởng viện đại học ngày nay), quản lí giáo dục cao cấp trong toàn quốc cũng nổi tiếng giỏi thư pháp. Thời thiếu niên, Nhan Chân Khanh đã đọc nhiều sách vở, tinh thông từ chương, đối với thư pháp ông đã sớm có bãn lãnh nhất định.

    _ Chủ yếu cuộc đời Nhan Chân Khanh sống giữa đời thịnh Đường và trung Đường. Trong phogn trào lớn đổi mới văn hoá thời ấy, ông trải qua vài chục năm nghiên cứu và thực hành thư pháp "Tiếp nạp phép tắc cổ vào ý mới, sinh ra phép tắc mới ngoài ý cổ". Kế thừa truyền thống của Vương Hi Chi, học tập ưu điểm của bốn đại thư pháp gia đời Đường, hấp thụ sự dinh dưỡng của thư pháp dân gian, thu thập sở truờng của các nơi, ông sáng tạo ra thư pháp hình thể, tức cái gọi là Nhan thể. Nhan thể về chất tố đoan chính, hùng hồn xương kính, đặc trưng bút pháp là "đuôi tằm đuôi yến" (đây là những khái niệm về cách viết chữ Hán, không thể dịch thành nghĩa đen), tức khởi đầu bút pháp tròn trịa trơn nhuận như đầu con tằm, bút kéo tới cuối cùng nhẹ nhấc lên để nét bút nhọn như đuôi con chim én. Bút lực như vậy giống như xuyên thấu qua tờ giấy. Nhan thể dùng mực với những nét nhẹ khác nhau khiến mỗi chữ đều có độ dầy như được chạm nổi lên. Năm 63 tuổi và năm 72 tuổi, ông viết hai bài Đại tự ma cô nữ cô tiên đàn kýNhan Duy Trinh gia miếu bi đủ làm điển hình cho thư pháp họ Nhan. Hai bài ấy, chữ viết đại biểu cho phong cách độc sáng của Nhan thể, về mặt nghệ thuật đã đạt tới sự hoàn chỉnh cao độ.

    _ Nghệ thuật thư pháp ưu tú thể hiện một cách không tách rời với tinh thần nhân cách của thư pháp gia. Luận về phép viết chữ, Trung Quốc cực lực tán dương "Thư, nghĩa là Như, như cái học ấy, như cái tài ấy, như cái chí ấy, tóm lại là như người ấy". (Thư, như đã. Như kỳ học, như kỳ tài, như kỳ chí, tổng chi viết như kỳ nhân nhi dĩ). Nhan Chân Khanh làm quan rất cương chính, ông dám đối đầu với bọn quyền gian lúc ấy là Dương Quốc Trung, Lô Kỷ, đồng thời về chính trị, ông cương quyết ủng hộ chính sách trung ương tập quyền và thống nhất quốc gia, truớc sau ông dũng liệt đấu trnah với các thế lực phản loạn An Lộc Sơn, Lý Hi Liệt, cuối cùng, ông tuẫn tiết.

    _ Năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), truớc khi An Lộc Sơn nổi loạn, Nhan Chân Khanh làm thái thú Bình Nguyên (nay thuộc Sơn Đông), ông dự liệu nguy cơ nên cho sửa sang thành trì, dồn chứa quân lương, chiêu mộ đinh tráng. Rồi ông viết một bức thư chữ Khải (một trong bốn thứ chữ chủ yếu của Trung Quốc: Chân, Thào (hoặc Khải), Triện, Lệ) Đông Phương Sóc hoạ tán bi với lời lẽ hồn hậu hùng kiện, giữa những hàng chữ đầy khí chất kiên nghị cuơng chính. Điều đó biểu hiện hình tượng hoá của lòng trung quân ái quốc ủng hộ quốc gia thống nhất của ông. Loạn An Lộc Sơn nổi lên, một đứa cháu của ông chết trong lonạ ấy, ông đau thương viết bài Tế điệt Quý Minh văn cảo bằng chữ hành, được đời sau liệt vào Thiên hạ đệ nhị hành thư.

    _ Trong khá nhiều thư pháp của Nhan Chân Khanh, đều thể hiện nhân cách cao lớn của ông khiến người xem đến bất giác phải nghiêm trang kính trọng. Hơn ngàn năm nay, chữ viết của Nhan Chân Khanh được mọi người chiêm ngưỡng. Thể chữ của ông (Nhan thể) có ảnh hưởng lớn tới hậu thế. Sau ông, đời Đường lại có một đại thư pháp gia Liễu Công Quyền, chính nhờ học tập họ Nhan, mà cũng có sáng tạo riêng nên được đời gọi chung là "Nhan Liễu". Phong cách "Nhan cân Liễu cốt" (chữ của Nhan cứng như có gân, chữ của Liễu vững như xương) được đời sau tôn sùng, đó là điểm được sử sách xưng tụng là "đến Nhan và Liễu đời Đường mới tập đại thành bút pháp cổ kim và phát triển ra làm thay đổi lớn, thiên hạ ùa nhau xưm họ như tông sư". Nhan Chân Khanh là nhân vật trong văn hoá sử Trung Quốc đã đem "thư phẩm" kết hợp cao độ với "nhân phẩm" đạt tới mức điển hình, ông có cống hiến lớn với thư pháp nghệ thuật.
     
  8. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    ĐỖ PHỦ
    (Sinh năm 712 - mất năm 770)


    _ Cuối đông nam Đại Lịch thứ ba triều Đường Đại tông (năm 768), một ông lão bệnh hoạn, tơi tả, đau khổ lưu lạc một mình lên lầu Nhạc Dương, đứng tựa lan can nhìn ra xa xa, Động Đình hồ tám trăm dặm khói sương mờ mịt. Cảnh tuợng hoành tráng bao la vô bờ khiến ông lão xúc động muôn nỗi cảm hoài rơi lệ. Một bài thơ được ngàn đời truyền tụng ra đời như thế. Đó là một lão thi nhân vĩ đại có hoài bão tế thế, nhưng thân chịu đói rét lao đao. Ở vào cuối buổi đời, vì xúc cảm trời đất vô cùng mà đời người có hạn nên nhà thơ chân thành thương cảm cho nước nhà nguy nan và nhân dân thống khổ. Tác giả là thi nhân bất hủ Đỗ Phủ của văn hoá sử Trung Quốc.

    _ Đỗ Phủ sống trải ba triều đại Huyền tông, Túc tông và Đại tông, từ vương triều Đường hưng thịnh cho đến suy lạc. Thời thanh niên của Đỗ Phủ đúng vào thời kì triều Đường hưng thịnh, ông đầy sung mãn bồng bột khát vọng kiến công lập nghiệp lưu danh hậu thế. Thế nhưng, bao nhiêu lý tưởng thời thanh thiếu niên của ông chẳng bao lâu bị hiện thực tàn nhẫn phá vỡ. Năm Thiên Bảo thứ năm (năm 746), Đỗ Phủ 35t, kết thúc cuộc đời đọc sách và đi du lịch, ông ôm đầy hi vọng đến Trường An. Nhưng bất luận ứng chiếu hay thi cử, dâng thơ tự tiến cử mình đều khiến ông không thoát ly được hoàn cảnh gian nan. Năm Thiên Bảo thứ 14, tháng 10, Đỗ Phủ đã 44t mới được bổ làm huyện úy Hà Tây, ông không chịu nhận chức, không lâu, ông lại được đổi làm tham quân. Nhưng mới tháng 11, loạn An Lộc Sơn đã nổi dậy, Đỗ Phủ vừa mới bước chân vào quan trường đã bị cuốn hút vào cơn loạn ly. Sau khi loạn quân đánh hạ Lạc Dương, ông dẫn gia đình chạy nạn trải qua muôn vàn nguy hiểm. Ông an trí cả nhà ở lại Khương thôn, Lộc Châu rồi một mình đi lên miền bắc với nguyện vọng khôi phục xã tắc và chấn hưng vương triều. Nào ngờ, giữa đường, ông bị bắt làm tù binh áp giải về Trường An. Năm Chí Đức thứ hai (năm 757), Túc tông đến Phụng Tường, Đỗ Phủ vội trốn khỏi Trường An đến hành tại Phụng Tường. Tháng năm năm ấy, Đỗ Phủ được làm chức Tả thập di. Không lâu, ông dâng thư nói thẳng làm Túc tông giận dữ biếm ông ra làm quan ở Hoa châu. Năm Càn Nguyên thứ hai (năm 759), ông từ quan ra đi, đem theo gia quyến về Tần châu hướng tây rồi qua Đồng Cốc, Kiếm Môn đến Thành Đô. Từ đó, ông lưu ngụ tại đất Thục, có lúc an định, có lúc thống khổ, cuối cùng ông lại chịu lưu lạc giang hồ.

