cá nhân mình thấy truyện này đọc vui , hình vẽ khá thú vị , lướt qua cười dăm ba cái là hết truyện, dành cho 15 + nên chẳng ảnh hưởng j lắm đến tư tưởng suy nghĩ đâu , đơn giản là cười ko cần fai xoắn về thuần phong mỹ tục j j đao to búa lớn wa
mod del à em muốn anh em đỡ tốn tiền mua thôi mừ ==" Và thông báo luôn nó bị tịch thu rồi anh em nào cóa thì nên bán lại cho bạn bè hay ~ người đang tiềm với giá 1850% nhá . http://dantri.com.vn/c20/s20-531212/thu-hoi-cuon-sat-thu-dau-mung-mu.htm http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2011/10/sat-thu-dau-mung-mu-bi-tam-ngung-phat-hanh/
Đồng ý . Chiếm lấy nhà xuất bản . BTW, mình đã cấm đăng link download cái này ở bất kỳ đâu trên box TG, bạn nào mà đăng mình thấy thì cứ tự nhiên ra đảo :'>. Mình là họa sĩ nên cực kì tôn trọng tác phẩm của họa sĩ khác và không muốn nó bị chỉa, ai thích chôm đi tìm chỗ khác :).
Làm sao ta, ta đề xuất chiến dịch nhá Bước 1: Tạo hàng loạt topic đòi sự công bằng của Sát thủ DMM, sau đó cho một loạt clone comment, chế ảnh đề nghị phóng thích Bước 2: La liếm ở các báo, lôi kéo các nằm vùng vào Bước 3: Tạo flash mob, quay clip, che mặt các thành viên biểu tình đòi sự công bằng cho sát thủ DMM Bước 4: Đàn áp dã man các thành viên (dùng bao gậy cao su, trùm đầu và đập dã man Bước 5: Chưa nghĩ ra ^ tên này k sợ chết
[spoil]Cái này rõ ràng không có bản quyền rồi chả hiểu cãi nhau cái chi chi nữa. Bản quyền là bằng chứng pháp lý chứng minh quyền sở hữu sáng tác của một tác giả, cái này thuộc về luật pháp và phải có xác nhận của chính quyền hẳn hoi. Cho dù bạn là tác giả và cả thế giới biết điều đó, nhưng nếu bạn không ký quyền sở hữu mà lại đem đi khoe lung tung thì nó sẽ là hàng Free (không có bản quyền) và bất kỳ người nào khác cũng có quyền mang nó đi "nhận vơ" là của người đó sáng tác và bản quyền thuộc về người đó (tất nhiên trừ phi bạn chứng minh được mình mới là tác giả thật sự và người kia đã ăn cắp). Ở đây quyển "Sát thủ đầu mưng mủ" chưa được đăng ký bản quyền cho nên nó là hàng không có bản quyền. Với cả luật nó thay đổi từng ngày sao cho phù hợp với xã hội, không nên đem cái quá khứ để mà áp dụng cho hiện đại, như ngày lúc chưa có luật về đạo nhạc thì rất nhiều bài hát nổi tiếng của nước ngoài được mang về sửa lời và nghiễm nhiên trở thành 1 bài hát Việt (nhạc ngoại) nổi tiếng. Ngày nay thì khác, muốn đạo cũng phải học luật (cho nên mới có từ đạo luật là ám chỉ ý này). Mà có cấm Link Download thì cũng chỉ là việc làm vô ích vì vốn dĩ Search Google cái là ra, cái này thì thằng ngu như tui còn biết chẳng lẽ người khác không biết. By the way, ngay xưa mấy cái truyện cũng tục chết đi được ấy chứ, vẫn được xuất bản bình thường (như bộ kho tàng chuyện Trạng Việt Nam, ngày xưa mình còn nhỏ nên đọc không hiểu nó tục chỗ nào, sau này lớn lên nhớ lại mới ngộ ra nhiều điều).[/spoil]
