Bàn về con nguời !

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi Mutsu Kokono, 28/11/04.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    đọc được và rút ra một tư tưởng (theo ý của Sol là "tự nghiệm" :))) : giáo đồ thiên Chúa rất giỏi ngụy biện, dùng lời văn lẻo lự khó hiểu để sẵn sàng trốn chạy cái sai tức là từ cái suy luận chủ quan của mình mà diễn giải cái sai khách quan, chả trách các nhà thần học luôn là duy tâm :))

    điều này có thể thấy rất rõ:
    vào thời Pk, trước thời Phục Hưng, nhà thờ và giáo hội là chủ, giới thống trị biết sử dụng Thiên Chúa Giáo để nô dịch tinh thần dân chúng và thế là chúng ta có những giáo điều hiểu theo cách của sư huynh Stalig!
    đến nay, khi mà triết học duy vật biện chứng ra đời và chứng minh được cái đúng đắn khách quan của nó thì a lê hấp, chính Thiên Chúa Giáo rời bỏ các cách hiểu của họ về chính giáo điều của mình để biến nó thành các "lí luận khách quan hợp lí và thực tiễn". Đặc biệt là nó vẫn giữ một điểm cố hữu: dựa vào những điều mơ hồ mông muội để che giấu những cái sai khách quan của mình trong lí luận, thời PK thì dựa vào mớ kiến thức khoa học vụng về, thời nay thì theo Sol, lại dựa vào thiên văn học vũ trụ, một ngành mà suốt mấy mươi năm không có lấy một giải Nobel, đơn giản vì chưa bao giờ những lí luận chủ quan đó được chứng minh cả!

    Ngay cái câu hỏi của Sol cũng lộ rõ bản chất của nó: "Chúa là gì?" Chúa không là gì cả vì thực tế không tồn tại sự vật sự việc nào mang tên gọi đó trừ phi có ngôn ngữ nào có hứng đổi cách gọi. Cái cách dẫn con người vào trả lời câu hỏi chính là dựa vào suy nghĩ chủ quan của con người để đặt định các sự vật khách quan, cho con người là trung tâm của thế giới, con người cho thế giới là gì thì thế giới phải là thế! Oh, trình độ triết học của đệ còn kém quá, huynh Cid phụ một tay nào :D
     
  2. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    He he, chắc Wiwi cũng thấy là có lẽ Kinh Thánh đã sản sinh ra một loại ngôn ngữ mới cho giáo đồ. Ít ra là theo sol thì cũng có từ "phục tùng" là chúng ta đã phải hiểu theo một ý nghĩa mới mà từ này trong Tiếng Việt không có. Vì thế, ta cũng phải xem xét lại nếu một đồng chí dùng những từ "nhân từ" hay "đồng trinh" hay gì gì đó viện dẫn từ Kinh Thánh.

    To Sol: hi hi, cảm nhận 1 nguyên tử với tôi thì hơi khó vì không được trang bị các loại kính hiển vi điện tử của công nghệ Nano, nhưng bác đố tôi cảm nhận nhiều thì e là tôi có thể đấy :))
    Công nhận là trình độ thiên văn học của tôi không xịn bằng các cụ ở Vatican nên bác mang thiên văn học hiện đại mà ông dê xu đã hiểu ra từ cách đây 2000 năm, tôi cũng chả hiểu gì. Tôi nghĩ lại cũng thấy ông Ga ni nêo bị thiêu cũng phải. Ai bảo ông xu đã tìm ra điều này từ lâu mà ông ý dám nói là của mình, vi phạm luật bản quyền #>:)
    (Cũng xin lỗi bác luôn là tôi cứ hay gọi nhầm ông xu này là Chúa theo cách mà hàng chục triệu giáo đồ quen miệng hay gọi :D )

    Nói tóm lại, với những ngôn ngữ kiểu trong Kinh Thánh, tôi nghĩ ai dịch sang tiếng Việt thì cứ đem bắn sạch. Vì tôi chắc rằng chẳng ai hiểu được Kinh Thánh viết cái khỉ gì bên trong mà dịch cả.
     
  3. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    lol ... sorry ... cái này là lỗi của tui, phải sửa lại câu hỏi là :

    "Trong quan niệm "Thiên Chúa Giáo", Chúa là gì ?", bởi từ "Chúa" có nhiều nghĩa khác nhau từ những người không phải Thiên Chúa Giáo, cho đến nhà thờ Thiên Chúa Giáo và những "người Thiên Chúa Giáo" đều mang ý nghĩa khác nhau cả.

    lol .... không phải con người cho thế giới là gì thì thế giới phải như thế ... mà là con người định nghĩa thế giới như thế nào thì cái từ "thế giới" nó mang nghĩa như thế ấy ?
    Nên nhớ trái đất tự nó đâu có tên trái đất, vũ trụ tự nó cũng đâu có mang tên vũ trụ, chủ nghĩa duy vật, rồi duy tâm v.v... tự chúng đều không hề tồn tại, tất cả là do con người dùng hiểu biết của mình mà định nghĩa ra thôi.

