The Danish Girl. Xem rải rác 3, 4 lần mới hết phim. Phim xem diễn xuất 2 main ổn đua Oscar chứ nội dung làng nhàng.
^ Xem đã lâu rồi, ấn tượng nhất là nv nữ, ko xinh nhưng tính cách với hành động khắc họa gợi cảm với khiêu khích vl.
The Big Short (2015) - Xem xong mặt trơ như đá, chả hiểu hầu hết nội dung tụi nó nói là gì, không biết anh Bale có khả năng giật giải không nhỉ...
Madeo (2009): Vẫn là những gì tinh túy nhất của Bong Joon-ho, motif khá giống MoM, quay phim tuyệt vời, nhưng phải nói là diễn xuất của 2 diễn viên chính quá tuyệt vời và càng về sau phim càng gây xúc động cho người xem. 8.5/10
Bridge of Spies, kịch bản xuất sắc vl, lời thoại cực tuyển, pha hài cực thâm, cái kiểu thoại lặp lại rất ấn tượng trong từng bối cảnh 1. Mặt ông spy Soviet bá vl "Would it help? "
Sicario (2015) nhịp phim, không khí rất tốt, nhưng đoạn cốt lõi của phim thì rất kỳ cục, không lý giải được một cách rõ rang hành động của nhân vật. klq, đang làm cái video tong kết phim xem trong năm 2015 để chào mừng Oscar mà render mãi không xong.
The Kirishima Thing (2012) (tựa gốc là 'Kirishima bỏ câu lạc bộ'), phong cách dị vl, kể từ góc nhìn của nhiều nhân vật nên có mấy đoạn bị lặp (nhưng tất nhiên là ở góc quay khác). Nghe tên phim cứ tưởng Kirishima là nhân vật chính, ai dè xem từ đầu đến cuối vẫn éo biết mặt mũi thằng này thế nào
Room: Ngoài diễn xuất quá tuyệt vời của hai diễn viên chính thì phim không có gì là quá nổi bật. 8/10 Carol: Hay hơn Room. Đặc biệt khoản cinematographer rất xuất sắc trong việc nắm bắt mood phim, 50s nostalgia và các khoản trang phục, âm nhạc và hóa trang đều hỗ trợ tuyệt vời trong việc xây dựng bối cảnh Mỹ những năm 50, khoản hình ảnh thực hiện rất tốt mà không cần đến những shot phức tạp hay ánh sáng cầu kỳ (phim quay bằng 16mm cố ý tạo nên film grain). Diễn xuất hai nữ chính rất tốt, tuy nhiên mình không thích phần diễn xuất có phần điệu đà và cường điệu của Cate Blanchett. 8.5/10
Goodnight Mommy. Quay phim rất tốt, chỉnh sửa âm thanh lẫn biên tập khéo léo, đạo diễn chọn bối cảnh và phân trường đoạn cực kỳ hay, các diễn biến sự việc chồng chất lên nhau hợp lý và có chiều sâu, tạo cảm giác tò mò và không để lộ quá (dù mình cũng đoán được). Nói chung là trên bề mặt thì phim hoặc nói đúng hơn là nửa đầu của phim không có chút tì vết. Nói thật là lâu lắm rồi mới thấy phong cách xây dựng phim tâm lý kinh dị cổ điển Polanski-esque thế này, ngấm ngầm và rất chậm rãi, sử dụng yếu tố ngoại cảnh tăng độ gay cấn. Làm nhớ đến cái Antichrist phần nào. Nhắc đến Antichrist, nửa sau phim này thì thật sự là quá điên rồ và quá áp đặt, dù tình tiết bí mật gì gì phim muốn che đã lộ ra quá rõ nhưng kịch bản nó vẫn cứ đi tiếp, bị kéo dài ra quá đáng để quay được thêm mấy trò tởm heo hù con nít câu khách. Cả đoạn nửa tiếng cuối cùng là thứ nhảm nhí nhất trong mấy phim mà mình đã coi kể từ đầu 2016. (7+5)/2 = 6/10.
