[Chia sẻ] Reviews - Bình luận

Thảo luận trong 'Phim ảnh' bắt đầu bởi Hiendaoduc, 24/12/09.

  1. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    The Hurt Locker
    Đạo diễn : Kathryn Bigelow

    The Hurt Locker là một phim được đề cử khá nhiều Oscar, và tôi hi vọng nó sẽ dành vị trí thống lĩnh chúng. Bởi đơn giản, với tôi, nó xứng đáng là bộ phim hay nhất năm và cũng xứng đáng là một trong những bộ phim hay nhất về chiến tranh.

    Iraq, một buổi nắng gắt, biệt đội Delta đang gỡ bom trên một con phố hổn lốn. Sự cẩn thận trong từng chút một. Quả bom có nổ ? Hiện thực liệu có tan biến trong bụi mù. Ta tự hỏi bản thân. Một cú điện thoại, một phút giây chạy không kịp. Bom nổ, người chỉ huy đội hòa mình vào cát bụi. Bộ phim bắt đầu thế đó, hấp dẫn, ngột ngạt. Thân xác người đã chết được trả về với những kỉ vật. Một người lính mới gia nhập biệt đội Delta. William James. Ba người, ba tính cách, họ cùng chiến đấu và gỡ bom trên một chiến trường Iraq đầy rẫy bom đạn hòa mình ẩn nấp sau lớp cát sa mạt mù mịt đó. Cuộc chiến nào cũng thế, cũng trông vô tận và mịt mù, dài tít mù xa như bãi sa mạt là mồ chôn biết bao người kia. Ba người lính trong Delta Company gồm : James, một con người đắm chìm trong việc gỡ mìn một cách kì lạ, như có ma lực hút anh vào bên trong những thứ có thể giết người ta trong nháy mắt. Anh thích thế, anh thích mạo hiểm, phá bỏ lề luật thông thường. Anh sưu tập những kíp nổ về đựng dưới giường, như một nỗi ám ảnh với công việc. Sanborn, một người lính da đen khô cằng và cứng nhắc - như màu da của anh vậy. Anh thẳng thắng, có phần quá cẩn thận. Owen, người lính trẻ ít kinh nghiệm, trông thật thà ngơ ngác và có vẻ nhút nhác như phần lớn những người mới nhập ngũ, nhưng anh cũng đã góp công trong việc trợ giúp hai người đồng đội trong cuộc chiến.

    Đó là ba nhân vật chính của chúng ta trong bộ phim dài đằng đẵng này. Phim đề tài chiến tranh nhưng không quá màu mè vào những màn bắn nhau chí chóe cho lắm, cũng không xây dựng hình tượng nhân vật theo kiểu siêu nhân anh hùng chính nghĩa, không xây dựng nước Mỹ luôn là một đất nước chính nghĩa trong các cuộc chiến, không bôi nhọ những con người Iraq hiền lành. Ai là thiện, ai là ác. Ai biết được. Bởi thế, phim khác biệt so với hằng hà sa số những phim chiến tranh khác của Hollywood. Do vậy, nó thú vị hơn, sống động hơn và thực tế hơn. Phim chủ yếu đánh vào màn tâm lý của những người lính, cảm giác của họ trong cuộc chiến. Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Những nỗi sợ hãi khắp nơi. Nay mai mình sẽ chết ? Vợ con mình ? Mình có bị bắn trong sa mạc vô biên ? Mọi thứ. Mọi thứ đều có vẻ khô khốc khắc nghiệt. Sanborn đã nói : Tôi ghét cực kì cái vùng đất chó chết này. James thì lại yêu mến nó, nơi đây có những đứa trẻ với khuôn mặt hồn nhiên đến sợ, bán DVDs cho lính Mỹ với cái giá rẻ bèo 5USD một đĩa, với niềm đam mê bóng đá. Owen chửi thề trong khi được trung chuyển đi chữa bệnh : Chó chết. Thế cậu đã biết cái cảm giác bị bắn là thế nào rồi chứ ? Họ đã từng mâu thuẫn tột độ, Sanborn và William ấy, có lúc muốn giết nhau – bắn nhầm là chuyện thường thấy trong chiến tranh cơ mà – lời Sanborn. Nhưng họ vẫn có những tình cảm cho nhau, họ chiến đấu bên nhau, lo lắng bên nhau, họ uống rượu và đánh nhau trong phòng. Những khoảnh trời riêng của những người đàn ông lột bỏ áo lính còn bộc lộ sâu thẳm tâm can của họ - James lo lắng gọi về gia đình, Sanborn nhớ đến bạn gái và áp lực sinh con đẻ cái. Tâm lý nhân vật diễn biết liên tục và phức tạp, cho ta một cái nhìn chân thật và sống động và sâu nhất về những người lính trên sa trường. Họ, những người lính lúc nào cũng có một ngăn tủ của riêng mình để cất giấu tâm hồn, khiến ta không thấy được bản chất bên trong những con người trẻ khỏe cường tráng chửi thề liên tục bắn giết không ngứa tay đó nó như thế nào và trông ra sao. Bộ phim là một chiếc chìa khóa cho ngăn tủ đó. Theo tôi đó cũng là ý nghĩa của tựa phim, “The Hurt Locker”.

    Chiến tranh là một thứ gì đó khốc liệt, đúng thế. Theo sau từng người lính trong những phút giây gỡ bom là những màn căng thẳng tột độ vận dụng nhiều trí lực cũng như máu và mạng sống của những người xung quanh. Bom, bom khắp nơi, nối chùm dính liền với nhau. Khi thì sâu dưới lòng đất, khi thì chất đầy trong một chiếc xe hơi, khi thì được khóa khắp mình người đàn ông nào đấy. Chúng được nối với nhau thành một hệ thống dây nào đó rất gắng kết. Điều đó dường như mang ý nghĩa, hậu quả của những cuộc chiến thường rất dài, lê lết qua nhiều thân phận, nhiều thế hệ, nhiều kiếp người. Những quả bom như những hậu quả mà nó mang lại thật khủng khiếp. Việc tháo gỡ nó hiển nhiên là rất nguy hiểm, được bồi thêm căng thẳng bằng những áp lực khủng khiếp trong công việc, những ánh nhìn tò mò đôi khi ngu ngốc của những cư dân xung quanh, những bất đồng trong mệnh lệnh. Nhiều cảnh khó quên trong những giây phút này như cảnh James lôi ra một chùm dây toàn bom, hay khi anh cố gắng tìm kíp nổ trong xe, hay khúc cuối cùng – người đàn ông với thân mình toàn bom – dang tay cầu nguyện rồi tan tành về với Thánh của ông ta. War is a Drug, đúng thế, chiến tranh là ma túy, dễ nghiện ngập, vì thế ta thấy James của chúng ta lại quay về cuộc chiến bất tận này ở cuối phim. Đếm ngược : 365 ngày nữa. Một nỗi niềm vô tận lại sắp bắt đầu. Điều đó còn cho thấy, chiến tranh không bao giờ kết thúc. Sự sống cái chết, tất cả đều là một trò may rủi trong chiến tranh. Liệu chúng ta, những người ngoài cuộc có hiểu được cái cảm giác đó không ? Không, không ai hiểu được những người lính ấy họ như thế nào ngoài đó cả. Cũng như một vị Colonel nào đó ngồi suốt trong bàn giấy giảng đạo với họ, một ngày đẹp trời muốn hòa nhập cùng với 3 người lính, đã phải bỏ mạng dưới sức ép của một quả bom khiến thân thể tan tành.

    Phim bối cảnh Iraq cho nên trong phim ta toàn thấy sa mạc rộng lớn, những đường phố xác xơ và rác rưới với những quả bom ẩn chứa sâu bên trong, tạo cho ta một cảm giác nóng bứt nơi mi mắt, nhức đầu với một cuộc chiến chán chường và bế tắc. Phim hồi hộp, căng thẳng tột độ như đưa ta vào cuộc chiến nóng bỏng và nặng nề, kề vai sát cánh với những người lính ấy. Điều đó thứ nhất là do một kịch bản hay . Thứ hai, nó được trợ giúp bởi những cú máy tay như phim tài liệu, lia liên tục, zoom out in đủ cả, khuôn hình rung động lắc lư theo từng diễn biến. Nó cho ta thấy rõ, chiến tranh khốc nghiệt, tâm lý người lính chao đảo như thế nào. Tất cả những người lính trên chiến trường đều hiện thân như một kẻ vô danh thực hiện nghĩa vụ của mình cho đất nước. Mấy ai biết đến họ. Bởi thế, những NV chính hầu hết là những diễn viên vô danh không tên không tuổi với nghề. Họ diễn rất thật, miêu tả mọi trạng thái cung bậc cảm xúc, điều đó làm ta đắm chìm hơn vào bộ phim. Âm thanh chân thật với những tiếng động hỉ nộ ái ố của một cuộc chiến tranh ngoài sa mạc hay trong đường phố vang vọng hay đập dồn dập vào màn nhĩ của ta.

    Phim kết thúc trong nhiều nỗi niềm của tôi. Liệu cuộc chiến ấy mịt mù ấy có bao giờ kết thúc, hay vẫn mãi tiếp diễn. War is a Drug, thế nên khó có thể dứt bỏ được.
     
  2. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Hachiko: A Dog's Story (2009)

    [​IMG]

    * Thể loại: Tâm lý, Gia đình
    * Kịch bản: Stephen P. Lindsey, Kaneto Shindô
    * Đạo diễn: Lasse Hallström
    * Diễn viên:

    Sarah Roemer ... Andy Wilson
    Richard Gere ... Parker Wilson
    Joan Allen ... Cate Wilson
    Jason Alexander ... Carl
    Cary-Hiroyuki Tagawa ... Ken
    Erick Avari ... Jess

    Chó - người bạn thân thiết nhất của con người. Loài chó được biết đến với sự thông minh, lòng trung thành, sự quả cảm ... Đã không ít lần các nhà làm phim đưa hình tượng các chú chó lên màn ảnh, đa số nêu cao lòng trung thành và tình cảm thân thiết của những chú chó với người chủ của chúng. Một vài trong số đó dựa trên những hình tượng có thật, đó là những chú chó được mọi người biết đến và ghi nhớ với lòng trung thành hiếm có. Một trong số đó là Hachiko - một chú chó nổi tiếng khắp Nhật Bản và được xem như là một biểu tượng của lòng trung thành.

    Năm 1924, Hidesaburō Ueno (上野 英三郎), giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đên một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi ông chủ bị nhồi máu đột ngột, từ trần ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể nào trở về nhà. Nhưng như thường lệ, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình song không thấy. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn lặp lại trong vòng hơn 10 năm dài. Cuối cùng , ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo(nguồn: Wikipedia)

    Hachiko: A Dog's Story là bộ phim thứ 2 kể về câu chuyện của Hachiko, là bản làm lại của bộ phim Nhật Bản Hachikô monogatari năm 1987. Dĩ nhiên, kịch bản phim phải được chế biến lại đôi chút để phù hợp với bối cảnh phim. Hachi là một chú chó nhỏ được gửi sang Mĩ bằng đường tàu hỏa, nhưng khi xuống tàu thì người ta làm rơi mất lồng nhốt cậu và cậu bị lạc. Tại đây, câu gặp Parker Wilson (Richard Gere) - một giáo sư đại học đang đi bộ về nhà. Parket đưa Hachi về nhà, Cate Wilson (Joan Allen) - vợ ông ban đầu không thích sự có mặt của chú chó nhỏ nên đã bảo Parker đăng tin tìm chủ của chú. Nhưng khi thấy Parker trở nên thân thiết với Hachi, Cate đã từ bỏ ý định tìm chủ của Hachi, và Hachi trở thành một thành viên trong gia đình Wilson. Parker gọi cậu là Hachi-ko, dựa theo số 8 được khắc trên vòng đeo cổ của câu, mang ý nghĩa may mắn trong văn hóa phương Đông. Sau đó câu chuyện được giữ nguyên như trên. Hàng ngày, khi Parker đến ga tàu để đi làm thì Hachi lẽo đẽo theo sau để tiễn chủ, đến cuối ngày thì chạy ra tận ga để chờ chủ về.... Cho đến một ngày, Parker đột ngột lên cơn đau tim và từ trần, vĩnh viễn không bao giờ trở về nhà. Nhưng Hachi không biết điều đó, ngày ngày đúng giờ cậu đều chạy đến ga tàu , ngồi chờ chủ nhân hi vọng một ngày nào đó sẽ trở về. Cứ như thế ròng rã suốt 10 năm trời, Hachi vẫn không nguôi hi vọng được chào đón người chủ của mình trở về, chú vẫn chờ, vẫn đợi... Và vào một đêm tuyết trắng lạnh lẽo, Hachi đã được gặp lại người chủ thân yêu của mình, chú chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng và lên thiên đàng.