    :)) ... vậy cách hiểu của "Thiên Chúa Giáo" lúc trước là thế nào ?
    P/S : Đừng có đánh đồng "Thiên Chúa Giáo" với giáo hội La Mã nhé :;) , vì trong số gần hai tỉ người Thiên Chúa Giáo thì chỉ có vài ngàn là thành viên của giáo hội

    thế nào là "duy tâm" ?
    Nếu tui nhớ không lầm thì nội dung chính của chủ nghĩa "duy tâm" là ý thức con người quyết định vật chất và ý thức có trước, vật chất có sau. (sửa lại nếu tui nói có sai nhé :;), cần sự xác minh của mọi người trước khi nói ý tiếp)


    lol ... vì không có giải Nobel nào cho toán học cả. Tất cả những khái niệm đó đều dựa trên, thứ nhất, hai công trình đã đoạt giải Nobel, đó là thuyết tương đối rộng và hẹp của Albert Einstein, thứ hai, đó là toán học. Toán học từ trước đến nay vẫn vậy, đó là nó có khả năng đưa ra những dự đoán, cho đến nay thì khi con người đủ trình độ về vật lý để khám nghiệm thì đều đúng cả, mặt khác.

    hì hì .... cái này có phải chứng minh không được người khác sai nên dùng ý kiến chủ quan của mình mà đánh giá luôn, đúng không vậy ? chắc tui sai, vì wiwi phải giỏi hơn như thế, không cần dùng đến hạ sách này :p
     
  4. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    lol ... hoàn toàn đồng ý, nếu không có những cách hiểu khác nhau của cùng một từ thì làm sao có văn học ? Việc suy nghĩ kỹ từng từ "viện dẫn" ra từ kinh thánh không bao giờ thừa cả, vì xét trên mặt nghệ thuật mà nói, đây cũng là một tác phẩm văn học giá trị của loài người.

    hehe ... vì vậy mới nói một nguyên tử :)) đùa thôi, vậy Cid có thể nói bạn nhận biết sự tồn tại của nhóm lớn các nguyên tử như thế nào đi ? Nguyên tử Sắt chẳng hạn.
    kính nano e rằng cũng không thấy được một nguyên tử sắt đâu, tất cả những gì có thể thấy là một đám mấy Electron thôi :))
    đính chính nhỏ thôi (để câu EXP thui ^^) đó là người bị thiêu là Bruno, Galileo chỉ mém bị :))

    lol ... cái này là lỗi của tui, hồi nãy đã xin lỗi Wiwi rồi, Chúa, Cid muốn hiểu như thế nào thì cứ dùng lấy, muốn gọi Xu cũng được, không can hệ gì.

    cái này thì phải phản đối thôi. Cid không hiểu đâu phải là người khác không hiểu :)) ... ít nhất tui cũng biết một người hiểu mà ngồi đây tranh luận này :D
    ví như ... hmm, cái này cứ lôi ra hoài, chán, nhưng còn dùng được thì cứ dùng, thuyết tương đối, trên thế giới có bao nhiêu người hiểu :)), không lẽ nên xử bắn cả hay sao, nếu thế thì bọn chúng ta đâu có ngồi đây bàn tán nữa :p
     
  5. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    tức là mỗi khi có cái sai thì lại cường từ đoạt lý nhưng đều vin vào cái cớ "các vị không phải giáo đồ, không hiểu được cái đúng, những người trước cũng hiểu sai" hoá ra mỗi giáo đồ Thiên Chúa Giáo thì có một cách hiểu thánh kinh của mình khác nhau à? thế thì Đức Chúa đã đào tạo ra còn hơn 3000 học trò của Khổng Phu Tử nữa kìa :))
    tất nhiên! nếu không thì nó đã dùng chung một từ rùi :)), cái Sol cần nói rõ là có phải "mỗi người hiểu theo một nghĩa khác nhau" hay không?
    không, thế giới là tự nó, con người cũng là tự nó, tồn tại khách quan với nhau và có tác động lẫn nhau. con người chỉ hiểu thế giới chứ không "định nghĩa" nó và cũng vì lẫn lộn giữa hai điều này (vô tình hay cố ý?) mà giáo điều của Thiên Chúa Giáo có thể đưa ra khi thì thế giới thế này khi thì thế giới thế kia, không có một sự thống nhất vì đơn gảin những cái gọi là "định nghĩa" kia chỉ là ý tưởng chủ quan của họ mà thôi :))
    hehe, chính là cách hiểu mà Sol bảo "lầm", là "tư tưởng khi trước", "tư tưởng chưa hiểu hết", nhưng buồn cười là những điều đó đã được cho là chân lý trong suốt chục thế kỷ :)). Lí luận dạy ra mà không có lấy một người hiểu đúng thì chẳng hóa Jesus truyền dạy dở quá à :D
    cũng chính vì trong toán học có những cái đại loại như "hai đường thẳng song song cắt nhau ở vô cực" trong khi chẳng ai biết vô cực tròn méo ra răng :D, trong triết học duy vật biện chứng người ta chỉ công nhận những phát kiến của vật lí và hóa học cũng vì những điều đó đều rút từ thực tiễn rồi mới dẫn tới mối quan hệ, trong khi một phần của toán học và vật lí (vũ trụ học) lại từ suy luận dẫn ra quan hệ rồi áp định cho rằng thực tế phải như vậy :)). Nếu Sol cần ví dụ thì có ngay: người ta cho Trái Đất là tâm của vũ trụ không phải từ thực tiễn mà từ suy luận của giáo điều Thiên Chúa và thế là "mặt trời quay quanh trái đất" :)), đó gọi là duy tâm vậy!
     
  6. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    lol ... cái ý này để kết hợp chung với ý dưới rồi nói một thể
    để trả lời cái này trước

    hoàn toàn đúng, khi hiểu về chi tiết, mỗi người sẽ lý giải, hay hiểu theo một cách khác, nhưng, nó có một cái gốc chung, tất cả những người đã đọc qua kinh thánh sẽ đều nhận ra. Tuy nhiên, người ta có coi cái đó quan trọng hay không lại là một vấn đề khác.
    Cái Giáo hội được lập ra với mục đích là hướng dẫn người ta hiểu cái cốt lõi đó ... nhưng mà .... hì hì ... xem ra Vatican không làm được việc ấy rồi .... còn nếu muốn tui giúp ... hì hì ....

