Battlefield 2 Online

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi 101st.Hartsock, 29/7/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. phihung940

    phihung940 Guest

    Tham gia ngày:
    3/3/08
    Bài viết:
    131
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Bạn ơi cho mình hỏi, lúc trước mình mua đĩa thì vô Find server còn thấy quá trời, còn bản mình down trên mạng crack của Reloaded mở Multi ko thấy server nào cả ... với cả mình dùng luôn 2 bản Expansion là Euro Force và Armored Fury vẫn có thể connect vào được chứ ?
     
  2. hamilred

    hamilred Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/5/05
    Bài viết:
    720
    Em mới mua đĩa về cài và làm theo như trên em register cái kia và cài patch còn khi dơnload file trên gamecopy nhưng khi đang mount nó ra thì bị màn hình xanh có may cái chữ em restart máy lại thử copy crack trong đĩa game và em dzô được trò chơi nhưng khi zo sever lần đàu thì được nhưng khi vào sever khác nó cũng lại hiện màn hình xanh như trên nữa ai bik help em dzới vì đang nản quá :(( =((
     
  3. thanhniitsg

    thanhniitsg Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    29/7/08
    Bài viết:
    94
    muốn chơi ngon thì làm thế này, có bản Battlefield 2 gốc là 1.0 down về cài , cài xong thì tìm bản patch 1.41 cài tiếp, cài xong 1.41 rồi thì down cái patch 1.5 về cài . Nhớ không cần crack gì cả, cài liên tục. Vào game chơi. =)). Mỗi tội không hiểu sao nó báo "Your cd-key is not vaild", nhân vật online thì lên lv rồi lại tụt, rank không thấy lên chỉ số. T_T (Đào mồ chơi).
     
  4. meoluoi_2102

    meoluoi_2102 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    28/2/07
    Bài viết:
    781
    Nơi ở:
    Sunnet Clan
    server còn hoạt động ko vậy?? chơi mw2 chán quá rùi...
     
  5. zeroxxtt

    zeroxxtt Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/5/09
    Bài viết:
    40
    hình như là off mất rồi =.='
    chắc chuyển qua css chơi mw2 nặng quá ko rủ mấy thằng bạn chơi đc :D
     
  6. tony_michellin

    tony_michellin Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    30/1/10
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Hà Nội
    e đang kêu mấy ông bên VOZ lập cái stunngle host ae ta bắn cho vui
    chơi COD mãi chán rồi
    BFBC 2 thì ko có $ mua key
    chơi BF 2 vừa nhẹ vừa free
    mấy hôm nay e đang cày BF 2 bắn vs mấy thằng Khựa
    nhà dùng D-Com nên lag quá, ping toàn ~400 8-}
    ae VN ta lập cái host chơi cho đỡ lag mới cả bắn gà nhà chửi nhau cho dễ \m/
     
  7. meoluoi_2102

    meoluoi_2102 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    28/2/07
    Bài viết:
    781
    Nơi ở:
    Sunnet Clan
    ai có link battlefield 2 ko cho mình xin
     
  8. huy8856

    huy8856 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    84
    Tôi thì có game lẫn patch up lên được 1.41 mỗi lần vào server lại bị màn hình xanh ức chế đến điên não :))
     
  9. namkaka12

    namkaka12 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/10
    Bài viết:
    1,541
    Máy mình sao chả vào nổi. Bấm vào game là bắn ra ngoài
    cấu hình
    Core 2 duo e7500
    2gb ram
    G210 512mb
     
  10. pth_duy

    pth_duy Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    28/12/07
    Bài viết:
    23
    Nơi ở:
    L.A
  11. ChaosStubbs

    ChaosStubbs Mega Man GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/09
    Bài viết:
    3,230
    BF2 chỉ có quân Tàu và quân Mỹ thôi hay sao thế?Mình thích đồng phục quân Nga:)
     
  12. huy8856

    huy8856 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    84
    Tui down game lẫn 2 bản mở rộng cài hết đầy đủ lẫn patch đến 1.5 khi làm xong mừng quá tính vô game ấn vào thì nó chẳng hiện gì lên còn lát sau tui copy làm gì tè le sao lát vô được game khoang 6 giây văng ra . Tới khi một lúc sau fix được một tí vô đến tận phần multiplayer ấn vào một server đại thì nó cũng văng ra
    Tình hình bây giờ là bó chíu bán nhà ai giúp tui với T_T
     
  13. KO8E

    KO8E T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    24/5/11
    Bài viết:
    669
    Nơi ở:
    L.A
    BF2 vừa nhẹ vừa đẹp :))
    mỗi tội k khoái khoản súng ống lắm, toàn down mod về chơi
     
  14. vaan0011

    vaan0011

    Tham gia ngày:
    22/7/08
    Bài viết:
    11,432
    Lôi topic này lên để khỏi ai lập topic BF2 lung tung nữa
     
  15. ryuflatron

    ryuflatron The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/08
    Bài viết:
    2,387
    Nơi ở:
    Bristish Columbia
    cả dòng game battle field thì đây là phiên bản duy nhất mình chưa chơi=)), thế ở còn có bro nào chơi ko, giờ coop ntn
     
  16. Bị-Band-kô-lý-do

    Bị-Band-kô-lý-do The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    18/3/10
    Bài viết:
    2,345
    Nơi ở:
    ||||||||
    Trong các seri Battlefield, bản Battlefield 2 là bản có gameplay, lối chơi hay nhất mà lại ko chơi thì hơi uổng 8-}
     
  17. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Nào nào :) cùng nhau điểm lại các loại khí tài trong dòng BF2 nào :D . Kể cả Mod :D trước khi đến với BF3 nhé :D

    Vì sao lại là là khí tài mà ko phải vũ khí.... Đơn giản thôi, đề tài vũ khí súng ống trong game ( BF series) đã đem ra khoe + bàn nát tuơng rồi còn đâu :)) =))

    SU-34 Flanker MEC
    492026-su34_super.jpg
    Su-34 là loại máy bay tấn công 2 chỗ ngồi với 2 động cơ phản lực turbo đẩy sau AL-31MF. Su-34 có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu được phòng thủ chắc chắn trong bất kì điều kiện thời tiết nào, ngày hay đêm. Su-34 có thể huỷ diệt mọi mục tiêu trên bộ, trên biển và có thể được sử dụng để do thám.

    Su-34 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống cabin tiện nghi cho phép phi công thực hiện các chuyến bay đường dài mà không cảm thấy mệt mỏi.

    Điều đặc biệt là Su-34 còn có hệ thống an toàn vượt trội - cho phép thực hiện những động tác nhào lộn khi bay với tốc độ tối đa 1.400 km/giờ ở tầm thấp. Su-34 cũng là máy bay duy nhất trên thế giới có buồng lái chống đạn.

    Su-34 sẽ thay thế máy bay S-24M (khoảng 400 chiếc), máy bay do thám Su-24MR (trên 100 chiếc) và máy bay tiêm kích MiG-25RB (khoảng 70 chiếc). Nga sẽ phải chế tạo từ 550 đến 600 máy bay Su-34 để thay thế số máy bay lỗi thời này trong vòng 10 – 15 năm tới.

    Su-34, với vai trò thay thế Su-24, là loại máy bay nằm trong mục tiêu hiện đại hóa của Nga, giai đoạn 2006 - 2015. Là phiên bản cải tiến từ Su-27 Flanker, Su-34 có trang thiết bị hiện đại, bao gồm tổ lái và hệ thống tự bảo vệ kiểu mới. Buồng lái của Su-34 là một "nhà kính" hiện đại, với màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT. Về cấu tạo khí động học, Su-34 có cấu trúc cánh, đuôi, và động cơ tạo ra sự ổn định khi bay, tăng tính linh hoạt và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi.

    Su-34 rất hiệu quả trong việc đối phó với các loại vũ khí từ cá nhân cho tới hạng nặng trên chiến trường và tấn công các mục tiêu nằm trong tuyến phòng thủ & hậu phương của đối phương. Bên cạnh đó, nó còn có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát hay tấn công các mục tiêu trên biển.

    Theo Chương trình hiện đại hóa vũ khí đoạn 2006-2015, Su-34 được thay thế cho các loại máy bay cường kích Su-24M (khoảng 400 chiếc), máy bay trinh sát Su-24MR (trên 100 chiếc), máy bay tiêm kích MiG-25RB (khoảng 70 chiếc).

