Các tính năng nổi bật của Đại Chiến Xích Bích

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi AlanTDave, 5/10/08.

  1. Trung0411

    Trung0411 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    30/3/05
    Bài viết:
    296
    Nơi ở:
    Nhà tui chứ đâu
    Mã Siêu trong truyện bị Khổng Minh dùng kế đánh bại, đánh ko lại người yếu đuối mà đòi kill hết quần hùng :'>

    Mà có tên tiếng Việt cứ xài tên tiếng Anh là sao nhỉ, chơi Dynasty Warrior dữ quá quên hết tên tiếng Việt à ;;)
     
  2. LoveBoAFE

    LoveBoAFE Guest

    Tham gia ngày:
    14/3/07
    Bài viết:
    2,817
    Nơi ở:
    AFF Champions 2008
    Dùng tên tiếng Anh là tên thông dụng của các char trong TQC , nói ra dù người Korea vẫn hiểu mà :)) , Mã Siêu từng đánh bại Tào Tháo ( Tào Tháo phải cắt râu để bỏ trốn ) , Mã Siêu đánh ngang với Trương Phi ( đánh từ sáng đến tối vẫn bất phân thắng bại ) , Mã Siêu nằm trong Ngũ hổ tướng nước Thục mà , mà thực sự thì Khổng Minh dùng kế ly gián mới bắt dc Mã Siêu thui ( như Lữ Bố chiến thần 1 thời cũng thất bại về kế mỹ Nhân thui) .
     
  3. gigabyte

    gigabyte Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/5/04
    Bài viết:
    1,458
    Nơi ở:
    Hà Lội
    Di chuyển ngang màn hình như TQC của asiasoft hay giống võ lâm vậy
     
  4. Yuiko

    Yuiko Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/08
    Bài viết:
    403
    Nơi ở:
    666 Kids
    giống VL nhưng đẹp hơn :))

    p/s vãi cả cái sign
     
  5. devil_ruchi

    devil_ruchi Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/4/07
    Bài viết:
    1,272
    Skill đẹp vải nhất định phải chơi rồi :x
     
  6. Yuiko

    Yuiko Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/08
    Bài viết:
    403
    Nơi ở:
    666 Kids
    lôi cái này lên, rồi đi ngủ :-"
     
  7. AlanTDave

    AlanTDave Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/9/08
    Bài viết:
    89
    Vì lý do 2 topic kia đã bị Sindba khóa nên tớ đành post 33 nhân vật vô đây vậy. Tớ sẽ post lại từ đầu cho anh em thảo luận nhé.^^
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Nước Ngụy

    Tào Tháo ( nhất đại gian hùng )

    [​IMG]

    Tào Tháo (tự là Mạnh Đức 155–220) là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy.
    Quan điểm của Tào Tháo là "Thà giết lầm còn hơn bỏ sót" "Ta thà phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta" , ông được ví là gian hùng của thời loạn thế

    Sự nghiệp của Tào Tháo bắt đầu từ lúc 20 tuổi ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác kiếm đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.
    Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được phong làm quan trong triều.

    Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư, Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào năm 191.
    Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú...

    Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.

    Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích, đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của Lưu Bị và Tôn Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ.

    Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.

    Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất.Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.

    Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. ( nghe nói là do bệnh u não )

    Hạ Hầu Đôn

    [​IMG]

    Hạ Hầu Đôn , tự là Nguyên Nhượng là một vị tướng của Tào Tháo trong thời Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Hạ Hầu Đôn là người mãnh tướng anh dũng . Ông theo Tào Tháo từ những ngày đầu . Là một công thần của nước Nguỵ ,trong những tướng tận trung với Tào Tháo không thể không nhắc tới Hạ Hầu Đôn

    Hạ Hầu Đôn đã từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn nhỏ , lập rất nhiều chiến công . Điển tích được người ta nhắc đến nhiều nhất chính là trong trận chiến ở thành Lạc Hậu, Hạ Hầu Đôn trong lúc đánh quá hăng đã không đề phòng nên bị cung tên đâm vào mắt khiến ông đau đớn tột đỉnh . Tuy nhiên không vì thế mà làm ông mất đi dũng khí ông đã nuốt luôn con ngươi của mình và hùng hổ noi' 1 câu nói khiến cho quân địch phải khiếp sợ : tinh cha huyết mẹ, sao lại vứt bỏ nên đã không ngần ngại và cho luôn cả con ngươi vào miệng mình và nuốt.