    đúng, nhưng cái định nghĩa về thế giới chắc chắn là do con người tạo ra, nếu không thì nó đã không có trong các cuốn từ điển rồi, nếu không thì wiwi cũng đâu có biết đến cái từ ấy mà sử dụng bây giờ :))

    haha .... không hề áp định, mà chỉ giả định mà thôi, và việc kế tiếp là sau khi giả định thì tìm cách chứng minh, cái quá trình này lập đi lập lại rất nhiều lần trong lịch sử rồi.
    nếu không có toán học thì vật lý và hoá học cũng không thể phát triển nổi.
    wiwi nói vậy chẳng khác nào nói duy vật biện chứng phủ nhận toán học sao?
    tui không nghĩ Karl Marx nghĩ như Wiwi

    lol ... cái thuyết vũ trụ tĩnh đã chết từ lâu rồi, trái đất là tâm của "vũ trụ" không có nghĩa là nó đứng yên và mọi vật xoay xung quanh nó. Đề nghị Wiwi nên tập trung tìm hiểu thêm về thiên văn học hiện đại đi, kĩ nghệ lạc hậu quá rồi :p

    hehe ... ở trên đã nhắc khéo rồi mà dưới vẫn không tránh được, cái "tư tưởng" mà wiwi đang nói là cái tư tưởng chủ đạo của giáo hội, mà là giáo hội trung cổ nhé :;) mà thôi, chứ không phải cái tư tường Thiên Chúa Giáo thật đâu

    trả lời :
     
  7. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Cái chuyện giáo đồ của Xu chia rẽ vì tội phe này chê phe kia cóc hiểu gì về Kinh Thánh là có đấy Wiwi. Wiwi đã biết chuyện phe Tin lành bình giảng thế nào về việc Xu ra đời ở chuồng bò (hay cừu nhỉ :p) chưa?

    Ke ke, tất cả những gì họ làm là đánh tráo khái niệm, đại loại như: Chúa của tôi với Xu của ông là khác nhau, ông không có quyền nói Chúa của tôi sai.

    To Sol: Tôi cầm một cục vàng trên tay =P~ thì tôi biết đó là cục vàng chứ (hình như giờ lên 800000/1 chỉ :D). Tất nhiên đó là một số lượng lớn nguyên tử Au, phải không Sol :))
    Mà không hiểu sao Xu giỏi như thế mà lại bị quan tóm nhỉ? Có lẽ ngày đó người ta không thích ngành thiên văn học chăng?
     
  8. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    rất tiếc phải nói là như vậy thì chính những người bảo mình hiểu đúng cũng chỉ là tự họ nhận như vậy, cũng như Sol vậy thôi vì các giáo điều của Thiên Chúa Giáo vốn thích lập lờ đánh lận con đen, tựa như các lời sấm của Nostradamus vậy thôi, có bao giờ người ta tự hỏi là có phải Nostradamus bị chứng tự kỷ ám thị, ngồi viết sấm mà tưởng đang viết thơ không nhỉ? :))
    đây là cách biểu diễn thế giới không phải bằng ý thức mà là bằng tư duy logic, vì vậy chúng ta chỉ luôn có 1 và chỉ 1 định nghĩa khách quan về thế giới chứ không có chuyện "mỗi người hiểu một cách" :))
    đơn giản vì huynh không hiểu cái ý của đệ muốn nói, chú ý chữ "một phần" tức là chỉ những cái gọi là "toán học duy tâm" và "vật lý duy tâm" đã từng tồn tại cho đến khi bị Karl Marx chỉ trích te tua :)). Và tất nhiên khoa học phải có giả thiết nhưng có điều theo Einghen "con người chưa đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật để chứng minh được" nên Thiên Chúa Giáo rất nhạy bén là luôn dựa vào cái chỗ "chưa chứng mịnh được đó", vì vậy dẫn tới là Thiên Chúa Giáo cũng phát triển theo thời gian :))
    xin chú ý đây là ví dụ trong thời trung cổ cho thấy Thiên Chúa Giáo thời đó dựa vào việc vật lý học chưa chứng minh được mô hình Thái Dương Hệ, sau khi mô hình này được chứng mình thì chúng ta có được "Vì người ta không hiểu ý nghĩa thật của nó nên mới hiểu sai đi, nên mới nghĩ rằng nó sai, chớ thật ra nó rất có tinh thần nhân văn.Haha ... đó là chưa kể nó phù hợp với quan niệm về vũ trụ hiện đại nữa".
    gớm, sau này ...à mà không, ngay lúc này, khi mà Hawking đã tự nhận mình sai về nhận định lỗ đen trong cuốn Lược Sử Thời Gian thì Thiên Chúa Giáo sẽ có thêm đất để biến tấu giáo điều của mình, quả thật miễn là giới du thuyết miệng bén như gươm còn tồn tại thì giáo điều của Thiên Chúa Giáo không bao giờ sai lầm :)). Việc này nghe đại loại như Nho giáo của Khổng, Mạnh, mãi mới bị tư tưởng tiến bộ đánh bại bớt, còn trước đó thì có mười cái miệng cũng không cãi lại bọn Lịch Sinh, Lục Giả, Gia Cát Lượng,... (ông nay chỉ mượn tiếng nho thôi chứ không phải nho thật nhưng cũng "bén" lắm :D)
     
  9. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Nói tóm lại thế này anh em ạ:
    Chúng ta là những thanh niên thời đại Hồ Chí Minh thì chỉ nên tin theo quan điểm duy vật biện chứng. Còn mớ lý thuyết duy tâm của mấy bố VAC thì nên cho vào sọt rác, đỡ phải tranh luận.
    "Mặt trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất", ở Thế kỷ 20 chỉ có những thằng điên hoặc vô học thì mới tin như thế. Thế mà VAC vẫn tin đấy
     
