So kị binh với xe tăng thì chẳng khác gì so bộ binh hiện đại cầm súng với cung thủ =.= . So thế này thì làm sao mà so!? wtf O_O!!?? Chả lẽ ngựa chiến lại là thứ yếu đuối tới mức không chở nổi kị sĩ trong khi hành quân đường dài? Trong khi đó ngựa thồ chở nặng, kéo nặng hơn ngựa chiến thì lại được!? Chưa kể trước khi có thể tạo ra giống ngựa đủ mạnh cho kị binh thì người ta dùng chiến xa, thế trong trường hợp chiến xa thì sao? Thế đ/c nghe tới Dragoon với mounted infantry bao giờ chưa? wtf!? Chuyện một kị sĩ có vài con ngựa là chuyện thường Ý đ/c là sử liệu là thứ không đáng tin cậy mà chỉ có những cái 'theo tôi ta có' của đ/c là đúng!?
Hợp lý c ... anh hùng áo vải quang trung nghĩa là anh hùng xuất thân từ tầng lớp bình dân. Áo vải = bình dân. Toàn ông nói gà bà rặn ra vịt.
^ đấy thấy chưa, chưa gì đã bị bash rồi. Chứ mà con naq dẫn mấy cái như Chử Đồng Tử, Khố rách áo ôm, anh hùng hỏa hán thua thằng nghèo hèn khố dây... ra thì ai mà cãi cho nổi
Đừng đánh giá thấp con người nhé, lính mới thì ko đáng một xu chứ lính sao vạch kinh nghiệp đầy mình thì nó vứt xe để cứu đấy. Nhớ năm xưa Nhật có đội ngũ phi công lão luyện mới cân được Mỹ thời gian đầu đó
ngựa trên thực tế không giống ngựa trong game đâu mà suy kiểu đó. Ngựa chiến là ngựa khoẻ, nhanh, quay đầu đổi hướng nhanh và chì nhưng lại thiếu sức bền, còn ngựa thồ thì thường nhỏ con hơn, thiếu sức bật, nhưng chịu khổ được và nuôi được số lượng lớn. Giống như vận động viên điền kinh và chạy 100m vậy, khác hẳn nhau. Không cần đọc sách sử, chỉ cần chịu khó đọc tiểu thuyết cổ điển rất hay gặp các chú knight vào trận mới hô "đổi ngựa cho ta!" Chiến xa thì ko rõ vì đến thời thịnh Rome là chẳng thấy ai dùng chiến xa nữa rồi. Dragoon đời đầu cũng là ngựa thường thường bậc trung vì nó có phải charge vào giữa nơi lửa đạn bao giờ. Về sau Dragoon thành cavalry thông thường thì khác. Số giờ bay nhiều hơn thì lợi thế hơn giai đoạn đầu, nhưng nguồn nhân lực thiếu, training kém và kĩ thuật quân sự cũng đuối hơn hẳn thì không đi đường dài được. Bọn mẽo có trò phi công đạt trình độ nhất định là đẩy về tuyến sau training cho phi công mới, nên train cực nhanh và rất hiệu quả trong khi Đức Nhật thì mấy anh ace cứ bay mãi bay mải miết đến khi bị bắn rụng thì thôi.
Thì cuối cùng đám knight cũng vẫn là cưỡi ngựa khi di chuyển chứ 0 đi bộ như cậu kia nói =.= Bọn Celt đâu Biết rồi n ở đây là đang nói bọn mounted infantry đấy xài ngựa để di chuyển chứ 0 phải đi bộ dắt theo con ngựa! Còn Nhật thì đánh thua trận Guandacanal mất 700 máy bay, mấy trăm phi công tinh nhuệ, từ đó về sau đuối luôn khoản Ace PS: Máy bay Đức thì 0 biết nhưng về xe tăng thì Đức cũng toàn đưa Ace về trường dạy học không, mãi về cuối mới gom hết đống giáo viên với học trò đấy lại thành Panzer Lerh.
thế đoạn này thì sao? câu trả lời đúng là 'ko chở nổi' đấy. Một phần vì tiếc của, phần khác vì không thích hợp làm ngựa thồ.