    Hachiko: A Dog's Story là một câu truyện nhẹ nhàng, cảm động, cứ chầm chậm chầm chậm trôi đi trong tiếng nhạc piano dịu nhẹ, dễ hiểu dễ ngấm dù không quá sâu sắc lẫn ấn tượng... Đúng như tên gọi, bộ phim kể về cuộc đời Hachiko, từ ngày cậu được nhận về tới ngày cậu ra đi. Bên canh Hachiko là gia đình giáo sư Wilson với 3 người: vợ chồng giáo sư và cô con gái (sau này thêm người con rể và một cậu nhóc nữa được sinh ra). Mọi thứ cứ lần lượt diễn ra, một cách đơn giản đến mẫu mực. Chi tiết phim không khoa trương, không cầu kì, không thể hiện tình cảm thái quá mà tự nhiên, dễ hiểu. Điều đó khiến cho mạch phim cứ như trôi tuồn tuột, không có ấn tượng hay cao trào gì sâu sắc, nhưng bù lại cảm xúc được thể hiện và truyền tải thật. Parker yêu quý Hachiko, đưa cậu về nhà lén lén lút lút, rồi nuôi cậu, cho cậu một chỗ trú bên cạnh gia đình, đi tìm chủ của Hachiko nhưng vẫn yêu quý, vui đùa cùng cậu, và Hachiko trở thành 1 phần của gia đình lúc nào không hay. Sự xuất hiện của Hachiko gây ấn tượng khác nhau đến từng thành viên trong gia đình, và dĩ nhiên không phải ai cũng thích thú với chú. Cate không muốn nuôi một chú chó, và bà muốn chồng tìm cho được chủ của chú. Nhưng khi thấy chồng vui đùa bên chú chó một cách vui vẻ thoải mái đến mức hồn nhiên thì bà không đành lòng, dù đôi lúc chính Hachiko lại tạo nên một rào cản giữa Parker và gia đình. Rào cản ấy được xây dựng tinh tế qua những biểu hiện nhỏ nhặt nhưng dễ nắm bắt. Và dù không hẳn là hài lòng, bà vẫn vui vẻ chung sống bên chú, tâm sự linh tinh với chú. Khi chồng mất, bà càng đồng cảm với Hachiko, càng hiểu được tấm lòng của chú với chồng mình. Con gái và con rể của Parker yêu quý Hachiko, khi bố mất cả 2 đã nhận nuôi chú, nhưng cuối cùng vẫn để chú ngày ngày ra đi thực hiện bổn phận của chính mình. Bên cạnh gia đình Wilson còn có những người khác: giáo sư Ken, bạn của Parker, người Nhật, hiểu biết văn háo phương Đông và về Hachiko; Jess, người bán dạo bên ga tàu và Carl, người bán vé tàu, ngày ngày vẫn gặp giáo sư Parker cũng chú chó nhỏ trung thành... Những nhân vật phụ bên ngoài chứng kiến câu chuyện của Hachiko, thể hiện cái nhìn khách quan về chú, không thiếu cũng không thừa. Mẫu mực, dễ xem và dễ hiểu, đó là điều tôi cảm nhân được từ bộ phim.

    Đó là về con người, còn chuyện của chú chó thì sao? Hachiko: A Dog's Story cũng xây dựng hình tượng Hachiko một cách chân thực, không cường điệu hay cầu kì. Hachiko "diễn xuất" rất tự nhiên và đơn giản, thể hiện cuộc sống một chú chó bình thường không có gì đặc biệt. Khi được nhận nuôi chú quấn quít bên chủ, chú đào đất qua hàng rào để chạy theo chủ ngày đầu ông đi làm, chú không ham trò đuổi theo quả bóng, chỉ nhìn xa xăm chờ đợi khi cảm thấy bị bỏ rơi, chú ngày ngày chờ đợi chủ về, đêm đến nằm một mình lạnh lẽo dưới toa tàu cũ. Đôi lúc máy quay đặt vào góc nhìn của chú, thể hiện góc nhìn của chú trước thế giới, không nhiều nhưng đủ để người ta hiểu được cảm nhận của chú về thế giới xung quanh. Khác với các chú chó khác, Hachiko hầu như không bao giờ sủa. Tất cả được thể hiện qua hành động, qua ánh mắt, câm lặng nhưng chân thực và dễ ngấm. Cảnh Hachiko ngày ngày đứng chờ chủ thực sự khiến người xem cảm động - hay ít nhất là suy ngẫm. Có một chi tiết lạ là trong suốt bộ phim, Hachiko không hề đeo vòng cổ. Lúc đầu tôi thấy thật vô lí - ở Mĩ nếu chó không đeo vòng cổ rất dễ bị bắt vì bị nghi là chó vô chủ. Nhưng đến khi thấy cậu bị buộc dây vào cổ rồi, tôi mới hiểu vì sao đạo diễn lại để chú tự do như vậy. Một chi tiết nhỏ nhưng được đưa vào đúng lúc khiến ta hiểu hơn về Hachiko - tự do nhưng rất mực trung thành, và Parket - người chủ tuyệt vời coi chú như một người con của mình vậy.

    Phim chỉ có thế. Phim sử dụng tông màu ấm hơi tối, hơi gợi sự trần mặc. Quay phim khá tốt, có những góc quay đơn giản nhưng khá đắt, bối cảnh phim giới hạn trong một con phố, một ngôi nhà, một cửa ga nhưng lại có những đường ray hun hút, ngay cả ngôi nhà, con phố hay cửa ga đôi khi cũng rất xa xăm, rất thênh thang. Âm nhạc của phim với những bản nhạc piano dìu dịu, nhè nhẹ càng làm cho bộ phim thêm trầm và chậm. Phim casting tốt. Richard Gere với gương mặt trầm lắng phúc hậu đóng rất đạt vai diễn một giáo sư đại học yêu thương gia đình một cách đầy trách nhiệm, yêu quý chú chó nhỏ một cách vui vẻ vô tư. Joan Allen vẫn là gương mặt từng trải lạnh lùng nhưng diễn xuất đa dạng hơn, tuy không thực sự tốt nhưng phù hợp với hoàn cảnh. Còn lại các nhân vật khác đều vừa đủ, không thiếu không thừa, diễn xuất chưa nhiều để có thể đánh giá.

    Hachiko: A Dog's Story là một phim tâm lý mẫu mực, không quá sâu sắc, không quá ấn tượng, nên có thể không đủ hấp dẫn để thu hút bạn theo dõi hết bộ phim. Nhưng những khung hình đẹp chầm chậm, những bản nhạc dịu nhẹ và một câu chuyện cảm động có thể sưởi ấm trái tim bất kì ai trong một đêm lạnh lẽo.

    Đánh giá: 7,5/10
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/10
  3. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    Oldboy
    Đạo diễn : Park Chan Wook

    Park Chan Wook là một đạo diễn khá quen thuộc trong mắt cư dân Hàn Quốc và trong mắt của cả thế giới. Phim ông mạnh mẽ, cá tính và bạo lực tột độ. Nhân dịp Thirst ra mắt thành công tại LHP Cannes vừa rồi, tôi xin nhắc tí lại về Oldboy – một bộ phim đoạt lắm giải thưởng của ông, ra mắt năm 2003 thì phải.

    Phải nói luôn, Oldboy nằm trong bộ ba phim Báo thù của Park thế nên nội dung cơ bản của nó là báo thù, giết, giết và giếts. Oldboy bắt đầu với cảnh nhân vật chính của chúng ta, Oh Dease làm loạn trong sở cảnh sát do say rượu, hiện thân ta thấy một nhân vật bất tài vô tướng nhưng vẫn yêu thương vợ con. Rồi sau đó, anh mất tích. Anh bị bắt và nhốt trong một căn phòng suốt 15 năm. 15 năm cắt đứt với thế giới bên ngoài, chỉ có TV là vật trung gian giữa Deasu và nó. Anh bị vu tội giết vợ. Anh tập luyện thân thể để mong mỏi ngày ra khỏi nơi này. Anh khâu lên tay số năm mà mình đã ở. Anh viếc nhật kí. Anh dùng một que đũa cậy tường thoát ra. Anh chờ. Anh chờ thời cơ đến. Và rồi, 15 năm trôi qua, mọi chuyện đã bay qua như giấc mộng. Anh dùng TV để thủ dâm. Anh nhìn những vụ chính trị bùm xùm đã xảy ra. Anh chờ. Và thời khắc đã đến. Anh đã lọt tay được ra ngoài, hứng lấy hứng để những giọt mưa rơi, chà xát vào mặt. Và tiếng nhạc vang lên, một luồn gas đưa anh vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, anh thấy mình đang ở trên một mái nhà, quan sát một người đàn ông muốn tự vẫn. Anh kể cho hắn nghe câu chuyện của anh, nhưng anh không nghe câu chuyện của hắn. Anh đi, hắn nhảy lầu tự vẫn. “Laugh and the world laugh with you, weep and you weep alone.” Anh cười.

    Nói về cảnh đó ta mới thấy cái mở đầu của phim nó hay đến thế nào. Khi đó, Oh Deasu đang đứng trên mái nhà, kéo người tự tử, âm nhạc nổi lên và cảnh cắt cho ta đến thời điểm trước khi bị bắt cóc. Như vậy, bằng mọi biện pháp có thể, kịch bản của Oldboy rất hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối, với những đoạn twist dồn dập và khó tả. Với những lắc léo của câu chuyện, với những đoạn đánh lừa, mọi thứ được đổ dồn về đoạn cuối. Và như thế, Oldboy bắt người xem phải ngồi đến chót phim mới hiểu được mọi nguyên do. Và ta thấy shock vì nó sau cả đống thời gian xem phim nãy giờ.

    Sau đó, Oh Deasu đi tìm trả thù cho 15 năm của mình. Một sự thèm khát. Anh ăn con bạch tuộc sống, vòi vẻ gì đó cuộn và bấu véo mặt anh, lổ mũi anh, rồi anh ngất xỉu được cô gái làm sushi tên Mido mang về. Hành trành trả thù tràn ngập máu và nước mắt bắt đầu. Ngoài xã hội chỉ là một nhà tù lớn hơn mà thôi. Mọi thứ về sau hết sức hấp dẫn nên không spoil được. Hehe.

