Anime/manga Việt - Bao giờ cho tới tháng 10?

Thảo luận trong 'Anime và Manga' bắt đầu bởi Assault Paladin, 1/3/09.

  1. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Như thế nào là "đẹp"? :'>:'> Đẹp theo kiểu Nhật là gì và Đẹp theo kiểu Việt là thế nào :hug::hug:. Hay có lẽ lại là quen dùng hàng Ngoại nên quên vẻ đẹp Nội ?. Không phải họa sĩ VN không vẽ được theo "kiểu manga", "kiểu comic" đâu, chỉ vì họ muốn giữ cái riêng của mình. Tôi có cho 1 vài người bạn xem thử truyện thằng Bờm, TĐĐV. Hiển nhiên họ chả hiểu gì, nhưng mà họ rất thích thú với cách bố cục và nét vẽ của nó Rất Phù Hợp Với Trẻ Con (đối tượng phục vụ chính của truyện!) trong khi ở đất nước họ đã quá nhiều người chán ngán và bội thực với những sản phẩm nhìn y như nhau, ít đặc sắc, lại lan tràn những thứ dần làm thui chột hao mòn nền văn hóa Á Đông cao đẹp. Nước mình có nhiều điều lạ, những thứ bản sắc được người nước ngoài rất xem trọng thì mình lại coi thường, không chỉ ở TT đâu.

    Và cũng nói thêm, do 2 nền cơ sở hoàn toàn khác nhau, không thể so sánh ta và bạn. Có ai đã từng đọc những TTNB cách đây 30 năm chưa ?
    Nhiều bạn cho rằng truyện CTX tả thực nặng quá, không có cường điệu hóa nhiều như manga. Xin lỗi tôi nói thẳng, nhiều bạn sống trong "ảo tưởng" quá rồi trở nên xa rời cả cái thực (có đúng với bạn không ? Trả lời đi !). Có cái cường điệu thì cũng phải có cái chân thực. Đem cái chân thực từ cuộc sống thực lên truyện, lên phim bao giờ cũng khó hơn truyền tải cái diệu kì của cuộc sống thực vào. Nhưng mỗi cái cũng đều có cái hay riêng, nói chung là tùy nhận thức và sở thích của mỗi người.

    ==============
    @milkpigy: Truyện CTX, Tí và tèo là của họa sĩ Hùng Lân :'>.
     
  2. La Hire

    La Hire Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    820
    Đẹp là được độc giả đón nhận. Đẹp mà chỉ có tác giả và bạn thấy đẹp thì... hê hê, cứ cho là đẹp đi, nhưng đó là cái đẹp vô giá trị.
    Cái gì là làm thui chột nền văn hóa Á Đông cao đẹp? cái nền văn hóa cao đẹp đó xác định trong khoảng nào? không chừng 2000 năm trước người Giao Chỉ cũng nói y như thế với văn hóa phương Bắc ;))
    Bạn đã biết mỗi người đều có sở thích và nhận thức khác nhau thì còn kêu gào rằng "nhiều bạn sống trong ảo tưởng" làm gì? họ có quyền của họ, tôi có quyền của tôi, bạn có quyền của bạn, nhưng bạn không có quyền phê phán ai là sống ảo hay sống thực quá cả. Tác giả truyện tranh lại càng phải nhắm vào cái đa số độc giả muốn chứ không phải nhắm vào cái cảm quan của riêng mình, tự vẽ tự sướng à? Nếu tác giả thật sự giỏi, thật sự là nhân vật kỳ tài như Osamu Tezuka thì hoàn toàn có thể dùng phong cách riêng của mình để thay đổi hoàn toàn thế giới quan của đa số độc giả. Cái đó tôi thấy tác giả truyện tranh VN chưa làm được, vậy thì chứng tỏ cái phong cách riêng của họ là không thành công và tốt hơn nên nhìn lại mình trước khi chê bai độc giả "thị trường, vớ vỉn".
     
  3. LeeShin

    LeeShin Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/07
    Bài viết:
    419
    Nơi ở:
    SG
    Ối, các bác sao lại quay sang cãi nhau thế, mất vui =((
    Cũng vì vậy mà tôi nghĩ, trước mắt cứ "làm theo cái mình thích và cho rằng đúng" trước, rồi thời gian và xã hôi sẽ nói lời chấp nhận hay từ chối, thành công thì tốt, thất bại cũng xem như một thử thách và kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân :x Chứ mà các bác cứ để tư tưởng "làm sao cho đúng nhất, làm sao cho tốt nhất" giữ chân mà chưa dám lăn vào bếp thì đói meo ra mất ::(

    Ngoài truyện Mai mơ CHi li tôi cũng thích truyện Tí tèo lắm, nhất là mấy tập nói về Tây du ký, coi vui chết được ::)

    @brainmaster : cám ơn những nhận xét của bác, rất là chi tiết :x Cuối tuần này cố gắng vẽ 1 trang khác mong lại được các bác nhận xét.
     