    _ Loạn An Lộc Sơn và sau đó là xã hội động loạn, không chỉ tạo thành hoạ nạn nặng nề cho dân và nguy cơ cho quốc gia mà còn đẩy Đỗ Phủ rơi vào cuộc sống thấp hèn trong một thời gian dài, Đỗ Phủ cách ly với giai cấp sĩ đại phu của mình mà lưu lạc cùng với nhân dân nghèo khổ, cơ hồ ông đã đi khắp các vùng đất rộng lớn tây bắc, tây nam. Cuộc sống điên đảo luư ly đầy đói khát lo lắng ấy khiến ông dễ dàng thông cảm với thống khổ của nhân dân trong chiến loạn, khiến tình cảm của ông gần gũi với quần chúng nhân dân. Dù cho hiện thực hỗn loạn và quan trường hủ bại đã làm tan vỡ lý tưởng của ông, nhưng ông vẫn giữ lòng trung với triều đình, lo cho an nguy của đất nước, quan tâm tới nỗi thống khổ của nhân dân. Thời đại đã tạo nên bậc thi nhân lớn, Đỗ Phủ trở thành một thi nhân lo cho nước, cho dân. Trong các thi nhân cùng thời đại, không ai phản ảnh được xã hội thay đổi và cuộc sống thống khổ của nhân dân như Đỗ Phủ. Hiện nay, thơ Đỗ Phủ còn lại hơn 1400 bài, hầu hết đều miêu tả hoàn cảnh bị vây khốn bởi thời đại của thi nhân. Ông tả hoàn cảnh của mỗi người, của một gia đình trong thời chiến, ông tả một thôn làng, một quân huyện bị tàn phá tiêu điều. Ông tả máu lệ của nông dân dưới áp bức của tô thuế binh dịch, ông tả sự phung phí dâm lạc của bọn giàu có. Ông tả chính cục, tả chiến tranh, thậm chí tả vài chiến dịch quan trọng. Đỗ Phủ như một người làm chứng cho lịhc sử, cảm xúc vì thời đại mà "đàn bà khóc than khổ", còn "trung đường múa thần tiên", "chu môn rượu thịt để thối" trong khi "trẻ con đói đến chết", hay cảnh ly hợp bi thương "chiều kết hôn sáng sớm ly biệt". Hãy xem cảnh chiến truờng "bốn vạn nghĩa quân chết cùng ngày", người nào cũng có quê hương đã "quê nhà đã tan hết", người nào cũng bị "anh em đều phân tán, không nhà chết quay về". Ông viết những bài "Bi Trần Đào", "Ai Giang Đầu", "Khương thôn", "Bắc chinh", "Tẩy binh mã", hay "Tam lại", "Tam biệt" là những bài thơ đầy tinh thần yêu nước và tính nhân dân, đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực. Có nhà nghiên cứu chỉ ra Đỗ Phủ "cung cấp cho ta một bộ sử sống, một bộ lịhc sử đã làm sống dậy từng chi tiết sinh hoạt xã hội một thời kỳ". Đó là điều khó có sách vở nào làm được. Từ Vãn Đường trở đi, thơ Đỗ Phủ được gọi là "Thi sử" và bản thân ông được xưng tụng là "Thi thánh", rõ ràng không phải là ngẫu nhiên.

    _ Điều đáng quý nhất ở Đỗ Phủ là dù suốt đời bị đày đoạ sống cuộc sống gian khổ khó khăn, nhưng ông không hề giảm sút nhiệt tình. Thơ ông vẫn nồng nàn những xúc cảm chân thật. Vì vậy, Lương Khải Siêu không gọi ông là "Thi thánh" mà gọi là "Tình thánh". Trong bài Tình thánh Đỗ Phủ, họ Lương viết: "Trong các danh nhân thánh thủ nổi tiếng về tình cảm của văn học giới Trung Quốc, không ai hơn được ông Đỗ Phủ, do vậy tôi gọi ông là Tình thánh".

    _ Xét về nghệ thụât thi ca, Đỗ Phủ tập đại thành thi ca truớc đời Đường để sau đó mở đầu cho nhiều thi phái khác, ảnh hưởng cuảt ông sâu xa khó có truờng hợp thứ hai trên thi sử Trung Quốc. Trên phương tiện hình thức nghệ thuật, ông là tác gia tập đại thành, ngoài những thể thơ bốn chữ quá xưa trong Kinh Thi và thể thơ Ly Tao (của Phước Nguyên ) ông không làm ra, không có thể thơ nào ông không hoàn bị, không có thể thơ nào ông không công phu, từ ngũ ngôn cổ, thất ngôn cổ, ngũ ngôn luật, thất ngôn lục cho đến thể "bài luật" hết sức bó buộc câu thúc, ông đều sáng tác một cách nhẹ nhàng trác việt. Nội dung rộng lớn, tư tưởng thâm trầm cũa ông chính là thông qua những hình thức nhiều màu sắc ấy mà biểu đạt, Nguyên Chẩn khen tặng ông: "gồm thâu được hết các thế cổ kim, kiêm hết được mọi sở trường của người khác" chính là muốn nói tới đặc điểm hấp thu được mọi sở trường của ông.

    _ Từ đời Trung Đường trở đi, rất nhiều thi nhân, mỗi người rút tỉa một phần nhỏ tinh hoa của Đỗ thị mà trở thành danh gia. Trong bài tựa Đọc thơ Đỗ công bộ, Tôn Cẩn viết: " Thơ của ông toả chi nhánh thành sáu nhà: Mạnh Giao được thụ hưởng khí chất hùng kiệt của ông, Trương Tịch được thụ hưởng sự giản lệ của ông, Diêu Hợp được thụ hưởng sự thanh nhã của ông, Giả Đạo được thụ hưởng sự kỳ đặc của ông, Đỗ Mục, Tiết Năng được thụ hưởng tính hào hùng của ông. Lục Qui Mông được thụ hưởng sự uyên bác của ông. " Kỳ thực, Tôn Cẩn kể chưa toàn diện, thí dụ cần phải kể thêm Hàn Dũ đã từ thơ Đỗ Phủ rút ra được vẻ trầm hùng khoáng đại; Bạch Cư Dị từ thơ Đỗ Phủ học được nghệ thụât tả sự thống khổ của nhân dân; Lý Thương Ẩn từ thơ Đỗ Phủ học được tính trầm uất. Dó là chưa nói đến các thi phái đời Tống, đời Minh đều coi Đỗ Phủ là mẫu mực học tập. Tên tuổi của Đỗ Phủ, trên phương diện văn hoá, không chỉ bất hủ ngàn đời, mà còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Từ cuối thế kỷ 15, Triều Tiên đã cho phiên dịch bộ "Đỗ Thi ngạn giải", nhiều nước trên thế giới cũung đã phiên dịch xuất bản thơ Đỗ Phủ, số người tham gia phiên dịch vượt quá hơn ngàn người. Năm 1962, Đỗ Phủ được liệt vào danh nhân văn hoá thế giới, ảnh hưởng của ông đã phổ biến trong toàn cầu, Địa vị của Lý Bạch và Đỗ Phủ trong văn học sử và văn hoá sử Trung Quốc được coi như hai ngôi sao sáng trên bầu trờ.
     
  9. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    DƯƠNG VIÊM

    (Sinh năm 727 - mất năm 781)


    _ Kinh tế là nguồn gốc của văn hoá, đổi mới kinh tế không thể không đổi mới văn hoá. Cuộc đổi mới "Lưỡng thuế pháp" của Dương viêm trong lịch sử Trung Quốc đã thông qua đổi mới kinh tế, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá.

