^ Chúc mừng bạn, bạn đang trên con đường bắt đầu "Thức tỉnh" rồi đó và bạn sẽ dần dần nhận ra được chân lý của cuộc sống này sớm thôi, sẽ còn nhiều điều thú vị trong tương lai sắp tới. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng thế giới này còn nhiều điều khác hay hơn nhiều so với những thứ gọi là vật chất và tiền bạc xoay quanh ta hằng ngày
mình k tin mấy cái này lắm , chết thì thôi mà sống thì thôi , cứ lăn ra đấy mà lo rồi khéo chết vì lo chứ k phải chết vì thảm hoạ =.,=
cái ý nghĩ chết hết cho nhẹ chỉ xuất hiện phần nhiều ở những đối tượng... còn gin hoặc bị bồ đá hay đơn phương mãn tính, nói chung là ko có chỗ để giải tỏa bớt stress nên mới dồn nén bức bối như thế j/k đạo Phật chú trọng giác ngộ mọi thứ đều là 'không' mà, mà đã 'không' rồi thì còn sóng với hạt làm quái gì nữa
Từ "không" trong Phật giáo không ý chỉ "có", "không" như thông thường vẫn hiểu, mà được sử dụng tùy trường hợp ,chủ đích không để nói về một sự vật nào có tồn tại hay không mà để đánh tan lòng cố chấp của cá nhân về một vấn đề nào đó đang ám ảnh trong lòng của người đó. "Không" ở đây không có nghĩa phản bác sự tồn tại của tất cả mọi thứ mà để nhắc nhở người tu hành rằng cái gì cũng có cái kết thúc của nó, do đó không nên chìm đắm say mê một thứ gì để mà lại đau khổ khi mất nó đi. Nếu anh giữ một ý niệm về điều gì trong đầu anh thì đối với anh nó là "có" và nó sẽ ảnh hường đến suy nghỉ, hành động của anh, nếu anh không có nó trong đầu thì nó như bao giờ tồn tại đối với anh. Không ở đây nói về các ý niệm trong đầu hơn là nói về vật chất bên ngoài
đã không tin thì dù ngắn hay dài đều không muốn đọc. Bác nào không tin thì về lo ăn học, làm ăn cho gia đình đi, hóng chuyện không dành cho mình làm gì. Cũng không cần nói ra tôi không tin làm gì, người tin thì người ta đã có trải nghiệm và cơ sở cho niềm tin của mình rồi không cần các bác đưa ra lý luận của mình, không ai cần các bác tin và cũng không ai quan tâm là các bác có tin hay không, vì "Phật giáo thật sự" là dành cho ai muốn thoát khổ chứ không cần giáo dân đông nhằm mục đích làm lợi cho tôn giáo mình như các tôn giáo khác.
bác Gilles có hiểu mấy cái giáo lí của ông OSHO không tớ thấy ông ấy nói rất mơ hồ, khó hiểu có lẽ không có duyên :(
Tâm linh thì chỉ thảo luận diễn giải được các vấn đề chung chung bên ngoài thôi, đi vào sâu muốn hiểu rõ phải tự cá nhân qua trải nghiệm. Ngôn ngữ có giới hạn của nó, ví dụ có người bạn đi ăn một món mới, về mình hỏi món đó ra sao, người kia cũng chỉ nói được chung chung là mặn, ngọt, ngon, dỡ,... Còn muốn cảm nhận thực sự vị của món ăn đó ở nơi lưỡi thì phải tự đi nếm thử. Tâm linh cũng vậy, ngôn ngữ chỉ là phuơng tiện chứ không phải đích, cái mà người đi trước có thể truyền lại là hướng dẫn thông qua kinh nghiệm cá nhân của người đó chứ không đem mình tới chỗ đang nói đến. Muốn đến phải tự đi. Nhưng cũng phải cần hướng dẫn của người trước nhằm tránh đi sai đường. Nên với những điều bác nghe mà chưa hiểu thì cứ sống và suy ngẫm từ từ, đặt nó là giả thuyết, đừng tin vội, khi nào kinh qua trạng thái đó tự khắc sẽ hiểu, sẽ biết nó có đúng hay không. Dù mình có hiểu vấn đề ông OSHO nói và diễn giải hay cỡ nào, bác chưa có kinh nghiệm về nó thì cũng lại mơ hồ. Kiên nhẫn, đòi hiểu ngay tức khắc hơi khó, thuộc lòng thì có thể chứ thật sự hiểu phải có thời gian. Còn những điều gì người nói nói người nghe nghe hiểu liền tức là trong quá khứ người nghe đã kinh qua trải nghiệm đó rồi. Như một đứa bé hỏi cha mẹ mình những vấn đề tế nhị, cha mẹ nói rằng khi nào lớn lên con sẽ hiểu, khi lớn sẽ đủ trải nghiệm và đủ vững vàng để tiếp nhận và hiểu kiến thức đó. Người chưa sẵn sàng mà nghe kiến thức đó sẽ rất dễ bị shock, Phật giáo càng đi sâu càng có những điều rất là shock, như 1 đứa bé vô tình thấy cách mà cha mẹ nó làm ra em bé sẽ shock vậy. Thế nên mới có phái mật tông, 1 thầy truyền 1 trò, vì người thầy phải theo dõi xem người trò mình đã sẵn sàng chưa mới truyền.