  4. La Hire

    La Hire Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    820
    Đóng góp ý kiến cho zui nhà zui cửa thế chứ có gì mà cãi =))

    Ờ, thị trường truyện Việt chưa phát triển được thì cứ đành sống trong ước mơ vậy thôi chứ biết làm sao nữa?
     
  5. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    Nói tóm lại là vẫn phải chờ :)):))
    Bạn Nhất Chi Tùng có vẻ rất phục Mr Hùng Lân nhỉ ?
    Tôi dù sao cũng là hậu bối , chẳng dám có lời nào đụng chạm đến Mr Hùng Lân cả . Dù sao Mr Lân cũng là 1 trong số những người đặt móng cơ bản cho nền TTVN . Tuy nhiên điều đó chẳng có nghĩa là Mr Lân nói cái gì cũng đúng và cái gì cũng chuẩn để người ta noi theo . Đối với tôi nói riêng và các họa sĩ TTVN tự phát nói chung thì lời của Mr Lân chỉ để .. tham khảo . Vì nó ko chỉ có sự cách biệt về mặt suy nghĩ mà nó còn là sự cách biệt về mặt thời đại .
    Làm TT chứ ko phải là làm chế tạo robot , nghiên cứu khoa học . Với Robot và nghiên cứu KH thì lời của Mr Lân quá đúng . Với nền tảng kém pt hiện nay , Vn ta có chạy hàng km thế kỷ nữa cũng khó ngang hàng với các cường quốc khác như Jap hay USA .. Nhưng truyện tranh là sản phẩm của trí tưởng tượng và sự khéo léo của đôi tay mà những cái đó nó chả phụ thuộc vào những gì đã có và đang có cả . Nó chỉ phụ thuộc vào cái anh làm ra có gây được sự chú ý của người khác , có tác động được vào người ta hay ko . Cho dù ngày xưa anh đã vẽ được 1 tác phẩm cực hay thì điều đó chả có nghĩa là tác phẩm sau của anh cũng hay và người ta cũng phải để ý .
    Họa sĩ Jap có bút chì , thước kẻ ,bảng vẽ ... Họa sĩ VN cũng có bút chì , thước kẻ , bảng vẽ .... Ngay cả những món ăn chơi như tablet , xử lý đồ họa , máy tính tốc độ cao ... ở VN cũng ko thiếu .
    Họa sĩ Jap có tài năng , ai bảo họa sĩ VN ko có tài năng ? Hãy đi và tìm hiểu xem thực tế hiện nay mặt bằng chung của họa sĩ VN thế nào trước khi phán .
    Thứ duy nhất mà họa sĩ Jap có mà VN ko có , đó là sự tôn trọng . Tôn trọng ko chỉ đối với họa sĩ mà còn đối với cả tác phẩm . Ở Jp , 1 mangaka được cả xã hội tôn trọng ,chào đón thì ở VN ngược lại họa sĩ vẽ TT cứ như là đang làm điều quốc cấm , tác phẩm làm ra phải đi từng nơi xin được xuất bản ké ( với những họa sĩ mới nổi ) mà chưa chắc đã làm được gì .
    Ngoài ra như đã nói ban đầu , nếu ko thay đổi tư tưởng " vẽ cho trẻ em " thành vẽ cho tất cả mọi người" thì sẽ đi vào sự cực đoan tư tưởng , 1 điều tối kỵ cho 1 họa sĩ vẽ TT . Bạn vẽ 1 trang truyện sci-fi, bạn cho rằng vì vẽ cho trẻ em cứ chế cái gì lạ lạ mắt là được , trong khi thực tế khi 1 họa sĩ vẽ sci-fi họ thậm chí phải nghiên cứu đến từng thuyết nguyên tử , động học , các cơ cấu truyền động .. để làm sao tác phẩm làm ra ko chỉ trẻ em thấy thích mà người lớn cũng phải khâm phục . Lấy VD đơn giản như Doraemon , rất nhiều các trường hợp giả định về vật thể bay , lực trong đó bị người ta đánh giá là cho trẻ em , nhưng khi lớn lên càng học người ta càng thấy thấm thía độ sâu của nó ( tất nhiên ko phải là đúng hoàn toàn nhưng nó cũng đúng với thời điểm bộ truyện được sáng tác ) .Đó là lý do mà 1 mangaka ở Jap ko chỉ được đánh giá cao về tay nghề mà còn cả về trí tuệ nữa . Hay như khi bạn vẽ 1 cảnh cả nhà ăn cơm , bạn vẽ nối cơm ở gần bố và nghĩ " truyện cho trẻ em thì thế nào chả được " , thực tế thì nồi cơm thường ở gần người hay xới cơm hơn là .. mẹ . Trẻ em có thể ko nói được điều đó rõ ràng như người lớn nhưng với những gì nó được biết nó cũng sẽ thấy ko đúng và ko thích .
    Truyện mang ý nghĩa là điều mà các nhà văn , họa sĩ TT cả đời theo đuổi . Nhưng ko có nghĩa mình cứ vẽ truyện nào cũng phải nặng mùi triết lý, 1 quyển truyện mà mang đến 5-6 lý lẽ ẩn giấu như thế sẽ thành dạy đời và chả ai muốn nói chuyện với 1 người lúc nào cũng thích lên mặt với người khác cả . Có những lúc người ta chỉ cần sự giải trí đơn thuần sau 1 ngày mệt mỏi , hoặc chỉ đơn giản tập trung vào những gì đang xảy ra trong diễn biến câu truyện hơn là những lời dạy bảo mà ở đâu cũng có , luôn làm họ thêm nhiều mệt mỏi .
     