Riêng bọn Mông Cổ thì ngựa nào cũng thấy bền vãi. Đức với Nhật cũng một phần do hoàn cảnh. Hai tên này phải dốc toàn lực nên chẳng kịp đưa đám kỳ cực về huấn luyện tân binh
_ Bọn Tây kỵ sĩ thông thường nó toàn chỉ đủ tiền chăm 1 con ngựa xịn làm ngựa chiến thôi, bọn nó gọi là Charger, tức là chuyên để xung trận charge. Còn cưỡi thường đi đường sẽ dùng ngựa khác, thậm chí áo giáp vũ khí cũng không để trên ngựa thồ mà đặt trên xe ngựa 4 bánh nếu điều kiện đường xá cho phép xe chạy, lúc cần mới cử người hầu vác ra mặc cho mình. Vì thế mới có chuyện trong trận đánh quyết định hẳn hoi, mà muốn tập hợp đội ngũ kỵ sĩ Lancer, người Pháp mất 1 tiếng rưỡi để chuẩn bị mặc giáp, xắp đội, sau đó mới tiến công được. _ Còn thể loại kỵ binh thông thường mặc áo da áo vải, không mang vác nặng, và sau này là kỵ binh dragoon, arquebuser thì dùng ngựa thường "rẻ tiền" là đủ, vì họ ko có nhu cầu charge xung phong như knight, lancer, pistoler, cuirassier ( loại kỵ binh hạng nặng ) _ Về sau tk 18, 19 thời Nap, người ta còn phân chia cấp bậc cao hơn nữa, dựa trên đặc điểm của ngựa cưỡi, trình độ lính ( và cả sự giàu có của bản thân lính ) mà chia kỵ binh, vì thế mới có hussar, uhlan, dragoon, cuirassier, cavalry guard các kiểu. _ À riêng về người Mông Cổ, lúc mới đầu kỵ binh họ 1 người 3 4 thậm chí gần chục con ngựa, đó là vì cách chiến đấu của họ rất khác các dân tộc nông canh : họ dùng chiến thuật dân du mục. Kỵ sĩ mang nhiều ngựa, một phần là giữ sức chạy đường dài tấn công, một phần là mang lương thực , nhưng cái cực quan trọng mà ít người để ý, đó là họ rất hay mang ngựa cái ! Vì ngựa cái chỉ cần có cỏ, có nước, là sẽ có sữa ngựa, một trong những nguồn lương thực quan trọng cho quân đội, giúp bổ sung cực tốt, giữ sức chiến đấu cho lính, và đủ dự trữ khi chưa cướp được chiến lợi phẩm. Đó là lý do người Mông Cổ có thể đi hàng vạn dặm tiến công khắp nơi mà ko cần mang nhiều lương thực, cũng là lý do có câu : " vó ngựa mông cổ đi qua, cỏ ko mọc nổi " vì ăn cmn hết rồi còn đâu cỏ :(
Mông Cổ lúc đầu cũng toàn ngựa nhỏ tải nặng tốt, sức bền cao lại chịu lạnh, chịu khổ giỏi, đơn giản vì đất Mông Cổ chỉ nuôi được giống ngựa như thế, sau đánh chiếm được mục trường chính của nhà Kim, lấy được các giống ngựa to hơn, khoẻ hơn thì kị binh nặng mới bắt đầu xuất hiện nhiều. Dức, Nhật: Cái này chỉ một phần của vấn đề, chính yếu là Dức không theo đuổi một cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài mà đánh theo kiểu chớp giật, đánh bại đối phương thật nhanh và triệt để. Nhật thì cũng tương tự, họ chỉ mong muốn thần tốc đánh quỵ HQ MỸ rồi chiếm sạch các bàn đạp ở TBD, ép Mỹ phải kkí 1 hoà ước có lợi, nên họ cần 1 lực lượng ít nhưng tinh nhuệ để kết thúc chiến tranh sớm. Dào tạo phi công Nhật trước chiến tranh thì 1,000 nhập học chỉ có 10 người tốt nghiệp mỗi năm (tỉ lệ 1:100) thì hỏi sao không tinh nhuệ, Đức thì khi Goering nghe LX lên kế hoạch "300,000 phi công cho chiến tranh " đã bảo đó là điên rồ. không chỉ đào tạo phi công mà động viên kinh tế của phe trục cũng không phải cho một cuộc chiến toàn diện, ví dụ như công nghiệp đức đến tận khi kế hoạch Speer được thi hành (cuối 1943) thì họ mới thực sự full-mobilize cho chiến tranh. đến lức đó thì thế của phe trục trên chiến trường đã mất, nếu họ làm điều đó sớm 3 năm từ 1940 thì chưa chắc LX đã trụ nổi qua mùa đông.
Tiêu chuẩn thông thường của MC là 1 lính 3 con ngựa, khi hành quân đường dài thì 1 lính 5 con. Chỉ có 1 lần số ngựa gâp 10 số lính là khi đánh Khwazrem thì phải, 12 vạn kị/25 vạn quân mà đem tới hơn 1 triệu con ngựa.