    Như vậy, để hoàn thành mục tiêu thay thế toàn bộ các loại máy bay cũ này, quân đội Nga phải được trang bị từ 550 tới 600 chiếc Su-34 mới trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm.

    Tuy nhiên, kế hoạch của Bộ Quốc Phòng Nga chỉ có thể cho phép mua khoảng 58 chiếc từ nay đến năm 2015, và đến năm 2022 tổng số mới là 300 chiếc.

    Nhiều ý kiến cho rằng nếu như cả 2 loại Su-24 và MiG-25RB bị thay thế trước năm 2020, thì quân đội Nga sẽ không có đủ số lượng máy bay cường kích và máy bay trinh sát. Một số khác thì lại cho rằng, số lượng như vậy vẫn đủ cho chiến lược không quân mới.

    Chiến lược không quân mới không hoàn toàn dựa vào các đặc điểm chiến đấu của Su-34 mà còn dựa trên 2 yếu tố khác, đó là tầm hoạt động xa với khả năng tiếp dầu trên không, chiếc Su-34 có thể tự tiếp dầu cho nhau thông qua các bình xăng dự trữ nằm ở 2 bên cánh và khoang lái tiện dụng giúp phi hành đoàn không cảm thấy mệt mỏi khi phải bay xa. Các đơn vị được trang bị Su-34 có thể tiến hành liên tiếp các các chiến dịch. Ví dụ, chỉ cần xuất phát từ một căn cứ không quân tại Nga, một đơn vị có thể hôm nay đánh bom một căn cứ khủng bố ở Trung Á, ngày mai tấn công một trạm tên lửa ở châu Âu, rồi ba ngày sau lại bay tới Ấn Độ Dương để hỗ trợ cho một đơn vị liên hợp giữa các hạm đội Biển Đen, hạm đội Đại Tây Dương và hạm đội phía Bắc.

    Su-34 được trang bị các loại vũ khí tầm xa chính xác, có thể bay sát mặt đất, điều này giúp không quân Nga giảm thiệt hại trong các chiến dịch thần tốc bởi việc sử dụng một số lượng ít máy bay Su-34 sẽ giúp công tác đào tạo phi hành đoàn đạt tới mức độ hoàn hảo.

    Trên thực tế, đây không phải là một chiến lược mới. Các phi đội máy bay chiến đấu tinh nhuệ của Đức và Nhật Bản thời Thế chiến thứ II được hình thành từ những phi công được huấn luyện hoàn hảo từng là những đơn vị nòng cốt trong lực lượng không quân của hai nước này.

    Mặc dầu vậy, những phi đội tinh nhuệ này vẫn có thể bị các tốp máy bay thông thường của đối phương tiêu diệt một cách nhanh chóng trong một cuộc chiến toàn cầu mang tính tiêu hao dài lâu như Thế Chiến thứ II. Đứng trên quan điểm này, chiến lược mới của không quân Nga lộ ra những điểm yếu. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã có sẵn trong tay vũ khí thứ ba - vũ khí nguyên tử cho một cuộc chiến toàn cầu.

    Trong một cuộc chiến trường kỳ, sẽ khó có thể xác định được không quân Nga sẽ cần tới bao nhiêu máy bay: 200, 600 hay 1500 chiếc và cũng sẽ khó có thể xác định được hiệu quả của những quả bom nguyên tử mà họ sẽ ném xuống đầu đối phương.

    Dù vậy, trong một cuộc chiến quy mô nhỏ chỉ có một đến hai đối tượng tác chiến, hoặc trong một chuỗi các xung đột khu vực, việc sở hữu một loại máy bay có tốc độ, khả năng bảo vệ cao và vũ trang tốt như Su-34 có thể lại là nhân tố quyết định. Thậm chí chỉ với 58 chiếc Su-34, được sử dụng đúng thời điểm, tại đúng nơi thì có thể sẽ là một lực lượng hùng mạnh. Với khoảng từ 200 đến 300 chiếc Su-34, được chia ra thành một số phi đội, sử dụng tại những điểm then chốt trên chiến trường, có thể sẽ đảm nhiệm được phần lớn các nhiệm vụ phức tạp.

    Thậm chí chỉ với 58 chiếc máy bay tiêm kích kiêm cường kích Su-34 được sử dụng tại cùng một không gian và thời gian cũng đã tạo nên một sức mạnh vô cùng lớn. Một nhóm 200 đến 300 chiếc, được chia thành các đơn vị để sử dụng tại các khu vực trọng yếu trên chiến trường, cũng có thể đảm trách hầu như tất cả các nhiệm vụ phức tạp nhất. Ngoài Su-34, không quân Nga cũng sẽ được trang bị các loại máy bay mới có đủ tính năng kỹ thuật để duy trì sức mạnh chiến đấu cần thiết của lực lượng này. Các đơn vị mới, được thành lập để đảm trách các nhiệm vụ cụ thể, sẽ được trang bị các loại máy bay tiêm kích, cường kích, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu trên không, và các phương tiện trên không không người lái.

    Các đơn vị này có khả năng cơ động cao, cho phép máy bay nhanh chóng tiếp cận khu vực tác chiến. Cách phát triển này cho thấy chiến lược mới của Nga gần giống với chiến lược của Lực lượng Không quân Viễn chinh Mỹ (AEF). Đó là một chiến lược mềm dẻo nhưng đầy uy lực của một lực lượng không quân với khả năng nhanh chóng tác chiến trên mọi địa điểm toàn cầu.

    Về máy bay trinh sát, các nước công nghiệp hướng tới thay thế chúng bằng các loại phương tiện trên không không người lái (UAVs). Thế giới luôn thay đổi và bối cảnh mới đòi hỏi những loại hình chiến tranh mới. Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay. Với khả năng mang vũ khí rất lớn, Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “Xe tăng bay” bởi sức mạnh hỏa lực ghê gớm của chiến đấu cơ này, Với sức chứa nhiên liệu rất lớn, Su-34 có thể bay 4.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Đây là loại máy bay chiến đấu duy nhất của không quân Nga có khả năng bay một mạch từ đầu đến cuối nước Nga mà không cần phải nghỉ chân. Liệu Su-34 có sánh vai với huyền thoại "Xe Tank Bay WW2" Ilyushin Il-2 Shturmovik !


    Thông số kỹ thuật của Su-34

    Đặc điểm riêng

    Phi đoàn: 2
    Chiều dài: 22 m
    Sải cánh: 14,7 m
    Chiều cao: 5,93 m
    Diện tích : 62,04 m²
    Trọng lượng rỗng: không xác định
    Trọng lượng cất cánh: 39.000 kg
    Trọng lượng cất cánh tối đa: 45.100 kg
    Động cơ: 2× động cơ phản lực Lyulka AL-35F, công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137.2 kN (30.845 lbf) mỗi chiếc

    Hiệu suất bay

    Vận tốc cực đại: Mach 1,8 trên trần bay thông dụng, Mach 1,14 trên biển
    Tầm bay: 4.500 km (tuần tiễu).
    Bán kính hoạt động: hơn 1.000 km.
    Trần bay: 14.000 m
    Vận tốc lên cao: không xác định
    Lực nâng của cánh: 629 kg/m²
    Lực đẩy/trọng lượng: 0.68

    Vũ khí

    1 pháo 30 mm GSh-30-1, 150 viên đạn
    2 giá treo ở đầu cánh cho tên lửa không đối không R-37 (AA-11 'Archer')
    10 giá treo dưới cánh và thân mang được 8.000 kg vũ khí, bao gồm vũ khí không đối không, không đối đất, không đối biển, tên lửa chống tàu, bom điều khiển laser, và các loại khác.

    T-90 MBT MEC
    491832-t90_super.jpg

    Tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của tăng T-72B. Lúc đầu người ta dự tính sau khi biên chế vào quân đội, loại tăng cải tiến này sẽ được gọi là T-72BU. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, nó được đặt tên mới là T-90, đồng nghĩa với việc khẳng định chất lượng của nó khác hẳn với loại T-72 vốn đã phần nào lạc hậu.

    Việc sản xuất hàng loạt T-90 bắt đầu vào mùa thu năm 1992. Song, do đơn đặt hàng của quân đội Nga ngày càng giảm, nên loại tăng hiện đại này không thể được đưa vào sử dụng rộng rãi. Đến năm 2000, bộ binh Nga mới được trang bị khoảng 200 chiếc T-90.