  6. La Hire

    La Hire Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    820
    Tôi thì cho rằng đơn giản vì mangaka giúp NXB kiếm được nhiều tiền nên họ được đánh giá cao. TTVN không có chỗ để sống thì làm sao đòi hỏi xã hội và các NXB có thể trọng vọng họ hơn các nhà văn, nhà thơ? (dù rằng nhà văn nhà thơ hiện nay cũng chả được nể trọng là mấy ;)))
    Tôi không nghĩ Aoyama hay Oda Eichiro giả sử ở Việt Nam có thể thành danh được như họ ở Nhật với nền tảng kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay: Nạn xuất bản lậu, vi phạm sở hữu trí tuệ chưa được giải quyết; Tư duy còn mang nặng tính a dua, bảo thủ và trưởng giả. Công nghiệp xuất bản còn non trẻ; Và nhiều điều khác nữa.
    Chuẩn. Trong nền kinh tế thị trường thì cái gì cũng cần có tính "thị trường". Mà người ta hay quên rằng có tính "thị trường" không có nghĩa là "rẻ tiền, vớ vẩn".
     
  7. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Đúng là tôi rất thích HS Hùng Lân, vì chú ấy là 1 người rất tâm huyết và rất tích cực hoạt động cho nên TT nước nhà. Và nói được làm được.
    Những lời của tiền bối Hùng Lân hiển nhiên là chỉ để tham khảo, và suy nghĩ. Nhưng tôi thấy nó đúng rất nhiều phần so với tình cảnh hiện tại.

    Làm truyện tranh, không đơn giản chỉ là tưởng tượng ra rồi vẽ. Vẽ đẹp được là một chuyện và vẽ đúng và đạt kết quả là chuyện khác. Trong thời đại kinh tế thị trường, mặt bặt cơ sở vật chất có thể dễ dàng đạt được. nhưng cái thiếu là kiến thức. Cũng như làm phim, vẽ TT ko đơn giản chỉ là vẽ hình, đi kèm với nó là rất nhiều mặt như biên kịch, tâm lý, kiến thức tự nhiên/ xã hội/khoa học máy tính. Những điều đó nói chung họa sĩ của ta thiếu kinh nghiệm. Nước Nhật có một thời gian phát triển nền CNTT rất lâu dài, do đó họ hơn hẳn chúng ta về mọi mặt.

    2 người thầy của tôi là Thầy Châu và Thầy Minh (ai học Hồng Bàng khoa Mĩ Thuật chắc biết) là những người rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực TTHH cũng xác nhận điều này. Việc giảng dạy vẽ TT trong trường lớp rất khó khăn do việc phối hợp giữa các thầy cô họa sĩ và thầy cô chuyên về kịch bản, tâm lý... Đơn giản là họ chưa hiểu nhau nhiều và VN cũng ít chuyên gia trong lĩnh vực này. Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài như Nhật Bản lại gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ chuyên môn.


    Tôi không cho rằng họa sĩ TT ở VN ko dc tôn trọng, phải noi đúng là ko dc chú ý quan tâm. Ở đây nói công tác tổ chức của Nhà Nước. Ngành nghệ thuật này hiện nay ít thu lợi, ít kinh nghiệm và lại không có nhiều ích lợi trong thời đại lạm phát hiện tại :-s, vì thế nó bị xếp sau trong việc ưu tiên phát triển, 1 lý do khác nữa là...các cụ đã già...CNTTNB phát triển thần tốc có sự góp phần lớn của chinh sách vì họ nhận thấy dc yếu tố tuyên truyền của nó (trong thời đại đất nước cần thúc đẩy phát triển), điều này ta chưa thấy được.
    Nền CNTT và HH của ta yếu đi là vì thế. Nhưng nói chung chắc nó sẽ như film ảnh, về sau sẽ dc quan tâm hơn. Nhất là khi lớp trẻ lên làm lãnh đạo. (7x-8x)

    Về các NXB cũng vậy, hiện tại họ ưu tiên TTNB vì ít tồn tiền, chủ yếu tốn tiền in thôi, thậm chí *** cần dịch luôn. Nhưng NXB đều do NN quản lý, có chính sách thì chắc dc. Cùng có nhiều vấn đề khác, như bản quyền chẳng hạn...