  10. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    :)) ... rất tiếc là không phải ... cái mà bạn cảm nhận được không phải là nguyên tử vàng, mà là chất vàng, bởi khi các nguyên tử liên kết lại thành một khối như thế, nó có những tính chất mà một đơn nguyên tử không có, ví dụ như nhiệt độ, ngược lại, nó lại thiếu những tính chất của một nguyên tử Au, ví dụ như khả năng tự dao động

    lol .... hay là người ta không hiểu nổi nên cho là như vậy ?

    sai .... thế giới là bất định, nhưng cách hiểu về thế giới thay đổi qua nhiều thời kì, nhiều khu vực và nhiều hệ tư tưởng khác nhau của loài người.
    Năm 1, người ta hiểu thế giới khác, năm 1000, người ta lại hiểu khác đi, năm 2000 lại khác đi nữa, ai nói đến năm 2500 người ta vẫn hiểu thế giới như hiện nay ?
    Trong cùng một thời, ở Trung Hoa cổ, người ta nghĩ Trung Hoa là trung tâm của thế giới, trong khi người La Mã cho La Mã là trung tâm của thế giới.
    Ngày nay, ở Washington, người ta nghĩ thế giới phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ, trong khi ở Paris và Moskva, người ta không cho là như vậy, một thế giới thì phải đa phương, thế mới là thế giới, ở Mecca thì lại nghĩ thế giới phải theo đạo Hồi cả, phải đặt dưới sự cai quản của Chúa của họ, trong khi ở Hà Nội người ta lại nghĩ Chủ nghĩa Công sản là mô hình mẫu mực cho loài người.
    Trong chiến tranh lạnh, về chính trị, người ta chia thế giới làm ba thứ, nhất, nhì, ba. Về kinh tế thì chỉ có hai, phát triển, đang phát triển.

    lol .... vậy ra Wiwi đang nói đến suy nghĩ của giáo hội trong thời trung cổ, phải vậy không ? Thế mà cứ tưởng là nói đến Thiên Chúa Giáo thôi đấy ?

    dĩ nhiên, Thiên Chúa Giáo, bỏ hết những tính chất thần thánh sang một bên, thì nó là một hệ tư tưởng gắn với con người, khi con người phát triển, nó cũng sẽ phát triển theo. Một hệ tư tưởng mả không tiến hoá thì đã sụp đổ lâu rồi, đâu có giữ vai trò lớn như hiện nay.

    lol ... lại dùng đến hạ sách là đánh không được nên đành nói càn ư ?
    Nếu một lý thuyết không bao giờ sai thì có gì để trách ?
    Nhưng :)) dù sao cũng cám ơn lời khen ấy của Wiwi, có điều chẳng dám nhận, sở dĩ có thể lí luận bắt ép mọi người chẳng qua là do lý luận của mọi người không được đúng nên để ra nhiều chỗ sai. Tất cả những gì tui làm chỉ là nói lại những chỗ sai ấy thôi.


    Đúng, nhưng cái thuyết trái đất là tâm vũ trụ thì vẫn còn đúng nhé. Chưa hết, lại nói trở lại ý nghĩa của việc này là động viên sự đấu tranh của con người với tự nhiên, sai ư ?

    hoàn toàn đồng ý, bản thân tui cũng là đặt chủ nghĩ duy vật, khoa học lên trên hết.
    Nhưng Thiên Chúa Giáo, thứ nhất, không phải duy tâm, thứ hai, không hề thấy có sự mâu thuẫn đối với khoa học và chủ nghĩa duy vật.


    Nói tóm lại thế này, bây giờ không ai có thể chứng minh được sự sai lầm trong kinh thánh, mà cũng chẳng muốn học hỏi thêm về cái chưa biết, nên đành đóng cửa mà tự nhủ thế này thế kia, đồng ý với ý kiến của mình chăng ?
    Cái này mới chính là thức duy tâm vậy. Không đáng gọi là học trò của Karl Max, Engel.

    Chủ nghĩa Marx tiến bộ ở chỗ nó có khả năng chuyển biến thích ứng, kết hợp với các tư tưởng khác trong các điều kiện khác nhau mà tiến lên. Giống như Mao Trạch Đông khi áp dụng chủ nghĩa Cộng sản vào Trung Hoa cũng phải làm cho nó thích nghi với một đất nước mà đa số là nông dân như vậy. Bác Hồ của chúng ta cũng làm điều tương tự như vậy. Có vậy mà hai nước này mới thành công được.
    Chứ khư khư bám chặt lấy lí luận cũ mà không chịu học tập những cái mới thì giống như các nước XHCN Đông Âu vậy thôi.

    P/S : Stalig dùng chữ "VAC" nghe giống P.I.A lúc trước thật.
     
  11. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Như Mark nói:"Không phải mọi lý luận của tôi đã đều xong xuôi cả...". Đến Mark còn phải nói như vậy, có nghĩa không có cái gì là đúng, là hoàn chỉnh cả. Kinh Thánh lại càng không phải một văn bản khoa học nhất, mẫu mực nhất, hoàn thiện nhất để đúng một cách hoàn toàn. Jesu cách đây hơn 2000 năm truyền bá Kinh Thánh, là cái do ông ta thu nhận được kiến thức và tự nghĩ ra, ông ta không thể biết được ngày nay có máy bay, tàu ngầm, điện thoại di động hay xe máy. Bởi vậy không thể nói ông ta có khả năng tiên tri hay sấm truyền, hay đại loại cái gì đó. Kinh Thánh ông ta để lại cũng chỉ là một thứ sách để truyền bá Tôn giáo. Nó có thể có ý nghĩa về văn hoá, nghệ thuật. Nó cũng có thể đóng góp một chút gì đó về triết học hay khoa học tự nhiên(đóng góp về phương pháp luận, thế giới quan...), chẳng phải Mark cũng học của duy tâm Heghen đó sao? Nhưng không có nghĩa là nó đúng hoàn toàn, nó sai, và tất nhiên nó sai rất nhiều. Nhưng những tín đồ Thiên Chúa Giáo, khi đã tin theo nó, thì phải bảo vệ đức tin của mình chứ, ko lẽ đạp đổ nó. Ko lẽ một Tín đồ Thiên Chúa giáo lại nói rằng:"Vớ vẩn, ông Jesu bị đóng đinh thì chết nghẻo rồi chứ Phục sinh thế quái nào được:, hay một nhà sư nói:"Theo phép duy vật biện chứng, Thích Ca cũng chỉ cấu thành từ các nguyên tử và phân tử giống chúng ta, và tất nhiên, xác ông ta đã bị phân huỷ thành phân bón, làm sao mà còn tồn tại nữa", hay một người Hồi Giáo cho rằng:"Mohamet là một thằng bịp bợm, đem nằm mê rồi nói lung tung chứ làm quái gì có cái gì gọi là Ala trên đời:v..vv., không thể như thế đươc.
     