    Thừa kế các ưu điểm của T-72, chiếc T-90 có cấu tạo kỹ thuật cao, nhưng cơ động hơn, linh hoạt hơn nên rút ngắn thời gian huấn luyện, giảm thiểu chi phí đào tạo ê-kíp lái. Một trong những khác biệt của T-90 so với T-72B là hệ thống thấu kính “Shtora-1-7”. Hệ thống này nhằm bảo vệ chiếc tăng khi đối phương sử dụng vũ khí laser (đạn, bom, hỏa tiễn...) bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp ê-kíp lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các đầu đạn điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển vũ khí 1A45 “Yrtysh”, súng máy liên thanh điều khiển từ xa, súng bắn bom phá có độ chính xác cao...

    Vũ khí chính của T-90 là nòng pháo 125 ly, có thể bắn đạn (tầm bắn 4.000m), phóng hỏa tiễn (5.000m), bom phá (10.000m). Nếu bắn thẳng đứng thì có thể hạ mục tiêu ở độ cao đến 2.120m. Trong chế độ tự động, T-90 có thể bắn 8 lần/phút, còn nếu điều khiển bằng tay thì 2 lần/phút. Nhờ các hệ thống định vị PNK-4S hay TKN-4S mà T-90 có thể tìm diệt các mục tiêu vào ban đêm và ban ngày trong khi xe vẫn đang chuyển động, trong bất kỳ thời tiết nào, trên băng tuyết hay sa mạc nắng nóng.

    Khi bắn mục tiêu, hệ thống SUO bao gồm những thấu kính hiện đại, các bộ cảm biến kỹ
    thuật cao đảm bảo tự điều chỉnh các tham số bắn, tự tính toán tốc độ di chuyển của tăng, tầm xa của mục tiêu, góc bắn, nhiệt độ, áp suất khí quyển và cả hướng gió. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển 9K119 “Reflex” (nhờ nó mà T-90 có tên gọi là tăng hỏa tiễn chứ không phải tăng pháo như thông thường) cho phép phóng hỏa tiễn bằng nòng pháo vào các mục tiêu cố định và di động từ khoảng cách 100m – 5.000m. Thực ra, trước đó vào năm 1985, 9K119 “Reflex” đã được lắp đặt cho tăng T–80U, T-80UD, T-72AG để phục vụ cho việc xuất khẩu.

    Hệ thống kính ngắm mới cho phép T-90 tăng độ phát hiện mục tiêu trên chiến trường từ 1.500 – 2.500m (đạt chuẩn quốc tế hiện nay). Tuy nhiên, do chi phí để sản xuất hệ thống kính ngắm này tại Nga khá đắt, nên T-90 sẽ dùng loại Catherine do hãng Thales của Pháp cung cấp (hợp đồng vừa được ký giữa Rosoboronexport và Thales tại Russian Expo Arms-2008). Tới đây, Thales sẽ cung cấp hệ thống kính ngắm cho 25 chiếc T-90. Trước đó, Rosoboronexport từng mua hơn 1.000 hệ thống kính này lắp cho loại T-80 và T-90 xuất khẩu.

    Để triệt hạ các mục tiêu mở và các loại xe bọc thép, T-90 được trang bị súng liên thanh 12,7 ly, súng tự động AKMS-74 ngay trên tháp tăng với khoảng 2.000 viên đạn. Phía trong khoang còn có súng ngắn và 10 trái lựu đạn loại F-1.

    Tiếp tục hoàn thiện

    T-90 có động cơ V-84MS, 12 xi-lanh chạy dầu diesel có công suất 840 mã lực. Khác với động cơ của T-72, V-84MS có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu từ diesel, xăng.


    Chỗ ngồi của xa trưởng và xạ thủ pháo được bố trí ngay trên tháp quay của tăng, người lái ngồi riêng ở khoang phía trước mũi xe. Kích thước và trọng lượng T-90 hầu như không khác so với T-72 và T-80. Tuy nhiên, trục lăn của T-90 rộng hơn so với T-72B nên nó chịu tải lớn hơn và có thể dùng vòng xích loại cao su-sắt hỗn hợp, hoặc loại xích sắt có khớp nối. Do có vỏ bọc thép thuộc thế hệ thứ ba, T-90 có thể chịu được loại đạn 120 ly của các loại tăng hiện đại như M1 Abrams hoặc Leopard 2, cũng như các loại đạn khác được bắn từ phía trên xuống.


    T-90 được thiết kế và phát triển thành 3 kiểu là T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến. Trong số này, T-90S phục vụ cho xuất khẩu, có động cơ V92S2 mạnh hơn. Các hệ thống kỹ thuật đều thuộc loại mới nhất và đây chính là chiếc tăng được giới thiệu tại Russian Expo Arms-2008.

    Trong tương lai gần, phía Nga còn dự định nâng công suất động cơ của T-90 lên đến 1.400 mã lực. Và như vậy chiếc xe sẽ có vận tốc cao hơn, cơ động hơn trong tác chiến, vượt các loại tăng có cùng tính năng tương đương của nhiều quốc gia khác hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, hệ thống thấu kính, hệ thống điều khiển tự động, các vũ khí đi kèm cũng sẽ được hoàn thiện... Hiện T-90S được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá cao, cho rằng không hề thua kém các dòng tăng cùng loại của phương Tây nhưng giá lại rẻ hơn 40 – 50%. Loại tăng này được Ấn Độ ưa chuộng và quân đội nước này dự định sẽ trang bị 1.600 chiếc T-90S.

    Cho dù T-90S đầy tiềm năng, nhưng Nga vẫn muốn tiếp tục cải tiến nó. Tại Russian Expo Arms-2008, lãnh đạo Rosoboronexport - ông Sergei Maev, thông báo tới đây T-90 sẽ được trang bị loại hỏa lực mạnh hơn với hỏa tiễn có tầm bắn đạt từ 6.000 – 7.000m. Hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin thế hệ mới nhất cũng sẽ được lắp đặt và vận tốc cao nhất sẽ là 95 km/giờ. Ê-kíp lái sẽ có thể tác chiến 24/24 giờ. Hơn thế nữa, cơ chế hoạt động sẽ được tự động hóa để tiến tới việc điều khiển tăng từ xa.

    Theo kế hoạch của Rosoboronexport, từ năm 2020 – 2025, T-90 sẽ là vũ khí chính của quân đội Nga. Đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% tổng số tăng của Nga; 50% còn lại sẽ là các dòng cũ như T-72, T-80, hoặc loại T-95 hiện đại nhất
    Russian Expo Arms-2008 diễn ra từ ngày 9 – 12.7 với sự tham gia của 500 nhà máy sản xuất vũ khí của Nga, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ, Belarus... Các nhà máy của Nga mang đến triển lãm này hơn 200 mẫu vũ khí, khí tài, trong đó có máy bay chiến đấu Su–24, Su–27, trực thăng Mi–24, Mi–35 cũng như các giàn tên lửa, xe thiết giáp kiểu mới nhất. Trong khuôn khổ triển lãm, các loại pháo, tên lửa, xe tăng, xe thiết giáp, cũng như các loại máy bay đã trình diễn bắn đạn thật vào các mục tiêu giả. Có đại diện của khoảng 47 quốc gia đến hội chợ để thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí

    MI-28 Havok MEC
    492113-mi28.jpg

    Mi-28N/MMW Havoc là một máy bay trực thăng tấn công, tối ưu hóa về khả năng tiêu diệt các xe bọc thép và tấn công các mục tiêu bay chậm trên không. máy bay được chế tạo rất chắc chắn và có thể chịu được vụ tai nạn rơi thẳng đứng từ trên cao. Ngoài ra Mi-28 còn được biết đến với tên hiệu NATO Havoc. Nó được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công và không hề có thêm chức năng vận tải, và có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24. Chiếc máy bay mang một súng duy nhất tại bệ pháo dưới mũi, các vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phụ.

    Vũ khí chủ yếu của Mi-28 là 16 tên lửa siêu âm điều khiển bằng sóng vô tuyến dải hẹp, khả năng chống nhiễu cao. tên lửa có thể phá hủy các loại vỏ giáp xe tăng, xe bọc thép, kể cả vỏ giáp phản ứng nổ (Era). máy bay có thể mang 4 dàn phóng gồm 80 rocket 80mm (mỗi dàn 20 quả) hoặc 20 rocket 130mm (mỗi dàn 5 quả) tên lửa không đối không Mi-28N có khả năng bắn chính xác cao.