    Về đối tượng phục vụ, nói chung là tùy sợ thích của TG nữa, không phải chỉ toàn hướng tới trẻ em đâu. Nhưng nhiều HSTT hiện nay chọn đối tượng trẻ em là vì nó dễ khai thác (nhưng ko dễ sáng tác cho đâu - nếu ko hiểu các em). Tâm lý trẻ em thật sự dễ hơn tâm lý tuổi teen hay...người lớn nhiều, đối tượng này cũng mua nhiều truyện (Cha mẹ mua cho). Các TT dành cho đối tượng khác cũng có, họa sĩ ta rất thức thời thị trường (Nghệ thuật Công Chúng mà). Về nội dung thì tui thấy TT hiện nay ít có truyện nào mang tính triết lý hay dạy đời, ẩn giấu ý nghĩa gì cả, thật sư ko thấy. Ngay cả những truyện mang nhiều điều tốt đẹp như CTX cũng có nội dung rất đơn giản, đời thường, chả có gì khó hiểu, cũng ko thiếu phiêu lưu, hành động, huyền diệu... Truyện TĐĐV (1 loại truyện phổ thông đa đối tượng) cũng vậy, hầu như phần phức tạp chủ yếu là các phần về ngôn ngữ, toán học...nhưng cũng đâu có khó khăn lắm? Trên báo chí giờ cũng có nhiều TT, cũng vui vẻ, dễ thương, thú vị. Tui thấy đâu có truyện triết lý nào, kiểu như Chim lửa đâu nhỉ :-?. Nghiên cứu thực tế về các mặt thì họa sĩ nào chả làm, ko làm ai dám vẽ. Như truyện khoa học viễn tưởng kiểu..Hesman chẳng hạn (dù thể loại robot này đã lỗi thời), xưa nay vẫn thế rồi, ai dám làm ẩu.

    Vậy tổng kết thì tại sao TTVN giờ bèo nhèo vậy: Chỉ là tổng kết của nhiều cái thiếu: thiếu chính sách hỗ trợ, thiếu quảng bá, thiếu kinh nghiệm kiến thức, thiếu đầu tư. tất cả những điều này điêu không khó giải quyết, nhất là với những người đang quan tâm đến bài viết này, những người Trẻ. Quan trọng là chúng ta muốn mà có chịu làm hay không thôi, chứ chờ thì dc gì :|.
    Nói nào ngay, nước ta mới đổi mới dc 23 năm, được thế này là hay lắm rồi. 5, 6 năm nữa, với những tay vẽ tài như topic show tranh ở box này, biết đâu dc sẽ có đột biến?
     
  8. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    Cái chúng ta đang chờ là : thời đại .
    Cái chúng ta đang làm : sáng tác .
    Qua cách nói chuyện ắt hẳn là đồng đạo . Nhưng mà chưa có tiếng nói chung :)) .
    Bro đã ngộ được những điều này thì cũng nên đọc lại những gì bro đã viết để hiểu cảm nhận của những người khác khi đọc bài của bro như thế nào . Tất cả những gì tôi nói đều chỉ trả lời cho các bài viết của bro chứ ko đi đâu xa đâu .
    Họa sĩ luôn tìm hiểu trước khi vẽ nhưng tìm hiểu nông hay sâu thì lại phụ thuộc vào trí tuệ và mức độ tâm huyết của họa sĩ với tác phẩm ( tất nhiên là chỉ trong giai đoạn sáng tác tác phẩm đaýa mà thôi ). Đấy là lý do tại sao cùng vẽ sci-fi nhưng Hesman lại khó sánh với Gundam . Cùng biểu lộ cảm xúc khuôn mặt nhưng TĐĐV chỉ có vài mặt cảm xúc ( vui cười thì lè lưỡi nhe răng , ngạc nhiên thì miệng chữ O .. ) còn Doraemon thì chỉ trong 1 trang truyện có thể có vài biểu lộ cảm xúc khác nhau hoàn toàn ko hề trùng lặp . Đây ko chỉ là do vấn đề về kịch bản mà còn nằm ở chính họa sĩ ko chịu tự nâng cao khả năng của mình để đạt đến sự tinh tế trong xử lý tình huống . 1 kịch bản gia , 1 nhà tâm lý có giỏi đến mấy thì người quyết định vẽ ra thế nào vẫn là họa sĩ vì vậy trước khi mong có sự liên kết giữa 3 người đó hay tự tìm sự tinh tế cho bản thân mình . Dưới thời đại của Internet, dù Jap có phát triển trước ta hàng trăm năm thì ta cũng dễ dàng tìm được rất nhiều cách biêủ lộ tình cảm , tâm lý , xử lý tình huống khác nhau từ net , thậm chí là ngay cuộc sống đời thường . Ngay cả những tài liệu khoa học kỹ thuật , các tác phẩm manga cổ điển , các truyện ngắn nổi tiếng của thế giới , ngụ ngôn ....cũng ko phải khó khăn . Hơn nữa bên cạnh những họa sĩ kỳ cựu thì họ cũng có rất nhiều những họa sĩ mới thành công , độ tuổi cũng chỉ như chúng ta mà thôi .Như vậy những gì họ biết thì ta cũng có thể biết , những gì họ ko biết (lịch sử VN chả hạn ! funny ^^"! ) thì ta chưa hẳn là ko biết . Vì thế từ bây giờ ta có thể quên đi 3 chữ " phát triển trước " để bắt tay vào nghiên cứu được rồi .
    Những gì tôi nói đều là những thứ mà tôi đã thấy , đã cảm nhận được . Tôi ko dám nhận mình là 1 người đang cống hiến hết mình cho nền TTVN nhưng tôi luôn hy vọng có thể dùng những gì mình biết giúp cho các bạn đi sau có 1 chút gì đó , ấn tượng về con đường mà các bạn đang đi .
     