  12. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    thế thì khi hiểu đúng thì người ta làm sao biết mình hiểu đúng vậy :))
    đúng, đó là cảm nhận chủ quan của con người về thế giới thay đổi chứ không phải tự thân cái "định nghĩa" thế giới thay đổi vì thế giới vẫn là thế giới. ví dụ nhà nho vẫn là nhà nho nhưng trong thời PK thì họ mang tư tưởng "đúng đắn, chính thống, lời dạy của Thánh Hiền" nhưng thời nay họ chỉ là những người mang tư tưởng cổ hủ, không đáng nói đến.
    Bất kỳ thứ nào cũng như vậy qua con mắt của người thường nhưng buồn cười là Thiên Chúa Giáo lại bị chính những tín đồ của mình thay đổi cách nhìn chủ quan chỉ để che đậy cái sai của nó, để có thể tiếp tục tôn thờ nó bằng cảm nhận chủ quan của thời đại mới :))
    thế thì tư tưởng của Giáo Hội và tư tưởng của Tín Đồ chẳng phải là Thiên Chúa Giáo đấy ư? nếu không thì có thể làm sao gọi là Thiên Chúa Giáo khi mà những tư tưởng cách hiểu về nó không là Thiên Chúa Giáo?
    khi mà Sol nói bỏ hết những tính chất thần thánh sang một bên thì tức là đã thừa nhận cách cảm nhận chủ quan phải thay đổi và những điều từng được tôn thờ và chân lý phải bị bỏ đi, không còn là chính nó thì tất nhiên là nó đã sai và chính những tín đồ của nó trốn chạy không chấp nhận nên mới tự lươn lẹo lừa gạt, ngụy biện bằng những học thuyết moh62 chưa xác định?
    một học thuyết chủ quan thì không thể nói chuyện không bao giờ sai vì được xây dựng nên trên cảm nhận chủ quan của con người ở một thời kỳ cụ thể, khi đó thì những học thuyết ấy sẽ phải tự đào thải chính nó nếu bước qua một cách cảm nhận mới hoặc là tự thay đổi hay chối bỏ những điều chân lý mà nó tôn thờ để thích nghi, nhưng Thiên Chúa Giáo lại giữ vững những điều cũ, giải thích nó bằng những điều mơ hồ mới thì đó không thể gọi là sự phát triển, đó là sự che đậy!
    Như Sol đã nói, vũ trụ vô tận thì là tâm hoặc không là tâm nhưng nói là tâm chẳng khác nào tự mình dối mình vì rõ ràng có ai lại nói đến những thứ như "trung điểm đường thẳng" bao giờ?
    Thiên Chúa Giáo đòi hỏi cách cảm nhận chủ quan của con người về những lí luận kách quan của chính nó, khi đó những lí luận khách quan bị tư tưởng chủ quan uốn cong, nhìn lệch đi thì chẳng phải là duy tâm đó sao?
    nói một cách đơn giản thì Stalig đã dẫn các lời ngay từ trong Kinh Thánh rồi, và những điều đó đã được khoa học chứng minh là sai, nhưng buồn cười là Sol lại đòi hỏi cảm nhận lí luận đó bằng tư tưởng chủ quan,chối bỏ thực tế khách quan rồi bảo rằng chưa chứng minh là sai, thế chẳng phải còn ngụy biện nhiều hơn chính cái "bỏ qua thần thánh" của Thiên Chúa Giáo sao?
    ấy không phải chủ nghĩa Marx uyển chuyển mà là cách áp dụng uyển chuyển tức là những quan hệ khách quan, khoa học không bao giờ thay đổi mà chỉ là các cách áp dụng chủ quan của con người. Trong khi đó thì Thiên Chúa Giáo lại đòi hỏi cách cảm nhận chủ quan cho chính những lí luận khách quan bản thân nó và như vậy thì nó không thể nào cùng đường với Học Thuyết CNKHXH được!

    to Sephiroth: huynh nói đúng nhưng ở đây Sol không lấy tư cách một tín đồ bên vực cho tư tưởng giáo lý của họ mà đang tìm cách che đậy cho giáo điều Thiên Chúa Giáo, cái duy tâm của Thiên Chúa Giáo, như vậy thì đâu có thể gọi là bảo vệ tôn giáo?
     
  13. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    người ta sẽ hiểu đúng khi đã đọc kĩ những gì cần để giúp mình hiểu, còn khi chưa đọc kĩ, chỉ nghe loáng thoáng mà đã phán, hoặc là nghe người ta giảng giải lại (những người nông dân trong các cuộc Thập Tự Chinh chẳng hạn) thi khó lòng mà hiểu đúng được.

    vậy ai là người "định nghĩa" thế giới ?
    Cái định nghĩa đó không phải do còn người tự đặt lên thì ở đâu ra.
    Đúng, thế giới, bản thân nó không thay đổi, nhưng qua mắt mỗi người, nó được hiểu khác đi. Và mội người sẽ tự nhìn nhận và THẤY theo cách riêng của mình.


    wiwi chẳng hiểu gì tui nói cả sao ?
    ít nhất đây là lần thứ 3 tui phải lập lại, đừng có bao giờ đánh đồng Thiên Chúa Giáo với Giáo hội, cũng như đừng có đánh đồng mô hình đã sụp đổ ở Liên Xô với Chủ nghĩa Xã Hội vậy.