    Chiếc Mi-28N đầu tiên được xuất xưởng vào năm 2004 và được không quân Nga thử nghiệm kể từ tháng 6/2005. Ngay sau các cuộc thử nghiệm đầu tiên, không quân Nga đã lập kế hoạch trang bị khoảng 60 chiếc Mi-28N và kể từ đó phiên bản này được đặt biệt danh là Night Hunter - “Thợ săn đêm”.

    Trực thăng “Thợ săn đêm” có thể bay với vận tốc hơn 300km/h và thực hiện các chuyến bay với khoảng cách 450km.

    Đặc điểm kỹ thuật

    Đội bay: 1 pilot (phía sau), 1 sĩ quan hoa tiêu/ điều khiển vũ khí (phía trước)
    Chiều dài chính: 17.01 m
    Chiều dài quy đổi: 55 ft 9 in
    Sải cánh chính: 17.20 m
    Sải cánh quy đổi: 56 ft 5 in
    Chiều cao chính: 3.82 m
    Chiều cao quy đổi: 12 ft 7 in
    Diện tích chính:
    Diện tích quy đổi:
    Trọng lượng rỗng chính: 8.095 kg
    Trọng lượng rỗng quy đổi: 17.845 lb
    Trọng lượng chất tải chính: 10.400 kg
    Trọng lượng chất tải quy đổi: 22.930 lb
    Trọng lượng cất cánh tối đa chính: 11.500 kg
    Trọng lượng cất cánh tối đa quy đổi: 25.705 lb
    Động cơ (cánh quạt): Klimov TV3-117VMA
    Kiểu: tuốc bin trục
    Số lượng: 2
    Công suất chính: 1.450 kW
    Công suất quy đổi: 1.950 hp
    Tốc độ tối đa chính: 300 km/h
    Tốc độ tối đa quy đổi: 187 dặm trên giờ
    Tầm hoạt động chính: 1.100 km
    Tầm hoạt động quy đổi: 640 mi
    Trần bay chính: 5.800 m
    Trần bay quy đổi: 19.000 ft
    Tốc độ lên chính:
    Tốc độ lên quy đổi:
    Chất tải chính:
    Chất tải quy đổi:
    Công suất/trọng lượng chính:
    Công suất/trọng lượng quy đổi:
    Trang bị vũ khí:
    1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
    lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng

    Đặc điểm kỹ thuật

    Đặc điểm chung
    Đội bay: hai, phi công và kỹ thuật viên vũ khí
    Chiều dài: 17.01 m (55 ft 10 in)
    Đường kính cánh quạt chính: 17.20 m (56 ft 5 in)
    Chiều cao: 3.82 m (12 ft 6 in) (không có radar)
    Diện tích cánh quạt chính: 232.4 m² (2.500 ft²)
    Rỗng: 7.890 kg (17.394 lb)
    Chất tải: 10.400 kg (22.930 lb)
    Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.100 kg (26.700 lb)
    Động cơ: 2x Klimov TV3-117VM tuốc bin trục, 1.640 kW (2.200 shp) mỗi chiếc

    Hoạt động
    Tốc độ tối đa: 305 km/h (190 dặm trên giờ)
    Tầm hoạt động: 460 km (286 dặm)
    Trần hoạt động: 5.750 m (18.900 ft)
    Tốc độ lên: 816 m/phút (2.680 ft/phút)
    Chất tải cánh quạt chính: 45 kg/m² (9 lb/ft²)
    Công suất/Trọng lượng: 0.31 kW/kg (0.19 hp/lb)

    Trang bị vũ khí
    1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
    lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng.



    MIG-29 Fulcrum MEC
    491967-mig.jpg

    MiG-29 từng là chiến đấu cơ được kỳ vọng nhưng sau 30 năm, "sự thành công" của MiG-29 không được hiểu theo nghĩa thông thường.

    Tháng 3/1969, Cục Thiết kế Mokva, Sukhoi và Cục Yuri Lev đã nghiên cứu chế tạo thành công một loại máy bay chiến đấu mới. Tháng 1/1971, Cục Thiết kế Moskva giao bản thiết kế máy bay mới đó có tên là PFI cho Bộ Công nghiệp hàng không Liên Xô.

    So sánh với các loại máy bay MiG-21, MiG-23 và SU-15 thì đặc điểm nổi trội nhất của máy bay PFI là có khả năng cơ động cao nhờ vào thiết kế khí động học, cùng với hệ thống chống rađa và trang thiết bị vũ khí hiện đại.

    Tháng 6/1971, Cục Thiết kế Moskva chính thức bắt tay vào nghiên cứu chế tạo loại máy bay PFI.

    Tháng 1/1972, trên cơ sở nghiên cứu công nghệ loại máy bay PFI, Không quân Liên Xô lại đưa ra phương án nghiên cứu loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ LFI; tháng 12/1972, hai loại máy bay MiG-29 và Yak-45 được đưa vào nghiên cứu với hai động cơ phản lực PD-33, là loại động cơ phản lực hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.

    Đến ngày 26/7 cùng năm, Chính phủ Liên Xô đã cho công bố quyết định nghiên cứu chế tạo MiG-29. Kết quả đánh giá của Cục Thiết kế Moskva cho thấy, do được trang bị hệ thống tên lửa không đối không tầm thấp R-73, nên khả năng tác chiến của MiG-29 cao hơn rất nhiều so với hai loại máy bay chiến đấu F-15 và F-16.

    Tháng 7/1976, Cục Thiết kế Moskva đưa ra mô hình đầu tiên của MiG-29 và đến tháng 8/1977, họ đã cho ra mắt một chiếc máy bay hoàn chỉnh và 2 tháng sau, loại máy bay này được tiến hành kiểm tra lần cuối rồi được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1982.

    Hơn một năm sau, 30 chiếc MiG-29 đầu tiên bắt đầu được đưa vào trang bị cho lực lượng Không quân Liên Xô.

    BTR-90 MEC
    491857-btr.jpg

    là loại xe chiến đấu của thế kỉ 21, với khả năng cơ động địa hình cao, hỏa lực được tăng cường và khả năng sống sót cao dựa vào những thiết kế cách tân. Chiếc BTR-90 APC này làm tốt hơn tất cả các phiên bản APC nổi tiếng trước đây của Nga và những chiếc APC hiện đại của các quốc gia khác trên thế giới, dựa trên các thiết kế kĩ thuật cao, hỏa lực mạnh, khả năng cơ động và sống sót đáng nể. Cả lực lượng bộ binh cơ giới lẫn lính thủy đánh bộ đều có thể sử dụng nó như là xe yểm trợ hỏa lực, xe chuyển quân, xe trinh sát hay xe tuần tra. Sự cơ động của loại xe này dẫn đến nó có thể sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng như chiến đầu, chỉ huy, điều khiển, thông tin, kĩ thuật hay xe tải thương, tất cả đều dựa trên khung xe BTR-90

    BTR-90 có vỏ kín làm bằng thép hàn. Vỏ xe được thiết kế dựa trên các kinh nghiệm rút ra từ các cuộc xung đột trên thế giới đối với loại APC. Động cơ nằm ở cuối xe, khoang lính nằm ở giữa. Xạ thủ và trưởng xe được thiết kế vị trí ở tháp pháo, còn lái xe và 7 người lính thì ở giữa xe. Trưởng xe có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu và theo dõi, khi cần thiết có thể trực tiếp điều khiển vũ khí. Binh sĩ trong xe có thể sử dụng cửa trên nóc xe và các lỗ châu mai hai bên thành xe để yểm trợ hỏa lực, cũng tốt như họ sử dụng 2 cái cửa bên hông xe để làm việc đó, kể cả khi xe đang di chuyển.

