Chung chung hay phim này? Phim này thoại dễ hiểu nên chắc 100%, một số phim thoại nhiều và nhanh hoặc dùng từ chuyên ngành nhiều quá thì cỡ 90 thôi
Pitch Perfect 2. Hoành tráng, đầu tư kĩ hơn phần 1 nhiều. Nhạc được, nhiều bài hay hơn phần 1 (đơn giản vì phần 2 nhiều bài hát hơn, thời gian cho hát cũng dài hơn). final performance rất cảm xúc, coi mà người cứ rung rung, hay do hiệu ửng rạp ta @.@ khó chịu phần này ở chỗ Fat Amy xuất hiện nhiều một cách khó hiểu, hoàn toàn ko cần thiết, làm ko đc thấy idol Anna Kendrick nhiều hơn 7/10
Priceless, phim tình cảm hài nhẹ nhàng của Pháp, kết thúc có hậu. Mặc dù trước giờ vẫn biết tiền bạc quan trọng thế nào trong tình cảm nhưng xem vẫn thích, chất hài Pháp tinh tế, nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy tính châm biếm. P/s: Trong phim kết thúc có hậu vậy chứ ngoài đời thì đừng mơ. Tiền ít thì cấm có hít lol thơm được nhé
Mới coi xong cannibal ferox (1981) khá ghê nhưng vẫn chưa bằng cannibal holocaust. Phim diễn xuất khá tệ nhưng cũng thông cảm được vì thể loại phim này là vậy. Còn bọn thổ dân thì tạo hình rất thật, nhìn tạo cảm giác ghê ghê, bẩn bẩn. Vẫn còn đó là những cảnh quay giết thịt động vật, ăn thịt người nhưng mức độ xuất hiện ko nhiều . Cảm giác tận trong rừng amazon xa xôi, hẻo lánh, nguy hiểm khắc hoạ quá tốt, rất thật nhưng so với cannibal holocaust thì phim này kém hẳn 1 bậc, có thể nói cannibal holocaust gần như là masterpiece của thể loại này rồi ko phim nào vượt qua nổi, main theme của nó mỗi lần nghe vẫn nổi da gà, xúc động
Đúng rồi bác.Kinh nhưng là phim có nội dung hay nhất trong đám phim thuộc loại disgusting đấy bác ạ. :) Rất kết điện ảnh ý những thập kỉ 70-80, toàn những phim kinh điển. . Có hẳn một thể loại phim riêng gọi là phim cannibal kể về những bộ tộc ăn thịt người, phát triển nở rộ nhất từ sau cái cannibal holocaust này e đang định sẽ xem hết đây.
Ngoài những thứ bác đã nói ra thì còn ấn tượng với cảnh xoay ngược cuối phim cùng với nhạc của Beethoven Xem xong phim này ngay lập tức cắm tiếp Enter the Void
Belle De Jour. Lần đầu chạm trán Luis Bunuel, phải nói là khá ấn tượng. Phim có xu hướng tiếp cận câu chuyện khá độc, không có mở đầu, kết thúc, tất cả đều được biên tập rất hợp lý sao cho khiến toàn bộ phim giống như một giấc mơ. Cách sử dụng ánh sáng cũng phục vụ cho điều này, bất kể cảnh quay là ngoài trời, trong nhà và bất kể thời điểm nào vẫn có một tông hồng nhạt duy nhất, tạo sự liền mạch. Nữ chính đóng tốt, thể hiện đủ thể loại cá tính. Làm mình nhớ đến Lolita trong phim cùng tên của Kubrick. Về nội dung, nói thật thì cứ hiểu sao thì hiểu nhưng mà nó không hề rối rắm, rõ ràng là có một tuyến truyện chính, chỉ cần đào nó ra là sẽ dễ lý giải mấy thứ khác. Theo mình thì cô Severine trong phim nghiện sex từ nhỏ (kiểu Joe trong Nymphomaniac) và có dominance/submission fetish, thằng chồng thì quá hiền đi cho nên không có hứng và toàn phải dựa dẫm vào mấy cái mộng tưởng, khi phát hiện ra chỗ đi làm gái thì tham gia để thoả mãn nhu cầu sex. Tua nhanh đến đoạn cuối khi chồng phát hiện ra mọi việc thì ổng tỏ ra căm giận (khóc), nghĩa là bây giờ thằng chồng nó ghét Severine/Severine đã khiến thằng chồng lụi bại => chuẩn fetish => sinh ra cái mộng tưởng là thằng chồng nó khoẻ lại và cả hai cuối cùng cũng yêu nhau Chắc chắn sẽ coi lại phim này. Không hẳn là kiệt tác điện ảnh hay gì nhưng phải công nhận là phim nó có quá nhiều thứ thú vị, trong phương pháp làm phim cũng như chính cái câu chuyện trong phim. Để bữa nào đặt mua novel thử luôn, nghe nói có vài thứ khác 8/10.