    Wiwi thử trả lời, cách hiểu về chủ nghĩa xã hội của một người tự cho mình theo chủ nghĩa xã hội có phải là chủ nghĩa xã hội không ?

    Cái wiwi hiểu mới chính là DUY TÂM đấy.

    khi tui nói như vậy, ý tui có nghĩa là hãy xem nó từ cách nhìn của một người không phải theo Thiên Chúa Giáo

    xin hỏi, wiwi có bao giờ đọc kinh thánh chưa ?

    Thiên Chúa Giao không hề là một tôn giáo thần bí như các tôn giáo cổ đại của Hy Lạp, La Mã mà khi bỏ đi cái tính thần thánh thì nó bị mất luôn cái ý nghĩa của nó, trở thành một câu chuyện thần thoại.

    Thiên Chúa Giáo ngoài việc là một tôn giáo nó còn là một hệ tư tưởng, lý luận trong đó. Bởi vậy khi bỏ cái tính thần thánh sang một bên, tức là không tính đến chuyện thờ phượng thế này thế kia, nó vẫn còn nguyên cái ý nghĩa, giá trị nhân văn của nó.

    Vậy có thể có người sẽ hỏi cái giá trị nhân văn đó ở chỗ nào ?
    Vì hình như mọi người không có ý muốn học hỏi, bởi vậy tui cũng sẽ không tốn thời gian giảng giải làm gì. Tiếp nào.

    thứ nhất, kinh thánh được viết cho con người hay một sinh vật nào khác ?
    thứ hai, con người có bao giờ có thể tiếp thu một ý kiến, nhận định mà không có sự chủ quan trong đó hay không ?

    các bạn chắc còn nhớ, khi học về bất cứ một tác phẩm văn học, chính trị nào, cái đầu tiên chúng ta học, không phải là về nội dung của tác phẩm ấy, mà là về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.
    vậy khi học những tác phẩm đó ở trường phổ thông hoặc trên đại học, có ai tự hỏi vì sao cần biết hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm đó hay không ?
    Tui sẽ bỏ dở câu trả lời ở đây để đến khi có người trả lời được sẽ nói tiếp.

    thứ ba, từ trước đến nay, có một thuyết, kể cả khoa học, nào không đòi hỏi con người phải vận dụng suy nghĩ của mình để hiểu hay không ? Dĩ nhiên bao gồm chủ nghĩa Marx, và khi hiểu, có bao giờ không có cái sự chủ quan trong đó hay không ?

    Một ví dụ đơn giản, khi học về các định luật vật lý của Newton, chúng ta đều "hiểu" rằng khối lượng của một vật không thay đổi khi chuyển động. Thực tế thì sao ? Chắc không ai chối rằng khối lượng của một vật thay đổi khi chuyển động chứ ?

    Chính Wiwi đã nói :
    Khi học chủ nghĩa Marx, chúng ta không thể cứ bưng nguyên xi vào áp dụng, mà phải tuỳ từng trường hợp mà vận dụng nó sao cho thích hợp, vậy không phải là vận dụng theo hiểu biết chủ quan của chúng ta hay sao ?
    Cách vận dụng đó rất tiến bộ.

    Bởi vậy, đọc kinh thánh, giống như việc đọc một tác phẩm văn học, lý luận triết học, nếu không vận dụng suy nghĩ để hiểu ý nghĩa của nó, thì chẳng nên đọc làm gì.

    thứ nhất, khoa học thay đổi liên tục trong suốt 6000 năm qua.
    Còn wiwi định nghĩa thế nào là quan hệ khách quan ?
    nếu đó là những quan hệ vật lý, hoá học thì có lẽ đúng. còn nếu nói đó là quan hệ sinh học và xã hội thì sai hoàn toàn.

    lol .... wiwi nói tui che đậy, vậy có thể nói rõ ra là che đậy cái gì được không ?
    Cái ý của tui thì ngược lại kia.
    Mọi người nói tui che đậy cái sai của Thiên Chúa Giáo ? Phải không ?
    Rất tiếc là không.

    Những bài viết ở trên của tui không hề để che đậy mà cũng chẳng bênh vực, cốt là để vạch rõ cái cách hiểu thế nào là đúng.
    (oops .... nhưng thông thường khi hăng máu cãi lộn thì với cái giọng ấy, trông mười phần, chín phần đã nghĩ là đang che đậy rồi)

    E rằng người đang che đậy là wiwi đó, che đậy sự bảo thủ, không sẵng sàng chấp nhận một cách hiểu mới mà cứ khư khư ôm lấy cách hiểu cũ, mặc dù nó đã quá lạc hậu và sai, trong tư tưởng của mình đó.

    Cái cách hiểu mới ở đây là cách hiểu thực sự về những điều chép trong kinh thánh chứ không phải cách hiểu của những kẻ muốn lợi dụng thiên chúa giáo để khuếch trương thế lực (giáo hội thiên chúa giáo) và của các nạn nhân của các thế lực đó, và những người đã ôm sẵng thành kiến về Thiên Chúa Giáo trong khi chưa hiểu gì về nó cả, và vô tình, lỗi tại tui lôi cái thứ không liên quan này ra, cách hiểu về thuyết vũ trụ hiện đại.
     