    Về sau khi Tào Tháo chết ông cũng đã giúp cho Tào Phi rất nhiều tạo nên 1 nước Nguỵ rộng lớn . Ông đã từng được Tào Phi phong làm đại nguyên soái.

    Hạ Hầu Uyên

    [​IMG]

    Hạ Hầu Uyên (?-219) tự là Diệu Tài .Ông là anh em họ của Tào Tháo, người đứng đầu phe Tào Ngụy. Ông cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn trong đời Tam Quốc và chết trong trận chiến núi Định Quân năm 219 bởi Hoàng Trung của nhà Thục

    Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Uyên cùng Hạ Hầu Đôn cũng là họ hàng Tào Tháo dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.

    Năm 198, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia trận Hạ Bì chống lại Lữ Bố. Kết cục của trận chiến là cái chết của Lữ Bố. Năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu đại chiến tại Quan Độ, Hạ Hầu Uyên làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại và tiếp tế lương thảo. Trận Quan Độ kết thúc với thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu và Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc từ đó.

    Năm 208, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia 2 trận đánh lớn là trận Trường Bản và trận Xích Bích nhưng thất bại. Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn đại quân Tây Lương tấn công Đồng Quan báo thù cha. Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đến chiếm lại Đồng Quan. Thời gian đầu, Mã Siêu chiếm ưu thế nhưng Tào Tháo sau đó phản công thắng lợi đánh bại Mã Siêu nhưng Mã Siêu chạy trốn. Sau trận Đồng Quan, Tào Tháo sai hạ Hầu Uyên trấn giữ Trường An phòng Mã Siêu.

    Năm 213, Mã Siêu dẫn quân đánh chiếm lại Trường An. Hạ Hầu Uyên nhận lệnh của Tào Tháo liên kết cùng Dương Phụ đánh bại Mã Siêu lần nữa khiến Mã Siêu phải chạy đến Hán Trung. Sau đó, Hạ Hầu Uyên trở về Hứa Đô. Năm 215, Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đánh Hán Trung của Trương Lỗ. Trương Lỗ sai người dẫn quân đến Dương Bình Quan phòng thủ khiến quân Tào Tháo không qua được. Sau đó, Tào Tháo sai Hạ Hầu Uyên lặng lẽ dẫn quân đến đánh chiếm Dương Bình quan, quân của Trươg Lỗ không phòng thủ nên đại bại. Cuối cùng Tào Tháo chiếm Hán Trung. Cùng thời gian đó, quân Đông Ngô tấn công Hợp Phì nên Tào Tháo phải dẫn quân về Hợp Phì, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân là nơi hiểm yếu, đồng thời là nơi cất giữ lương thảo.

    Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, sai Hoàng Trung tiến đánh núi Định Quân. Hạ Hầu Uyên nghe tin đó sai người báo cho Tào Tháo, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân về cứu Hán Trung, sai Hạ Hầu Uyên ra nghênh địch. Hạ Hầu Uyên và Hoàng Trung bất phân thắng bại. Sau đó, Hoàng Trung chiếm Đối Sơn khiến Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đánh Đối Sơn. Hoàng Trung theo kế của Pháp Chính đợi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt thì kéo quân xuống, chém chết Hạ Hầu Uyên rồi sau đó dẫn quân chiếm luôn núi Định Quân. Cuối cùng, Lưu Bị chiếm luôn Hán Trung vào năm 219.