Eaten alive aka mangiati vivi (1980). Vẫn nội dung là về bộ tộc ăn thịt người. Không có gì ấn tượng lắm giống như bình cũ rượu mới vậy, nude gần như 90% phim nhưng nhìn chỉ thấy kinh chứ chả hứng gì. Nói chung mình xem cái serie cannibal này cũng vì tò mò là chính nhưng công nhận là điện ảnh ý bệnh kinh, kĩ xảo hơn 30 năm trước mà nhìn rất thật VN còn học hỏi nhiều. mai chắc chuyển sang thể loại mondo film cày tiếp, dạo này lại thích mấy dạng phim kinh dị cũ của Ý, pháp. mĩ.
Top 100 phim mọi thời đại của ta: https://anhtunguyenphotography.wordpress.com/2015/05/21/top-100-my-favorite-movies-of-all-time/
Còn chưa xem một phim nào trong đống trên luôn, có vài phim trước dự định xem mà lại thôi. Hâm mộ thật, mình có xem đống trên cũng chả cảm nhận được độ hay của nó ấy chứ
The Double 2013, không gian bối cảnh của fim thì giống Brazil, nội dung hao hao Enemy, ending thì từa tựa Spoiler Fight Club mà chắc ko phải là bắt chước ý tưởng vì fim này dựa trên cuốn novel xuất bản từ 18xx rồi @@ 7,5/10
Lão House chắc cũng coi phim mười mấy năm rồi ấy chứ, dân sành phim trên /tv/ hay /r/truefilm còn chưa chắc có được cái top 100 ngon vậy Btw vừa coi Late Spring của Ozu. Tuyệt vời. Ngay từ lần đầu coi phim của ông mình đã kết ngay cái phong cách làm phim thẳng thắn và nhịp nhàng, cái cách mà máy quay lia trực diện nhân vật để tạo cảm giác thân mật, kết nối với người xem, cách mà ông thu gọn những không gian ảnh vừa tĩnh vừa động nhằm tạo khoảng lắng và giúp khán giả suy nghĩ nhiều hơn về những gì đang xảy ra, rồi cả những thước quay với không gian song song (trong Tokyo Story là cảnh hai bà cháu đứng trên đồi), và trong Late Spring ông thể hiện những thứ tinh tuý nhất trong nghệ làm phim của bản thân một cách trau chuốt và rõ ràng. Có một số trường đoạn phải nói là đẹp nhất trong lịch sử coi phim của mình, cả về cách đổ bóng ánh sáng lẫn nội dung ẩn chứa trong nó. Mình cảm thấy trong phim này Ozu đã tạo ra nhiều đất để thể hiện tài của ông hơn trong Tokyo Story, cái chính là bởi nó đi một cách nhẹ nhàng, hầu như không nhảy thời gian và câu chuyện thì tối giản và xoay quanh cảm xúc là chính. Mặc dù Late Spring, như kiệt tác 4 năm sau đó, vẫn là một phim về gia đình, về sự nối tiếp của các thế hệ, dòng dõi và sự hy sinh của bậc cha mẹ, nhưng phim không chỉ có thế. Chỉ trong gần 2 tiếng nó đã diễn tả cực kỳ tốt về tâm trạng của hai bên, của người con khi phải rời xa cha mẹ kết hôn và cảm giác khi thấy họ kết hôn lại, hay của người cha phải chịu cô đơn vì hạnh phúc của con, mặt khác vẫn thể hiện rõ mối quan hệ của hai bên mật thiết đến thế nào. Đây có thể là một ví dụ hoàn hảo về xây dựng nhân vật, họ thể hiện một cách tự nhiên, không gò bó và câu chuyện đi tới theo hướng họ phát triển. Đến đoạn kết, khán giả không chỉ cảm thấy buồn buồn mà còn thấy hài lòng, vì phim nó quá chân thật đi, không có sự cường điệu của một phim tâm lý gia đình nhưng vẫn có thể khiến người xem cảm động sâu sắc. Cảnh quay cuối phim quá đỉnh, một ẩn dụ hoàn hảo. 10/10.
Mulholland Drive (David Lynch/2001) Werckmeister harmóniák (Béla Tarr, 2000) 3-Iron (Ki-duk Kim, 2004) In the Mood for Love (Kar Wai Wong, 2000) In Vanda’s Room (2000) Colossal Youth (2006) Bu san (Ming-liang Tsai, 2003) Talk to Her (Pedro Almodóvar, 2002) In Bruges (Martin McDonagh, 2008) The White Ribbon (Michael Haneke, 2009)