    _ Dương Viêm, tên tự là Công Nam, biệt hiệu Tiểu Dương sơn nhân, người ở Phụng Tường, Thiểm Tây. Thưở còn thanh niên, Dương Viêm là người có tướng mạo đường đường và tài hoa xuất chúng, ông viết văn từ rất sớm và đã có chút tên tuổi từ quê nhà đến tận kinh sư. Năm Thiên Bảo thứ tư đời Đường Huyền tông (năm 747), Dương Viêm 20t đượ chọn làm thư ký cho Hà Tây tiết độ sứ Lã Sùng Bôn, từ đó ông bước vào quan truờng. Thời vua Đường Đại tông, tể tuớng Nguyên Đái nắm quyền, thế nghiêng triều dã, Dương Viêm được trọng dụng, truớc tiên lãnh chức lễ bộ thị lang, sau đổi làm Trung thư xá nhân rồi lại chuyển làm Lại bộ thị lang hàm tứ phẩm. Đường quan triều của Dương Viêm hanh thông từng bước lên cao cố nhiên chủ yếu là nhờ được Nguyên Đái trọng dụng, nhưng cũng không thể bỏ qua yếu tố tài năng của ông. Theo sách Cựu Đường thư ghi chép, Dương Viêm "văn chương hùng mạnh mà diễm lệ", khi giữ chức Trung thư xá nhân, ông cùng Thường Cổn hơpj tác khảo chiếu lệnh khéo léo biếu đạt ý chỉ của hoàng đế, văn từ hết sức ưu mỹ được triều đình khen ngợi, nên có câu ghi: "Từ Khai Nguyên trở đi, người viết chiếu chế hay đẹp được khen nhiều là Thường (Cổn) và Dương (Viêm)". Theo truyền thuyết, khi vua Đức tông Lý Thực còn là thái tử rất hâm mộ bài văn Lý Hài lạc bi (của Dương Viêm) đặc biệt treo bài văn ấy ở vách đông cung để thường thưởng ngoạn. Dương Viêm không chỉ ưu tú về văn chương mà còn rất giỏi về sơn thủy "từng vẽ tùng đá núi non, vượt xa người khác", "trang của ông di động cả tạo hoá, người xem đều khen là thần dị". Trong chốn quan truờng, ông thường lấy lễ đãi kẻ sĩ, thu phục nhân tài, vì vậy ông rất có tiếng tăm trong giới văn sĩ nhân đại phu.

    _ Năm Đại Lịch thứ 12 (năm 777) tháng ba, vì quá tham quyền, Nguyên Đái bị giết, Dương Viêm bị ghép vào tội đồng đảng với họ Nguyên và bị biếm đến Đạo châu (nay thuộc Hồ Nam), làm tư mã. Tội bị biếm của ông là vì chính trị thời phong kiến khiến ông bị liên lụy, kỳ thực ông hoàn toàn không có khuyết điểm. Chính vì vậy, sau này ông mới được khôi phục. Tháng năm, năm Đại Lịhc thứ 14 (năm 779), Đại tông qua đời. Đức tông lên nối ngôi. Tháng tám, do được tể tuớng Thôi Hựu Phủ tiến cử và cũng do Đức tông sẵn hâm mộ ông, Dương Viêm đang bị biếm làm tư mã ở Đạo châu, nhảy một bước lên chức tể tuớng. Sử chép: "Viêm có phong nghi, uyên bác văn học sớm nổi tiếng, thiên hạ đều coi ông như một hiền tuớng". Vài tháng sau, vì bệnh hoạn, Thôi Hựu Phủ không thể tham dự chính sự, trao quyền lại cho Dương Viêm "một mình nắm quyền lớn".

    _ Dương Viêm làm tể tuớng, đối diện với chính sách trung ương tập quyền đang suy ngược, tài chính nhà nước hỗn loạn, chế độ tô thuế cần phải thay đổi gấp rút. Ông không phụ hi vọng của quần chúng, quyết tâm cải cách để mong "cứu những tệ nạn đương thời".

    + Một: Dương Viêm đầu tiên khôi phục lại quy tắc quản lí tài chính cho trung ương. Từ triều Đường dựng nước, tô thuế thu nhập là do Hộ bộ quản lí, các loại thuế do Thái phủ thu cất vào kho nhưng lại do bộ Hình phụ trách kiểm soát xuất nhập. Trong loạn An Lộc Sơn, các quan tài chính muốn tránh né bổn phận, đem hết tô thuế nạp vào nội khố để thiên tử tuỳ tiện sử dụng. Đó vốn là việc bất đắc dĩ, nhưng tô thuế từ đó trở thành của riêng hoàng đế và do bọn hoạn quan nắm giữ đến độ các đại thần coi tài chíhn chẳng biết trong nội khố có bao nhiêu tài sản. Dương Viêm nắm quyền tể tuớng, khẩn thiết đề nghị với Đức tông: "Tài chính là gốc lớn của quốc gia, là mạng sống của dân chúng, thiên hạ lonạ hay không cũng là do nó". Ông đề nghị đem quyền tài chính trả về cho Bộ Hộ, không để bọn hoạn quan nắm giữ nữa. Ngay cả chi tiêu của hoàng gia cũng phải dự toán truớc, không được chi phí vô độ. Đức tông chấp nhận những đề nghị ấy. Trong một mức độ nhất định, hành vi can đảm thẳng thắn của Dương Viêm đã hạn chế được sự tham dự chính quyền của thế lực hoạn quan, ảnh hưởng cả đến chế độ quản lí tài chính nghiêm minh ở những đời sau.

    + Hai: ông cải cách tô thuế, dùng "lưỡng thuế pháp" thay thế chế độ thu thuế cũ, đây là cống hiến rất lớn của Dương Viêm. Triều đình từ năm Trinh Quán trở về sau, do xã hội kinh tế ngày càng phồn thịnh, hộ khẩu tăng nhiều, đất đai được tự do buôn bán khai thác, nên tư nhân chiếm đất ngày càng nghiêm trọng, chế độ "quân điền" (chia đều ruộng đất) không thi hành được nữa. Niên hiệu Thiên Bảo đời Huyền tông, nội chính hỗn loạn, phiên trấn ngang ngược, loạn An Lộc Sơn nổi lên, số dân biến động, sổ sách mất mát không tài nào có cách thu thuế như cũ được. Năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), tổng nhân khẩu có gần 5300 vạn người mà số người không đóng thuế nổi lên đến hơn 4470 vạn người, nghĩa là hơn 80% trở lên. Thu nhập ít ỏi, nhưng quân phí lại vô hạn, thêm vào đó thế lực cát cứ địa phương tự thu thuế tự chi tiêu. Tài chính quốc gia thiếu hụt khiến cục diện thêm hỗn loạn. Trong tấu chương của Dương Viêm, ông tổng kết hơn 160 năm kiến lập đời Đường với nhiều biến đổi của chế độ tô thuế, tập trung phản ánh tình huống về hai phương diện: một là thiếu cơ sở điều tiết thuế khoá, đất đai tự do buôn bán đã thay đổi và phân chia sâu thêm hai loại dân giàu nghèo, chế độ thuế khoá hoàn toàn thoát ly thực tế; hai là tài chính quốc gia không bị khống chế, địa phương mạnh ai thu thuế nấy, máu xương nhân dân bị vắt kiệt. Sau lonạ An Lộc Sơn lại sinh bệnh dịch, các địa phương đều động số nhân lực lớn khiến nhân khẩu giảm sút nhiều, đất đai bỏ hoang quá lớn. Thêm nữa, các phiên trấn địa phương tự nắm quyền tài chính, tự lập hệ thống mỗi nơi không thống nhất, tài chính quốc gia hoàn toàn bị khống chế. Người chịu thuế nặng nhất vẫn là nhân dân nghèo khổ, tình trạng hỗn loạn kéo dài 30 năm. Dương Viêm tường thuật lại tình trạng ấy và lập tức xin chỉnh đốn lại tài chính, khắc phục hỗn loạn, bỏ những tệ xấu cũ, thống nhất tài chính để bảo đảm thu nhập cho quốc gia và bảo vệ tầp quyền ở trung ương.