Carol: Hình ảnh đẹp 1 cách cũ kỹ, cốt truyện nhẹ nhàng, đoạn cuối đạo diễn lặp lại y như đoạn đầu khi 2 người phụ nữ gặp nhau, vãi troll ,xem xong cảm xúc khá là thoả mãn. Mấy năm liền xem ảnh 360 lúc nào tông màu cũng rất sáng, hơi lóa lóa, lâu lắm, mới thấy lại ảnh màu kiểu cổ điển ( chụp phim xong rửa ) nó đẹp và có hồn đến thế. Đặc biệt cái tấm chụp nửa mặt và mái tóc vàng của Cate Blanchet lúc ngủ nằm sấp, quá tuyển
The Big Short: Hay, tiếp cận một vấn đề rất nghiêm trọng bằng một cách nhìn ngoại đạo và (hơi) hài hước, diễn xuất của các diễn viên rất tốt. Style theo kiểu phim tài liệu với những shaky cam và break 4th wall, sử dụng cultural reference thay thế cho time-jump rất thông minh cũng như những đoạn dùng cameo giải thích nội dung để rút ngắn khoản cách giữa khán giả và thế giới tài chính phức tạp rất sáng tạo và hài hước. Tuy nhiên có sự không hài hòa giữa DOP của phim và direction: trong các phim trước của DOP Barry Ackroyd thì shaky cam dùng để tạo sự kịch tính và căng thẳng rất thành công, trong phim này cũng cùng mục đích như thế nhưng không tạo được sự căng thẳng cần thiết của sự sụp đổ nên kinh tế thế giới, không có sự kết nối rõ ràng giữa đạo diễn và DOP. 7.5/10
Steve Jobs: biopic nhưng mà ko theo kiểu dẫn truyền thống nên nhịp phim lúc nào cũng nhanh với căng thẳng xem rất là lạ, thoại chửi nhau bắn như tên lửa cộng thêm diễn xuất của nam nữ chính xem xong thoả mãn như các phim khác của Danny Boyle Đọc qua về lịch ra mắt phim thì thấy rõ khổ, vừa lỗ mà mình thấy còn bị snub Oscars cho 2 giải Best Pic với Best Original Score nữa :<
The Hateful Eight. Hay thật, giải trí tốt, chắc chắn là trong top 5 phim Quentin của mình. Nửa đầu nói nhiều và hơi hơi chán, tuy nhiên đó có thể là dụng ý nên bỏ qua, còn nửa sau kể từ lần nổ súng đầu tiên thì bắt đầu có tiến triển hấp dẫn, cả 3rd act chốt lại quá hay. Phim này phần nào giống loose sequel của Django trong nội dung và thông điệp, nhưng khác ở chỗ phát triển câu chuyện không đi theo hình hàm đa thức mà cứ tiến cao lên đến đỉnh điểm rồi xẹp xuống chuẩn old school Western. Morricone xứng đáng ăn Oscar, soạn được cái nhạc nghe hợp không khí bí hiểm mùa đông chỗ khỉ ho cò gáy phết và pha chút phong thái chập giật của Quentin. Quay phim ngon, xài 70mm tạo được cảm giác toàn cục của không gian ngột ngạt trong Minnie's Haberdashery và vẻ chết chóc của cảnh vật Wyoming trong bão tuyết, phần nào cũng là phép so sánh ngầm khá hay. Về diễn xuất, Jennifer Jason Leigh thì quá sức tuyệt vời, cảnh nào cảnh nấy có cô này đều là điểm nhấn của phim. Samuel L. Jackson cũng có vai hay nhất của mình trong nhiều năm trở lại. 8/10.
^bác cho e hỏi cái khúc cuối, lúc Mannix đọc bức thư Lincoln của Warren đến chỗ "hand in hand" thì máy quay kéo ra chỗ tay của bà Daisy vẫn xích với cánh tay của Jon Ruth, chi tiết đấy có ẩn ý gì không ?
Hateful Eight cốt lõi là về chủng tộc, cuối phim Mannix và Warren hợp tác với nhau thể hiện rằng "time is changing slowly but surely". Lincoln ở thời điểm trong phim chết rồi nhưng ý nguyện thống nhất nước và xoá phân biệt chủng tộc ban đầu của ông vẫn được nhiều người làm theo, cũng giống như chuyện Ruth đã chết nhưng hai người kia vẫn thực hiện ước muốn của ổng là treo cổ Daisy. "Hand in hand" có thể có hai nghĩa: 1. Đoàn kết cùng sống (hoặc cùng xoá nạn phân biệt chủng tộc) 2. Dựa theo diễn biến và hình ảnh trong phim thì là cả đám - đúng hơn là nước Mỹ - kéo nhau cùng chết hết (nội chiến xảy ra lần nữa, chiến tranh chủng tộc etc)
The Hateful Eight đoạn đầu thoại nhiều nhưng hay ko chán ,đúng với diễn biến của 1 phim Mystery chậm gây tò mò ,nhưng lại tập trung nhiều vào đối thoại tào lao của các nhân vật để làm nổi bật họ , ko giống dạng phim điều tra phá án đơn thuần, giọng nói và cách nói chuyện của các nhân vật trong phim của Quentin nghe lúc nào cũng bựa bựa như châm biếm nghe cũng mắc cười rồi.