  9. LeeShin

    LeeShin Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/07
    Bài viết:
    419
    Nơi ở:
    SG
    Ồ, các bác có nhiều trăn trở quá nhỉ. Tôi cũng một thời có nhiều trăn trở (một thời thôi, bây giờ thì hết rồi :D) nên cũng ko có cái gì để tranh luận cùng các bác. Tôi thấy ý kiến nào cũng hay cả :) Mà các bác có đang thực hiện bộ truyện nào không vậy giới thiệu tôi biết với :x
    Chẳng hiểu sao nhưng tôi lại đang từ suy nghĩ phức tạp hướng dần tới sự đơn giản. Bây giờ tôi chẳng care đến việc "bối cảnh" hay thời điểm VN hiện nay thế nào, cứ thế mà ấp ủ ý tưởng và thực hiện lần lần trước cái đã. Đến lúc cần thiết thì đưa nó ra ánh sáng thôi. Nếu gặp khó khăn thì tự thân vận động, tự chi phí quảng bá, "lăng xê", in ấn... và chờ ý kiến phản hồi :x Có lẽ sẽ tốn kém nhiều, nhưng ngay từ đầu tôi đã xác định mình làm việc này vì thích và muốn làm chứ ko phải kiếm tiền. Kiếm tiền thì tôi đã có công việc khác hơn gấp bội rồi :'>
     
  10. minhandlinh

    minhandlinh Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    16/4/08
    Bài viết:
    322
    Bao giờ ư?
    Xin lỗi nhưng chúng ta đã có 1 thời ăn ngủ cùng truyện tranh VN.Bạn không tin ư:cỡ năm 96-98 là loạt truyện Hesman(lúc đó phải đương đầu với Doraemon,Dragonball,Teppi,Subasa... vậy mà cũng kéo được tới hơn 150 tập),rồi truyện của tg Huy Khánh như:cậu bé karate,đào thái lang...;nói chung truyện Việt cũng hơn chục bộ chứ ko ít đâu.Vậy rồi thì nó cũng lụi dần,chắc bắt đầu từ khi xuất hiện NXB Đồng Nai, rồi Đà Nẵng (nếu để sễ thấy từ năm 99 bắt đầu bùng nổ truyện tranh ngoại)
    Rồi thì cỡ 2003 (thì phải),TĐĐV xuất hiện con số xban tăng dần lên tới hơn 100 ngàn bản 1 tập (dân Việt luôn ủng hộ truyện V) rồi cũng lại giảm đần.
    Nguyên nhân hiển nhiên là chúng ta ko biết thừa thắng xông lên,nội bộ lục đục(Phan Thị và họa sĩ Lê Linh).PThi có được mỗi cái mỏ trạng tí mà cứ đào mãi thôi ::( (kinh doanh mà ko có sản phẩm mới thì các bạn biết rồi đấy)
    Còn việc các bạn bảo cần phải thay đổi tư duy ở người lớn,xin lỗi nhưng Hesman cũng đánh đấm ,chém giết ầm ầm đấy thôi.Cái chính là nxb vẫn ko chịu đầu tư đấy thôi.
    Mà thôi,đến TQ rộng lớn là thế còn ko có cái gọi là nền truyện tranh thì chúng ta ... (Phong Vân,4 bổ... là của HK,Hỏa Phụng là của ĐL)
     