_ Bọn Tây nó làm áo giáp, về sau chuyên có 1 cái chỗ háng là lõm hẳn vào ko có giáp sắt, có lý do cả đấy đó là vì mùa đông lạnh, mà muốn đi tiểu khi đang mặc giáp, nếu ko có cái chỗ lõm đấy, vớ vẩn vung vẩy dính vào giáp sắt, sắt nó lạnh có thể làm dính cmn vào luôn muốn thoát chỉ có trườm ấm thì may ra gỡ được
tra 'codpiece' đi xem phần háng có giáp sắt không. Lý do một số bộ giáp ko có giáp ở dưới háng vì đấy là giáp cưỡi ngựa, cái saddle bảo vệ bàn toạ các chú lính rồi. Xuống đất chém nhau thì anh nào giàu full armor bọc kín đầu > chân luôn. Mà kể cả ko có plate ở phần háng/nách/khuỷu tay thì vẫn có mail ở đó cho dễ xoay trở. Mail với plate đều là sắt, đái phải đông cứng khoái lạc song châu như nhau hết.
_ Bác nói đúng, là em viết chưa chính xác, ý em là chỗ đó 1 là ko có giáp ( thông thường ) hai là có nhưng là mail hoặc leather ( codpiece ) và tháo ra dễ dàng ( ví dụ tháo móc khoá là nó tụt ra ) để dễ đi :) _ Giáp kỵ binh khác với giáp bộ binh vì cái yên ngựa bọn Tây nó làm cao cả trước và sau để bảo vệ vùng dưới vụng kỵ sĩ thì thôi. Nhưng giáp bộ binh dù kín thì thường vẫn có chỗ hở là chỗ giữa háng cho tiện giải quyết, cũng ko phải ai cũng trang bị codpiece vì của nợ này chế tạo để bảo vệ chứ ko phải cho thời trang hay tiện lợi, nên mặc vào có lẽ khá khó chịu. Cá nhân em xem hầu hết tất cả các kiểu giáp Tây, cả bộ binh lẫn kỵ binh, đặc biệt tk 15 trở đi ( khi mà giáp plate trở nên phổ biến ) thì rất hay để trống vị trí này. Cũng có thể không chỉ vì vấn đề vệ sinh, mà còn vì vấn đề di chuyển linh hoạt trên bộ, cũng như ngồi trên yên ngựa đỡ khó chịu nữa. Nói chung là nó có đặc điểm như vậy, cũng ko rõ vì cho dễ chịu hay vì muốn giải quyết vệ sinh dễ dàng, mà bên Tây họ làm giáp dù kín cũng ít khi kín toàn thân. _ Có một số bộ giáp đặc biệt chế tạo thì kín gần như thùng sắt, ví dụ mấy bộ giáp chế cho vua Henry VIII nước Anh để chơi đấu kiếm, kín cmn toàn thân, cả mông lẫn háng đều bọc kín :v Nhưng chế như vậy chỉ là phục vụ trường hợp đặc biệt chứ thông thường họ ko làm thế vì mặc sẽ cực kỳ bí :(
rảnh ngồi dịch http://citizenhistorian.com/2007/07/31/japanese-curry-navy/ Ngày nay món ăn Nhật trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới, tới mức mà hầu hết mọi người tin rằng người Nhật ăn Sushi, Sashimi và Tempura hằng ngày và đó là những món truyền thống của Nhật. Thực ra đó chỉ là sự hiểu nhầm. Mặc dù đúng là người Nhật có ăn những thức ăn đó nhưng hầu hết chúng tôi không ăn Sushi và Sashimi hằng ngày. Món ăn phổ biến hằng ngày ở Nhật thực ra là Curry và Ramen. Hầu như mọi loại thức món ăn mà người ngoại quốc coi là món Nhật đều có xuất xứ từ nước ngoài. Cả Curry và Ramen đều bắt nguồn từ ngoài Nhật Bản, tương tự với Sushi, Sashimiand Tempura. Người ta nói là phong tục ăn cá muối với gạo bắt nguồn từ ĐNA và nam TQ sau 1 thời gian dài dần trở thành món ngày nay được biết tới như Sushi và Sashimi, cuối cùng nó trở thành Sushi kiểu Edo (Edo-Mae Sushi) vào đầu thế kỉ 19. Tempuracũng là 1 món ăn mà xuất phát từ món chiên của Bồ Đào Nha. Thức ăn duy nhất có xuất phát từ Nhật là Katsuodashi (Súp), thường dùng để chế biến các món ăn Nhật. Có lẽ điểm nhấn đặc biệt của món ăn Nhật không chỉ nằm ở phát minh mà hơn thế nữa là cách sắp xếp và sự tinh tế. Curry Nhật khác với Curry Ấn Độ và Anh. Curry Nhật dính hơn ít cay và nó cũng có 1 nguồn gốc lịch sử thú vị. Vào cuối thế kỉ 19, hải quân và quân đội Nhật gặp vấn đề nghiêm trọng về dinh dưỡng cho thủy thủ và binh