  14. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Ặc, hoá ra thiên văn học hiện đại cũng có thể được biểu diễn trong một tác phẩm văn học. Đặc điểm của khoa học là tính chính xác và nhất quán, trong khi ngôn từ văn học lại có thể hiểu được nhiều nghĩa khác nhau với từng người. Không hiểu một người Do thái sinh ra trong chuồng bò, không được dạy dỗ nhiều lại có thể làm được một việc mà chắc chắn trong 100 năm gần đây không một nhà khoa học nào có thể thực hiện được. Anh em ta có thấy là những tôn giáo lớn hầu như chỉ xuất hiện cách đây hơn 1000 năm, còn từ khi khoa học tự nhiên phát triển mạnh, chúng ta không thấy có một tôn giáo nào còn dám huênh hoang về khả năng lý giải thế giới nữa không?

    To Sol: He he, chắc là bác hiểu sai rồi. Tôi đã nói là tôi có thể cảm nhận được một số lượng lớn nguyên tử vàng. Mà số lượng lớn thì tính chất phải có thay đổi. Cơ bản nếu bác đưa tôi một cân vàng và một cân sắt thì tôi xác định được có một 1 vàng tồn tại, tôi ẵm gọn và để bác 1 cân sắt bán đồng nát :)) Tương tự như vậy, tôi xin hỏi bác có thể chỉ ra một bằng chứng nào cho thấy sự tồn tại của nhiều Big Bang không? Hay hoàn toàn chỉ là giả thuyết?
    Một điều nữa xin hỏi bác, bác cho biết cái suy nghĩ chủ quan bác nói đối với triết học Max là gì? Đành rằng người ta có thể có cái hiểu chủ quan của mình về một học thuyết, nhưng không thể sai lệch tới mức ông nói gà, bà nói vịt như chuyện về thuyết Địa tâm được. Mà nhất là phát ngôn lại từ cơ quan cao nhất của giáo phái.
    Thứ ba, tôi xin hỏi bác việc một đứa bé mới ra đời phải chịu lễ rửa tội hay gia nhập vào Đạo thiên chúa là ý tưởng của Xu, giáo hội hay do bố mẹ đứa bé tình nguyện? Cái này là để hỏi thêm cho biết.

    To Greatsephiroth: Tín đồ phật giáo chân chính không bao giờ nói Phật tổ còn tồn tại mà chỉ nói ông đã đạt tới mức độ cao nhất của tư duy, cũng không nói phật tổ tạo ra thế giới (điều mà một số tôn giáo nhận xằng). Chính vì cách nhìn thực tế như vậy của Phật giáo nên chúng ta cũng ít khi thấy những cao tăng của Phật giáo có những vụ tai tiếng kiểu như kêu gọi giáo chúgn tẩy não những người thuộc tôn giáo khác.
     
  15. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    :)) .... thứ nhất, ai nói Jesus là một người thường ?

    thứ hai, về vụ thỏi vàng :
    một số lượng lớn các nguyên tử không đủ để tạo thành thỏi vàng, mà là một số lượng lớn các nguyên tử có sự liên kết với nhau, và khi chúng liên kết, như tui đã trình bày, sẽ có những tính chất mà các nguyên tử không có và ngược lại nhé :;)
    Một ví dụ nữa là ta có thể dùng thị giác mà xác định một cách gián tiếp (chỉ là gián tiếp thôi nhé) khá năng dẫn điện của chất vàng. Nhưng nguyên tử vàng đâu có khả năng dẫn điện, nó chỉ có khả năng tạo ra một số electron tự do mà thôi.

    Như vậy là vẫn chưa cảm nhận được sự tồn tại của các nguyên tử vàng mà mới là sự tồn tại của chất vàng, vật thể bằng chất vàng mà thôi.

    Bản thân Big Bang và vũ trụ vô tận cũng là giả thiết vậy !
    Có thể nói giả thiết nếu chưa chứng minh được thì không nên được phát triển mà dẹp qua một xó chăng ? :))
    Khoa học ngày này, nó không còn chỉ dựa trên sự cảm nhận bằng các giác quan hay chờ đợi vài ngàn năm để được chứng minh như trước kia nữa, mà nó dựa trên rất nhiều vào tư duy của con người. Âu đó mới là hướng phát triển của con người hiện đại: một mặt cố gắng chứng minh những gì còn chưa được chứng minh, mặc khác dựa trên những cái chưa được chứng minh thực tế (mới được chứng minh trên lý thuyết mà thôi) đẻ tiếp tục phát triển.

    đúng vậy, có điều chính các bác đã hiểu sai những câu ấy rồi gán ghép, nói rằng Thiên Chúa Giáo nghĩ như thế.

    Lần thứ 4 phải nhắc lại, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã không phải là Thiên Chúa Giáo nhé. Trong số gần 2 tỉ người theo Thiên Chúa Giáo thì chỉ có khoảng 1 tỉ, về hình thức (chứ không phải thực sự nhé) coi giáo hội La Mã là người đứng đầu giáo phải của mình.

    Bây giờ, nhìn Liên Xô, người anh cả của cac quốc gia Xả Hội Chủ Nghĩ mà phán rằng xã hội, chính trị theo kiểu Liên Xô chính là Chủ Nghĩa Xã Hội.
    Những nhược điểm của Liên Xô, sự sụp đổ của nó cũng chính là nhược điểm, sự sụp đổ của CNXH. Vậy có đúng chăng ?

    Trong chủ nghĩa Marx, có những định nghĩa, đúng hay không ?
    Đối với những định nghĩa về Khoa học, có những cái không có cái nhìn chủ quan trong đó, và có những cái có cái nhìn chủ quan trong đó.
    Ví dụ về khái niệm "không có hạt nào là nhỏ nhất."
    Chúng ta kết luận như vậy, cách đây 150 năm, vì chưa tìm được hạt nhỏ nhất mà thôi, vẫn áp dụng cái suy nghĩ rằng : luôn luôn có thể đập hạt nhỏ nhất thành các hạt khác.
    Đây liệu có phải là sự thật khách quan hay là một định nghĩa chủ quan ?
    Để trả lời câu hỏi này, mọi người hãy đọc thêm về String Theory trước đã rồi hãy bàn, để tránh trường hợp đi luẩn quẩn như cái thuyết vũ trụ hiện đại phía trên. Đây là một lý thuyết tuy mới (so với 6000 năm tồn tại của nền văn minh), nhưng đã rất phổ biến trong giới vật lý đấy.