    Cơ cấu vũ khí được đặt trên một cái tháp pháo xoay. Nó bao gồm một khẩu súng 30mm 2A42, một khẩu PKT 7.62mm đồng trục và một khẩu phóng lựa AG-17 30mm. Tháp pháo còn có thể lắp thêm hệ thống ATGM để tăng cường năng lực chống tăng. Thiết bị phóng tích hợp này cũng cho phép bắn tên lửa chống tăng từ mặt đất



    Cấu hình: 8x8
    Khối lượng chiến đấu: 20 920 kg
    Tốc độ cao nhất: 100km/h
    Dự trữ hành trình: 800km
    Vũ khí: Súng 30mm 2A42, PKT 7.62mm, phóng lựu 30mm AG-17, ATGMS
    Góc quay tháp pháo ( độ ): -5 đến +75, 360
    Đạn dự trữ
    Súng 30mm 2A42: 500 viên
    Súng 7.62mm PKT: 2000 viên
    Phóng lựu AG-17: 400
    ATGM: 4
    Tên lửa PK vác vai: 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  18. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Tunguska MEC
    492053-tunguska.jpg

    Hệ thống pháo-tên lửa phòng không (TLPK) 2K22 Tunguska (Phương Tây gọi là SA-19 Grison) dùng để PK cho các đơn vị bộ binh cơ giới và xe tăng khi hành quân và trong mọi hình thức tác chiến, cho phép tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, kể cả trực thăng bay treo.

    2S6 Tunguska (2K22)
    T unguska được nhận vào trang bị vào giữa thập niên 1980. Xe chiến đấu được lắp 1 tháp gắn 2 pháo phòng không (PPK) tự động 2 nòng 30 mm và 8 ống phóng TLPK có điều khiển. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, hệ thống Tunguska không có loại tương tự trên thế giới và hiện là hệ thống PK uy lực nhất trong các hệ thống cùng loại.

    Hệ thống Tunguska do Viện Thiết kế KBP của Bộ Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) Liên Xô (công trình sư trưởng là A.G. Shipunov) hợp tác với các tổ chức khác phát triển theo Nghị quyết ngày 8/6/1970 của UBTW ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô với dự tính ban đầu là hệ thống PPK tự hành mới để thay thế hệ thống PPK ZSU-23-4 Shilka lừng danh.
    Tuy Shilka được sử dụng thành công trong các cuộc chiến ở Trung Đông, nhưng quá trình tác chiến cũng làm bộc lộ những nhược điểm của nó là tầm bắn gần (tầm bắn không quá 2 km), đạn uy lực không đủ mạnh, để lọt không thể bắn mục tiêu bay do không thể phát hiện kịp thời. Người ta đã nghiên cứu khả năng tăng cỡ nòng cho các PPK tự động. Các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, việc chuyển từ đạn cỡ 23 mm sang đạn 30 mm với lượng thuốc nổ tăng 2-3 lần cho phép giảm 2-3 lần số đạn bắn trúng để tiêu diệt 1 máy bay. Các tính toán so sánh hiệu quả chiến đấu của ZSU-23-4 và mẫu giả định ZSU-30-4 khi bắn 1 máy bay tiêm kích MiG-17 bay với tốc độ 300 m/2 đã cho thấy rằng, với cùng một trọng lượng cơ số đạn dược tiêu hao, xác suất diệt mục tiêu tăng lên khoảng 1,5 lần, cự ly bắn độ cao tăng từ 2000 lên đến 4000 m. Tăng cỡ nòng pháo cũng nâng cao hiệu quả bắn mục tiêu mặt đất, mở rộng khả năng sử dụng cho ZSU các loại đạn nổ lõm để tiêu diệt mục tiêu bọc thép hạng nhẹ như xe chiến đấu bộ binh... Việc chuyển từ pháo 23 mm sang pháo 30 mm hầu như không ảnh hưởng tới tốc độ bắn, nhưng nếu tiếp tục tăng cỡ đạn thì về kỹ thuật, không thể duy trì tốc độ bắn cao.



    Hệ thống PPK tự hành Shilka có khả năng sục sạo mục tiêu rất hạn chế. Radar của hệ thống bám được mục tiêu trong khu vực 15:40° theo phương vị với sự thay đổi góc tà đồng thời trong khoảng 7° so với hướng trục anten đã xác định. Sở sĩ ZSU-23-4- có hiệu quả bắn cao chỉ là nhờ nhận được thông tin chỉ thị mục tiêu sơ bộ từ sở chỉ huy đại đội PU-12 (PU-12М), còn đài này lại sử dụng dữ liệu cấp từ sở chỉ huy của chỉ huy trưởng PK sư đoàn được trang bị radar nhìn vòng P-15 (P-19). Chỉ sau đó, radar của ZSU-23-4 mới sục sạo, tìm kiếm mục tiêu thành công. Khi không có chỉ thị mục tiêu, radar của Shilka có thể tự sục sạo vòng tròn, nhưng hiệu quả phát hiện mục tiêu bay là dưới 20%. Viện NII-3 của Bộ Quốc phòng Liên Xô đã xác định được rằng, để bảo đảm hoạt động tác chiến độc lập của hệ thống PK tự hành tương lai và hiệu quả bắn ca thì hệ thống phải được trang bị radar nhìn vòng riêng có tầm hoạt động 16-18 km (với sai số đo cự ly trung bình quân phương không quá 30 m), và khu vực quan sát theo phương đứng không dưới 20°.
    Tuy nhiên, việc phát triển một hệ thống pháo-TLPK không gặp phải nhiều nghi ngờ từ phía Bộ Quốc phòng Liên Xô, thậm chí còn bị cắt kinh phí để phát triển tiếp Tunguska trong giai đoạn 1975-1977. Nguyên nhân là vì hệ thống TLPK Osa-AK nhận vào trang bị năm 1975 có khu vực sát thương máy bay tương đương về cự ly (đến 10 km), nhưng khu vực sát thương máy bay theo độ cao lại lớn hơn (0,025-5 km), còn các thông số hiệu quả tiêu diệt máy bay thì giống nhau. Nhưng người ta lại không tính đến đặc điểm trang bị của tiểu đoàn PK biên chế cho trung đoàn sẽ sử dụng hệ thống PK tự hành này, cũng như việc Osa-AK có hiệu quả tác chiến chống trực thăng thua kém nhiều so với Tunguska vì thời gian phản ứng dài hơn nhiều (hơn 30 s) so với 8-10 s của Tunguska. Với thời gian phản ứng ngắn, Tunguska có thể tác chiến hiệu quả với các mục tiêu xuất hiện chớp nhoáng hoặc trực thăng và các mục tiêu bay thấp khác đột ngột bay ra từ các nếp gấp địa hình, điều mà Osa-AK không làm được.

    Trong chiến tranh ở Việt Nam, quân Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng trực thăng trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGW). Thực tế cho thấy, trong 91 lần trực thăng trang bị ATGW vào tấn công các mục tiêu tăng-thiết giáp, trận địa hỏa lực pháo binh và các mục tiêu mặt đất khác thì có 89 lần thành công. Từ kinh nghiệm đó, mỗi sư đoàn Mỹ được biên chế 1 đơn vị trực thăng chuyên trách chống tăng-thiết giáp. Tốp trực thăng chi viện hỏa lực cùng với 1 trực thăng trinh sát chiếm lĩnh các vị trí bị che khuất trong các nếp gấp địa hình cách tuyến tiếp xúc chiến đấu 3-5 km. Khi xe tăng đối phương tiếp cận tuyến tiếp xúc, các trực thăng vọt lên cao 15-25 m, dùng ATGW tiêu diệt các xe tăng, sau đó lại nhanh chóng bay đi ẩn náu.

    Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương tiện trinh sát và vũ khí của xe tăng hiện đại và vũ khí của các đơn vị bộ binh cơ giới, xe tăng và pháo binh dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất nói chung không thể tiêu diệt trực thăng trên không. Hệ thống TLPK Osa có thể bảo vệ, che chắn tốt cho các đơn vị xe tăng tấn công khỏi các đòn tấn công của máy bay, nhưng chúng không thể bảo vệ xe tăng trước các trực thăng. Vị trí của các hệ thống TLPK này sẽ cách vị trí của các trực thăng sẽ đột ngột nhô lên để tấn công xe tăng ở tư thế bay treo trong không trung quá 20-30 s là đến 5-7 km. Tính tổng thời gian phản ứng của hệ thống và thời gian bay của TLPK đến vị trí của các trực thăng thì các hệ thống TLPK Osa và Osa-AK không thể tiêu diệt trực thăng.