  11. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    Đang thực hiện thì cũng có 1 vài , ấp ủ cũng có 1 vài .
    Đa số chúng ta đều như nhau , chưa có ai có thể kiếm tiền bằng nghề TT này được cả . Vì xét ra hiện nay đồng lương từ nó vẫn còn khá rẻ , buộc chúng ta phải đi làm thêm những việc khác để kiếm sống chứ ko thể chuyên môn hóa được . Chưa kể đến việc sáng tác ko hề dễ dàng , chúng ta còn quá nhiều thứ phải học ngoài niềm đam mê và khả năng vẽ vời .Tuy nhiên , tôi luôn tin rằng , với những tích lũy tác phẩm từ bây giờ , khi lượng tác phẩm đạt đến 1 mức độ nhất định nào đó thì sẽ ko chỉ thay đổi về chất lượng tác phẩm làm ra mà cả đầu ra cũng được đảm bảo . Vì vậy , dù bạn vẽ xấu hay đẹp , tốt hay chưa tốt , hãy cứ vẽ , ko ngừng up skill của mình , những gì bạn làm hôm nay sẽ là thành quả cho mai sau ( nếu ko tốt thì cũng là 1 bài học kinh nghiệm nhỉ ^^" - funny).
    @ minhandlinh : mình ko hề nhắc đến sự thay đổi về suy nghĩ bạo lực hay ecchi ...với người lớn , vì thực sự đó cũng là 1 điều cần hạn chế . Tuy nhiên nó chỉ nên hạn chế khi nền CN TT đã có bước phát triển , còn hạn chế quá sớm sẽ cắt mất nguồn sáng tác của các tác giả mới . Hesman cũng chém giết ầm ầm , nhưng thời điểm nó ra đời thì hầu như còn chưa có mấy ai nhắc đến nền CN TT . Cái cần thay đổi là con mắt của các nhà xuất bản đối với họa sĩ vẽ TT và tác phẩm của họ .Hiện nay mình đã thấy các NXB như Trẻ , Kim tiền ... bắt đầu có sự phối hợp , liên hệ với các họa sĩ TT trong nước . Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho 1 thời đại đang tới gần .
    Nhớ lại cái hồi mình đọc "Đào thái lang ( hiệp sĩ quả đào )" , " Anh em nhà rùa " ( ko nhớ tên gốc) ...thậm chí cả nhiều bộ do VN chế từ mấy bộ của Jap ..mình cũng thích mê ( giờ ở nhà vẫn còn vài quyển Đào thái lang cũ ). Lúc đó còn tưởng là truyện nước ngoài về sau mới biết là VN chế .
     
  12. LeeShin

    LeeShin Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/07
    Bài viết:
    419
    Nơi ở:
    SG
    Tôi cứ ước có ngày nào đó thế giới biết đến con người - cuộc sống - trang phục của VN. Rồi đến một lúc lại có cả Cosplay trang phục nhân vật Việt thì sao nhỉ :x

    Có bác nào thích thể loại lịch sử - nhất là thời kháng chiến chống Pháp-Mỹ ko ấy nhỉ ? :x
     
  13. ryden6

    ryden6 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/11/04
    Bài viết:
    491
    Nơi ở:
    bụng má
    làm truyện ko phải dễ từ khâu lên ý tưởng,vẽ,biên tập,xuất bản

    thứ 2 là lại vướng dư luận,thử nghĩ xem như hồi xưa "7 viên ngọc rồng -DBZ"

    1 trong những bộ truyện nổi tiếng mà cho về vn thì bị mấy thằng nhà báo mổ

    xẻ ,nào là có bao nhiêu tiếng đấm đá. .v.v Họ phải hiểu truyện tranh đâu nhất

    thiết phải cho trẻ con 5-6t,hiện giờ thậm chí 3 mấy tuổi còn đọc

    Nhưng mà thử nghĩ như thế này xem :"bao giờ truyện tranh của Lào nổi tiếng

    như của Nhật nhỉ".....tương tự với vn .................

    Nói tóm lại (chứ ko phải bàn lùi)đừng nên mong chờ gì ở truyện tranh vn..
     
  14. Nitrogen

    Nitrogen Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    3/4/07
    Bài viết:
    55
    Gà thấy topic tên rất nghiêm túc từ đoạn đầu, lúc vô trang 1 đọc xem ngô khoai ra sao thấy một hồi đến mấy trang sau thành ra gạo sắn hết cả. Cứ như phường chèo ý :x
    Topic chung qui thiếu mất đoàn kết, toàn mạnh ai có ý thì chen vô luôn :p ----> Chán óa là chán nè X(

    Giờ mong có mod vô khóa xừ topic lại :D
    - Bà con ai lo quan tâm đến truyện tranh nước nhà thì thôi nằm khểnh mà đợi đến mấy chục năm khi mà truyện tranh trong nước giỏi lên rồi mua về đọc cũng được. Lo lắng sốt ruột làm chi cho thêm phiền não ^__^
    - Bà con ai không lo quan tâm đến truyện tranh nước nhà thì quay ra kiếm truyện đọc tiếp. Chừng nào mấy chục năm nữa truyện tranh trong nước giỏi lên thì lại hội ngộ sau.
     
