cái vấn đề đặt ra ở STĐMM ko phải là cấm mà tôi đã nói cần kiểm duyệt trước khi phát hành mà rõ ràng cái này nó ko tuân thủ đúng luật pháp. chưa qua kiểm duyệt đã tự ý xuất bản và bán cái này nói ở trên rồi, mấy trang rồi. cho nên cũng đừng có hiểu lầm rồi bảo ý tôi là cấm cái cuốn này. người viết ra để giải trí, họ có quyền luật ko cấm nhưng muốn xuất bản bày bán công khai, phải được phép của của Pháp luật, của các cơ quan chức năng chả lẽ tôi nói sai ????? người ta có tất cả những phòng ban để kiểm duyệt nội dung, những nội dung ko tốt sẽ được chỉnh sửa sao cho phù hợp với cộng đồng vì cái cuốn sách này chưa thông qua những bước đấy, nên có người phản ứng là bình thường, có j` mà lạ
Đó là lỗi ở nhà xuất bản khi phát hành mà chưa có giấy phép, còn Thành Phong hoàn toàn có quyền phản đối việc scan sách lên mạng vì đó hoàn toàn là vi phạm luật bản quyền. Luật cũng chỉ rõ là bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm chứ ko xét nội dung tác phẩm. Còn về kiểm duyệt, đồng ý là vẫn có vài câu phản cảm, nhưng chiếm số lượng ít so với các câu giải trí và phê phán còn lại, vì thế ko thể phủ nhận là sách này hoàn toàn vô bổ hay băng hoại đạo đức gì đó như mấy báo đài hay ca cẩm... cái cần làm nhất là gọt dũa lại mà thôi.
đúng là như thế nhưng là một tác giả với đưa con tinh thần của mình trước khi đem xuất bản mà ko tìm hiểu kỹ luật và quy trình, đây là lỗi của Thành Phong Nhà xuất bản làm bậy -> lỗi NXB chịu -> hình thức hiện nay là phải thu hồi rồi đó đây là cái tôi đề cập, và rõ ràng ý tôi là như thế chứ có bảo cấm hay anti j` sau khi đọc cái bài của NCT cũng thử down về xem, và thấy rõ ràng nó cũng hay, nhưng ko thể để nguyên mà phát hành, cần phải biên tập lại, ý này cũng post rồi luôn chỉ là aida chả biết đọc hiểu kiều j` mà cứ bài post của tui 1 đằng, nó hiểu một nẻo rồi post reply nếu ko tin có thể lật lại vài trang trước xem
Tại đồng chí bảo câu này "à, ví dụ trong sách thì lấy "không mày đố thầy làm nên". và ngày nay đúng là học trò nhiều đứa nó chẳng coi thầy cô nó ra gì cả." thì mềnh thắc mắc dzị. Nếu như từ trước thì ko phải tại sách, còn sau thì là tại sách
đấy là tệ nạn xấu, cần lên án và giáo dục chứ ko phải tại sách nhưng cũng ko nên để sách biến thành cái lí do đại loại như nó hỗn với thầy hỏi tại sao, nó nói tại e đọc sách, lúc đó thì ngồi cười à
à uhm, nước ngoài sách có nhiều mục đích: giáo dục, giải trí, nghiên cứu, pỏn, 18+,...nên gia đình, xã hội phải tốn công quản lý giáo dục loại sách nào lứa tuổi nào coi được. Ở VN sách cho mọi lứa tuổi và chỉ dành cho mục đích giáo dục nên sách nào con nít coi không được là phải cấm từ trứng nước hết. cũng mong sau này các artist người (gốc) Việt sau này trên thế giới có tác phẩm giải trí để đời gì thì đừng đề cập đến vh Việt, giữ sự trong sáng cho nó, làm "vẫn đục" các nền văn hóa khác thôi
Đâu ra cái "ý nghĩa của tục ngữ là gì, là dạy" thế . Câu nào cũng mang ý nghĩa răn dạy à? Thế giải nghĩa dùm câu "ăn ốc nói mò" nó có ý nghĩa dạy dỗ gì ngoài việc là 1 câu nói thuận miệng của dân gian? Hơn nữa, nói thẳng ra là câu chống chế, phân biệt giữa ca dao - tục ngữ của cậu nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Cứ cho là tục ngữ mang tính răn dạy, ca dao có thể châm biếm thì mức độ phổ biến của ca dao nó có lớn không? Liệu trong số những người biết câu đó có ai -theo-như-ý-cậu-về-cuốn-stdmm- hiểu lầm những câu mang tính châm biếm rồi làm theo không? Đá thêm lên cái câu "không mày đố thầy làm nên". Khẳng định học trò nhiều đứa chẳng coi thầy cô ra gì liệu có mối liên hệ mật thiết nào với câu nói kia không? Có bằng chứng cụ thể nào là học sinh học trò bố láo bố toét không coi thầy cô ra gì là nhờ "công" tác động của câu "khồng mày đố thầy làm nên" không? Cậu nói khơi khơi như vậy thì có giá trị phản biện nỗi gì?