    Các hệ thống TLPK Strela-2, Strela-1 và hệ thống PPK tự hành Shilka xét về khả năng chiến đấu cũng không thể tác chiến chống trực thăng chi viện hỏa lực hoạt động theo chiến thuật đó. Phương tiện PK duy nhất có thể tác chiến hiệu quả chống trực thăng bay treo là Tunguska vì chúng có khả năng hộ tống các xe tăng trong đội hình chiến đấu của xe tăng, có tầm bắn đủ xa (4-8 km) và thời gian phản ứng ngắn (8-10 s).
    Công tác phát triển hệ thống Tunguska cơ bản do KBP tiến hành (công trình sư trưởng A.G. Shipunov). Các công trình sư chính thiết kế pháo và tên lửa lần lượt là V.P Gryazev và V.M. Kuznetsov. Tham gia phát triển các phương tiện chính của hệ thống còn có Nhà máy cơ khí Ulyanovsk (UMZ) của Bộ Công nghiệp Vô tuyến điện (phát triển hệ thống khí tài vô tuyến điện, công trình sư trưởng Yu.Е. Ivanov), Nhà máy máy kéo Minsk MSKhM (phát triển khung gầm xích GM-352 với hệ thống cấp điện), Viện VNII Signal của Bộ CNQP (các hệ thống dẫn, ổn định đường bắn và tuyến máy ngắm, khí tài đạo hàng), xí nghiệp LOMO của Bộ CNQP (khí tài ngắm quang học) và các cơ quan khác.
    Việc thử nghiệm phối hượp (cấp nhà nước) hệ thống Tunguska được tiến hành từ tháng 9/1980-12/1981 tại trường thử Donguz. Hệ thống đã được nhận vào trang bị theo Nghị quyết ngày 8/10/1982 của UBTQ ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Tunguska và các biến thể cải tiến được sản xuất loạt tại Nhà máy UMZ, pháo - tại Nhà máy cơ khí Tula của Bộ CNQP, tên lửa - tại Nhà máy chế tạo máy Mayak của Bộ CNQP ở Kirov, khí tài ngắm quang học - tại xí nghiệp LOMO. Các xe xích tự hành (cùng các hệ thống bảo đảm) do Nhà máy MSkhM cung cấp.
    Trước giữa thập niên 1990, Tunguska đã được hiện đại hóa và có ký hiệu Tunguska-М (2К22М). Hệ thống 2К22М từ tháng 8-10/1990 được thử nghiệm tại trường thử Emben dưới sự chỉ đạo của ủy ban do A.Ya. Belotserkovsky đứng đầu và được nhận vào trang bị cùng năm.
    Tunguska và các biến thể của nó được trang bị cho quân đội Nga, Belarus. Năm 1999, Nga bắt đầu bán cho Ấn Độ Tunguska-М1 với số lượng 60 hệ thống. Trước đó, Ấn Độ đã mua 20 hệ thống Tunguska. Theo một số nguồn tin, 1 hệ thống Tunguska vào giữa thập niên 1990 đã được cung cấp cho Anh qua công ty Voentekh.

    Có thể nói ,hầu hết vũ khí - khí tài MEC đều thuộc công nghệ Nga, chỉ trừ một số đơn vị small arms như HJ-8 (Pakistan/TQ) hay Eryx (Âu, Pháp, Canada)

    Vậy là song MEC (Liên minh hư cấu :D)

    hugeflag_mec.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  19. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Bây giờ đến Chinồ PLA

    Su-30MKK PLA

    492025-su30_super.jpg

    Được đánh giá là một trong những loại phi cơ chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay, Su-30 và các phiên bản cải tiến của nó do Nga chế tạo được nhiều nước mua về sử dụng.

    Một trong các phiên bản cải tiến của SU-30 là SU-30MK (MK tức thương mại hóa) trình làng lần đầu ở triển lãm hàng không Paris 1993. Nó là máy bay tấn công đa năng, tầm xa và hạng nặng, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, trong bất kỳ điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ngày hay đêm và khoảng cách.

    Máy bay được trang bị đầy đủ phù hợp với toàn bộ một chuỗi những kịch bản chiến thuật và hoạt động chiến đấu, nó được thay đổi từ nhiệm vụ không chiến (bao gồm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra trên không và hộ tống), thành tấn công mặt đất, chống hệ thống phòng không của địch, ngăn chặn trên không, hỗ trợ mặt đất và tấn công mục tiêu trên biển.

    Đồng thời, Su-30MK có thể thực hiện chống gây nhiễu điện tử và cảnh báo sớm trên không, cũng như ra lệnh và điều khiển một nhóm thực hiện nhiệm vụ chung.

    Có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), Su-30MK có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4,5 giờ trong phạm vi 3.000 km. Trong khi bay, nếu được tiếp nhiên liệu trên không thì nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km.

    Phiên bản SU-30MK2 được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, cho phép hỗ trợ tên lửa chống tàu. Sau cùng, phiên bản SU-30MK2V còn có thêm một số cải tiến phụ khác nữa, trang thông tin Wikipedia cho hay.

    Phi hành đoàn của Su-30MK2 có hai người. Chiều dài thân máy bay gần 29 mét. chiều cao 6,4 mét, gồm hai động cơ. Phi cơ chiến đấu này có vận tốc cực đại lên đến 2.120 km/h. Hỏa lực của Su-30MK gồm rocket, tên lửa không đối đất, không đối không; các loại bom có đẫn đường bằng laser và bom không dẫn đường; hệ thống điện tử hàng không. Trong phiên bản Su-30MK2V, hệ thống điện tử hàng không được cải tiến để hỗ trợ chống tàu.

    Hiện Su-30 và các phiên bản cải tiến có mặt ở Nga, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia và Ấn Độ. Dưới đây là hình ảnh một số máy bay SU-30 và các phiên bản cải tiến:

    Type 98/99 PLA

    491833-type98.jpg

    Được coi là chiến xa hiện đại nhất trong lục quân Trung Quốc, Type-98/99 tiềm ẩn nhiều sức mạnh khủng khiếp. Tuy nhiên, do chi phí chế tạo cao nên số lượng Type-98/99 trong biên chế còn rất ít. Ở Trung Quốc nó còn được biết đến với tên gọi ZTZ98/99.

    Thành quả từ quá trình cải tiến hụt

    Năm 1970, lãnh thất bại thảm hại sau khi xung đột biên giới với Liên Xô (năm 1969), Trung Quốc nhận thấy tất cả các xe tăng của họ, vốn đều dựa trên nguyên mẫu dòng xe tăng nổi tiếng T-54 của Liên Xô viện trợ cho khi quan hệ còn nồng ấm, hoàn toàn không có cửa thắng khi đối đầu với các dòng tăng Liên Xô như T-62, T-64 và đặc biệt là T-72, loại xe tăng mới nhất khi đó.

    Tháng 4/1978, quân đội Trung Quốc cùng các công ty công nghiệp quốc phòng có một cuộc gặp mặt để đề ra phương hướng phát triển một loại xe tăng mới có đủ khả năng tiêu diệt được T-72.

    Trung Quốc đã mất gần 30 năm mới có được thiết kế hoàn chỉnh của Type-99.

    Lúc đầu, ý tưởng chế tạo loại xe tăng mới dựa trên xe tăng Leopard-2 của Đức. Sự lựa chọn này ban đầu được hoan nghênh vì Leopard-2 được Đức thiết kế để đối phó với T-72 và mối quan hệ của Trung Quốc với phương Tây thời kỳ này khá thân thiết.

    Theo ý tưởng trên, Xí nghiệp 617, ngày nay là Tập đoàn công nghiệp số một Nội Mông được giao cho việc thiết kế loại xe tăng mới mã hiệu 1224 với các đặc điểm như động cơ diesel công suất lớn 1000 mã lực, điều khiển thủy lực và sử dụng pháo nòng trơn 120 mm.

    Tuy nhiên, sự việc tiến triển không theo hướng Trung Quốc mong muốn, và đến năm 1981, dự án tốn kém tiền của kia đã bị dừng lại và Trung Quốc buộc phải bằng lòng chọn loại xe tăng Type-80, vẫn dựa trên nguyên mẫu T-54 (có cải tiến sử dụng pháo 105 mm của phương Tây thay cho pháo gốc cỡ nòng 100 mm của T-54) vào làm loại xe tăng chủ lực của mình.