    Bạo lực, bạo lực đầy rẫy trong Oldboy. Hành hạ ư, có hết. La ó ư, đầy. Đâm chém ư, đủ. Úynh tay không ư, có luôn. Thế đấy, mọi hình thức của bạo lực đều dẫn về Oldboy. Ngay cả việc bạo lực trong tư tưởng và tâm hồn, lời nói đều được bộc tả kĩ lưởng. Tuy nhiên, bạo lực ở đây không có nghĩa là nó ghê rợn. Nếu bạn muốn tìm dáng dấp bạo lực kiểu gore như Wizard of Gore hay Saw hay Hostel thì chả có. Ngược lại, bạo lực trong Oldboy được bộc tả một cách rất phong cách và nghệ thuật. Hình ảnh đẹp hết chỗ chê. Máu, máu chảy khắp nơi với những hiệu ứng thị giác đẹp đẽ không ngờ. Mọi cảnh vật đều được dìm trong một tone màu tối nâu đỏ xanh vàng vọt. Góc quay đẹp và đã và lạnh lùng, ấn tượng nhất là một cú long take đoạn úynh nhau với hàng chục tên khiến bạn khó quên được nụ cười của Oh Deasu. Diễn xuất thì đặc biệt ấn tượng : từ một Oh Deasu điên dại vì trả thù đến một kẻ lạnh lùng và khôn khéo. Mọi thừ đều được phô ra, không chỉ qua ánh mắt mà còn đủ thứ khác. Ta cảm thấy được nhân vật. Không điên sao được với cái cảnh Oh Deasu cắt lưỡi mình vì không muốn cho Mido biết được sự thật. Máu chảy lã chã, Oh Deasu làm chó liếm chân Người. Người cười. Mọi thứ thật điên rồ và đảo lộn. Âm nhạc thì luôn là một điểm mạnh trong phim của Park, với những bản nhạc không lời cello réo rắt tình tứ và hấp dẫn sống động, đi theo cùng phim. Có thể nói, OST của Oldboy là một trong những CD nhạc hay nhất mà mình từng nghe qua.

    Về ý nghĩa, theo nhận định chủ quan của tôi, film cho ta thấy sự cầm tù của đời sống con người trước mối nguy hiện đại hóa vô biên của xã hội. Cảnh giam cầm trong phim và sau đó những nhà cao tầng chót vót dưới đầu môi chót lưỡi của Oh Deasu khiến ta thấy được. À, cái thời chó chết. Vì tiền mà có nhiều đứa bày ra đủ trò. Con người đang bị giam cầm trong cái chốn u tối và rũ mục của bản thân mình. Phim cũng đưa ra nhiều triết lý : “Be it a sand or a rock, in water they sink the same”. “Laugh and the world laugh with you, weep and you weep alone.” Hay sự mô tả nỗi cô đơn. “Khi người ta cô đơn, người ta thường nghĩ đến kiến, vì kiến thường đi thành bầy đàn, nên khi chúng cô đơn thì thật ấy mới là điều khủng khiếp.” Phải chăng, con người ta đã quá cô đơn trong thời đại hiện nay. Những lối sống chối bỏ bản thân, những lối sống sa đọa và cực đoan khiến đầu óc ta dễ lệch lạc. Dẫn đến bạo lực, dẫn đến loạn luân. Thế giới này đang đảo lộn. Có ai thấy không ? Chị yêu em ruột, em ruột rờ roạng thân thể chị. Họ thấy khóai và sướng. Cha yêu con ruột, cha làm tình với con ruột. Họ thấy khoái và sướng. Mọi thứ như thế đều dẫn đến bi kịch. Bị kịch khủng khiếp. Chị chết, cha gần như chết về mặt tinh thần. Báo thù – trả thù. Bản thân bộ phim đã là một bi kịch trong lòng hiện đại. Về cảnh loạn luân, lẽ nào Park muốn nói thêm : Nguồn gốc dục vọng luôn ẩn chứa bên trong tiềm thức con người, và bản thân mọi nguồn gốc của bi kịch và tội lỗi đều hằng là do dục vọng. Trạng Quỳnh cũng đã từng có câu tế Chúa nổi tiếng : Ô hô ngàn sao ! Sao Loan, sao Mệ ! Sao Dập sao Dung ! Sao Ú Sao Ngang ! Sao Bao Sao Thạm !.... mau cút lên trời, Chúa tôi khỏi bệnh (mà bệnh tình gì mà quái chiêu, cào cấu cung nữ đẹp trần truồng. Trời ơi chịu sao thấu.) đấy sao.

    Do thế, bằng mọi biện pháp bạo lực và hình ảnh có thể, với câu chuyện trớ trêu và phần nào mang dáng dấp bi kịch Ơđíp cổ đại ở Hy Lạp xa xôi, Park Chan Wook đã tạo nên một bộ phim lạ trước con mắt nhiều người. Bạo lực, nhưng vẫn hằng chứa ý nghĩa. Tuy đôi lúc ông đã đẩy bạo lực lên quá đà khiến phim trở nên không phù hợp với nhiều người (Cấm 18 tuổi), nhưng với mọi thứ mà nó đạt được, Oldboy trở thành một tác phẩm có giá trị dưới mắt nhiều người. Bạn có thể không thích nó, nhưng không thể phủ nhận, phim là một bức tranh nghệ thuật – tuy nhuộm toàn màu tăm tối.
     
  4. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    Dancer In The Dark

    Đạo diễn : Lars Von Trier

    Không sai khi nói rằng, Dancer In The Dark là một bi kịch. Một bi kịch quá đỗi đau đớn mà khi xem người ta khó có thể cầm lòng được.

    Lars Von Trier ra mắt bộ phim vào năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới, năm 2000. Thành công cũng rực rỡ với lắm giải thưởng từ các LHP Thế giới. Dancer In The Dark đã in dấu ấn vào lòng nhiều khán giả. Phim lấy bối cảnh ở Mỹ, khi mà Selma Jezkova cùng con của cô từ CH Séc đến Mỹ tìm hi vọng. Selma làm việc trong một nhà máy, dành dụm tiền cho một cuộc giãi phẩu mắt cho con mình. Cô sống trong một trailer nằm trong khuôn viên gia đình Houston, với một bà vợ tiêu xài và một ông chồng cảnh sát. Cô có vẻ hằng yêu đời, tham gia vào những lớp học nhạc kịch, tưởng tượng lấy những cảnh ca hát nhảy múa trong đầu cô, vì theo cô “In a musical, nothing dreadful ever happens”. Cô có những người bạn tốt, Jeff luôn luôn chờ cô. Kathy luôn giúp đỡ cô trong những lúc khó khăn. Mấy ai biết rằng, ánh sáng đang lụi dần trong mắt cô. Ông chồng nhà Houston, Bill tâm sự với cô rằng anh ta đang hết tiền – ngân hàng sẽ cướp mất ngôi nhà và cô vợ tiêu xài của anh. Cô cũng tâm sự lại với Bill. Selma làm ca đêm, với đôi mắt không rõ và lèm nhèm. Cô làm hỏng việc. Tay đứt. Cô chậm chạp nương theo hai đường ray xe lửa đi vào tăm tối. Sau đó, cô bị đuổi việc. Bill ăn cắp tiền của cô. Một cuộc giằng co. Selma bắn chết Bill. Mọi chuyện sau đó là một bi kịch. Cô nhanh chóng đưa tiền cho bác sĩ với lời dặn : Tên nó là Novy, trùng theo tên của một diễn viên vũ kịch nổi tiếng ở Sec mà cô cũng lấy làm tên một ông bố tưởng tượng của cô. Mọi thứ đều chống lại cô ở phiên tòa. Cô bị xử tử hình.

    Phim đau đớn là thế, ánh sáng trong phim nó chỉ le lói và mang tính nhỏ nhoi. Cô phải chết sao ? Để con mình được sống mà nhìn thấy đời. Cô hi sinh vì con. Tình yêu thương cao qúy đã dìm chết cô. Không, phải nói là Lars Von Trier đã dìm chết nhân vật của mình, không cho Selma có con đường nào giải thóat cả. Họa chăng, đó là cái giá treo cổ. Một giải thóat khỏi bế tắc một cách tiêu cực nhất. Một ngõ cụt. Một ngõ cụt đen đúa và u ám. Mắt Selma không thấy được cho nên đường ra đối với cô là một thứ gì đó vô hình. Phim nặng nề từ những khúc khởi đầu. Và càng về cuối phim nó càng tăng tiến, ta như đang bị chìm trong một mớ hỗn độn của nứơc mắt và những tiếng la hét tuyệt vọng. Phim có những thứ đáng kể như là tình người, nhưng sau đó mọi thứ lại hỗn độn. Lars chống lại nó – chống lại những thứ tốt đẹp nhất. Nó có giúp đỡ gì cho ta ? Mọi tình người luôn không có đất để cứu giúp cô thoát khỏi bế tắc (tuy nhiên chúng ta vẫn cảm động khi thấy những người đó tìm mọi cách để chia sẻ cùng cô). Sự thật luôn là thế, nó có bao giờ tốt đẹp như phim cổ tích đâu ? Những sự bất công phi lí trong một xã hội tha hóa. Sự bế tắc và đường cùng của con người khiến chúng ta liều mình như chẳng có. Sự ngây thơ của một kiếp người. Bởi thế, phim nghẹt thở, không vì hành động bắn súng, không vì những cuộc đấu trí thông minh, mà vì cảm xúc đã lấn áp ta. Chúng ta hoang mang mà mất bình tĩnh khi xem phim. Những hình ảnh vửa trải qua. Tại sao nó lại xảy ra. Tại sao ta không để cho Selma một con đường sống sau bao bế tắc cô lâm phải. Gần cuối dường như ta đã có thể thấy một sự cứu vớt, nhưng để đánh đổi lấy nó – Selma phải hi sinh con trai mình – và cô từ chối. Tréo nghoe, đạo diễn đã đưa những tình huống tréo nghoe và cùng cực nhất cho nhân vật. Và khi cô bị thắt cổ, chúng ta ngẹn ngào. Tôi đã hình dung ra một cảnh anh hùng cứu mỹ nhân thường thấy trong phim Mỹ, rằng Jeff sẽ xả thân để cứu cô. Sau đó hai người cùng đứa con vừa giải phẩu sẽ chạy trống nhưng sống một cuộc đời hạnh phúc. Jeff chăm lo cho cô từng chút một. Nhưng không có. Cô hát những bài ca của cô, rồi bùm. Cô bị treo cổ tòn ten. Chúng ta hết hơi để hét lên.

    Tại sao phải thế ? Phải chăng vì cô quá trong trắng và vô tội mà đã bị đẩy đến bước đường cùng trong một xã hội chưa công bằng cho lắm ? Một trong những phim làm tôi phải ứa nước mắt vì nó. Lars Von Trier đã làm ra một tác phẩm thuần khiết nhất về sự bất công và bế tắc của một số phận. Tuy nhiên, lắm người khen cũng lắm kẻ chê. Thật sự là tôi cũng nghĩ rằng Lars Von Trier đã đẩy mọi thứ lên quá đà – chính ông đã làm cho Selma lâm vào cảnh đường cùng nhất, và chính ông cũng tự tay kéo dây thừng.

    Cấu trúc của phim đơn giản như sau : thực và ảo. Thực là câu chuyện đau thương của Selma, ảo là những lúc cô tưởng tượng ra những đoạn musical vui tươi. Thực được quay với máy cơ động, khiến khuôn hình nhập nhằng di chuyển không ngừng. Với những cú cắt mạnh từ nhiều góc độ. Vá chằng chịt với nhau tạo nên một cái style dạng tài liệu và thuần khiết xuyên suốt phim. Là những cú máy lạng lùng, là những thái độ đối với những ngày cuối cùng của cuộc đời cô trong tù. Đó là khi chúng ta đắm chìm vào câu chuyện. Còn ảo được quay với máy cố định, thay đổi hẳng tone màu khiến cho ta như lạc vào một bộ phim khác. Nó tươi vui và ấm áp hơn tí so với những đoạn thực, vì “In a musical, nothing dreadful ever happens” mà. Bố cục quá tốt với những vũ công thành thạo, những thứ tốt đẹp đều đưa ra : Bill sống dậy, mọi người nhảy múa cùng cô, những thứ gọi là tình người có đất để diễn. Nhưng, phải chăng như dụng ý của Lars Von Trier, đó cũng chỉ là ảo tưởng. Mọi thứ đang đánh mất dần chân lý của nó.