    _ Phép "lưỡng thuế pháp" của ông bị nhiều người trong triều đình phản đối, nhưng được Đức tông tin tưởng, quyết đinh ban hành. Phép thuế của ông đặt cơ sở tính toán trong hai loại: thuế hộ khẩu vaà thuế đất. Trưng thu cũng ấn định một năm hai lần vào mùa hạ và mùa thu, thuế mùa hạ đến tháng sáu mới xong, thuế mùa thu đến tháng mười một phải xong. Phép "lưỡng thuế pháp" của Dương Viêm có mục đíhc, căn cứ vào thực tế và dễ dàng thực hiện theo pháp chế để thống nhất các hạng mục thuế, giản dị hoá chế độ thuế khoá, xá định từng loại thuế, khống chế sự thu chi của địa phương. Kết quả "tất cả mọi quyền thu nặnghay nhẹ đều phải quy về triều đình", điều đó làm mạnh thêm chính trị trung ương tập quyền, thay đổi hẳn bộ mặt tài chính của quốc gia.

    _ Trung Đường là giai đonạ chuyển đổi từ tiền kỳ đến hậu kỳ đời Đường, nó lấy phép "lưỡng thuế pháp" làm pháp luật tiêu chí cho tài chính quốc gia. Từ đây, giai cấp địa chủ thế tục thay thế địa chủ môn phiệt và ngày càng chiếm được địa vị quan trọng. Văn hoá Trung Quốc cũng từ đây tương ứng phát sinh từ "văn hoá điển hình đời Đường" chuyển sang "văn hoá điển hình đời Tống".
     
  10. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    LỤC VŨ
    (Sinh và mất năm không rõ)


    _ "Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà". Trong nền văn hoá trà đầy hương thơm gió mát, Lục Vũ là nhân vật nổi tiếng nhất, ông là tông sư sáng lập môn nghiên cứu trà học, trứ thuật Trà Kinh của ông vang danh thiên hạ, nó hình thành và truyền bá văn hoá trà, có tác dụng rất quan trọng. Từ đời Đường trở về sau, các hàng quán bán trà khắp đất nước Trung Quốc đều thờ phụng ông, tôn ông là "Trà thần", "Trà thánh", "Trà tiên".

    _ Lục Vũ tên tự là Hồng Tiệm, hiệu Cánh Lăng tử, người đất Cánh Lăng, Phục châu (nay là huyện Thiên Môn, Hồ Bắc, ông sống vào trùng diệp đời Đường nhưng không biết rõ năm sinh năm mất cụ thể. Có lẽ đại ước là sống vào khoảng Huyền tông Khai Nguyên thứ 21 đến Đức tông TrinH Nguyên thứ 20 (từ năm 733 đến năm 804). Thân thế ông trôi nổi khảm kha, thưở nhỏ ông đuợc nuôi trong đền chùa, đọc sách học hành, lớn lên nuôi mộng nghệ sĩ phiêu bạt bốn phương. Vài năm sau, nhờ được sự hâm mộ của Hà Nam thái thú Lý Tề Vật, ông được ban tặng nhiều sách thi thư và được giới thiệu đến làm mạc khách cho Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ, được Thôi Quốc Phụ chỉ giáo, huấn luyện thêm. Sau nhiều năm khắc khổ công phu, lại được danh sư chỉ điểm, học vấn Lục Vũ nhờ đó tiến bộ nhiều, trở thành người đọc rộng hiểu xa. Văn chương mỹ lệ và giao du rộng rãi với các tài tử nên cũng có chút tiếng tăm đương thời, sách Toàn Đường thi cũng có chép thơ do ông sáng tác.

    _ Lục Vũ sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Đương thời, vùng duới sống Giang Hoài trở về phương nam, cây trà được trồng rộng rãi, lá trà được đề cao, phẩm loại tăng rất nhiều. Dùng trà để uống, từ giang nam truyền lên phương bắc ngày càng thịnh hành. Theo sách Phong thị kiến văn ký của Phong Diễn đời Đường chép thì thời Khai Nguyên (niên hiệu của Huyền tông), núi Thái sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền, sau này dân gian "bắt chước theo thành phong tục". Cuộc sống Thiền tăng là nhàn nhã mà u viễn, họ nấu trà và uống trà mỗi lúc một tân kỳ mới lạ, đi tìm ý thú thanh nhã cao viễn. Đạo Thiền có tập uống trà dẫn đến cách uống trà thô thiển bị bãi bỏ và cách uống trà thanh nhã được đề cao, triều Đường rất trọng Thiền tông, vì vậy cách uống trà gây ảnh hưởng đến các văn nhân sĩ đại phu. Lục Vũ sống từ nhỏ trong chùa lại càng bị ảnh hưởng trong bối cảnh ấy, ông viết cuốn Trà Kinh.

    _ Theo sử sách ghi chép, Lục Vũ 22t mới bắt đầu xuất du, trải qua các đất Ba Sơn, Giáp châu lên tới Nghĩa Dương quận miền bắc (nay là suốt dọc vùng Tín Dương, Hà Nam). Năm 24t, ông xuất du lần thứ hai đến hạ lưu sông Trường Giang và các đất lưu vực sông Hoài. Trong vòng vài năm, dấu chân ông ghi lại khắp các vùng Sơn Nam, Hoài Nam, Kiếm Nam và 23 châu nổi tiếng về sản xuất Trà ở Chiết đông, tiến hành nghiên cứu ở thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế ra sao và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi. Ông sưu tập đuợc rất nhiều tư liệu về trà, chuẩn bị đầy đủ cho trứ tác của mình. Lục Vũ có người bạn là thi nhân nổi tiếng Hoàng Phủ Tăng có bài thơ Tống Lục Hồng Tiệm sơn nhân thái trà như sau:

    Thiên phong đãi bô khách
    Xuân minh phục tùng sinh
    Thái trích hoà thám xứ
    Yên hà tiển độc hành
    U kỳ sơn tự viễn
    Dã phạn thạch tuyền thanh
    Tịch mịch nhiên đăng dạ
    Tương tư nhất khánh thanh

    (Núi cao chờ khách lạ
    Trà xuân non nảy chồi
    Hái lá và thăm thú
    Mây mù một mình thôi
    Chùa núi xa thăm thẳm
    Cơm vắt nước suối xuôi
    Tịch mịch đèn khuya thắp
    Nhớ tiếng chuông xa vời)​

    _ Bài thơ như tái hiện cảnh Lục Vũ trèo qua những ngọn núi xa ăn giáo nằm sương thăm cảnh núi trà.

    _ Khoảng năm Thương Nguyên đầu tiên (năm 760), Lục Vũ 28t du lịch đến Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Hồ Châu cũng là nơi nổi tiếng sản xuất Trà, ở đây có núi Cố Chử có loại tử duẫn trà "nước trong xanh thơm phức, mùi vị làm say người" là cống phẩm dâng hoàng đế. Có thơ khen loại trà này là: "Phụng liễn tầm xuân bán túy hồi. Tiên nga tiến thủy ngự liêm khai. Mẫu đơn hoa tiếu kim điền động. Truyền tấu Ngô Hưng tử duẫn lai" (Xe loan tìm xuân nửa tỉnh về. Tiên nga dâng rượu màn ngựa che. Mẫu đơn cười để thoa vàng động. Tử duẫn trà đem tới tận hè). Mỗi năm, đến thời tiết hái trà, quan quận thủ phải đến hiện trường đôn đốc, kẻ làm sai dịch hái trà và sao chế đạt tới số vạn người. Lục Vũ ở lại quê hương của trà ấy, mắt thấy tai nghe, tíhc lũy nhiều hiểu biết liên quan về trà.