    Sau muôn vàn khó khăn, thần may mắn đã mỉm cười với dự án chế tạo xe tăng hiện đại của Trung Quốc. Đầu những năm 1980, bằng một số con đường, Trung Quốc đã có được trong tay mẫu xe tăng T-72 của Liên Xô với nhiều cải tiến hiện đại như trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ hai, pháo chính nạp đạn tự động từ các nước Trung Đông.

    Ngay lập tức, những chiếc T-72 này được mổ xẻ và cuối cùng, năm 1990, mẫu thiết kế xe tăng hiện đại đầu tiên dựa trên chiếc T-72 đã ra đời. Năm 1997, bốn mẫu xe tăng hoàn chỉnh đã được thử nghiệm tại tỉnh Hắc Long Giang và chúng đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc hài lòng, sau một cuộc thử nghiệm khắc nghiệt với tổng hành trình 20.000 km và bắn 200 phát đạn pháo.

    Cuối năm 1998, một số lượng nhỏ mẫu xe tăng này đã được sản xuất và đặt tên là ZTZ-98 (Type 98) nhằm phục vụ cho cuộc duyệt binh diễu hành ngày 1/10/1999 kỷ niệm 50 năm quốc khánh Trung Quốc. Tuy nhiên, Type-98 vốn chỉ là một mẫu sản xuất vội vàng phục vụ duyệt binh, nên không được đưa vào phục vụ trong quân đội cho đến 2001, khi mẫu nâng cấp hoàn thiện nhất của dòng xe tăng này ra đời lấy tên là ZTZ-99 (Type 99).

    Sức mạnh ưu việt

    Xe tăng Type-99 ra mắt với vai trò là chiếc xe tăng thế hệ thứ ba đầu tiên của Trung Quốc, cũng là chiếc xe tăng của nước này sử dụng giáp liên hợp nhiều lớp.

    Theo thông tin được công bố, giáp trước của Type-99 dày tương đương 1.000 - 1.200 mm thép cán với lớp giáp phản ứng nổ hình chữ V theo kiểu xe tăng Leopard 2 có thể dễ dàng tháo lắp để thay thế.

    Pháo chính của xe là loại ZPT-98 125 mm, có khả năng bắn được các loại đạn HEAT, APFSDS, HE-FRAG và kể cả loại tên lửa 9K119 Reflex mà Trung Quốc sản xuất với công nghệ mua của Nga.

    Hệ thống nạp đạn tự động giúp khẩu pháo này có thể bắn với tốc độ 8 phát mỗi phút (tương đương xe tăng T-80UD của Nga). Ở chế độ nạp đạn bằng tay, tốc độ bắn đạt từ một đến hai phát mỗi phút. Với loại đạn APFSDS lõi uranium nghèo, Type-99 có thể tiêu diệt được mục tiêu có vỏ giáp tương đương 960 mm ở khoảng cách 2 km.

    Ngoài ra, tên lửa 9K119 Reflex bắn qua nòng pháo còn có thể tiêu diệt các xe tăng đối phương ở khoảng cách lên đến 4 km và cả trực thăng bay thấp ở khoảng cách 5 km.

    Tương tự như xe tăng thông thường, Type-99 được trang bị một đại liên phòng không 12,7 mm với 300 viên đạn và một đại liên đồng trục 7,62 mm phía bên phải pháo chính có cơ số đạn lên tới 2.000 viên. Hệ thống quan sát của Type-99 cũng được cải tiến vượt bậc so với các đời xe tăng trưtớc. Tại vị trí quan sát, trưởng xe có tổng cộng 6 kính tiềm vọng giúp có thể quan sát mọi hướng quanh xe, tại vị trí pháo thủ cũng có kính tiềm vọng, kính hồng ngoại và hệ thống đo xa bằng laser.

    Với hệ thống quan sát của mình, Type-99 có khả năng phát hiện xe tăng đối phương ở khoảng cách lên đến 2,6 km vào ban ngày và 2,75 km vào ban đêm.

    Hệ thống kiểm soát bắn của xe tăng Type-99 cũng là một điểm rất hiện đại, trưởng xe vẫn có thể tìm mục tiêu khác khi pháo thủ ngắm bắn và nếu mục tiêu tìm thấy có mối đe dọa trực tiếp thì một cơ chế đặc biệt sẽ khiến pháo chính chuyển ngay hướng sang mục tiêu mà trưởng xe đang theo dõi. Như bao xe tăng hiện đại khác, Type-99 cũng được trang bị hệ thống phòng thủ bị động bao gồm 10 ống phóng lựu đạn khói được bố trí hai bên thân; hệ thống cảnh báo bị các thiết bị dẫn đường laser hay hồng ngoại khóa bắn và hệ thống phòng vệ bằng laser, có thể phá hủy các thiết bị ngắm quang học của vũ khí đối phương.

    Dù Type-99 có khối lượng khá nặng, 54 tấn (nặng hơn T-90 của Nga, 46 tấn) nhưng theo các nhà sản xuất thì với động cơ công suất 1.500 mã lực, nên chiếc xe tăng này có tốc tốc độ thuộc loại nhanh nhất thế giới, có thể chạy với tốc độ 80 km mỗi giờ trên đường và 60 km mỗi giờ trên địa hình bằng phẳng với tầm hoạt động lên đến 400 km.


    Những nghi ngờ về việc bắt chước mẫu thiết kế T-72

    Là niềm tự hào của binh chủng thiết giáp Trung Quốc, nhưng Type-99 vẫn không xóa hết những đặc điểm của mình từ chiếc T-72 của Liên Xô. Ẩn sau khối giáp nổ hình chữ V phía trước với hình dạng hơi giống Leopard và lớp giáp nổ có thể tháo rời phía sau, tháp pháo chính của Type-99 vẫn mang dáng vẻ tròn, dẹt truyền thống của chiếc T-72.

    Về phần thân xe, theo nhận định của các chuyên gia là giống T-72 nhất ở phần tháp pháo, đặc điểm khác nhau duy nhất là thân xe Type-99 dài hơn T-72 một mét, có lẽ để phù hợp với động cơ lớn và không gian thoải mái hơn cho kíp lái.

    Loại giáp nổ được trang bị cho những chiếc Type-99 xuất hiện cho đến nay vẫn chỉ là loại giáp nổ thế hệ hai, gồm một “viên gạch” thuốc nổ đơn thuần đặt giữa hai lớp thép, đã quá lạc hậu khi so sánh với giáp Kontakt-5, giáp nổ thế hệ thứ ba của Nga.

    Pháo chính của Type-99 tuy được nhà sản xuất thông báo là có đủ khả năng ổn định tầm hướng nhưng khả năng này có lẽ hoạt động vẫn chưa hoàn hảo vì Type-99 vẫn không thoát khỏi quy luật chiến đấu của xe tăng thế hệ cũ là chạy - dừng - bắn trong khi những loại xe tăng mới như T-80, T-90 có khả năng tiêu diệt đối thủ ngay cả khi đang chạy tốc độ cao hay đang “bay” trên không trung.

    Điểm trừ cuối cùng của Type-99 là xe không được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động, gồm những khẩu súng phản ứng nhanh có thể phá hủy đầu đạn đối phương đang bay tới như hệ thống Arena của Nga hay Trophy của Israel.

    Hoạt động trong biên chế PLA

    Hiện nay do giá thành đắt (2,5 triệu USD một chiếc), Type-99 mới được sản xuất số lượng rất hạn chế (khoảng 200 chiếc, quá ít khi so với số lượng gần 6.000 chiếc M1 của Mỹ hay 4.900 chiếc T-80, 950 chiếc T-90 của Nga) và chỉ được phục vụ tại các quân khu phía Bắc để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh.

    Do giá thành đắt đỏ, mới có 200 chiếc Type-99 tham gia phục vụ trong quân đội Trung Quốc ở các quân khu trọng yếu.

    Ước mơ trang bị đại trà loại xe tăng hiện đại của quân đội Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện được khi xương sống của lục quân Trung Quốc vẫn là những chiếc Type-96, Type-80 và Type-59 dựa trên nguyên bản chiếc T-54 cổ xưa.