    Âm thanh là một thế mạnh khác. Những tiếng máy móc chuyển động tạo nhịp điệu, tiếng xe đạp cạch cạch nghe rợn mình, tiếng bước chân gõ nhịp, tiếng nước chảy. Tất cả mọi thứ đều ám ảnh ta cao độ. Những âm nhạc theo kiểu điện tử, thể nghiệm với giọng hát của Bjork, thật sự đưa ta vào giấc ngủ và cũng đưa ta đến mọi cơn ác mộng. Bjork, nữ diễn viên chính của chúng ta, người đã đạt giải DV xuất sắc tại LHP Cannes, thật sự là rất xứng đáng. Ai có thể ngờ một ca sĩ lại có thể diễn xuất hay đến vậy ? Cô khóc, những ánh mắt. Ta thấy có vẻ như cô mù thật. Ta thương cô thật. Ta chết cùng cô. David Morse trong Green Mile đã đóng một vai phức tạp – tâm lý thuộc dạng khó diễn, nhưng anh cũng đã làm rất tốt vai diễn của mình. Ta hình dung ra được một con người cứng rắn ngoài đường như đầy đau đáu ở bên trong. Ta hình dung ra được lòng tham hiện hữu ngay bất cứ con người nào trong một hoàn cảnh bế tắc.

    Phim là một dòng chảy mạnh bạo của cảm xúc. Sẽ có người ghét nó. Riêng tôi cảm thấy đây là một sự sáng tạo tuyệt vời của nền điện ảnh thế giới. Bản thân bộ phim đã sáng tạo lại điện ảnh theo cách của riêng Lars Von Trier, bỏ qua một vài quy tắc Dogma khó chịu mà ông lập nên, và làm bàng hoàng mọi khán giả mỏi mòn chở đợi một thứ gì đó lạ lẫm. Đúng như câu nói của ông “Mỗi phim sáng tạo nên ngôn ngữ của nó” . Phim ông là dòng chảy đầy cảm xúc một cách thuần khiết nhất trong nghệ thuật. Đẹp tuyệt. Hay cân nhắc và suy nghĩ trứơc và sau khi xem phim.
     
  5. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Daybreakers (2009)

    [​IMG]

    * Tên phim: Daybreakers
    * Thể loại: Hành động, Giả tưởng, Tâm lý
    * Kịch bản: Michael Spierig, Peter Spierig
    * Đạo diễn: Michael Spierig, Peter Spierig
    * Diễn viên:

    Ethan Hawke ... Edward Dalton
    Sam Neill ... Charles Bromley
    Claudia Karvan ... Audrey Bennett
    Willem Dafoe ... Lionel 'Elvis' Cormac
    Mungo McKay ... Colin Briggs
    Emma Randall ... Ellie Landon

    Lấy cái sườn là motif phim vampire không hút máu cổ điển, thêm thắt đủ các nguyên liệu vay mượn từ phim khác, thêm 1 chút gia vị mới lạ rồi xào xáo lên, ta sẽ được 1 bộ phim vampire "lẩu thập cẩm" với đủ hành động + kinh dị + tâm lý + sci-fi có tên Daybreakers.

    Điều gì xảy ra khi vampire thay thế con người trở thành kẻ thống trị thế giới? Năm 2019, đa số loài người đã bị chuyển đổi thành vampire, và con người lúc này trở thành lực lượng thiểu số. Cộng đồng vampire dù đạt được cuộc sống bất tử nhưng phải chấp nhận sống trong bóng tối, và cần có máu người để tồn tại - nếu không, vampire sẽ bị thoái hóa, biến đổi thành những kẻ điên dại khát máu mất hết lí trí - một dạng "zombie" vampire. Vì thế con người bị săn lùng để làm nguồn cung cấp máu cho vampire. Nhưng với nhu cầu ngày càng lớn, máu người ngày càng cạn kiệt, không đủ để cung cấp cho toàn bộ dân số, khiến cho lượng vampire thoái hóa ngày càng tăng, đe dọa sư sống cảu cả cộng đồng. Edward Dalton (Ethan Hawke) là một chuyên gia huyết học, được giao nhiệm vụ nghiên cứu chất thay thế cho máu người. Trong khi các vampire khác tranh dành nhau lượng máu quý giá để tồn tại thì Edward lại không muốn uống máu người. Một ngày, anh tình cờ gặp một vài người bình thường, vừ giúp đỡ họ trnahs khỏi sự truy đuổi của cảnh sát vampire. Sau đó, họ đến gặp anh và đề nghị anh giúp đỡ. Edward tiếp cận với 1 nhóm người bình thường, họ cần anh để giúp họ tìm ra phương thuốc chưa căn bênh vampire - đưa vampire trở lại làm người thường ...

    Daybreakers mở đầu với một ý tưởng khá mới mẻ: vampire lúc này không còn là lực lượng thiểu sổ nữa mà đã chiếm đa số, thay con người thống trị thế giới, đẩy con người vào tình cảnh bị săn đuổi. Tất nhiên rồi, với hàng loạt phim về vampire tranh nhau ra mắt như một trào lưu thì việc tìm kiếm ý tưởng mới là điều cần thiết. Và từ ý tưởng đó, phim tạo ra ấn tượng ban đầu khá tốt. Mở đầu là hình ảnh những tòa nhà, những con phố, những ga xe điện... dưới ánh sáng yếu ớt nhập nhòe, vắng lặng không một bóng người. Đêm xuống, từng đoàn người vội vã, vội vã đi, ánh đèn flash trượt nhanh trên từng khung hình. Vội vã nhưng u ám. Đó là thế giới của vampire. Chỉ tồn tại được dưới màn đêm - nơi mà bản chất được thể hiện rõ nhất. Thế giới vampire trong Daybreaker không mấy khác thế giới con người. Họ vẫn làm việc, vẫn giao tiếp, hẹn hò, yêu đương ... Xã hội cũng phân cấp giàu nghèo. Chỉ khác, vampire thì uống cà phê pha 20% máu, đi ô tô có chức năng cảnh báo UV và che chắn ánh mặt trời, ban ngày hầu như không ra khỏi nhà. Vampire cũng được miêu tả rất giống con người, với đủ loại người, với nhiều tâm trạng, nhiều hoàn cảnh, không xinh đẹp quyến rũ, không có sức mạnh siêu nhiên, có đủ loại ham muốn, âm mưu ... Daybreakers tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với những phim về vampire trước đây, nơi con người là trung tâm chiếm đa số và vampire là thiểu số. Một trải nghiệm mới mẻ khá thú vị và hiệu quả, dù miêu tả không nhiều nhưng cũng đủ để người xem cảm nhận được một thế giới mới đen tối u ám, thế giới của vampire, của bóng đêm - nơi mà bản năng và những ham muốn xấu xa nhất được bộc lộ rõ ràng. Và mỉa mai thay, tôi thấy ở đó hình ảnh của chính thế giới loài người.

    Thành công tiếp theo của Daybreakers là cho khán giả thấy thế giới vampire về bản chât, đó chính là thế giới loài người. Hay nói đúng hơn, đó là mặt tối của con người. Không phải ngẫu nhiên mà vampire trong phim gần như giống hệt con người, trừ sự bất tử, tròng mắt vàng và răng nanh ra, thì đó kì thực là con người. Đạo diễn đã mượn hình tượng vampire để mô tả con người với những ham muốn, những tội lỗi bản năng nhất, thú tính nhất. ban ngày nó bị che dấu đi, nhưng ban đêm nó được bộc lộ một cách rõ ràng. Và ta giật mình khi thấy con người lúc này sao lại giống vampire đến thế: trở thành vampire vì ham muốn được tồn tại vĩnh hằng, ham muốn lớn nhất, tham lam nhất, bất khả thi nhất. Cặp răng nanh nhe ra, sẵn sàng cắn vào cổ một kẻ nào để hút máu một cách cuồng dại vì bản thân. Cặp mắt vàng khè vô hồn, u ám đầy ham muốn. Có những người coi việc trở thành vampire là tội lỗi, là một thứ bệnh, nhưng cũng có những kẻ coi đó là đặc ân. Đó là chủ tịch Charles Bromley (Sam Neill) - một kẻ ham muốn sự bất tử để được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống xa hoa, vì điều đó mà khoogn ngại biến con gái mình thành vampire. Đó là Frankie Dalton (Michael Dorman) - em trai Edwart, tình nguyện trở thành vampire và biến cả anh trai thành vampire chỉ bởi ở thế giới con người, hắn không có được ưu điểm như ở thế giới vampire. Hắn trở thành 1 kẻ săn người tài ba. Đó là vampire hay con người? Đó là đặc ân hay tội lỗi? Đó là thiên đường hay địa ngục? Từ bỏ ánh sáng mặt trời huy hoàng để đón nhận một cuộc sống bất tử liệu có đáng hay không? Cũng như con người, sống vô tình, bất chấp thủ đoạn vì lợi ích cá nhân một cách mù quáng liệu có nên chăng?

    Rõ ràng đó không phải thiên đường. Bởi vampire cần máu người. Không có máu, vampire vẫn sống. Tất nhiên, bởi chúng bất tử. Nhưng chúng sẽ thoái hoái, biến đổi một cách kinh hoàng, gìa nua, xấu xí, tởm lợm, mất dần lí trí, trở nên điên cuồng, thèm khát máu đến mức tự hút máu chính mình và đồng loại, để rồi càng thoái hóa dữ dội hơn, trở thành 1 loại zombie vampire. Chúng săn lùng con người để lấy máu, "nuôi" con người sống thực vật để cung cấp máu sống cho chúng, chúng tiến hành tìm cách thay thế máu một cách vô vọng. Hình ảnh những chiếc lồng nuôi người ngày càng trống vắng, và sự săn lùng rồi tiêu diệt những vampire thoái hóa - vốn là đồng loại của họ - đã thể hiện sự bất lực của cộng đồng vampire. Đó cũng chính là thế giới con người hiện tại. Con người khai thác thiên nhiên một cách điên cuồng để đáp ững nhu cầu vô tận của mình. Không những thế, con người lao vào tranh gìanh những món lợi vì bản thân mình, bóc lột của người khác để làm lợi cho mình. Và rồi khi tự nhiên ngày càng cạn kiệt, con người mới giật mình, sẽ không thể tồn tại nếu chỉ biết ích kỉ vì bản thân. Càng cố gắng tìm kiếm thứ khác thay thế thì càng vô vọng, vì bản chất vẫn như nhau mà thôi. Cách duy nhất để thoát khỏi tình cảnh đấy, là thay đổi hoàn toàn về mặt bản chất. Với vampire, chỉ có cách trở lại làm con người, triệt để không cần tới máu. Mở đầu phim là hình ảnh 1 cô gái trẻ, trong một căn phòng tối viết một lá thư. Rồi cô ra ngoài, ngồi chờ mặt trời lên - cũng là lúc cô từ giã cõi đời. Cô là một vampire. "I will never... never change... never grow up ... to fight on ... can't go on". Dường như cô hiểu mọi cố gắng thay đổi số phận của mình đều chỉ là vô vọng, vampire là một căn bệnh tồi tệ hơn là một đặc ân, và dù con người yếu đuối, cuộc đời có hạn thì con người vẫn có thể ngẩng cao đầu dưới ánh mặt trời và không phải làm những điều trái lương tâm chỉ để tồn tại. Và khoogn chỉ 1 mình cô bé là người vô vọng ...