sĩ bởi thiếu vitamin B1 dẫn tới bệnh beriberi(chứng tê phù?). Trong suối chiều dài lịch sử Nhật Bản, bữa ăn ở các vùng nông thôn luôn là hỗn hợp của gạo và các ngũ cốc khác. Cá và rau là thức ăn cho tầng lớp trung lưu ở thành phố và tầng lớp thượng lưu. Theo phong tực(ít nhất cho tới cải cách Minh Trị) người Nhật không ăn thịt vì những lí do tôn giáo. Đối với binh sĩ và thủy thủ từ tầng lớp nông dân thì ngay cả việc được ăn cơm không cũng là một giấc mơ. Họ nghe đồn rằng họ có thể ăn bao nhiêu gạo tùy thích trong quân đội hoặc hải quân. Rõ ràng nó ngon hơn nhiều so với cơm trộn ngũ cốc. Tuy nhiên khi ở trong quân ngũ họ lại chỉ ăn mỗi cơm mà không ăn kèm thứ gì khác. Điều này gây ra bệnh beriberi. Mori Rintar, một bác sĩ của quân đội, đã coi beriberi là bệnh truyền nhiễm. Nhưng trong hải quân Takagi Kanehiro, một bác sĩ hải quân, đã phát hiện ra beriberi là do thiếu vitamin B1. Ông đã đề nghị hải quân đưa ra các thức ăn chứa vitamin B1 như thịt, bánh mì, cơm trộn với lúa mạch. Vấn đề là cơm trộn lúa mạch không được ưa thích vởi thủy thủ bởi món ăn này làm họ nhớ tới cuộc sống cực khổ khi còn ở làng. Hải quân Nhật đã học cách nấu curry từ hải quân Anh. Sau hiệp định đồng minh Anh-Nhật năm 1902 giao lưu giữa hải quân 2 nước đã dẫn tới việc người Nhật phát hiện ra là hải quân hoàng gia Anh phục vụ curry trên tầu của họ. Ban đầu, thủy thủ và sĩ quan Nhật ăn curry với bánh mì, những những thủy thủ chuyển sang ăn với cơm chứ không phải bánh mì. Thậm chí vào đầu thế kỉ 20 người Nhật tại các vùng nông thôn vẫn không có thói quen ăn bánh mì vào bữa ăn.Thủy thủ tới từ những vùng này coi bánh mì như 1 loại thức ăn vặt chứ không phải bữa ăn chính. Tuy nhiên gạo trắng vẫn không có lượng vitamin B1 cần thiết để ngăn beriberi. Trong chiến tranh Nga Nhật với nỗ lực nhằm cho thủy thủ có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hải quân bắt đầu phục vụ curry với gạo trắng, curry được nấu với lúa mạch chứa vitaminB1. Món mới này trở nên nổi tiếng trong giới thủy thủ. Curry rất hợp với gạo Nhật. Curry cũng hợp với cả salad tươi và sữa, tất cả đều chữa những vitamin và dưỡng chất cần thiết như Canxi. Món curry nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì nhiều lí do khác nữa. Curry cũng rất kinh tế. Món ăn được phục vụ trong 1 một đĩa giúp nó rất dễ rửa. Vào cuối tuần khi có ít người hơn tại các căn cứ hải quân, món curry rất đơn giản tới mức bát cứ nhân viên nào còn lại ở căn cứ cũng có thể làm được nó. Mỗi tầu và căn cứ hải quân lại có một công thức nấu curry riêng và thường xuyên thi thố với nhau. Năm 1908, curry chính thức được công nhận khi công thức món curry được công bố trên Kaigun KappÅ Jutu SankÅsho (Hướng dẫn nấu ăn của Hải quân). Mỗi thứ 6 thủy thủ và sĩ quan mọi tầu và cảng trong lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản lại ăn curry. Đây đã trở thành truyền thống của họ được truyền lại từ hải quân hoàng gia Nhật. Khi ở trên biển đi qua những đại dương thì thủy thủ thường mất khả năng cẩm nhận thời gian. Ăn curry vào mỗi này thứ 6 cũng nhắc cho thủy thủ biết ngày hôm đó là thứ mấy. Món curry Nhật mới đã truyền ra từ hải quân và các căn cứ hải quân – Căn cứ hải quân Yokosuka Naval Base thường được coi là nơi sinh ra curry kiểu Nhật bởi 1 lí do là dinh dưỡng. Tuy nhiên sau 1 thời gian những thủy thủ trở về nhà đã giới thiệu món ăn này với gia đình, curry dần đi vào xã hội Nhật Bản và trở thành một trong những món ăn phổ biến ở Nhật ngày nay.