    _ Lúc ở Hồ Châu, Lục Vũ kết giao với cao sĩ danh tăng Nhan Chân Khanh, Lý Dã, Mạnh Giao, Trương Chí Hoà, Lưu Trường Khanh, Linh Triệt, Hạo Nhiên. Họ làm thơ xuớng hoạ, thường lai vãng với nhau. Những người ấy đều là cao thủ về phẩm định trà. Đặc bịêt Hạo Nhiên hoà thượng nổi tiếng "thi tăng" rất am hiểu trà đạo, là một nhân vật quan trọng đã hướng dẫn các văn nhân thi sĩ cách thưởng thức trà. Hoà thượng và Lục Vũ có giao tình mật thiết. Hai người thường đến ở Diệu Hỉ tự núi Trữ sơn, cùng nhau uống trà mạn đàm suốt đêm. Không cần nói, nhờ kết giao với các cao thủ về phẩm định trà ấy, kiến thức Lục Vũ càng được mở rộng, càng quan tâm nghiên cứu trà đạo. Không lâu sau, Lục Vũ dời chỗ ở đến Thiều Khê thảo đường, tự xưng hiệu là Tang Ninh ông, để thực hiện chí hướng trứ thư lập ngôn của mình, ông đóng cửa chuyên tâm trứ tác, ông từng làm bài thơ nói rõ ý mình:

    Bất tiểu hoàng kim lũy
    Bất tiễn bạch ngọc bôi
    Bất tiển triêu nhập tỉnh
    Bất tiễn mộ nhập đài
    Duy tiễn Tây giang thủy
    Tằng hương Cảnh Lăng thành hạ lai

    (Không ưu vàng chồng chất
    Không thích ngọc trắng đầy
    Không màng sáng vào triều
    Không cần tối lên đài
    Chỉ muốn nước Tây giang
    Chảy đến thành Cảnh Lăng)​

    _ Ông không ham quyền úy, tự cam sống đạm bạc. Bình sinh Lục Vũ trứ tác phong phú, trong ấy sách Trà Kinh là tác phẩm ngưng tụ tâm huyết một đời ông, được người sau tôn sùng nhất, ông còn có một quyển Trà Ký, 2 quyển Cố chữ sơn ký (nội dung phần lớn liên quan đến trà). Tiếc rằng, 2 bộ sách ấy đã thất lạc, chỉ có Trà Kinh là còn lại đến ngày nay.

    _ Cần phải nói rõ, Trà Kinh của Lục Vũ không chỉ là bộ sách về trà hoàn bị nhất của Trung Quốc mà còn là sách chuyên môn đầu tiên trên Thế Giới. Chính học giả nước Mỹ là Ulliam đã viết trong cuốn Trà diệp toàn thư rằng: "Học giả Trung Quốc Lục Vũ là người đầu tiên viết sách liên quan đến lá trà". Hơn ngàn năm nay, phong cách uống trà do Lục Vũ đề xướng đã phổ biến toàn cầu, Lục Vũ không chỉ thuộc về Trung Quốc mà còn thuộc về toàn thế giới.
     
  11. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    HÀN DŨ
    (Sinh năm 768 - mất năm 824)


    _ Văn hoá TQ cuối đời vãn Đuờng đã tới một khúc quanh, từ sự mỹ lệ đời Thịnh Đường nó chuyển sang đời Tống. Trong khu quanh diễn biến văn hoá này, có một nhân vật gây ảnh hưởng quan trọng, đó là Hàn Dũ.

    _ Hàn Dũ, tên tự Thối Chi, người Nhữ Dương, Hà Nam (nay là huyện Mạnh, Hà Nam). Nhân chỗ sinh ra gần Xương Lê nên tự xưng hiệu là "Xương Lê Hàn Dũ", người sau cũng gọi là Hàn Xương Lê. Cuối đời, ông làm Lại bộ thị lang, hậu thế gọi là Hàn lại bộ. Sau khi chết,ông đựơc ban tên thụy chữ "Văn", thế lại gọi là Hàn Văn công.

    _ Hàn Dũ sống vào thời gian các niên hiệu Trinh Nguyên, Nguyên Hoà. Nho học tỳư thời Ngụy Tấn đến bây giờ đã không còn người chấn hưng khích lệ nên cần phải phục hưng. Trong cuộc vận động chấn hưng Nho học ấy, công lao của Hàn Dũ là cực lớn. Ông nhìn tấm gương thời Ngụy Tấn, Thích (đạo Phật), Lão thịnh hành. Nho học nằm trong trạng thái tiêu trầm. Ông quyết phải phát động truyền thống Nho học. Trong bài viết Nguyên đạo nổi tiếng, Hàn Dũ khai mở phổ hệ tuơng truyền của các thánh nhân, kiến lập dòng "đạo thống" từ Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang rồi trải qua Văn, Vũ, Chu Công, đến tận Mạnh Tử. Sau Mạnh Tử hơn ngàn năm, đạo thống truyền đến ông, ông phải là người nối tiếp con đuờng ấy và phải khôi phục Nho học. Để phục hưng truyền thống Nho học, nối tiếp đạo thống Nho gia, Hàn Dũ tích cực "trấn áp dị đoan, bài trừ Phật, Lão". Năm Nguyên Hoà thứ 14, Đường Hiến tông tổ chức lễ rước đón cốt Phật từ Phụng Tường về kinh sư. Các vương công sĩ thứ xôn xao lễ bái. Hàn Dũ liều lĩnh dâng bài Luận Phật cốt biểu, kết quả ông đắc tội với Đường Hiến tông, bị biếm đi Triều Châu. Trên đường lưu phóng, ông cảm xúc để lại hai câu danh cú: "Nhất phong triều tấu cửu phụng thiên. Tịch biếm Triều dương lộ bát thiên" (Một thư dâng lên cửu trùng. Đày đi tám ngàn dặm đường xa xôi).

    _ Bài Đạo thống của Hàn Dũ được các học giả đời Tống thừa kế, nhất là Chu Hi. Chu Hi xưng tụng: "Có dáng vẻ uyên bác như từ cửa hai phu tử họ Trình ra, lại như tiếp nối đuợc truyền thống của Mạnh Tử... (hai phu tử họ Trình là Trình Hào, Trình Di, hai anh em triết học gia nổi tiếng đương thời) tuy Hi tôi không được thông mẫn, cũng may mắn được xin dùng dự chung". Rõ ràng biểu thị nhị Trình và chính bản thân Chi Hi tình nguyện gáng vác đạo thống truyền từ Mạnh Tử. Thế nhưng, trong nhãn quan các nhà Lý học đời Tống, Hàn Dũ chỉ là văn nhân bác tạp, địa vị kế thừa đạo Hàn không được họ (các nhà Lý học đời Tống) nhìn nhận, như Chu Hi nhận định rằng Hàn Dũ "nguồn gốc đạo của Hàn Dũ chỉ là nói được về đại thể mà chưa thấy được chỗ hữu hiệu sâu kín nhất".

    _ Trong quá trình xiển phát "Đạo", Hàn Dũ dẫn chứng sách "Đại học" cường điệu sự tu duỡng đạo đức của cá nhân, tức tính trọng yếu của "tu nhân chính tâm" đối với các "trị quốc bình thiên hạ". Ông còn căn cứ vào thuyết Duỡng khí của Mạnh Tử đề xuất: "duỡng khí luận". Thực hành con đuờng nhân nghĩa là tìm đến nguồn gốc của "Thi" và "Thư", đem cái học "Tu thân", "chính tâm", "thành ý" của thánh nhân quán triệt vào trong sáng tác văn học, ông cuờng điệu chỉ có lấy "tu thân duỡng khí" làm mạnh thêm đạo đức tu duỡng mới có thể viết văn hay. Đối với cái học của Mạnh Tử, hàn Dũ lãnh hội nhân định rằng nếu không có Mạnh Tử, đạo thống đã bị đứt đoạn, Nho học đã bị chia nhánh, văn hoá đã bị hỗn tạp. Trung Kỳ đời Đường, Hàn Dũ và các bạn đồng đạo hết sức tôn sùng cái học của Mạnh Tử, sơ bộ hợp nhất hai học phái "nội thánh" và "ngoại vương".