    Đấy là tất cả những điều cần nói về Daybreakers. Ý tưởng muốn truyền đạt là vậy, nhưng cách thể hiện lại không được như mong đợi. Lấy cái sườn là motif phim vampire không hút máu cổ điển, thêm thắt đủ các nguyên liệu vay mượn từ phim khác, thêm 1 chút gia vị mới lạ rồi xào xáo lên, Daybrearkers trở thành 1 bộ phim vampire "lẩu thập cẩm" với đủ hành động + kinh dị + tâm lý + sci-fi. Mở đầu phim là ý tưởng mới có vẻ hấp dẫn, nhưng càng về sau sự bắt chước càng rõ ràng. Từ câu truyện 1 vampire không muốn hút máu người tìm cách cứu "đồng loại" (thực ra là cứu con người) bằng phương thuốc biếm vampire trở lại thành người nhan nhản ở các bộ phim khác; đến những ý tưởng như giàn lồng nuôi con người trong trang thái thực vật nhằm lấy máu như Matrix, vampire thoái hóa lấy một chút ý tưởng từ zombie ... Thêm nữa, nội dung phim đều đều, không có nhiều điểm nhấn, mâu thuẫn hay cao trào gì đặc biệt, nên không tạo nên ấn tượng và hấp dẫn cho khán giả. Kịch bản đơn giản, dễ nắm bắt và đoán trước một cách nhàm chán. Hành động ko ra hành động, tâm lý ko ra tâm lý, kinh dị thì cũng chẳng phải kinh dị ... nên nhiều nhưng khá hời hợt, không đủ độ sâu cho nội dung, cũng may là kịch bản khá logic và hợp lí, ko có mấy sạn.

    Diễn xuất của diễn viên cũng không khả quan hơn. Vào vai chính là một vampire "lương thiện", nhưng diễn xuất của Ethan Hawke quá yếu đuối, đơn điệu, không có điểm nhấn, xem đến là buồn ngủ. Các vai diễn khác cũng không khá hơn, cõ lẽ một phần bởi mạch phim khá là đều và buồn chán. Âm thanh của phim bình thường, nhạc nền ít, không xuất sắc. Phần hình ảnh thì tốt. Xuyên suốt cả phim là một thế giới đen tối âm u, đẫm máu. Tông màu lạnh chủ đạo kết hợp với ánh sáng tương phản rõ nét, góc máy gần khuôn mặt diễn viên khiến cho biểu đạt tâm trạng tốt hơn, thế giới đen tối hơn, góc cạnh hơn, phức tạp hơn. Điều này góp 1 phần thành công vào việc xây dựng ấn tượng về thế giới vampire đối với khán giả.

    Daybreakers chỉ là một phim thường thường bậc trung, nhưng lại là một ấn tượng khá mới mẻ về thể loại phim vampire. Nếu bạn rảnh rỗi và muốn tìm một thứ gì đấy mới lạ, đem lại nhiều trải nghiệm, thì Daybreakers là một lựa chọn không tồi.

    Đánh giá: 7/10 cho ý tưởng
     
  6. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Alice in wonderland (2010)

    [​IMG]

    Tên phim: Alice in Wonderland
    Thể loại: Hành động, Giả tưởng, Phiêu lưu
    Kịch bản: Linda Woolverton
    Đạo diễn: Tim Burton
    Diễn viên:

    Mia Wasikowska ... Alice
    Johnny Depp ... Mad Hatter
    Helena Bonham Carter ... Red Queen
    Anne Hathaway ... \White Queen
    Crispin Glover ... Stayne – Knave of Hearts

    Dựa trên nền câu truyện thiếu nhi được coi là kỳ dị và sáng tạo nhất, đúng với sở trường của mình, kết hợp với dàn cast toàn sao, những tưởng Tim Burton và Johnny Depp sẽ thỏa sức thể hiện để chinh phục không chỉ các khán giả nhỏ tuổi hâm mộ tác phẩm mà còn cả những fan hâm mộ gạo cội. Tuy nhiên, có lẽ bởi ảnh hưởng quá lớn từ bản phim hoạt hình cùng tên năm 1951 và việc phim chủ yếu nhắm vào đối tượng thiếu nhi mà lần này, cặp bài trùng Burton-Depp lại khiến người hầm mộ có đôi phần thất vọng, bởi Alice in Wonderland là tác phẩm kém sáng tạo và kịch tính nhất của bộ đôi này.

    Tim Burton’s Alice in Wonderland được xây dựng dựa trên nội dung cả 2 cuốn sách Alice's Adventures in Wonderland và Through The Looking Glass, và có thể coi là sequel của bản phim hoạt hình 1951 của Disney. Alice (Mia Wasikowska) giờ đây không còn là một cô bé nữa mà đã là một thiếu nữ sắp đến tuổi kết hôn. Từ nhỏ, Alice đã sống với những giấc mơ kì lạ, trong giấc mơ cô mơ thấy mình đuổi theo 1 chú thỏ mặc áo gi-lê và rơi xuống 1 hố. Ở dưới hố cô bắt gặp một thế giới kì lạ được gọi là Wonderland với những bông hoa biết nói, một con mèo tàng hình, 1 cặp song sinh lùn mập, một con sâu bướm hút thuốc… Lớn lên, Alice không thể thích nghi với cuộc sống bức bối hiện tại, và dường như cô vẫn bị ám ảnh bởi những giấc mơ đó. Trong một bữa tiệc của giới giới quý tộc, Alice được công tử nhà Ascot cầu hôn. Quá bối rối, cô đã bỏ đi và thấy một chú thỏ mặc áo gi-lê kì lạ. Alce đuổi theo chú thỏ và cô rơi xuống một chiếc hố sâu. Chiếc hố dẫn Alice đến một thế giới kì lạ - với những nhân vật kì lạ giống như trong các giấc mơ của cô. Và điều kì lạ nhất là dường như họ biết về Alice, dù không chắc chắn cô chính là “Alice” mà họ muốn tìm hay không. Alice bị cuốn hút vào cậu truyện của những sinh vật kì quái trong thế giới Underland – hiện nằm dưới sự thống trị của Nữ hoàng Đỏ (Helena Bonham Carter) độc ác, và một lời tiên tri rằng “Alice” – người trước đó đã tới Underland – sẽ trở lại, tiêu diệt con quái vật của Nữ hoàng Đỏ và giải phóng Underland khỏi sự thống trị của mụ.

    Plot của phim, phải nói là khá đơn giản và mẫu mực, giống như rất nhiều bô phim khác và rất phù hợp với 1 sequel: Cô bé Alice năm nào giờ đây đã lớn, không còn nhớ gì về những chuyện quá khứ - và dường như đó chỉ là giấc mơ. Và rồi bất chợt Alice trở lại Wonderland (như cô nghĩ) – nhưng đó lại là một thế giới tên là Underland. Cô gặp những sinh vật kì lạ trong giấc mơ lần đầu (như cô nghĩ), nhưng họ lại biết cô, và nói rằng cô là người được chọn để tiêu diệt Jabberwocky – con quái vật của Nữ hoàng Đỏ, để giải phóng Underland. Dù Alice một mực cho rằng mình không phải là Alice họ muốn, nhưng cô vẫn phải lao vào cuộc phiêu lưu, và rồi dần nhận ra quá khứ và sứ mệnh của mình. Motif anh hùng thiếu niên ẩn mình bất chợt được khám phá nhan nhảm trong các phim thiếu nhi, kết hợp với một thế giới thần thoại khá giống với các tác phẩm khác như Narnia, rất đơn giản, quen thuộc và dễ hiểu đối với thiếu nhi. Nếu đã từng xem The chronicles of Narnia, bạn sẽ thấy ý tưởng, tuyến nhân vật, diễn biến… rất giống nhau, thậm chí có thể nói plot của Alice in Wonderland copy i chang của The chronicles of Narnia. Và vì thế, tuyến nhân vật được đơn giản hóa tối đa, với 2 bên thiện-ác rõ ràng rành mạch, những tình huống quen thuộc, những bài học khuôn mẫu về việc tìm thấy chính bản thân mình… Điều này không phải là quá tệ, nhưng không xứng đáng chút nào với 1 bộ phim đóng mác Tim Burton. Tim luôn nổi tiếng với những tác phẩm có nội dung mới lạ, từ đó ông mới thể hiện một cách hiệu quả những sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên lần này, nội dung cũ kĩ và khuôn sáo (cùng vài plot hole kha khá) đã làm hạn chế đi ít nhiều sự sáng tạo đó.

    Nếu ai đã từng đọc Alice in Wonderland, hay xem bản phim hoạt hình năm 1951 của Disney sẽ thấy câu chuyện phim kì dị (và có khi ma quái) tới mức nào. Một thế giới mang tên Wonderland – Xứ sở thần tiên, với những bông hoa biết nói, một chú mèo Cheshire thoắt ẩn thoắt hiện với nụ cười ma mãnh, chú thằn lằn Bill, buổi tiệc trà điên khùng của Hatter, thỏ March và chuột Dor… Và việc tái hiện lại thế giới “thần tiên” đó dường như rất phù hợp với sở trường của Tim. Và khán giả sẽ không phải thất vọng với những gì mà Tim Burton mang lại. Một Underland đầy màu sắc nhưng ảm đạm, với những cánh rừng u ám, với lâu đài của Nữ hoàng Đỏ đậm chất “tú lơ khơ”, với lâu đài của Nữ hoàng Trắng y như một thế giới cờ vua, với những sinh vật cũng hết sức kì dị. Các nhân vật của Underland không chỉ trung thành với bản phim năm 1951 mà còn đầy sáng tạo, khán giả sẽ ấn tượng với một thỏ March điên rồ đúng nghĩa, mèo Cheshire giờ đây trông rất thật và càng ma mãnh, “gian” hơn nữa, hay đội quân Tú lơ khơ trông rất mạnh mẽ, hiếu chiến. Trang phục của nhân vật cũng khá đẹp mắt và thú vị. Underland của Tim Burton rất đáng khen ngợi, nhưng bố cục lại không phù hợp, tỉ như lâu đài của Nữ hoàng Đỏ được mô tả rất chi tiết, nhưng lâu đài của Nữ hoàng Trắng thì chỉ được mô tả khá sơ sài, thâm chí khán giả không được chiêm ngưỡng trọn vẹn toàn cảnh lâu đài, thật đáng tiếc. Và với tôi, mèo Cheshire của Tim Burton cũng không thể ấn tượng bằng mèo Cheshire của Disney năm 1951 được. Và Jabberwocky – final boss của phim, nói thật là khá thất vọng với tạo hình (không khác mấy so với con rồng cùi bắp trong Enchanted).

    Có lẽ Tim Burton’s Alice in Wonderland đã bị ảnh hưởng rất lớn từ phiên bản năm 1951 của Disney, khi các nhân vật được thể hiện khá trung thành với bản phim hoạt hình, và việc Tim phải cố “nhồi nhét” tất cả các nhân vật và tình tiết của bản phim trước vào bộ phim của mình. Mở đầu, ta sẽ bắt gặp ngay cặp đôi Tweedledum và Tweedledee, chim cưu Dodo và chuột Dor đón tiếp Alice, và rồi sau đó là một cuộc rượt đuổi, tất cả chạy tán loạn và Alice lần lượt lại gặp các nhân vật khác như Hatter, thỏ March và ông sâu bướm hút thuốc… Một vài nhân vật có vai trò về sau này, nhưng một vài thì không xuất hiện đến lần thứ 2, hay xuất hiện nhưng không có tác dụng gì nhiều. Thậm chí một vài chi tiết hay ho ở bản hoạt hình như chi tiết Nữ hoàng Đỏ chơi croke bằng 1 con nhím và 1 con hồng hạc được copy lại i nguyên. Sự lặp lại này ban đầu có thể thu hút khán giả, nhưng sau đó lại gây thất vọng khi thấy bộ phim không còn chi tiết gì mới lạ nữa, ngoài một vài cảnh gây cười dành cho trẻ con. Một vài chi tiết mới theo cốt truyện thì không thu hút, như việc Alice tìm kiếm thanh gươm của Nữ hoàng Trắng được xây dựng quá ngắn gọn, sơ sài. Cũng may Tim Burton không tập trung vào chi tiết đó, bởi so với những gì được nói trước đó thì thanh gươm đúng là đồ vô dụng.