    Nhưng định nghĩa về xã hội thì chắc chắn là có cái nhìn chủ quan.
    Ví dụ thứ nhất, định nghĩa về thần thánh : thần thánh là một sản phẩm của ý thức con người.
    Có bao nhiêu người có chung cách định nghĩa như vậy ? Người Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo có cách nhìn khác. Và khi chúng ta kết luận rằng cách nhìn của họ là sai, thì đã có sự chủ quan trong đó.
    Hỏi người Phật Giáo xem họ có coi Đức Phật là một sản phẩm tưởng tượng hay không ?
    Thứ hai, đó là cách định nghĩa về xã hội, giai cấp.
    Hỏi những tên tư bản coi chúng có nhận mình là tư bản hay không ?
    Giai cấp vô sản, liệu trong trường hợp ngày nay, nó có còn mang nghĩa là những người bị tước đoạt, không có tư liệu sản xuất hay không, là bao gồm Nông dân và Công nhân hay không ? Còn đám công chức, kĩ sư, tiểu thương, sinh viên học sinh, đẩy hết qua tiểu tư sản ?
    Nếu cứ ôm cái định nghĩa cách đây 150 năm, nếu không mở rộng cái định nghĩa về giai cấp vô sản trong trường hợp ngày nay thì chủ nghĩa Cộng sản sẽ không thành công được, nhất là trong trường hợp các nước phát triển. Bởi vì tỉ lệ Công Nhân, Nông Dân trong các nước này rất thấp, hơn nữa, ở các nước này, giới tư sản đang tư sản hoá giai cấp công nhân bằng việc chia cổ phần của công ty cho người làm (dĩ nhiên những người lao động ở trình độ thấp nhất thì không được rồi), buộc họ gắn liền với sự hưng thịnh của công ty mình đang làm việc. Vì vậy dần dà những người công nhân không còn là "không sở hữu tư liệu sản xuất nữa".
    Bởi vậy nếu định nghĩa về giai cấp vô sản không mở rộng theo thì trong vòng 100 năm nữa, nguồn nhân lực còn lại sẽ không đủ để mà tiến hành cách mạng đâu.

    Do Chúa đặt ra, và bố mẹ đứa bé tình nguyện làm. Từ thời hiện đại đến nay, chưa thấy ai bị bắt ép đua con đi rửa tội cả. Chỉ có ở những vùng quê, người dân không hiểu rõ quyền lợi của mình nên mới bị giáo hội ức hiếp mà thôi.
    Và một lần nữa, khẳng định, giáo hội La Mã không phải Thiên Chúa Giáo.
     
  16. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    Quên tóm tắt ý:
    việc "hiểu" đã bao gồm cái sự chủ quan trong đó rồi.
    Muốn hiểu về CNXH thì phải học theo những người theo CNXH chứ không thể học về CNXH qua lời của các nhà tư bản.
    Muốn hiểu về vật lý, nên học theo các nhà vật lý chứ không thể học theo các nhà triềt học.
    Tương tự như vậy, muốn hiểu Thiên Chúa Giáo, phải học theo những người Thiên Chúa Giáo.

    Nhưng, với cùng một bản văn, nhiều người có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, cho dù những người đó có cùng được gọi bởi một tên đi chăng nữa.
    Do vậy muốn hiểu được thực sự bản văn ấy có nghĩa là gì thì nên tìm hiểu từ cái cội nguồn của nó, chứ không thể tìm hiểu qua ý người này người khác được, ý kiến của người khác chỉ là những ý kiến mà thôi, hoặc cùng lắm có thể coi như một sự hướng dẫn. Chứ bản thân nó, cái ý kiến của người khác, không thể nói lên nội dung của cái văn bản đó được.

    Bàn ngoài lề : cũng chính cái truyền thống thầy bảo, trò nghe mà nền giáo dục Việt Nam thường bị chính học sinh Việt Nam chán ghét, không có khả năng tạo sự tư duy độc lập cho con người.
     
  17. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Thiên chúa giáo là duy vật biện chứng! Vui thật!
    Cứ theo lời Sol tiên sinh nói thì mấy lão Bruno, Galile và Đac - Uyn đều là mấy thằng cha ăn nói bố láo báng bổ cả
     
  18. LordCaocao

    LordCaocao Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/12/03
    Bài viết:
    498
    thế bộ cứ là Thiên chúa giáo là phải gỡ bàn thờ tổ tiên ra à thế thì Phật giáo cũng vây thui với là cứ gặp giáo dân VN chả khác nhau gì đâu
     
  19. TaoManhDuc

    TaoManhDuc Đại Gian Hùng Ngụy Vương

    Tham gia ngày:
    17/12/04
    Bài viết:
    3,783
    Nơi ở:
    http://tksvn.com
    Đạo Phật và đạo Thiên chúa đều có cái gốc như nhau. Ở đây tui không bàn về đạo nhưng nếu nói đạo thiên chúa là duy vật biện chứng thì thật là lực cười
     
  20. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    To Lord Cao Cao: Chú thử về Phát Diệm mà cưới vợ xem có phải vào đạo không đã nhé

    To BarManhDuc: Bản thể luận của Phật giáo và Thiên Chúa Giáo khác nhau nhiều lắm.
    Đại khái là nhờ Thiên Chúa Giáo nên chúng ta có ngày chủ nhật để nghỉ ngơi
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này