    _ Trong lãnh đạo văn học, Hàn Dũ giương cao ngọn cờ "văn dĩ minh đạo" (văn chương là để làm sáng đạo), ông lãnh đạo cuộc vận động đổi mới văn học. Cổ văn xuất hiện ở thời Trung Đường và là tên gọi đặc biệt của Tản Văn, đối ngược với thể biền văn. Người đầu tiên đề cao "Cổ văn" là Hàn Dũ. Cuộc vận động Cổ văn là cuộc vận động từ thời Ngụy Tấn đến đương thời. Ngụy Tấn lục triều sùng thượng nghiên cứu đối ngẫu, thanh luật, điển cố, thể biền văn chỉ là hình thức từ chương, hoa lệ nhưng không thực tế, không thích dụng, theo đà xã hội ngày càng mở rộng và phức tạp, yêu cầu cải cách văn thể nảy sinh, nhưng đến đầu đời Đường, thể biền văn vẫn chiếm địa vị chủ yếu. Trung Đường trở về sau, các ông Tiêu Dĩnh Sĩ, Lý Hoa, Nguyên Kết bắt đầu viết thể Tản văn, trở thành những người đi đầu vận động Cổ văn. Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên tổng kết trên cơ sở kinh nghiệm của tiền nhân, đề xuất cương lĩnh lý luận "văn dĩ tải đạo" (văn là để chở đạo), "văn đạo thống nhất' (văn và đạo là một), xuớng xuất lên mục tiêu dạng thức văn học "tải đạo" và "minh đạo". Họ chủ trương học tập văn chương Tiên Tần, Lưỡng Hán, từ tư tưởng cần thiết "sư kỳ ý, bất sư kỳ từ" (học ý chứ không học chữ), từ nội dung đến câu tứ đều phải kiên trì nguyên tắc "chỉ cần trần thutậ được điều mình nói", họ phản đối sự lạm dụng ngôn từ. Hàn Dũ còn đề cao luận điểm "bất bình tắc minh" (cái gì không bình thường ắt sẽ tự phát ra tiếng kêu), ông cho rằng "người bất đắc dĩ mới phải nói lên, có tư tưởng mới phải ca hát lên, có buồn rầu mới phải khóc", bất bình mới sinh ra tình cảm thật như vậy tác phẩm mới có nội dung chân thật. Tóm lại, họ chủ trương học cổ nhưng dùng ý chứ không phải phục cổ, mà phải kế thừa truyền thống để sáng tạo nên cái mới, cách tân toàn diện văn phong, văn thể và ngữ ngôn văn học, đưa đề tài xưa vào không khí sống động của thời đại.

    _ Hàn Dũ lãnh đạo cuộc vận động Cổ văn, chẳng những cống hiến về phương diện về lý luận mà còn để hết tâm lực vào thực tiễn sáng tác Cổ văn, ông viết nhiều tác phẩm ưu tú. Hàn Dũ và các đồng đạo, hàm dung những di sản văn học của tiền nhân, chỗ khác của ông là phái phục cổ chỉ cục hạn đời sống văn học vào lục kinh mà bỏ qua sở trường của kinh điển bách gia. Ông yêu cầu sáng tạo phải dung hoá được ngôn từ ngữ pháp lại thíhc hợp phản ánh được hiện thực, biểu đạt được ngôn ngữ tư tưởng văn học.

    _ Tản văn của Hàn Dũ có thành tựu trác việt, được mọi người đánh giá cao. Cùng thời đại có Lưu Vũ Tích xưng tụng ông: "Là minh chủ của văn chương", Đỗ Mục so sánh tản văn của Hàn Dũ với thơ Đỗ Phủ bằng câu: "Đỗ thi Hàn bút". Hầu hết các văn gia đời Tống đềuhọc Hàn Dũ, họ từ góc độ lịhc sử phát triển tản văn mà tôn sùng công lao của Hàn Dũ trong cuộc vận động cổ văn, như Tư Mã Quang gọi ông là: " Văn công đã chấn hưng văn chương như tiếng sấm lôi đình chấn động cổ kim".

    _ Thơ của Hàn Dũ trên thi đàn Trung đường cũng đứng riêng một chỗ, thơ ông với thơ phái Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị như hai ngọn núi đứng song song. Đường thi đến Trung Đường đã đến chỗ đại biến, Bạch Cư Di đổi "phép cũ" bước đi trên con đường bình dị. Hàn Dũ lại đi con đường khác mở rộng phái riêng, xuất kì hùng hồn. Phong cách nghệ thuật thơ của ông kì đặc, kí thế hoằng vĩ. Hàn Dũ lấy văn làm thơ, Tăng cường công năng biểu đạt của thơ, mở rộng lãnh vực của thơ. Thơ của ông cũng gây ảnh hưởng về sau này như chủ trương "thi giới cách mạng" của Hoàng Tôn Hiến đời Thanh. Thế nhưng, chủ trương "lấy văn làm thơ" của Hàn Dũ đưa đến kết quả phá hoại ngôn ngữ thi cả và tính chất mỹ cảm của thơ, thậm chí biến thơ thành "bài văn bị ép vần", có ảnh hưởng xấu đến thơ từ Tống về sau. Tuy vậy, lối thơ kì đặc của ông có phần nào ảnh hưởng nhất định đến các thi nhân Trung Đường như Giả Đảo, Lư Đồng, Mã Dị, Lý Hà. Ảnh hưởng ấy thậm chí còn kéo dài đến không ít thi nhân đời Tống, đời Thanh.
     
  12. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    Bạch Cư Dị
    (Sinh năm 772 - mất năm 846)

    _ Trong văn hoá sử Trung Quốc, Bạch Cư Dị có địa vị vô cùng hiển hách, ông không những là thi nhân vĩ đại sau Lý Bạch, Đỗ Phủ. Mà còn điển hình cho nhân cách lý tưởng của các sĩ đại phu thời Trung cổ. tư tưởng và đời sống của ông có ảnh hưởng đến các sĩ đại phu đời sau.

    _ Tư tưởng "đạt thì làm cho cả thiên hạ đều thiện, cùng thì hãy giữ lấy thiện một mình" của Mạnh Tử là tư tưởng chỉ đạo để ông lập thân xử thế. ông viết trong Dữ Nguyên Cửu Thư: "ta tuy hèn kém nhưng vẫn thường nhớ câu này".

    _ Trong khoảng niên hiệu Trinh Nguyên, Nguyên Hoà, Bạch Cư Dị bị các thế lực hắc ám trấn áp. Dể thực hiện lý tưởng chính trị cứu đời, ông phấn đấu tranh dũng mãnh, đồng thời đó là thời hoàng kim của ông. Ông từng là thơ biểu đạt chí hướng không ngại thế đồ gian hiểm, lấy thân chí ra tận trung vì dân mà liều mạng. Sau loạn An Lộc Sơn, xã hội Trung quốc ẩn giấu nhiều nguy cơ như phiên trấn cát cứ, hoạn quan chuyên quyền, kinh tế suy nhược, vấn đề chính trị ngày càng xấu khiến Bạch Cư Dị và một số sĩ đại phu lo lắng muốn tìm đường cải cách. Nguyên Hoà năm đầu (806), ông và Nguyên Chẩn cùng khởi thảo sách lâm 75 bài, đề nghị phương sách đổi mới chính trị Trung Đường.Nguyên Hoà năm thứ ba, ông được nghiệm chức Tả thập di là chức gián quan bên cạnh hoàng đế. Nhiều lần ông dâng thư xin thay đổi những tệ chính. Để phản đối hoạn quan chuyên quyền, ông chỉ trích sai lầm truớc mắt Đường Hiến tông làm cho hoàng đế phẫn nộ, may nhờ tể tuớng Lý Phong che chở, ong mới miễn tội.