    Là phim dành cho thiếu nhi nên Alice in Wonderland sở hữu một cốt truyện đơn giản dễ hiểu như trên đã nói. Và hơn thế, Tim Burton không thể xây dựng một Underland quá kì dị và đen tối được. Bởi vậy, Underland lạnh lẽo, âm u giống như Sleepy Hollow, nhưng không có được cái không khí ma quái pha lẫn rùng rợn của Sleepy Hollow, có một tòa lâu đài với một Nữ hoàng độc ác và bè lũ tay sai nhưng so với London ngột ngạt xảo trá trong Sweeney Todd thì vẫn rất thoải mái và vui vẻ. Điều này khiến cho Alice in Wonderland trở nên hơi nửa mùa trong mắt các fan của Tim Burton, khi nhân vật thì quái dị nhưng khung cảnh thì không đủ u ám đen tối, không đủ tạo nên sự khác biệt (Charlie and the Chocolate Factory dù cũng là phim thiếu nhi, nhưng thế giới trong đó vẫn có tính đặc trưng và khác biệt hơn nhiều trong Alice in Wonderland). Và cũng bởi là phim thiếu nhi nên tính bạo lực sẽ bị hạn chế tối đa. Suốt cả bộ phim, chất hành động được thể hiện qua các màn rượt đuổi và tốc độ lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán, và hầu như không có các màn đối đầu. Phim hầu như cũng không hề thấy máu. Hoành tráng nhất là trận đấu cuối cùng – final battle, thực chất là cuộc chiến giữa người hùng và quái vật, còn 2 phe Đỏ-Trắng chỉ để làm nền, và rốt cuộc cũng kết thúc một cách đơn giản, chóng vánh đến mức ngán ngẩm, thậm chí còn kém hấp dẫn hơn final battle của Narnia. Có lẽ Tim Burton nên suy nghĩ lại về việc làm phim cho thiếu nhi nếu vẫn muốn giữ phong cách độc của mình.

    Nói qua một chút về 3D của phim. Khác với Avatar, Alice in Wonderland được quay giống như phim 2D bình thường và được chuyển sang 3D sau đó. Điều này khiến cho 3D của Alice in Wonderland trở nên thiếu sắc nét và khó nhận biết hơn Avatar. Trong Avatar các đối tượng trogn 1 khung hình phân biệt với nhau rất rõ nét và sắc sảo, nhưng trong Alice các đối tượng khá tương đồng với nhau, khó nhân thấy độ sâu của hình ảnh. Ngoài ra, Alice in Wonderland cũng gặp phải hiện tượng loang và nhòe hình ở một số cảnh có các màu gần nhau do 3D thiếu hoàn hảo. Nhưng khác với Avatar, Alice in Wonderland sử dụng triệt để các hiệu ứng 3D tốc độ cao, gây nên cảm giác phấn khích cho khán giả như cảnh Alice rơi xuống hố sâu hay cảnh con chim của Nữ hoàng Đỏ bay trên bầu trời truy kích đối tượng. Một số nhân vật trong phim được dựng bằng CG không ổn lắm như Hiệp sĩ Át Cơ và con ngựa hơi dặt dẹo (trong khi binh đoàn Tú lơ khơ lại khá chuẩn) và cặp đôi Tweedledum – Tweedledee trông không thật. Âm thanh của phim bình thường, ngoài tiếng nhạc dồn dập trong các tình huống rượt đuổi thì không có gì thêm.

    Diễn xuất trong phim không có gì nổi bật. Lần này, dù Johnny Depp không phải là vai chính nhưng lại là diễn viên có rất nhiều đất diễn và được đầu tư nhiều nhất. The Hatter của Depp giờ đây không chỉ điên rồ một cách thuần túy mà tâm lý được miêu tả sâu sắc hơn, với nhiều diễn biến khác nhau tùy theo hoàn cảnh đã được xây dựng chi tiết, nhưng thực sự không có gì đặc biệt so với các vai diễn khác của anh, bởi chủ yếu Johnny diễn vai “điên” khá đơn điệu. Anne Hathaway vào vai một Nữ hoàng Trắng vừa điệu vừa sến khá đơn giản và mờ nhạt. Đặc sắc nhất là Helena Bonham Carter trong vai Nữ hoàng Đỏ, thể hiện một Nữ hoàng độc ác và lập dị khá hoàn hảo. Còn vai chính Alice của Mia Wasikowska, thật sự tôi không thích vai diễn này. Mia Wasikowska có gì đó quá già dặn và từng trải, không phù hợp lắm với một Alice luôn đắm chìm trong những giấc mơ cổ tích kì lạ. Trước kia tôi từng đọc ở đâu đó rằng xứ thần tiên trong Alice in Wonderland là kết quả của việc phê thuốc (?!), không hiểu sao thấy nửa đầu phim Alice của Mia Wasikowska đúng là hơi… phê thuốc, dường như cô ám ảnh một cách thái quá về những giấc mơ đó. Còn nửa sau phim thì cứ diễn như … kịch bản, không có gì đột phá.

    Thật khó để đánh giá Alice in Wonderland. Đây là một phim thiếu nhi rất mới lạ và thú vị, hấp dẫn hơn hẳn những tác phẩm thiếu nhi mang tính thần kì khác như Narnia. Nhưng với fan của Tim Burton, hay những người yêu thích câu truyện Alice in Wonderland, thì bộ phim của Tim vẫn còn hời hợt và không đủ để trở nên hấp dẫn như các tác phẩm trước đó của ông cũng như bản phim hoạt hình năm 1951 của Disney. Dẫu vậy thì cũng nên xem Alice in Wonderland – bởi nó hời hợt nhưng vẫn đẹp, vẫn kì dị, vẫn kịch tính, vẫn sáng tạo và thêm cả vui vẻ nữa.

    Đánh giá: 7
     
  7. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Clash of the Titans (2010)

    [​IMG]


    Tên phim: Clash of the Titans
    Thể loại: Hành động, Thần thoại, Phiêu lưu
    Kịch bản: Travis Beacham, Phil Hay
    Đạo diễn: Louis Leterrier
    Diễn viên:

    Sam Worthington ... Perseus
    Liam Neeson ... Zeus
    Ralph Fiennes ... Hades
    Jason Flemyng ... Calibos / Acrisius
    Gemma Arterton ... Io
    Alexa Davalos ... Andromeda
    Mads Mikkelsen ... Draco

    Mạch phim quá nhanh, cốt truyện "siêu" đơn giản, nhân vật hời hợt thiếu chiều sâu, kém kịch tính bất ngờ, 3D giả hiệu, kĩ xảo tưởng hoành tráng nhưng không biết tận dụng hợp lí, sạn lỗ chỗ ..., dễ hiểu tại sao Clash of the Titans lại bị giới phê bình dập tơi tả. Chỉ là một phim khá thuần hành động và "xem được", khán giả có thể ngồi thưởng thức trọn vẹn 106 phút phim, nhưng rồi sẽ quên sạch khi vừa bước chân ra khỏi rạp.

    Clash of the Titans (CotT) là một dự án phim có thể nói là "dựa hơi" Avatar kha khá. Trước khi Avatar bắt đầu công chiếu thì CotT chỉ là một dự án khá mờ nhạt, dù mang đề tài thần loại Hi Lạp - khá mới lạ so với xu hướng phim dạo gần đây. Ngoài một số hình ảnh filmming còn khá thô trên các tạp chí của Liam Neeson và Sam Worthington thì không còn gì cả, thậm chí tạo hình của Liam Neeson còn bị chê là không phù hợp. Cho đến khi Avatar tung hoành tại các rạp chiếu trên toàn thế giới, thì lúc này CotT mới bắt đầu được chú ý nhờ cái tên Sam Worthington. Lập tức các hình ảnh và trailer của phim trở nên rất hot, và nhà phát hành phim không bỏ qua cơ hội quảng cáo rầm rộ cho bộ phim, nghiễm nhiên biến CotT thành 1 "bom tấn" tiền mùa hè bên cạnh các tên tuổi khác vốn nổi tiếng hơn từ trước như Alice in Wonderland... Thậm chí, ăn theo trào lưu 3-D đang thịnh sau Avatar, Warner Bros đã chuyển CotT từ 2D lên 3D cho hợp thời, khiến cho bộ phim bị lùi ngày phát hành từ 26.3 đến 2.4. Với Sam Worthington+3-D+thần thoại, Warner Bros hi vọng CotT sẽ làm nên chuyện khi được tung ra vào đúng dịp lễ Phục Sinh, và quả nhiên CotT đã đem về hơn 60 triệu USD cho tuần chiếu đầu tiên, một con số khá ổn so với 125 triêu USD đầu tư. Tuy nhiên liệu chất lượng có được như kì vọng hay không? Hãy chờ xem...

    Clash of the Titans là bản remake từ bộ phim cũng tên được phát hành năm 1981. Dựa vào thần thoại Hy Lạp, Clash of the Titans xoay quanh hành trình của Perseus (Sam Worthington), con trai của thần linh nhưng sống giữa loài nguời, tuyệt vọng cứu gia đình mình khỏi bàn tay của Hades (Ralph Fiennes), vị thần của âm ty. Không còn gì để mất, Perseus tình nguyện dẫn đầu nhiệm vụ nguy hiểm chống lại Hades truớc khi hắn tiếm quyền lực từ Zeus (Liam Neeson) và để địa ngục tràn lên dương thế. Chỉ huy một đội quân quả cảm, Perseus buớc vào cuộc phiêu lưu ly kỳ đến thế giới của những vị thần, đối mặt với những quái thú đáng sợ. Clash of the Titan không chỉ là cuộc chiến giữa thiện và ác, mà đó còn là cuộc chiến nội tâm của Perseus, khi anh đứng giữa chọn lựa chấp nhận thân phận là một vị thần, hay chối bỏ định mệnh đã sắp đặt cho anh...

    Nói nhảm một chút. Tôi thích xem phim dựa trên thần thoại Hi Lạp và Kinh thánh (mang phong cách thần thoại như trong Cựu ước), tiếc là phim thể loại này không nhiều, phim hay thì càng ít. Ân tượng đầu tiên và có lẽ là lớn nhất của tôi về phim thần thoại Hi Lpaj là series Hercules: The Legendary Journeys do Kevin Sorbor thủ vai chính, được chiếu trên VTV3 hồi những năm 1998. Khi đó, hình tượng Hercules với sức mạnh phi thường (+tài sát gái), những cuộc phiêu lưu mạo hiểm và những con quái vật trong thần thoại trở nên cực kì mới lạ và hấp dẫn trong mắt các cô cậu nhóc 8,9 tuổi, và Hercules của Kevin Sorbor một thời trở thành thần tượng anh hùng cơ bắp với tôi :D. Sau này được đọc Thần thoại Hi Lạp thì kiến thức càng được mở rộng, trí tưởng tượng càng bay xa, những câu truyện thần thoại càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ đấy, tôi bắt đầu thích các bộ phim dựa trên thần thoại Hi Lạp, với các vị thần và các vị anh hùng, tuy nhiên số lượng phim về thần thoại Hi Lạp không có nhiều, chủ yếu là các phim cũ với kỹ xảo stop motion animation cùi bắp và dài dòng, trong khi các phim dựa trên thần thoại Bắc Âu thì rất đa dạng. Vậy nên tôi khá kì vọng vào CotT, dù CotT là bản remake và nói về Perseus - một bán thần mà so với các anh hùng và thần linh khác như Hercules thì không nổi trội bằng, cũng như các chiến công của Perseus so với Hercules hay các vị thần cũng không hoành tráng bằng. Trước đó, 1 phim dựa trên thần thoại khác là Percy Jackson cũng đa ra mắt nhưng khá dở và nhảm, nên tôi càng kỳ vọng vào CotT có thể vực dậy dòng phim dựa trên thần thoại Hi Lạp vốn rất tiềm năng, có thể tạo thành nhiều tác phẩm hoành tráng đặc sắc. Tuy nhiên, kỳ vọng là một truyện còn thực tế thì lại khác ...