    Chắc chắn, quốc gia này còn nhiều điều phải làm để có thể có được một lực lượng tăng thiết giáp xứng đáng với mục tiêu siêu cường mà họ luôn nhắm tới.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  20. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    J-10/Lavi PLA
    j10.jpg

    Trung Quốc nghiên cứu dự án Jianjiji-10 từ tháng 10/1988, nhằm chế tạo một lọai chiến đấu cơ (thay chiếc Q-5 và J-7), khả dĩ ngang hàng với Mirage 2000 của Đài Loan. Nghe đâu, thiết kế cóp nhặt từ chiếc F-16 (do Pakistan cho mượn) và Lavi do Israel chuyển giao kỹ thuật (nhưng anh Israel phủ nhận). Có vẻ cuối cùng thì J-10 giống Lavi hơn (cánh delta, canard), riêng cửa hút gió thì giống Eurofighter Typhoon của châu Âu.

    Thế anh Nga có dự phần không? Có, đó là động cơ turbofan AL-31F; radar Phazotron RP-35 "Zemchug"; ECM; cảnh báo hỏa tiễn...

    J-10 được trang bị hỏa tiễn tầm ngắn-hồng ngọai PL-8 (bản sao Python-3 của Israel) và tầm trung-radar PL-10. Ngòai ra còn có bom chính xác và hỏa tiễn không đối đất.

    J-10 được bay thử vào năm 1996 (khi đó dùng động cơ turbojet AI-31FN). Đến năm 1999, Trung Quốc đã có 6 chiếc nguyên mẫu, trong đó có 2 chiếc dùng thử tĩnh. Năm 2000, được tổng cộng 9 chiếc, với 140 giờ bay. Ngày 28/06/2003, J-10 chính thức được nghiệm thu. Đầu năm 2003, 10 chiếc J-10 triển khai tại căn cứ quân sự Nam Kinh.

    Cùng thời gian trên, anh Trung Quốc còn hòan chỉnh lọai huấn luyện J-10B hai chỗ. Nghe đâu cũng có cả lọai J-10 hai động cơ. Tên gọi F-10 sẽ đặt
    cho lọai dùng xuất khẩu.
    Theo kế họach, khỏang 300 chiến đấu cơ J-10 sẽ trang bị cho Không quân và Hải quân. Trong đó, 50 chiếc đợt đầu sẽ đưa về Sư đòan Không quân 44, tại Sichuan (?). Đáng buồn là con số 300 nay giảm xuống còn 100 do sự xuất hiện của Su-30MK, và Trung Quốc tuyên bố chuyển hướng từ Jian-10 (fighter-10) sang Qian Shi-10 (attack-10).

    Dù gì, thì J-10 nhất định có ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu chiến đấu cơ của ông bạn Nga, hoặc chí ít cũng là sự chứng tỏ mình với anh Đài Loan kề cận.

    TÍNH NĂNG KỸ THUẬT:
    - Dài 14,6m x Sải 8,8m x Cao 4,8m.
    - Khối lượng: 6900kg + tải max: 8400kg.
    - Mach 1,85; trần bay: 18km; Bán kính họat động: 1850km.


    WZ551 PLA
    491856-wz551_super.jpg

    Đây là Loại Thiết giáp WZ 551 6×6 hiện tại của TQ Tính đến thời điểm hiện tại, loại thiết bị bọc thép sử dụng rộng rãi hơn cả ở Trung Quốc là xe bọc thép lội nước BTR WZ 551 do tập đoàn công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO) sản xuất. BTR WZ 551 (6×6) gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần 20 năm trước. Ngoài ra, tại Trung Quốc còn có một vài loại xe bọc thép chuyên dụng được nghiên cứu và sản xuất trong đó có pháo tự hành nòng dài, phương tiện bọc thép sửa chữa vận chuyển, thiết bị tham mưu chỉ huy và các loại khác.

    Type 95 SPAAA PLA
    ch_t95.jpg

    -Hệ thống pháo phòng không tự hành Type 95 SPAAA (còn gọi là PGZ95) do Tập đòan quốc phòng Norinco China North Industries Corp-Trung Quốc nghiên cứu, sản xuất và đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc vào năm 1999.

    -Hệ thống Type 95 SPAAA được thiết kế có nghiên cứu theo kiểu mẫu của hệ thống Sidam 25-Italia (bài trên).Tương tự như các loại Tunguska-Nga, Gepard 1A2-Đức hoặc Type 87-Nhật?..Type 95 SPAAA thuộc loại pháo tự hành, có tính cơ động cao, được trang bị 4 khẩu pháo 25mm và 4 tên lửa phòng không chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ phòng không tầm thấp cho lính bộ binh, tăng thiết giáp từ cấp lữ, trung đòan tác chiến trên chiến trường. Type 95 SPAAA được thiết kế có khả năng chống máy bay cánh cố định tầm thấp, trực thăng và các loại UAV. Hiện chưa có thông tin xuất khẩu của hệ thống Type 95 SPAAA .

    Mô tả hệ thống:
    -Bệ pháo, tên lửa phòng không tầm ngắn, hệ thống kiểm soát bắn, rada CLC-1 đặt cố định trên xe bọc thép PGZ95 (gọi là SPAAA/SAM).
    -Trọng lượng xe: 22.500kg.
    -Chiều dài hệ thống (kể cả súng): 6,71m. Rộng: 3,2m. Cao (kể cả rada khi họat động): 4,8m.
    -Tốc độ tối đa: 53km/h. Tầm họat động 450km. Động cơ: Diesel.

    Khả năng tác chiến:Mỗi hệ thống (xe) Type 95 SPAAA được thiết kế có khả năng họat động tác chiến độc lập hoặc 1 khẩu đội 6-8 xe SPAAA/SAM, 1 xe chỉ huy với rada CLC-2, 3 xe tiếp đạn, 1 xe kiểm tra và 1 xe cung cấp điện đi kèm .

    Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống:

    1-Xe SPAAA/SAM:
    a- Hệ thống kiểm soát hỏa lực:
    - Radar CLC-1 gắn trên nóc với tầm tìm kiếm là 11km. Khi di chuyển các radar này có thể gập xuống được.
    - 4 mảng điện điều khiển hỏa lực gắn 2 bên hông tháp pháo.
    -1 camera ngắm bắn trong điều kiện ban ngày có tầm quan sát tối đa là 6,000m
    - 1 camera hồng ngoại ngắm bắn trong điều kiện ban đêm có tầm quan sát tối đa 5,000m
    -1 thiết bị đo xa laser có thể đo lường mục tiêu ở khoảng cách tối đa là 5,500m và tối thiểu là 500m với độ chính xác là +/- 5m.
    -Phản ứng rada trong chế độ tìm kiếm 10 giây.
    -Kíp điều khiển: 3 người.

    b- Vũ khí chính: gồm 4 súng 25mm sử dụng đạn theo chuẩn Nato, 4 tên lửa phòng không tầm ngắn QW-2 SAM.
    +Tên lửa: 4 tên lửa.
    -Loại tên lửa: QW-2 SAM với đầu dò hồng ngoại (tương tự Igla của Nga).
    -Trọng lượng cả ống phóng: 18kg. Tên lửa: 11,3kg.
    -Trọng lượng đầu đạn: 1,42kg loại HE-nổ mảnh.
    -Chiều dài: 1,6m. Đường kính: 72mm.
    -Tốc độ: 600m/s.
    -Có thể bắn hạ các mục tiêu bay ở độ cao từ 10 - 3.500m, ở khoảng cách từ 500 - 6.000m.

    +Pháo chính:
    - 4 khẩu pháo 25mm.
    -Trọng lượng: 1.500kg.
    -Cơ số đạn mang theo: 1.000 viên.
    -Sơ tốc đầu nòng: 1.050m/giây.
    -Tốc độ bắn: 600 - 800 viên/phút/súng
    -Có thể bắn hạ các mục tiêu bay ở độ cao 2.000m, ở khoảng cách 2.500m.
    -Góc xoay ngang: 360 độ.Góc nâng: -10 độ đến +90độ.
    - Có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất bao gồm cả xe bọc thép hạng nhẹ.

    2-Xe chỉ huy:
    - Rada S-band CLC-2 giám sát phạm vi tối đa 45km, độ cao 5.500m.
    - Hệ thống thông tin liên lạc cho phép kết nối và truyền dữ liệu tới các xe SPAAA/SAM ở khoảng cách 5km (phương pháp kỹ thuật số), 15 km (radio) hoặc 500m (bằng dây nối).
    - Được trang bị hệ thống dẫn đường và máy phát điện phụ trợ.
    - Được trang bị một súng 12.7mm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/11
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này