    Điển Vi


    [​IMG]


    Điển Vi (?-197) là người luôn theo bảo vệ Tào Tháo, người đã xây dựng nên nhà Đại Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.Điển Vi quê ở Trần Lưu chua rõ năm sinh. Năm 189, Điển Vi theo thái thú Trương Mạc, sau vì lỡ tay giết người nên bỏ trốn sau về với Hạ Hầu Đôn, danh tướng của Tào Tháo. Sau Điển Vi được Hạ Hầu Đôn tiến cử cho Tào Tháo. Tào Tháo thấy Vi sức khỏe phi thường nên cho làm chức Trướng tiền đô úy, cho đi theo bảo vệ Tháo. Sau đó, Vi lập nhiều công trạng của Tháo nên được Tào Tháo rất tin tưởng.

    Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi. Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ nên rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Thế là Trương Tú mời Điển Vi đến uống rượu cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo. Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả lại nghe tin Trương tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại.

    Điển Vi lăn sả vào đám quân ấy, chém giết một lúc chết hơn vài chục người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến. Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau, mình Vi không một mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm nhưng Vi vẫn cứ lăn sả vào đánh. Gươm mẻ không dùng được, Vi bỏ gươm, hai tay chụp ngay lấy hai xác chết làm khí giới, quật chết một lúc chết tám chín người. Giặc thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Ðiển Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau, Ðiển Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết. Ông chết được nửa giờ rồi mà vẫn không ai dám đi qua cửa trước.

    Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng và người cháu. Tào Tháo thương tiếc Vi vô cùng, sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng:"Ta mất một con một cháu , cũng không đau lòng bằng mất đi Điển Vi".

    Tư Mã Ý

    [​IMG]

    Tư Mã Ý (179 - 251) là một vị tướng, nhà chiến lược quân sự, một nhà chính trị của Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc.Ông nổi tiếng nhất có lẽ là nhờ đã bảo vệ được Tào Ngụy khỏi các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Thành công của ông, và từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tạo điều kiện cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Sau khi nhà Tấn lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệu là Tấn Tuyên Đế, miếu hiệu là Cao Tổ.

    Chống lại các cuộc Bắc Phạt của quân Thục
    Tào Chân, người từng chỉ huy cuộc phòng ngự chống lại những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng chết năm 231, Tư Mã Ý lên thay chức và lần đầu tiên đối mặt với các đội quân của Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý giữ quân đồn trú, chiến lược của ông là đợi cho quân Thục phải gặp khó khăn vì việc tiếp tế quân lương. Ông tránh giao tranh với quân Thục trong mọi tình huống, và bị các tướng dưới quyền chế nhạo, họ cho rằng ông là nhân vật nhút nhát. Khi không thể phòng thủ mãi, ông đành phải cho các tướng tấn công các vị trí của quân Thục, nhưng họ bị đánh thua nặng và mất 3000 quân, 500 bộ áo giáp và 3000 nỏ. Khi cuối cùng Gia Cát Lượng phải rút lui, Tư Mã Ý ra lệnh cho Trương Cáp đuổi theo, Trương Cáp bị phục kích và bị giết.

    Trận đánh thứ hai giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng diễn ra năm 234. Tào Phi một lần nữa biết rằng vấn đề của quân Thục chính là tiếp lương, và ra lệnh cho Tư Mã Ý giữ quân phòng thủ đợi quân địch mệt mỏi. Hai đội quân đã đối đầu tại đồng bằng Ngũ Trượng. Dù nhiều lần bị Gia Cát Lượng khiêu chiến, Tư Mã Ý không cho quân tấn công. Để kích động Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã gửi những bộ trang phục đàn bà tới cho ông ta, ám chỉ rằng ông ta chỉ là một mụ đàn bà không dám tấn công. Các viên tướng Ngụy tức điên, nhưng Tư Mã Ý vẫn điềm nhiên. Để dỗ dành các tướng lĩnh, Tư Mã Ý yêu cầu Hoàng đế Ngụy Tào Duệ cho phép tấn công quân Thục. Tào Duệ đã biết việc này, phái cố vấn Xin Pi tới chỗ Tư Mã Ý thuyết phục quân lính bình tĩnh. Nhằm buộc quân Ngụy phải ra chiến đấu, Gia Cát Lượng gửi một sứ giả tới Tư Mã Ý hối thúc ông tham chiến. Tuy nhiên, Tư Mã Ý không bàn luận các vấn đề quân sự với vị sứ giả này, thay vào đó lại hỏi han về những công việc của Gia Cát Lượng. Vị sứ giả nói rằng Gia Cát Lượng đích thân điều hành tất cả công việc lớn nhỏ trong quân, từ các chiến thuật tới các bữa ăn vào buổi tối cho binh lính, nhưng ông lại ăn rất ít. Tư Mã Ý sau đó đã nói với một vị quan dưới quyền rằng Gia Cát Lượng không thể sống lâu.