đáng mua hay ko đáng mua thì tùy người thôi, nếu có tiền mình mua 1 cuốn ủng hộ còn đây là ý kiến cá nhân của bác Phanxine, đọc cho vui: http://www.phanxineblog.com/2011/10/ung-hoi-bon-ngu-danh-sat-thu-dau-mung-mu/
Đầu độc thì không, nhưng hậu quả hay hệ quả thì không lường được. Rồi nếu 1 ngày nào đó mà ta chỉ bắt gặp toàn những cuốn thể loại thế này thì sao? Không thể biện minh là "lớn rồi", "biết hết rồi". Ý thức của dân ta còn kém, đến cái việc bảo đội mũ bảo hiểm còn không được tới mức phải ra chế tài thì đủ biết. Cứ làm như thể người đọc ai cũng là người có ý thức, rác vẫn vứt và vẫn tuyên bố là đọc chỉ "để cười". Đừng bao giờ nghĩ rằng và đừng bao giờ cho rằng mình chỉ cần không sa đà nghĩa là không sa đà. Vì cái ý niệm đó là bao người nghiện thuốc lá, cờ bạc. Nếu con người ai cũng đủ sức giữ được bản lĩnh thì thế giới đã tốt đẹp hơn rất nhiều. Tốt nhất: tránh xa ngay từ ban đầu. Hôm tới chuẩn bị làm đề án tham luận về đề tài "game online có tác dụng phụ" trước ban chấp hành chi đoàn. vấn đề nào cũng thế cả thôi, đã sa vào tức là gây ảnh hưởng ít nhiều cũng có. Hút 1 điếu thuốc hại hơn là không hút điếu nào.
Những cuốn biếm họa thể loại giống vậy vẫn đầy ra, ví dụ tuổi trẻ cười, làng cười, dân cười....Còn chuyện ý thức kém, mũ bảo hiểm với game online chẳng ăn nhập gì ở đây cả, vì ngôn ngữ cửa miệng và ngôn ngữ văn chương có những khoảng cách lớn. Đừng ngụy biện chuyện một cuồn tranh hai hước bằng những chuyện quản lý tệ nạn hay thói nghiện ngập, đi quá xa và quá hài hước. Dường như bạn bị bệnh nghiêm trọng hóa vấn đề. Nghe chữ "ban chấp hành chi đoàn" có lẽ là có hoạt động công vụ, thật thê thảm cho tương lai khi có những người "lãnh đạo" đầy bảo thủ và luôn nghĩ đến hậu quả bằng cách phóng đại, tất cả chỉ vì họ không đi theo kịp cơn lốc của sự phát triển, đành dậm chân mà kêu khóc.
Tóm lại là một cuốn tranh biếm họa của Phong có thể làm lung lay những giá trị truyền thống của VN, quá vãi ((: Thôi thì vĩnh biệt nền truyện tranh VN nhé ((:
Biếm họa cái gì và vấn đề gì thì lại là chuyện khác. Không thể vơ tất cả biếm họa làm cái chung. Tôi đang đề cập đến vấn đề ý thức, và nhận thức. Mỗi một đất nước có đặc thù riêng, ở phương Tây thì có thể thoáng thế này thế nọ nhưng tại sao phương ta không được. Có thể ở phương Tây người ta cho cuốn này, hoặc thể loại này, hay nhiều cuốn khác xuất bản. Bởi vì ở họ, vấn đề nhận thức có phần khác, họ biết điểm dừng, biết cái gì cần tránh, biết không chạy theo phong trào, biết cách kiểm soát. Tôi làm việc và học tập với người Nhật 1 thời gian, họ nói thế này, ở Việt Nam không có thói quen bắt chước (dĩ nhiên đang nói việc bắt chước tích cực). Người Việt Nam bỏ qua sự bắt chước cái cũ mà lao vào sáng tạo. Để rồi nó trở thành một sản phẩm cá biệt, đến nỗi lúc nào cũng bị coi là không ổn. Sáng tạo bền vững luôn luôn phải có nền tảng là cái gốc. Chứ không phải cố tạo sự khác biệt, để rồi nhận sự chỉ trích tranh cãi, nhà cầm quyền lúng túng, và hoặc bị rơi vào