    Phiên bản CotT năm 1981 đã được cải biên ít nhiều so với thần thoại, cắt giảm một số nhân vật và chi tiết, đồng thời sáng tạo thêm những chi tiết mới cho cốt truyện hợp lí hơn. Bản remake 2010 tiếp tục cải biên phiên bản cũ theo hướng đơn giản hóa đi, sắp xếp lại tình tiết và chế biến một số chi tiết mới như nhân vật Io, động cơ của Perseus cũng như âm mưu lật đổ Zeus của Hades..., tuy nhiên về cơ bản phim vẫn tập trung vào cuộc phiêu lưu của Perseus - một á thần, con trai của Zeus, với mục tiêu tiêu diệt Kraken - con quái vật của Hades nhằm cứu lấy thành Argos và công chúa Andromeda, cũng như Hades - kẻ đã sát hại cha mẹ nuôi của chàng, âm mưu lật đổ Zeus để trở thành người thống trị đỉnh Olympians. Về cơ bản, CotT là một bộ phim hành động - phiêu lưu có một cốt truyện hết sức đơn giản, chỉ là hành trình của người anh hùng đi tìm sức mạnh tiêu diệt quái vật giải cứu công chúa (nghe cứ như Mario :|), và dù động cơ ban đầu là để trả thù, nhưng điều đó cũng không gây được ảnh hưởng gì lớn đến nội dung. Xuyên suốt bộ phim là hành trình của Perseus đi tìm kiếm sức mạnh tiêu diệt Kraken, với vô vàn khó khăn, thử thách đang chờ đợi người anh hùng phía trước. Với thể loại phiêu lưu, khán giả hồi hộp theo dõi bước đi của nhân vật, hồi hộp chờ đợi những con quái vật, những cạm bẫy bất ngờ, những pha truy đuổi ngoạn mục, những hầm mộ đầy u ám... Tuy nhiên, những gì thể hiện chỉ là một nửa của từ "phiêu lưu". Quái vật à, có đấy, chúng to lù lù nhưng không khiến khán giả hồi hộp khi đối mặt với chúng. Cạm bẫy ư, hình như không, bởi đường đi rất liền mạch, thẳng tắp và nhẹ nhàng. Truy đuổi ư, có đấy, nhưng ngắt quãng và tầm thường. Hầm mộ ư, đến Athena đổ nát thể hiện khá tốt sự hoang tàn, nhưng cảm giác kịch tính khi bị săn đuổi bởi Medusa thực còn kém hơn bản 1981. Một hành trình quá dễ dàng với 1 người anh hùng - 1 bán thần, và điều đó khiến cho sự anh hùng của nhân vật chẳng được thể hiện bao nhiêu. Mọi thứ đều bình bình, kém kịch tính bất ngờ, cứ đều đặn đều đặn diễn ra để rồi kết thúc và sang cảnh mới. Nói CotT là phim hành động thì chính xác hơn là phiêu lưu.

    Và bên cạnh cuộc phiêu lưu là về người anh hùng Perseus. Từ trước khi sinh ra anh đã phải chịu bất hạnh: bị ném xuống biển cũng với mẹ, được một gia đình ngư dân cứu vớt, lớn lên thì cha mẹ nuôi và em gái bị Hades sát hại. Không còn lại gì, dù là con trai của thần Zeus vĩ đại, Perseus lao vào cuộc hành trình tìm kiếm sức mạnh tiêu diệt Kraken bảo vệ thành phố Argos và công chúa Andromeda, và còn để trả thù Hades. Perseus được Io - một người phụ nữa bất tử dẫn đường, được thần Zeus ban cho những bảo bối thần kì, được những người bạn đồng hành giúp sức, và trong cuộc hành trình đấy anh dần nhận ra bản thân mình cũng như tìm được tình yêu đích thực. Nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực tế thì đơn giản hơn rất nhiều. Mạch phim quá nhanh, nhanh đến độ mỗi cảnh, nhất là những cảnh miêu tả quá khứ đều được cắt gọt đi tối đa, chỉ giữ lại những chi tiết cần thiết nhất. Điều này khiến cho diễn viên không có nhiều đất diễn, dẫn đến việc tâm lí nhân vật không được miêu tả cụ thể, nhân vật thiếu chiều sâu, khó nắm bắt cảm xúc (nhất là các nhân vật phụ, chủ yếu để làm cảnh), dù là nhân vật chính - Perseus cũng không ngoại lệ. Đôi lúc, diễn biến quá nhanh khiến cho khán giả không kịp nắm được hết nội dung cần truyền đạt, và thường có những thắc mắc sau đó. Điều này góp phần làm cho hành trình của Perseus thêm phần nhàm chán, và người ta cũng chẳng biết được tính cách, tâm lý nhân vật chuyển biến như thế nào nữa.

    Khác biệt lớn nhất giữa bản gốc và bản remake đương nhiên là kỹ xảo. Những năm 80, để tạo ra những con quái vật khổng lồ, những tai họa khủng khiếp, người ta phải dùng kỹ thuật stop-monition với những hình nộm trông rất dởm đời. Với công nghệ ngày nay, người ta hi vọng những kỹ xảo CGI sẽ tái hiện một cách chân thực nhất những chi tiết thần thoại hoành tráng, kì ảo. Tất nhiên, tạo ra một Pegasus (quên, phim này có cả bầy Pegasus luôn chứ không chỉ có 1 đâu nhé) có cánh bay vút trên bầu trời, một Kraken khổng lồ làm rung chuyển biển cả hay một Medusa thân rắn thoắt ẩn thoắt hiện giờ đây là điều rất dễ dàng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người ta trầm trồ vì kỹ xảo phim. Kĩ xảo tưởng hoành tráng nhưng không biết tận dụng sao cho hợp lí, không để lại ấn tượng gì đặc biệt. Hình ảnh Pegasus tung cánh trên bầy trời rất đẹp nhưng lại quá ít. Kraken, rất tiếc cho Kraken vì nó thật sự vĩ đại, những người ta không cho nó nhiều không gian và thời gian để tung hoành (thua xa Kraken trong Pirates of the Caribbean). Chỉ có Medusa là tương đối thành công, dù không được mô tả nhiều như bản năm 1981 nhưng Medusa cũng gây được ấn tượng ở vẻ quyến rũ pha "kinh dị", khả năng săn tìm đối thủ và tiếng cười khá rợn. Lũ bọ cạp giữa sa mạc không hiểu sa không gây được nhiều ấn tượng, dù thời lượng xuất hiện khá lớn. Các màn giao chiến cũng thế, khá bình thường, không thấy được sự phi thường của thế giới thần thoại trong đó. Ấn tượng nhất có lẽ là màn xuất hiện của Hades trong đôi cánh đen. Kỹ xảo không tệ, nhưng cũng không đủ ấn tượng. Và đi kèm với đó là một bản phim 3-D tệ hại khó mà chấp nhận được. Được convert từ bản phim 2D, vốn không được chuẩn bị cho hiệu ứng 3-D nên ta rất khó để cảm nhận được hiệu ứng 3-D trong phim, dù là những cảnh quay thể hiện hiệu ứng cao như các cảnh bay lượn. Bù lại, những cảnh tối trong phim, màu sắc trở nên nhòe nhoẹt, với tần suất gấp 10 lần Alice in Wonderland. Có lẽ thưởng thức CotT phiên bản 2D là một lựa chọn hợp lí hơn. Âm thanh của phim bình thường, không có gì để khen hay chê.

    Diễn xuất trong phim bị mạch phim nhanh che lấp gần hết, nên khó đánh giá. Nhìn chung các diễn viên đều diễn khá tròn vai (bởi đất diễn đâu có nhiều để thể hiện), trừ 2 nhân vật chính - Peseus và Io. Sam Worthington trong CotT diễn kém hẳn so với trong Avatar, Perseus của Sam hầu như không biểu hiện gì về cảm xúc dù cho anh phải chịu những mất mát to lớn, cũng như những bí ẩn về than thế của mình, vẫn một khuôn mặt trơ trơ như hồi T4. Io của Gemma Arterton lại khá là sến, xuất hiện trong các cảnh quay khá "xuất quỷ nhập thần", vai trò của Io cũng không được thể hiện đầu đủ, khiến ta khó hiểu rốt cuộc tình cảm giữa Io và Perseus nhảy sinh ra sao. Diễn xuất của Gemma Arterton cũng bình thường, không có điểm nhấn (và dù phải trải qua cuộc hành trình đầy gian nan Io lúc nào trông cũng trắng trẻo sạch sẽ đến lạ?). Zeus và Hades đủ "phụ" để Liam Neeson và Ralph Fiennes khỏi phải diễn xuất. Ấn tượng nhất trong phim phải kể đến nhân vật Draco của Mads Mikkelsen, thể hiện một người lính từng trải, nghiêm nghị rất đạt. Cả đống thần linh show ra chẳng để làm gì (có Luke Evans đóng Apollo mà cứ tưởng là Orlando Bloom, cũng chỉ nói được 2,3 câu). Thậm chí 2 gã thợ săn vô danh chuyên chọc cười trong phim còn gây ấn tượng hơn tuyến nhân vật chính. Ngoài ra tôi cũng thích nhân vật hồn ma điều khiển lũ bọ cạp, trông khá đặc biệt, tiếc là không được đầu tư đúng mức. Nếu không, có lẽ bộ phim đã hấp dẫn hơn nhiều.

    Có cả đống điều để chê bai Clash of the Titans, và dễ hiểu vì sao giới phê bình thì trù dập tơi tả, còn khán giả thì quên ráo rọi sau khi ra khỏi rạp. Có tiềm năng nhưng không biết tận dụng, khiến cho CotT chỉ trở thành 1 phim hành động "xem được", và nếu Warner Bros có ý định làm tiếp sequel thì hãy lo thực hiện cho tử tế. Điều đáng mừng duy nhất là ít ra CotT đã bước đầu khôi phục lại thể loại phim thần thoại, hi vọng rằng những dự án tiếp theo sẽ thành công hơn.

    Đánh giá: 6,5
     
  8. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    Milk
    Đạo diễn : Gus Van Sant
    Phim chính trị, tiểu sử, và kết hợp luôn cả một đề tài khó nuốt là “Gay” – tức đồng tính. Bạn có nghĩ là phim sẽ dễ dàng tiếp nhận ? Nhiều cái lắc đầu. Có lẽ chúng luôn là những đề tài khô khan và nhàm chán đối với hầu hết chúng ta. Nhưng mọi chuyện không như thế với “Milk” – tác phẩm mới nhất của Gus Van Sant (đã khá quen thuộc qua các phim như Elephant, Paranoid Park).

    “Milk” không quá chậm rãi, không quá khô khan mà luôn đầy sức sống. Câu chuyện có thật về Harvey Milk, người đồng tính đầu tiên được công khai bầu vào chính quyền ở thành phố San Francisco, đầy rẫy những hình ảnh về một cộng đồng Gay rộng lớn và bị tổn thương. Những kẻ đối nghịch, những đối thủ đầy rẫy không ngăn cản bước tiến của ông. Ông bị bắn, nhưng những hành động của ông đã là một động lực và trở thành biểu tượng của một cái gì đó gọi là Gay Rights trên toàn thế giới.