    _ Trên lãnh vực văn học, Bạch Cư Dị và các bạn Nguyên Chẩn, Lý Thân dùng thơ làm lời can gián, gào thét. Vì xã hội, có ý thức cách tân thi ca, ông chủ trương "chỉ làm văn chương hợp với thời vụ, chỉ làm thơ hợp với thời việc", tức là thi ca phải quan hệ với hiện thực và phải quan tâm tới đau khổ của nhân dân, phải vạch được những tệ nạn của chính trị đương thời. Trong văn học sử Trung Quốc, sáng tác có mục đích rõ ràng như thế, Bạch Cư Dị là một truờng hợp hiếm có. Chủ trương văn học của ông có ý thúc đẩy và phục hưng lý luận thi ca của Nho gia và phản ánh sinh động hệ thống quan niệm nhất quán thực dụng của sĩ đại phu đối với quốc gia, dân tộc, văn hoá với trách nhiệm cao nhất. Chủ trương văn học và thực tiễn sáng tác của Bạch Cư Dị đã tạo ảnh hưởng sâu đậm tới con đường sáng tác của người sau, loịa thơ phúng dụ xã hội, vạch trần tệ nạn thời vụ từ Trugn Đường trở về sau đời nào cũng có người làm. Mặt khác, ông coi thi ca hoàn toàn quy định vì luân lý chính trị và trực tiếp là công cụ thục dụng, ông nhấn mạnh "thơ quan trọng ở ý không quan trọng ở văn, thơ vịnh tính không vịnh tình", do đó coi nhẹ quy luật thẩm mỹ và hình thức của thơ, nên có ảnh hưởng tiêu cực đến sáng tác văn hoc đời sau.

    _ Từ trung niên trở về sau, Bạch Cư Dị dần dần bỏ tinh thần cuồng nhiệt "vì dân liều mạng" truớc đây của mình mà đi vào con đường "độc thiện" (chỉ sự hoàn thiện riêng cá nhân). Năm Nguyên Hoà thứ 10 (năm 815), khi bị biếm ra Giang Châu là bước ngoặt quan trnọg của đời ông. Giang châu tư mã là một chhức nhàn quan, đã mất hết cơ hội "cứu thiên hạ", nội tâm ông bi thiết không nói thànhlời. Ở Giang Châu ông viết bài truờng thi Tỳ bà hành có những câu: "Đồng thị thiên nhai luân lạc luân. Tương phùng hà tất tằng tương thức" (cùng một lứa bên trời lận đận. Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau) đầy cảm khái. Sau đó, tuy thời vận có lúc lên có lúc xuống và có lúc vận may cũng tới, nhưng ông thay đổi tâm chí như ở Giang châu. Cuối đời ông hưởng nhàn ở một làng quê Lạc Dương. Trong lúc quốc nạn bối rối, chính sự suy lạc, khuynh hướng tư tưởng của Bạch Cư Dị càng nghiêng về "độc thiện", ông bắt đầu dung hợp cái mà Nho gia gọi là "Lạc thiên tri mệnh" với tinh thần "Tri túc bảo hoà" của Nho gia và tư tưởng xuất thế của Phật học làm chỗ dựa tinh thần của mình, đó là cơ sở lý luận "trung ẩn" với lý luận ẩn dật truyền thống. Ông cho rằng "đại ẩn thì ẩn ở triều đình, tiểu ẩn thì vào rừng núi, không bằng trung ẩn ở chỗ vẫn làm quan, vừa giống như xuất vừa giống như xứ, không bận rộn cũng chẳng quá an nhàn". Trong điều kiện lịhc sử đuơng thời ấy, ông không thể hoà mình với quan truờng hắc ám để làm bẩn mình, cố giữ nhân cách độc lập, nhưng không để đến nỗi bị bọn thống trị hắc ám cắn xé mình, ông chọn con đường trung đạo vừa tránh tai họa vừa bảo toàn đuợc thân, chỗ ảo diệu mà "trung ẩn" đem lại là: quan trọng là ẩn trong tâm linh (tâm ẩn) mà không ẩn hình tích (hình ẩn0. Có thể nói, dưói áp lực của chính quyền chuyên chế càng ngày càng trầm trọng, Bạch Cư Dị có ý thức đi tìm phương cách linh hoạt biến thông với lí luận cân bằng cho mình giữ lấy nhân cách tương đối độc lập. Đã không thể cứu đời, chỉ còn giữ chí mình đợi thời, rút về con đường "độc thiện" bất đắc dĩ vậy. Vì đó, từ nay Bạch Cư Dị đam mê du sơn du thủy, tham thiền, học đạo, uống rượu, tìm đủ mọi cách để đè nén đau khổ trong lòng, thời gian này, ông sáng tác nhiều loại thơ nhàn thích. Ông tự phân loại thi ca của ông: phóng dụ, cảm thương, nhàn thích.

    _ Là một thi nâhn có tên tuổi lớn nhất thời Trugn Đường, cống hiến lớn nhất của Bạch Cư Dị là đưa thi ca phổ biến, phát triển theo hướng thế tục hoá. Đại biểu tính lớn nhất của ông là loịa thơ phóng dụ và bài Truờng hận ca. Ông đề xướng "học tập sự giản dị" đưa thơ ca từ chỗ bị áp lực của những điển cố nặng nề đến chỗ thông tục bình dị. Đề tài thơ ông rộng rãi, trong thơ phóng dụ của ông có đủ mọi loịa hạng người trong xã hội như nang ca kỹ già, lão ông trốn chạy chinh chiến, con gái nhà nghèo, bà lão hái dâu, hoạn quan, người buôn bán thua lỗ... Những người phổ thông bình thường, đi vào trong thơ ông truớc đây không hề có. Khuynh hướng thế tục hoá là khuynh hướng chủ yếu của tư trào nghệ thuật cuat hậu kỳ xã hội phong kiến, Bạch Cư Dị khai phá con đường thế tục hoá trong thi ca có ý nghĩa trọng đại. Khuynh hướng thế tục hoá thi ca của ông, còn có chỗ dùng ngôn ngữ ai ai cũgn có thể hiểu, người đời sau bình luận thơ của ông rằng: "Như lời nói của dân nhà quê Sơn Đông, lời lời đều thật". Ngôn ngữ bình dị ấy có sức hấp dẫn lớn đối với đại chúng như câu xưng tụng ông: "đồng tử giải ngâm Trường hận khúc. Hồ nhi năng xuớng Tỳ bà thiên" (trẻ con cũng có thể ngâm xuớng đươc các bài Trường hận ca và Tỳ bà hành). Thơ ca của ông trở thành đề tài quan trọng cho những vở hí kịch đời sau, đếnnay vẫn còn những vở như Thanh sam lệ, Đuờng Minh Hoàng thu dạ ngô đồng vũ, Trường sinh điện đều mượn câu chuỵên từ những bài truờng thi của Bạch Cư Dị. Ông cùng với Lưu Vũ Tích xuớng ngâm những bài từ Ức Giang Nam, Trúc chi từ, rất sớm đã đưa sáng tác của văn nhân vào đời sống hằng ngày và tạo sức mạnh lớn cho thể loại "Từ" phát triển.

    _ Thơ Bạch Cư Dị được lưu truyền cực rộng trong quốc hội, trên thì vương công quý tộc, duới đến bọn phu xe, thậm chí cả những ông lão, quả phụ, nhi đồng ở làng quê đều biết tới thơ của ông. Tại khá nhiều hương trấn, chùa Phật, lữ điếm tửu lâu, danhthắng cổ tích, thơ ông được chép trên tường để khách qua lại chiêm ngưỡng. Mức độ được đại chúng hoan nghênh như thế hơn hẳn bất cứ thi nhân nào đời Đường và có thể nói trong lịch sử truớc đây chưa bao giờ có.
     
  13. zhangfei

    zhangfei Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/8/04
    Bài viết:
    89
    trời sao toàn thấy một mình bạn nói chuyện vậy?
    Mình cũng biết chút ít về lịch sử TQ nhưng những người làm mình khôm phục thật sự chỉ có vài người thôi à.
    Đó là:Gia Cát Lượng,Thành Cát Tư Hãn,Khang Hi hoàng đế,Chu Ân Lai,Mao Trạch Đông.
    Chỉ có thế thôi à

    Đây là tư liệu dành cho mọi người tham khảo nên sau này mong cậu đừng post bài trong này. Thanks. Chiplucky
     
  14. shockt

    shockt Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/8/04
    Bài viết:
    83
    _ Các Nho gia cổ đại Trung Quốc vốn có thuyết "Chu Khổng chi giáo" (sự giáo hóa của họ Chu và họ Khổng), "Khổng" tức Khổng Tử, người được coi là thánh nhân, còn "Chu" tức Chu công Cơ Đán. Ở Trung Quốc chưa hề có người nào được xếp ngang hàng với Khổng Tử, Chu công chỉ là một ngoại lệ duy nhất.