quên lãng, hoặc bị rơi vào bế tắc. Trước năm 2007, người ta có iphone, đó là sự sáng tạo dựa trên những smartphone cảm ứng, nền tảng vẫn vậy, sáng tạo ở đây vẫn thấy có gì đó bắt chước cái vũ. Sau iphone, ta thấy một loạt smartphone khác "bắt chước" giống mà không giống, để phân khúc thị trường ngày càng nhiều và đặc sắc. Bắt chước như thế tôi khẳng định sẽ bền vững và luôn thúc đầy cho sự phát triển. Việc cầm quyền không đơn giản, quản lý 1 lớp đã khó, một khóa càng khó, và 1 viện càng khó huống chi là 1 đất nước. Do đó bệnh "nghiêm trọng hóa" không phải là thê thảm mà "cực kì cần thiết", bởi vì giả sử chỉ 1 sai sót nhỏ, làm sao có thể biết được hậu quả. Trước 1 quyết định, anh phải tính đường lui, ít nhất 3 đường. Xin nói luôn là khả năng dự báo của con người rất hạn chế. Nếu ai đó chắc chắn rằng cuốn truyện này không để hậu quả gì, ít nhất là dưới những đặc thù của xã hội Việt Nam, thì họ hoặc chưa từng tham gia tổ chức 1 cái gì hoặc quá chủ quan. Mà đôi khi chủ quan lại trở thành con dao hai lưỡi chết người.
Suy nghĩ "nghiệm trọng hóa là cực kì cần thiết" chính là cái suy nghĩ giết chết sự sáng tạo và phát triển. Chính suy nghĩ đó tạo nên một đất nước với cách quản lý nặng nề và cổ hủ, lệch lạc với tâm lý phát triển xã hội chung dẫn đến việc người dân có tâm lý "mackeno" và "tao làm gì kệ tao". Tại sao người ta thoáng được thì ta không được? Chưa chắc dân họ đã biết "dừng" hay "tự kiểm soát" vì vẫn thấy đầy những việc đến nỗi chính người dân họ vẫn cho là đi quá xa", nhưng tại sao nó vẫn được thả nổi cho phát triển? Đơn giản là vì họ nhận thức được sự thanh lọc của xã hội. Cái mới ra có thể xấu nhưng qua chọn lọc tự nhiên nó thành tốt hơn. Suy nghĩ sợ sai sót gây hậu quả thì chẳng bao giờ làm bất cứ thứ gì được. Chẳng biết bạn làm việc với người Nhật bao lâu và theo kiểu nào. Tôi từng làm họa viên dưới quyền họ và phải nói là Việt Nam là một trong những đất nước àm các ngệh sĩ có khả năng học hỏi, bắc chước, chọn lọc và phát triển cực kì xuất sắc. Chẳng biếtt cậu đọc cái côốn này được đến mức nào, trình độ thấu hiểu đến đâu vì ngay trong cuốn này đã có bắt chước và chọn lọc. Bắt chước theo kiểu ăn cắp hoàn hảo thì có khi mãi chỉ là thằng ăn cắp. Riêng mảng nghệ thuật đã đòi hỏi sự sáng tạo cao, không sáng tạo thì anh chết. Đem Iphone vào là sự so sánh không hợp lý vì nó là một sản phẩm công nghệ thương mại chứ không phải một tác phẩm nghệ thuật cá nhân của một tác giả. Không ai có thể chắc chắn cuốn truyện tranh vui này có để lại "hậu quả" gì, nhưng chắc chắn hiệu quả tích cực mà nó để lại có thể thấy nhiều và thấy một cách dễ dàng. Anh bạn ạ, đấy chính là cách nhìn nhận vấn đề. Ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa? Nhân nói về biếm họa, tại sao không thể gom tất cả biếm họa làm chung thành cái gọi là...biếm họa? Bạn hiểu biếm họa là gì? Cái lồng tưởng là bảo vệ, nó giết chết con chim. Ai bẻ cái lồng đây ?