    Sau khi Gia Cát Lượng chết, các lực lượng Thục lặng lẽ rút khỏi doanh trại và giữ bí mật cái chết của ông. Tư Mã Ý, được dân địa phương báo về cái chết của Gia Cát Lượng, tấn công các lực lượng Thục đang rút lui. Hai tướng Thục là Khương Duy và Dương Nghi mang quân quay lại, giả bộ muốn tấn công. Thấy vậy, Tư Mã Ý sợ rằng Gia Cát Lượng chỉ giả chết để lừa mình, ngay lập tức rút quân. Việc Tư Mã Ý phải bỏ chạy trước một Gia Cát Lượng đã chết khiến người khi ấy có câu nói: "Gia Cát chết cũng đuổi được Trọng Đạt sống" . Khi Tư Mã Ý biết việc này, ông cười và nói: "Ta có thể chiến đấu với người sống, chứ không phải người chết."

    Quách Gia

    [​IMG]

    Quách Gia (170 - 207), tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng thần của Tào Tháo. Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, tài năng của Quách Gia đã giúp nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các lãnh chúa kẻ thù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn. Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo.

    Ban đầu Quách Gia dưới trướng Viên Thiệu, tuy nhiên, ông nhận ra rằng Viên Thiệu không phải là người tài có thể làm việc lớn vì vậy ông đã bỏ đi.Năm 196, Tuân Úc giới thiệu ông với Tào Tháo. Sau khi thảo luận về tình trạng của Trung Quốc vào thời kỳ đó, Tào Tháo giữ ông làm quân sư cùng mưu cầu nghiệp lớn.

    Trong chiến dịch chống lại Lã Bố năm 198, quân đội của Tào Tháo đã thắng ba trận liên tiếp, buộc kẻ thù phải rút lui về phòng ngự tại Hạ Bi. Do sự phòng ngự chặt này mà lực lượng của Tào Tháo bị mệt mỏi và cạn kiệt lương thực. Tào Tháo đã tính tới chuyện rút lui. Tuy nhiên, Quách Gia đã thuyết phục Tào Tháo tiếp tục tấn công không cho Lã Bố thời gian để hồi phục. Tào Tháo nghe theo lời khuyên và cuối cùng đã chiến thắng hạ sát Lã Bố và thu phục được mãnh tướng Trương Liêu

    Năm 200, Tào Tháo phải đương đầu với Viên Thiệu tại trận Quan Độ, làm cho Hứa Xương ở tình trạng thiếu quân lực. Nhận thấy cơ hội này, Tôn Sách, một lãnh chúa khác ở miền nam, di chuyển quân lên phía bắc và tấn công Hứa Xương. Những người khác đều tỏ ra lo sợ về tin này, nhưng Quách Gia đã dự báo rằng Tôn Sách, một người kiêu căng và bốc đồng, có thể sẽ bị người của ông ta giết trước khi đến được Hứa Xương. Đúng như dự báo của Quách Gia, Tôn Sách đã bị ám sát trước khi ông ta có thể vượt qua sông Dương Tử. Sau đó Tào Tháo đã giành được thắng lợi lớn trong trận đánh với Viên Thiệu, củng cố vững chắc vị trí của mình như là vị lãnh chúa hùng mạnh nhất ở miền bắc.