ăn ốc nói mò là thành ngữ bạn à còn cái câu "không mày..." nó được rất nhiều học sinh truyền miệng nhau không biết từ đời kiếp nào (có cả mình trong đó), bọn nó lấy câu đó làm thú vị, và chính cái sự thú vị đó chính là biểu hiện sự thiếu tôn trọng thầy cô của học sinh.
tên rekkhan chắc lộn qua thành ngữ rồi trong chữ tục ngữ đã có chữ "tục" là ý phản ánh những cái đời thường và có nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng của "không mày đố thầy làm nên" cũng có thể tạm gọi là vào thời đại rân chủ rồi thì ai cũng phải tôn trọng ai. Thầy phải biết tôn trọng trò, chấm điểm phải chấm đàng hoàng, nhất là mấy môn văn học có nhiều thầy cô chả cần xem bài đó viết thế nào mà chỉ đếm trang rồi dựa trên số điểm những bài trước đó mà chấm. Chứ theo bạn thì "không thầy đố mày làm nên" là có nghĩa thời xưa thầy cô chả coi học trò ra cái vẹo gì? Ko có tao thì mày dốt mãi? Thầy gì mà đểu thế? [-x Ý câu đó là bảo học trò phải tôn trọng thầy cô mà. Vậy câu ngược lại phải suy là thầy cũng phải biết tôn trọng trò. Đâu thể đem nghĩa đen mà suy ra như vậy được. Văn hóa truyền thống "tradition" là 1 bịch đá nặng mà muốn phát triển thì chúng ta phải vác sau lưng. Có người quyết định vứt bỏ nó hoặc 1 phần của nó vì thời nay chả còn xài được, còn có người lại ráng ôm theo nên chạy chậm hơn người ta
wiki nó nói thế này: đúc kết kinh nghiệm là để truyền dạy cho thế hệ sau chứ không phải cho vui. còn câu tục ngữ, vốn dĩ nó nói về vai trò của ông thầy trong việc truyền đạt kiến thức, không có thầy thì không có người truyền đạt kiến thức (nếu đọc sách tự học thì ông viết sách là thầy mình) từ đó mới đặt ra vấn đề người đi học phải tôn trọng người truyền đạt kiến thức cho mình. Trong câu chế, không có học trò, ông thầy không nên. Câu này có thể hiểu là trò không đóng tiền thì ông thầy chết đói. Hiểu thế này chẳng khác nào bảo ông thầy là người kinh doanh chữ, tiền trao cháo múc, không ơn nghĩa nợ nần gì cả. Vậy thì cái lời khuyên của câu gốc bỏ đi đâu? ý nữa, là về truyền thống. Gánh nặng không phải truyền thống mà là hủ tục. Nếu bạn xem truyền thống là của nợ kìm hãm con người thì hóa ra VN giao quách nước cho thằng Tàu, thằng Mỹ... cho khỏe, vì anh không có truyền thống, thì còn cái gì để phân biệt dân tộc anh với dân tộc khác nữa.