    _ Chu công là con thứ tư của Chu Văn Vương, em ruột của Chu Võ Vương nên gọi là Thúc Đán. Sau khi Chu Võ Vương chết, Thành vương mới 12 tuổi, Chu Công Đán nắm quyền nhiếm chính. Sách Thượng thư Đại truyện viết: "Chu công nắm quyền chính, trong một năm cứu loạn (trấn áp những cuộc mưu phản), hai năm khắc phục người Ân phục quốc, ba năm tiêu diệt đất Am, bốn năm kiến định hầu vương, năm năm an định nhà Chu, sáu năm định ra lễ nhạc, bảy năm phụ giúp chính trị cho Thành vương". Chỉ trong vòng bảy năm ngắn ngủi, ông đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng như thế đủ biết công lao lớn của ông.

    _ Xét công lao sự nghiệp của Chu công thì "cứu loạn" (trấn áp những cuộc mưu phản, "khắc Ân" (khắc phục người Ân phục quốc), và "tiêu Am" (tiêu diệt đất Am) là ba cộng việc quan trọng ổn định nền thống trị của Tây Chu. Từ đây, vương triều Chu giai quyết được nội loạn trong vương thất và mối lo người Ân đòi phục quốc, phát triển phạm vi thống trị của chính quyền trung ương lớn rộng hơn, đặt cơ sở cho 800 năm thống trị của vương triều Tây Chu

    _ Những công việcmà Chu công đã hoàn thành trong bảy năm khôgn chỉ có ý nghĩa với triều Tây Chu. Năm thứ tư khi Chu Công chấp chính, ông tiến hành đại quy mô phân phong toàn quốc, kết hợp cao độ giữa quan hệ chính trị với huyết thống của quốc gia, hình thành một chế độ tông pháp hoàn bị và nghiêm mật. Dưới chế độ ấy, nước và nhà kết hợp làm một, nước là nhà được mở rộng ra, nhà là mô thức của nước. Chu thiên tử là vua chung của thiên hạ và là giòng họ lớn nhất trong thiên hạ xác lập hệ thống kết cấu cho xã hội truyền thống của Trung Quốc. Tuy từ đời Tần Hán về sau, chính quyền phong kiến quốc gia phân ly với một bọ phận tông tộc và dùng chế độ quận huyện làm cơ sở phong kiến quan liêu và lấy chế độ "tuyển chọn người hiền năng" thay cho chế độ huyết thống nhưng tinh thần tông pháp đã thâm nhập vào cơ thể văn hoá Trung Quốc như Lương Khải Siêu đã từng nói: "Tổ chức của Trung Quốc lấy phép nhà làm đơn vị chứ không lấy cá nhân làm đơn vị đó mới gọi là tề gia trước rồi mới trị nước sau. Chế độ tông pháp đời Chu, ngày nay về hình thức tuy đã bị bỏ nhưng về tinh thần vẫn giữ".

    _ Chu công phân phong cho các chư hầu xong rồi lập tức chế ra lễ nhạc, đây là một sự kiện lớn được các Nho gia ca tụng. Theo truyền thuyết, lễ chế do Chu công sáng tạo ra lớn rộng bao la, từ ăn uống ẩm thực, quan hôn, tế táng, triều kiến đến những việc ăn ở thường ngày không có phương diện nào không có "lễ chế" quy định cụ thể. Chu công chế ra lễ còn có hiệu ứng sâu xa với văn hoá muôn đời sau. Đầu tiên, nó hoàn toàn bị hoá, hệ thống hoá, quy phạm hoá các thể chế còn hỗn loạn dưới đời Ân, xác lập "Đức" trong "Lễ", dùng huyết thống làm sợi chỉ quán xuyến tổ chức thể chế "tế tự - xã hội - chính trị". Thực chất "Lễ hoá" là định danh phận cụ thể cho mối quan hệ nhân luân. Lễ chế do Chu công sáng tạo được các Nho gia sau này liên tục kế thừa và phát triển nó, nó đầy đủ sức mạnh quy định mọi hành vi đời sống và tâm lý tình cảm của người Trung Hoa, nó còn ấn định cả nhiều quan niệm về thiện ác đúng sai. Văn hoá Trung Hoa vì đó mà được gọi là nền văn hoá của "Lễ", Vương Quốc Duy gọi lễ là "tủy của người đời Chu". Luận điểm này khôgn những chỉ rõ địa vị quan trọng của Lễ trong văn hoá Trung Quốc mà còn nêu bật cống hiến có tính quan trọng của Chu Công trên con đường phát triển của lễ chế văn hoá Trung Quốc.

    _ Là một chính trị gia có tầm nhìn xa, Chu công hết sức đề cao lý luận chính trị "Kính Đức bảo dân", ông cảnh cáo giai cấp thống trị "Trời không đủ tin", "Không dựa vào Mệnh Trời", chỉ có "Kính đức bảo vệ dân" mới là kế sách cai trị lâu dài. Ông còn vận dụng tư tưởng bảo vệ dân hoà vào giáo hoá chính trị, ông cho rằng phải luôn hướng dẫn, dạy dỗ, khuyên răn dân chúng. Chu công chính là ngưởi mở đầu cho truyền thống coi giáo hoá dân là sự nghiệp lớn của Trung Quốc. Chu công dạy dỗ Thành vương ảnh hưởng lớn đến sự giáo dục các Thái tử đời sau này và ông luôn luôn được nêu lên như một tấm gương sáng người sau muốn nói theo.

    _ Chu công là người cần mẫn trung thành. Lúc Võ Vương vừa chết, các em Võ vương như Quản Thúc, Thái Thúc, Hoắc Thúc tung tin đồn khắp nơi rằng Chu công nắm quyền là có hại tới Thành vương còn trẻ tuổi, Chu công không hề lay chuyển bởi những tin đồn ấy, ông cương nghị nói với Thái Công Vọng: "Nếu tôi không nắm quyền, thiên hạ sẽ xảy ra đại loạn, tôi làm sao có mặt mũi trả lời với tiên vương". Lòng ông sáng như nhật nguyệt. Cầm quyền bảy năm, Chu công trả quyền lại cho Thành vương "ngồi quay về bắc mà xưng thần", "khúm núm như sợ hãi", "xử sự hết sức cần mẫn". Tinh thần không vì có công lớn mà sinh kiêu ngạo, không vì cầm quyền và nảy ra ý đoạt luôn ngai vàng của Chu công, được các nhà Nho sau truyền tụng và tôn sùng vì lẽ ấy, Chu công trở thành điển hình lớn nhất của bậc tôi thần ở Trung Quốc.

    _ Từ thời Xuân Thu trở đi, Chu công được các kẻ thống trị và các học giả coi như bậc thánh nhân. Khổng Tử tôn sùng Chu công ca ngợi tài năng của Chu Công, Khổng Tử còn cảm thán: "Ta suy sụp lắm thay ! Từ đây rồi ta không còn nằm mộng thấy Chu công". Mạnh Tử là người đầu tiên ca ngợi Chu công là "Cổ thánh nhân", đặt Chu công ngang hàng với Khổng Tử. Tuân Tử gọi Chu công là đại Nho. Đến đời Hán, Lưu Hâm, Vương Mãng đổi tên sách "Chu Quan" thành "Chu Lễ" và cho rằng do Chu công viết ra, họ còn coi địa vị Chu công cao còn hơn Khổng Tử. Hàn Dũ đời Đường vì dèo bỉu khinh chê thuyết của Phật và Lão, cực lực cổ xúy đạo thống Nho gia và đặt ra thứ tự hệ thống các thánh nhân là Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử. Từ đó về sau, người ta gọi tắt bằng câu "Chu Khổng", bàn tới Khổng Tử ắt phải đề cặp tới Chu công và lưu hành cách nói "Khổng Chu chi giáo" (sự giáo hoá của Khổng Tử và Chu công).

    _ Ảnh hưởng văn học của Chu công Cơ Đán tóm lại là hết sức lớn. Ảnh hưởng ấy tuy trải qua mấy ngàn năm thay đổi mà vẫn chưa hề bị suy giảm.t
     

Chia sẻ trang này