    Sau khi thua trận tại Quan Độ, Viên Thiệu chết. Di sản của ông bị hai người con trai là Viên Đàm và Viên Thượng tranh giành với nhau. Nhiều người khác thuyết phục Tào Tháo nhân tiêu diệt luôn cả 2 người này nhưng Quách Gia lại khuyên Tào Tháo chuyển hướng sang tấn công Lưu Biểu ở Kinh Châu và để cho anh em họ Viên tự tàn sát lẫn nhau . Cuối cùng bằng những mưu lược của Quách Gia Tào Tháo chiếm luôn được Ký Châu , Liêu Đông và toàn bộ các vùng đất của dòng họ Viên , Tào Tháo trở thành một lãnh chúa hùng mạnh nhất ở miền Bắc

    Quách Gia ốm chết năm 207 ở độ tuổi 37, được tặng hiệu Trinh hầu . Tào Tháo có nói rằng: “Chỉ có Phụng Hiếu là hiểu được ý chí của ta”. Một năm sau, sau khi Tào Tháo bị thất bại nặng nề trong trận Xích Bích, ông đã than rằng "…Nếu Phụng Hiếu còn sống thì ta đã không thua trận này…".

    Chân Thị

    [​IMG]

    Hoài Hoàng hậu Chân Thị(? - 251), còn gọi là Chân Hoàng hậu là vợ của Ngụy Tề Vương Tào Phương, hoàng đế nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.

    Chân thị là người Vô Cấp thuộc quận Trung Sơn nước Ngụy. Ông nội của bà là Chân Nghiễm, An Thành Hương Mục Hầu , anh trai của Văn Chiêu Hoàng hậu, Khi Tào Tháo đánh bại được cha con Viên Thiệu, Tào Phi đã lấy vợ của Viên Hy(con trai Viên Thiệu) là Chân Thị về làm vợ. Sau này Chân Thị sinh ra Tào Duệ là người kế nghiệp Tào Phi (Nguỵ Minh đế) nhưng vẫn vị thất sủng. Khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế sủng ái Quách thị và Chân Thị bị buộc phải tự vẫn.

    Chân thị qua đời năm 251, thụy hiệu của bà chỉ có một chữ thay vì hai chữ là do chồng bà bị phế năm 254.

    Trương Liêu

    [​IMG]

    Trương Liêu 169-222), tự là Văn Viễn ông là 1 trong những vị tướng giỏi nhất của phe Đại Ngụy với sức khỏe và tài năng quân sự, từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.

    Trương Liêu lúc đầu theo phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên, một vị quan nhà Hán cùng Lữ Bố. Sau đó, Lữ Bố bị Đổng Trác dụ hàng nên Đinh Nguyên bị Lữ Bố giết, Trương Liêu về với Đổng Trác. Năm 189, Lữ Bố giết tiếp Đổng Trác, Trương Liêu trở thành tướng của Lữ Bố.

    Năm 198, Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở trận Hạ Bì, Trương Liêu và Lữ Bố bị Tào Tháo bắt sống. Tào Tháo ra lệnh đem Lữ Bố và Trương Liêu đi chém,nhưng Quan Vũ khuyên Tào Tháo nên thu dụng Trương Liêu vì ông là 1 tướng tài,trí dũng song toàn(khi đó Lữ Bố đã xin theo Tào Tháo,nhưng Trương Liêu không hề lo sợ).Trương Liêu cảm nghĩa Tào Tháo nên chịu hàng. Năm 200, Trương Liêu tham gia trận Quan Độ và tại đây ông đã lập công chiếm được Ô Sào là nơi cất giữ lương thực của Viên Thiệu khiến Viên Thiệu thua to.

    Năm 208, Tào Tháo thất bại ở trận Xích Bích, Trương Liêu đã cứu Tào Tháo chạy trốn thành công. Sau đó, Trương Liêu được Tào Tháo giao trấn giữ Hợp Phì là nơi yếu điểm trước sự tấn công của Đông Ngô. Trương Liêu đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, bảo vệ thành công Hợp Phì và còn giết được 1 danh tướng của Đông Ngô là Thái Sử Từ. Sau trận đó, Tào Tháo phong Trương Liêu là Chinh Đông tướng quân.