  15. Cuong1989

    Cuong1989 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/11/07
    Bài viết:
    273
    Nơi ở:
    HCMC
    @ở trên: Mỗi người 1 ý, ai có ý kiến riêng thì cứ post,"thảo luận" thì phải vậy chứ bồ muốn gì nữa :-/

    Truyện Việt thể loại lịch sử có chứ đâu phải không, series "lịch sử VN bằng tranh" cũng được gọi là "truyện tranh" mà (truyện + tranh :'>)

    Tớ nhớ hoài truyện Long thần tướng của Phong Dương, in trong loạt T3 hồi đó ... bây giờ nó chìm đâu mất biệt luôn rồi, truyện về thời Trần Quốc Toản bóp nát quả cam hay thế mà :((
     
  16. Thanh Ha

    Thanh Ha C O N T R A

    Tham gia ngày:
    4/6/03
    Bài viết:
    1,819
    Đọc tức cười.
    Coca Cola có nước, có đường, có hương liệu, Tribeco cũng có ngần ấy thứ, sao mà Tribeco lúc nào cũng lẹt đẹt theo sau thiên hạ? Hay tại Tribeco ko sáng tạo? Pepsi còn hùng mạnh hơn nhiều lần mà còn bị cái tên Coca Cola đánh cho mệt lên mệt xuống thì Tribeco hay Bidrico có cạnh tranh nổi ko?
    Thế mà chỉ cần tung ra cái trà chanh không độ với NumberOne là 1 tập đoàn của VN chiếm lĩnh thị trường Việt liền và còn thừa xuất khẩu.
    Không phải sở trường của mình thì có chạy theo, có giành giật, có đấu đá cũng khó mà lại đc 1 nền công nghiệp TT đã phát triển gần 1 thế kỷ. Vấn đề là tìm ra 1 hướng đi riêng, 1 sở trường riêng chứ ko phải bắt chước chạy theo làm TT kiểu Nhật, Hàn, TQ...
     
  17. LeeShin

    LeeShin Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/07
    Bài viết:
    419
    Nơi ở:
    SG
    Ý của bác ấy ko phải thế. Nếu theo tôi hiểu thì bác ấy cho rằng TT là sản phẩm của trí tuệ và ít lệ thuộc vào công nghệ, do đó chỉ cần tài năng là có thể làm được. Bây giờ chỉ cần ra đời 1 tác phẩm TT hay thật sự, mang nét Việt là có thể làm mưa làm gió tại VN. <-trên lý thuyết mà thôi ! Sự thật thì chắc chắn ko như vậy thì nhiều vấn đề xã hội khác. Vẽ ra 1 tác phẩm như vậy có lẽ ko phải chuyện viễn vông, nói ko điêu nhưng có khi lại có những tác phẩm xuất sắc sánh ngang các tác phẩm đình đám của Nhật. Nhưng rất tiếc nó lại ra đời ở thị trường Việt Nam và đó là lý do nó sẽ ko bao giờ đạt tớ mức độ thành công mà nó đáng phải có.
    Nếu hướng đi riêng, sở trường riêng mà bác nói thuộc về công nghệ, kỹ thuật.... thì tôi thấy ko cần thiết nữa, bởi ko còn lối đi nào riêng nữa cả.
    Có lẽ cái riêng duy nhất, và triển vọng nhất mà cũng ít họa sỹ trẻ để tâm tới nhất - là hồn Việt trong tác phẩm. 1 tác phẩm TT về những con người Việt, cuộc sống Việt, trang phục Việt, lịch sử Việt, huyền thoại Việt.... mảnh đất màu mỡ giàu có đầy tài nguyên vậy mà ai cũng lơ đi cứ mãi kiếm những thứ xa xôi ở trời Nhật trời Tây nào đó. Hay là sợ khai hoang thì sẽ khổ hơn là mua đất khai sẵn ?
    Nếu chỉ nhìn vào khía cạnh nét vẽ mà cho rằng nó giống Nhật, comic Âu... thì có lẽ đã bị bao hàm cả sự truyền tải văn hóa trong đó. Lấy ví dụ các nhân vật trong trạng Tí, nếu ko phải các nhân vật đó mặc trang phục Việt, xung quanh là bối cảnh Việt, thì bảo đảm cỡ nào cũng thấy giống Comic Âu, hay Cô Tiên Xanh chắc là sẽ giống Trung quốc, Indo... gì đó. Vậy mà cũng mắt to , cũng khuôn mặt tròn, cũng tay chân lẻo khẻo, vậy mà người ta nhìn vào biết nhân vật truyện Hàn mà ko bị nhầm bởi hàng tá nhân vật tương tự xuất thân từ Nhật. Lẽ đó cho thấy một điều rất rõ : nét vẽ vốn dĩ ko có sự phân biệt hay lệ thuộc vào quốc gia - quốc tịch. Cái quan trọng nhất chính là nét riêng trong văn hóa mà nét vẽ đó sẽ truyền tải, sẽ mang đến cho người đọc. Một tác phẩm bị xem là "giống Nhật" tức là đã thất bại trong việc truyền tải văn hóa chứ ko phải chỉ là sự thất bại bởi nét vẽ học tập manga.
     