Ở đây tôi chưa đụng gì tới phủ định sạch trơn, tất cả chỉ dừng ở chữ "chưa" chứ không phải là chữ "không". Thời điểm này thời điểm kia sẽ khác nhau. Quan trọng là mỗi năm thì viện văn hóa sẽ điều chỉnh, ở mức độ nào đấy. Đất nước của chúng ta là pháp quyền, tất cả đều sống và làm việc dựa trên văn bản pháp luật, cho nên nhiều người sẽ thấy mệt sao "lúc nào cũng cấm, lúc nào cũng luật". Nó do mức độ phổ biến của luật pháp còn hạn chế, khiến luật pháp là cái gì đó nhiêu khê và hình như "cấm" là vấn đề chủ yếu. Thực ra không phải như vậy. Ở các nước tiên tiến, như Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc, việc cấm đoán còn kinh khủng. Nhưng do có sự đầu tư về phổ biến luật, mỗi người dân đều hiểu kĩ, nhất quán rồi thì tất cả sẽ thấy bình thường thậm chí là sử dụng thoải mái. Việt Nam điều kiện còn thiếu, tương lai sẽ được như vậy. Ở đây nhà nước ta cũng có để cho chọn lọc tự nhiên, nhưng mà không quá thoáng vì chưa đủ tiềm lực, họ thoáng vì họ có đủ: chế tài, tiền, khả năng sửa hậu quả. Còn ta, tiềm lực hạn chế, nếu ta có đủ các yếu tố trên, dĩ nhiên ta sẽ như họ. Ví dụ như vẫn thả nổi thị trường báo chí ở mức độ nào đấy, vẫn có sách xuất bản gây tranh cãi, vấn đề là việc cấm chỉ khi nó có khả năng gây hậu quả vượt ngưỡng. Cái này phải thông cảm, ta đâu có được như phương Tây lúc này? Điều này điều kia của người nước nào, là bởi nhiều yếu tố, họ chưa nói thẳng, hoặc hỏi họ thế này thế nọ, nghệ thuật sáng tạo như thế nào, thì nó vẫn phải phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cái trước và cái nay. Đó thuộc về triết học, nói nôm na là không có gốc làm sao có ngọn. Cứ ngẫm thật kĩ. Đọc xong 2 lần tôi thấy rằng rốt cuộc nó cũng bị đào thải thôi, nhưng tại sao cấm ngay vì nhiều yếu tố. Đừng chê trách kiểu làm việc "ngại hậu quả" là lỗi thời, do người sử dụng, người sử dụng linh hoạt, như bộ trưởng Thăng, thứ trưởng Bùi Văn Ga, thì sẽ có thể hiệu quả, còn áp dụng khư khư thì dĩ nhiên sẽ bị chê. Nhưng đó là mấu chốt cơ bản cho 1 người nắm quyền, không ai nắm quyền lực được nếu không hiểu yếu tố này. Đây là chia sẻ của bí thư đảng ủy trường trong buổi tập huấn. Nước nào cũng thế thôi, chẳng qua ở nước tiên tiến, khả năng dự báo tốt hơn (vì nhiều tiền hơn), xử lý hậu quả tốt hơn nên họ ít vận dụng hơn mà thôi. Các bạn cứ đứng núi này trông núi nọ mà không bao giờ hiểu cho về vấn đề điều kiện. Không nói tiêu cực như tham nhũng quan liêu, nhưng những quyết định này nọ, xem đơn giản nhưng mà để đưa ra ko đơn giản. Vì cơ bản là thiếu điều kiện cả thôi.