    Năm 215, Tào Tháo đem quân đánh Hán Trung. Tôn Quyền nhân cơ hội đó tấn công Hợp Phì lần nữa. Trương Liêu cùng Lí Điển, Nhạc Tiến với quân số ít hơn nhiều nhưng vẫn tiếp tục đẩy lùi được quân Đông Ngô. Sau trận này, quân đông Ngô nghe đến tên ông là sợ chết khiếp.

    Sau khi Tào Phi lên nối nghiệp Tào Tháo, Trương Liêu vẫn tiếp tục được trọng dụng. Năm 222, ông cùng Tào Phi dẫn quân đánh Đông Ngô nhưng thất bại. Trương Liêu mất cùng năm đó, thọ 53 tuổi.

    Còn tiếp..............
     
  8. buonnguqua

    buonnguqua Bị anh Tày dộng chày vào họng GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/2/06
    Bài viết:
    8,266
    Nơi ở:
    Hà Nội City
    Ông Alan là PR của NCS à ?
    Tui khuyên ông về bảo công ty đi triển khai dán Poster đi , chứ ngồi ở gamevn PR được cho mấy người
     
  9. AlanTDave

    AlanTDave Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/9/08
    Bài viết:
    89
    Tôi không phải là CTV hay PR gì cho bên NCS Media cả. Tôi chỉ là gamer mê chơi game thôi. :)
     
  10. Anit_Iun

    Anit_Iun Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    1,251
    Nơi ở:
    Tân Gia Ba
    sao alan post đi post lại cũng có mấy người này vậy ... chưa kiếm ra hình mấy nv còn lại hay sao???
     
  11. AlanTDave

    AlanTDave Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/9/08
    Bài viết:
    89
    Topic bên kia bị khóa rồi post lại 4 nhânn vật và thêm 4 nữa đó. Bạn không để ý ah? Tối nay đưa thêm 2 nữa. :)
     
  12. *Jet007*

    *Jet007* The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    17/12/05
    Bài viết:
    2,258
    Nơi ở:
    Bảo Lộc, Vie
    Đẹp quá :x:x:x Rất ra dáng 1 vị quân sư :x
     
  13. AlanTDave

    AlanTDave Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/9/08
    Bài viết:
    89
    Đó là hình ảnh và vũ khí má Tư Mã Ý cầm luôn đấy bạn.^^
     
  14. T.L.A

    T.L.A Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/08
    Bài viết:
    3,990
    Nơi ở:
    Vũ trụ ....
    - Vậy game này ,mỗi nhân vật đều có vũ khí và chiêu riêng biệt hoàn toàn hết à :-/ ..... Xem clip mình thấy chiêu chỉ có một ít =.= .....
     
  15. Edge(VN)

    Edge(VN) Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/8/04
    Bài viết:
    1,245
    Nơi ở:
    HCM City
    _Skill riêng của từng char thì hổng biết sao , nhưng lên trang chủ TQ thì thấy skill của vũ khí thì giống nhau , ví dụ như Tào Tháo với Lưu Bị cùng xài 1 kiếm , vào bảng skill thì thấy giống nhau hoàn toàn ..... !!!
     
  16. AlanTDave

    AlanTDave Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/9/08
    Bài viết:
    89
    TQ là TQ mà VN là VN chứ bạn.^^. Sẽ có nhiều bất ngờ hơn TQ nhiều. :)
     
  17. TrinhNhanKhuong

    TrinhNhanKhuong Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    12/1/05
    Bài viết:
    1,150
    Nơi ở:
    Manga Heaven
    ??
    Cùng 1 game sao lại có cái giống cái khác ?
    Hay ý bạn là VN sẽ ra Version cao hơn của TQ ?
     
  18. Yuiko

    Yuiko Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/08
    Bài viết:
    403
    Nơi ở:
    666 Kids
  19. YagamiRaito

    YagamiRaito Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    5/9/08
    Bài viết:
    209
    Trương Phi cầm xà mâu mà :|
     
  20. Yuiko

    Yuiko Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/08
    Bài viết:
    403
    Nơi ở:
    666 Kids
    thì đã bảo là "nhìn giống " mà :|
     

Chia sẻ trang này