  18. minhandlinh

    minhandlinh Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    16/4/08
    Bài viết:
    322
    Sao cứ phải truyện Việt là phải mang bối cảnh Việt nhờ.
    Bộ đầu tiên của Tezuka cũng đâu phải dựa vào văn hóa Nhật (treasure island)
    Mình thiết nghĩ bối cảnh thế nào cũng được miễn sao tính cách nv nó thể hiện cái hồn Việt là được (cần cù,dũng cảm,vị tha).Mà sao Phan Thị ko đầu tư cho truyện mới nữa nhờ(trc giờ có mỗi nó là có phần thành công),được dư luận rất wan tâm vậy mà...
    Mà lứa họa sĩ đầu tiên của HBang đã ra trg rồi chứ nhờ.
    Ngoài lề tý:hôm thứ 5 rồi (cỡ 5:30 PM) coi trên Disney thấy có cái giới thiệu Sơn Tinh-Thủy Tinh.Có ai bt chi tiết ko.(tạo hình chán òm)
     
  19. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    @ Leeshin + minhandlinh : cả 2 bạn nói đều rất đúng .
    Nói chung vấn đề khi vẽ truyện chỉ đơn giản là dám vẽ , dám truyền tải những gì mình biết vào trong tác phẩm . Ko hề có 1 luật lệ nào cấm họa sĩ VN sử dụng bối cảnh , lịch sử phương Tây hay các nước khác . Bạn hoàn toàn có quyền vẽ về những thứ đó nếu bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng , thu thập đầy đủ thông tin về nó . Và sản phẩm bạn làm ra sẽ 1 sự đóng góp cho nền TTVN . Chứ chả ai bảo vì anh vẽ truyện về phương Tây nên nó là đóng góp cho TT phương Tây cả , nghe chối lắm .
    Đưa hồn Việt vào trong tác phẩm có thể đưa vào qua nhiều yếu tố : bối cảnh , nhân vật , cử chỉ , hành động , các phong tục tập quán .... Đưa được vào thì tốt , còn nếu chưa đưa được thì cũng đừng chán nản , bởi vì nền TT vẫn chưa được định hình rõ ràng .
    @ Thanh Ha : bạn nên biết TT nói riêng hay những thứ thuộc về lĩnh vực bồi dưỡng tinh thần nói chung (tác phẩm văn học , triết học ... ) hoàn toàn ko bị phụ thuộc vào những thứ đã có , đã làm được . Nếu Vn có 1 tác phẩm hay thì nó vẫn có thể thu hút người đọc , ko phụ thuộc vào người đó trước đây thích đọc Doraemon , Naruto , DB , DeathNote ....
    Còn cái bạn đem làm ví dụ thì nó là kinh doanh , thị trường. Và với kinh doanh , thương hiệu đóng 1 vai trò khá lớn , nói 1 cách vắn tắt là những gì nó đã làm được , đã có vẫn có ảnh hưởng khá lớn đến lựa chọn của người tiêu dùng .Cocacola chiếm lĩnh thị trường từ bao nhiêu năm nay , Tribeco cửa gì đòi chen chân vào ?
    Hơn nữa , những gì tôi nói là về mặt công cụ , lối tư duy chứ ko phải về mặt sáng tạo . Tribeco có thể chế được món nước uống giống hệt cocacola ko ? Có thể chứ , với cùng 1 quy trình sản xuất và công thức . Nhưng tôi hỏi , bạn có thể vẽ 1 bộ truyện giống hệt Doraemon ko , cho dù là bạn có đầy đủ dụng cụ và các tài liệu của F.Fujiko ?
    Đó là sự khác biệt giữa công nghệ và tinh thần .
     
  20. tantrung21

    tantrung21 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    598
    Nơi ở:
    HCM
    các anh cứ bàn thế này thì đến bao giờ
    sao ko tập trung các bạn thích vẽ, muốn vẽ, ai vẽ đẹp nhất hay có yếu tố nhất gì đó làm chủ xị, thuê/mua hẳn 1 cái studio, vẽ hẳn 1 bộ ra trò, hứa hẹn đột phá cho nên TTVN, nộp hẳn cho NXB nào đó chịu xuất bản, họ ko chịu, tìm ai đó dám liều, nhiều tiền , mua hẳn 1 cái máy in, ko thì các bạn trong nhóm tiết kiệm đưa cho thủ quỹ, vài năm có tiền làm hẳn 1 bộ thôi :hug:rồi các thành viên trong nhóm sẽ thơm lây khi ra ngoài làm nghề :'>
    nói là nói thế, nếu các anh bất đồng cũng đừng chửi nhá, em mới 14 nên sốc nổi lắm, và cũng mong ước được vẽ truyện Việt Nam cho người Việt Nam coi lắm :D
     

Chia sẻ trang này