Điều kiện , chế tài, là những thứ do chúng ta kiểm soát và tạo ra, những thứ ấy có thể thay đổi được. Cái chuyện "cấm: không phải là vấn đề, vấn đề là manh mún, là nhất thời, là thiếu chiều sau, là không quản nổi. Nhưng những thứ mà bạn nói, là quá vĩ mô. Chính xác hơn là thôi phồng một vấn đề nhỏ, theo cách mà các nhà báo vẫn làm để kiếm tiền, các bụng bia vẫn làm để báo thành tích, vã nó vẫn là manh mún, là bất lực. bất lực vì kém tài. Nếu nói tại sao "cấm ngay vì nhiều yếu tố", thì đó là những yếu tố gì? Đừng nói khơi khơi. Nếu nói cuốn đó có thể gây "hậu quả nghiêm trọng" thì đề nghị đưa dẫn chứng một cách chính xác và có cơ sở khoa học (không dựa trên phỏng đoán) về các tác hại của những hình vui trong một cuốn sách tranh vui. Một cụ thể nhỏ đề nghị phân tích ít nhất 40 hình có khả năng gây ảnh hưởng xấu một cách nghiêm trọng, chi tiết và thuyết phục dựa trên sự hiểu biết của bạn. Chỉ cần đi nội trong vấn đề này không cần lạc đề qua quản lý vĩ mô. Còn không làm được, thì vẫn là chém gió. Vẫn là ăn rau muống uống nước lã bàn chuyện đường lối quốc gia. Nói nôm na là Đồ Si Đa mà xông pha hiến máu.
Gì đây :o. Cái gì mà lôi Luật với Pháp vào đây thế :o. Cái đoạn này chẳng nói được cái khỉ mốc gì cả. Tôi đoán chừng có lẽ cậu mới học được qua cái môn Pháp luật đại cương đã vội phán rồi . Cậu lôi dùm ra dẫn chứng chứng minh cái đoạn " Ở các nước tiên tiến, như Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc, việc cấm đoán còn kinh khủng" với? Còn đến cái đoạn "thậm chí là sử dụng thoải mái" là sao? Đoạn ấy có ý nghĩa gì thế? Ngăn chặn ngay từ đầu những cuốn sách như thế này? Hài hước thật đấy. Bây giờ cậu thử kể ra tác hại của cuốn sách này và những ảnh hưởng cụ thể của nó tới xã hội này xem giùm cái? Và chỉ giùm ra những ảnh hưởng đó có đủ sức gây nguy hại tới các mối quan hệ xã hội không? Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất cho việc xây dựng những quy chế quản lý chặt chẽ hay chính xác hơn là cấm xuất bản đối với cuốn sách này nói riêng và thể loại sách kiểu này nói chung. Ở một nơi mà khi đi mua bao cao su người ta còn phải ngại ngùng che mặt, khi thấy bao cao su trong ví người nào đó thì ra cái thái độ dè bỉu khinh thường. Khi mà có những vị lãnh đạo kiến thức xã hội học xin lỗi là dốt nát đến mức tuyên bố là có thể "Loại bỏ triệt để tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân" hay "Triệt để ngăn chặn được mại dâm" thì cần lắm những cái đầu thoáng hơn, nhìn thẳng vào hiện thực để tìm ra hướng giải quyết phù hợp hơn là cứ ôm mãi những cái ảo tưởng về 1 thế giới hủ lậu nào đó trong quá khứ. Nói dài dòng như thế để cho cậu trên thấy rằng, nhìn vào thực tại đi. Những câu nói trong sách lưu truyền trên mạng từ đời tám hoánh nào rồi. Chẳng đợi đến khi quyển sách ra đời thì người ta mới biết. Và như thế thì cái ý muốn "ngăn chặn" hay ho mà cậu tưởng tượng ra đã phi lý và nhảm nhí từ khi nó nảy mầm trong não cậu rồi. Mà gớm chứ, đao to búa lớn vãi, mỗi quyển sách có thể nói toẹt ra là vô hại mà cũng lôi lên tầm vóc quốc gia cơ đấy. Nói gì thì nói, về khía cạnh xuất bản thì quyển này chưa được duyệt mà đã phát hành thì đúng là sai rồi. Buồn thật. May mà ta đã thủ đc 1 quyển ehheheheheh :'>