    Gay Rights, bạn có cảm nhận được điều đó. Hằng hà sa số chúng ta đang kì thị họ, gọi họ bằng những cái tên tục tĩu và bệnh hoạn. Tưởng tượng rằng họ là một thứ gì đó ẻo lả và kinh tởm. Bạn có nhìn ra điều đó ở Milk không ? Milk cho ta thấy, người đồng tính vẫn là con người, tại sao lại phải chịu đựng sự kì thị từ khắp một nơi mà ta gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ rộng lớn và vững mạnh. Milk cho ta thấy, một người đồng tính có thể làm được những gì. Milk cho ta thấy sức mạnh thật sự của họ. Chẳng phải chính Harvey Milk đã phải thốt lên : “A homosexual with power... that's scary.” . Rốt cuộc, Milk ko phải là một bộ phim làm về Đảng Dân Chủ hay Cộng hòa này nọ, Milk không đơn thuần bộc lên sự phức tạp của việc tranh đấu về nó, cũng không nói về cái tôi, cái quyền lực. Đơn giản, Milk là một bộ phim nói về con người. Những con người bị xã hội đẩy ra rìa. Không chỉ là những người đồng tính, mà còn là về những người da đen, những người Châu Á, những người tàn tật, về hi vọng cho họ trên khắp thế giới này, như ông đã nói : “I ask this... If there should be an assassination, I would hope that five, ten, one hundred, a thousand would rise. I would like to see every gay lawyer, every gay architect come out - - If a bullet should enter my brain, let that bullet destroy every closet door... And that's all. I ask for the movement to continue. Because it's not about personal gain, not about ego, not about power... it's about the "us's" out there. Not only gays, but the Blacks, the Asians, the disabled, the seniors, the us's. Without hope, the us's give up - I know you cannot live on hope alone, but without it, life is not worth living. So you, and you, and you... You gotta give em' hope... you gotta give em' hope.”

    Những câu nói, những cuộc diễu hành biểu tình, những lúc Harvey Milk thét vang lên, những cuộc thuyết trình, những trận tranh luận, những mối quan hệ đồng tính, tất cả đều rất sinh động. Ta luôn biết được cái chết sẽ đến với Harvey, nhưng điều đó không làm cho bộ phim trở nên u ám và buồn thảm, nó chỉ mang lại ánh sáng, ánh sáng của hi vọng.

    Kịch bản tinh tế, chẳng phải ta đã cảm nhận được sử đổ vỡ giữa Scott và Harvey chỉ qua những khuôn hình tĩnh lặng, những ánh mắt, những cái nhìn xa xăm. Chẳng phải ta đã cảm nhận được sự yếu đuối của Harvey chỉ trong một cú máy nào đó. Ánh sáng cũng tinh tế không kém, ánh sáng trong những khúc làm tình giữa những chàng trai đồng tính có phải mập mờ và quá là nửa vời, có phải chủ đích của nó là thể hiện sự mấp me trong tình cảm, hay để nói lên sự bấp bên về mặt giới tính, cảm xúc. Cuối cùng, sự thành công của phim là nhờ Sean Penn. Tôi không muốn nói nhiều về mặt này, cứ xem những thứơc phim cuối cùng, bạn phải bật ngửa ra rằng : “Giống quá”. Harvey Milk đã dc Sean thể hiện thành công, điều đó khỏi phải bàn vì chẳng phải nó đã mang lại cho anh Tượng Vàng Oscar cho Nam Diễn Viên xuất sắc nhất đó sao.

    Dù bạn không biết gì về chính trị, hay đồng tính (giống như tôi), nhưng có lẽ bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự ấm lòng mà bộ phim mang lại.Tuy nhiên theo tôiĩ, cái hồn của Gus Van Sant có lẽ đã loãng đi mất trong phim này, một bộ phim thành công về nhiều mặt – chính trị, thương mại và nghệ thuật.
     
  9. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    Last Life In The Universe
    Đạo diễn : Pen-Ek Ratanaruang


    Last Life in the Universe là một bộ phim nghệ thuật Thái Lan, đạo diễn bởi Pen-Ek Ratanaruang, dành được nhiều giải thưởng danh giá trên toàn thế giới. Nhưng tôi không muốn nói về điều đó, nó chỉ là những thứ danh hoa bám dính bên ngoài lớp đĩa. Tôi cũng không muốn nói về nội dung chi tiết, tóm tắt này nọ, cái đó thì google đầy rẫy, tôi chỉ muốn nói đến cái hấp dẫn nhất của bộ phim này, thực và ảo, khúc mắc về cái kết, những hình ảnh biểu trưng này nọ cũng như những biện pháp và kĩ thuật để hướng đến mục đính chính của đạo diễn.

    Cái kết của Last Life in The Universe đã gây ra nhiều suy nghĩ. Noi và Kenji, tưởng chừng như đã tuyệt vọng và cô độc, nhưng họ lại đến với nhau, dựa vào nhau. Đoạn kết, Kenji chở Noi đến phi trường và đột nhiên muốn đi với cô (cái đột nhiên này là một bước ngoặc cần thiết và nên có), anh quay về căn phòng xưa kia của anh và lấy passport về Nhật. Nhưng, tụi Yakuza và cả thằng bạn trai cũ của Noi tức tối tìm kiếm anh, một cuộc nổ súng, Kenji nhảy ra khỏi cửa sổ phòng vệ sinh. Ánh sáng trắng nhòa cả màn hình. Và đó, Kenji ngồi tại đồn cảnh sát, lưng trần với hình xăm vằn vện, hút điếu thuốc với vẻ mặt mãn nguyện. Và đó, Noi ngồi một mình ờ sân bay. Cảnh kế tiếp, ta thấy Noi làm bồi bàn ở Osaka, Nhật bản. Cô về nhà của mình và gặp lại được Kenji, và rồi màn hình nhạt nhòa và ta lại thấy cảnh Kenji ngồi lưng trần ở đồn cảnh sát, có chăng đó chỉ là vọng tưởng của anh. Và, xem giữa đoạn Credit lại là cảnh hồ cá nhà Noi ở Thái Lan, với một bóng người nhìn vào. Những con cá tung tăng vẫy gọi.

    Và liệu, cuối cùng hai người có gặp lại nhau. Liệu, Noi có đi Nhật Bản. Liệu có khả năng nào đó Noi đã quyết định ờ lại Thái Lan. Liệu Kenji có còn đó.

    Cái ranh giới giữa thực và ảo nhập nhòa, đáng sợ. Rõ ràng là cuối cùng Kenji đã tìm được hi vọng để sống, đó là điều đáng mừng. Nhưng liệu mọi thứ có phải chăng chỉ là một giấc mơ ảo tưởng trong đầu của Kenji. Có phải chăng ngay từ đầu phim, Kenji đã tự sát và treo thòng lòng ngay giữa phòng đó sao. Mảnh giấy mang dòng chữ "This is Bliss" có phải chăng là một thứ tượng trưng cho cái hạnh phúc giả tạo trong đầu anh ta lóa ra trứơc khi chết. Và một lần trước khi chết nữa, lần anh định trầm mình dưới chân cầu. Và một lần trước khi chết nữa, là khi gã Yakuza và anh bắn nhau trong bóng tối bao trùm. Và một lần trước khi chết nữa, đó là lúc anh nhảy xuống từ cửa sổ phòng vệ sinh.Sự chắp nối giữa các cảnh đó không rõ ràng. Có phải chúng đều là những thứ mà khoa học gọi là "Near death experience" và gây ra những hiệu ứng đáng sở ngập ngụa trong cái ảo tưởng đó.

    Em gái của Noi là Nid cũng chết trước ngưỡng cửa tử của Kenji khi mà anh định nhảy xuống cầu. Và sự hoán đổi đột ngột của Nid và Noi (trong một khoảnh khắc nhỏ bé - lúc nằm dựa vào Kenji hay lúc gạt điếu thuốc vào dĩa cơm) này nọ nhập nhằng ở gần cuối phim có lẽ cũng khẳng định cho ta điều đó. Đúng thế, cái ranh giới giữa thực và ảo bay nhảy khắp nơi trong toàn bộ bộ phim, từ đầu cho đến chót. Có lẽ nó không kín đáo như "I Dont want to sleep Alone" của Thái Minh Lượng, nhưng mức độ đáng sợ của nó thì vượt bậc hơn hẳng.

    Bởi vậy, tùy vào suy nghĩ của bạn mà quyết định rằng phim có một kết cục đẹp hay đen thùi gì cũng được.

    Góp phần cho sự nhập nhòa đó là âm nhạc trong phim. Lúc thì lặng lẽ, lúc thì nhỏ nhặt và dửng dưng, như những cô gái TQ với đôi chân nhỏ gọn nhón chân đi trong đêm. Nó âm u, nó gợi buồn, và nó rất ư là depressed. Nó được sử dụng để tạo cảm giác, tạo nên bầu không khí ngập ngụa khói thuốc và ảo giác cho phim. Đó là thứ âm nhạc hoàn hảo cho một bộ phim trầm cảm và cô đơn thế này. Chính bản thân đạo diễn cũng đã phát biểu " “In Last Life In The Universe we wanted the audience not to notice when the music comes in or when it goes out. It's there to create atmosphere. I'm drawn to any style of music as long as it's sad. I'm very fond of depressing music. I think it's beautiful.” . Nếu bạn tìm và nghe lấy soundtrack của phim, bạn sẽ thấy, những âm thanh cô độc, những phút giây im lặng kéo dài và tiếp nối - im lặng thở dài, những notes nhạc nhẹ bẫng. Đúng thế, khi xem phim bạn sẽ không nhận ra rằng âm nhạc kéo đến, vì nó đã được hòa lẫn vào bài ca của câu chuyện, của hình ảnh hồi nào không hay.

    Và một điều nữa góp phần cho nó là tính tối giản diệu kì của kịch bản. Những khúc tĩnh lược diệu kì, với sự biến hóa của âm nhạc và hình ảnh tạo nên những câu hỏi cho bạn, không phải trong lúc xem, mà là sau khi hết phim và ngẫm về nó. Nó không đánh đố mãnh liệt theo kiểu Shutter Island, nó chơi với bạn rồi đến cuối cùng đó đập cho bạn một trận ra trò.

    Và liệu tôi có nói về sự khéo léo của nhà quay phim Đổ Khã Phong chưa nhỉ. Quen thuộc qua sự kết hợp hoàn hảo với Vương Gia Vệ, ông đã dùng tài năng của ông để bộc lộ được mọi ý đồ của đạo diễn. Cái tone màu dịu, không quá lạnh, cũng không có vẻ gì là quá nóng bức. Cái tone màu lững lờ trôi nhè nhẹ như những giấc mơ, những cái ảo tưởng trong phim. Với góc quay nhẹ, thường đầu tiên là máy tĩnh ở một chỗ quan sát diễn viên hành động, sau đó thì lia nhẹ nhàng theo diễn biến của phim, theo hành động của nhân vật. Nó rất ư là tinh tế, mang cho ta một cảm giác chơi vơi đúng nghĩa. Hay bạn cũng có thể nói, nó tạo cho ta một cảm giác về một câu chuyện buồn nhưng trong sáng cũng được.

    Và cả diễn xuất nữa cơ chứ. Anh chàng Tadanobu Asano trong vai Kenji, quen thuộc qua những vai kinh khủng trong Zatoichi, hay Ichi the Killer nay lại đóng một vai khoái tự tử, trầm cảm với đời, những nét mặt âm u mang tâm trạng vô cảm với đời, những lúc sực tỉnh nhưng vẫn trầm tính với cô nàng Noi cá tính, những lúc ảo và thật nhập nhòa vô định cũng có được là do một phần diễn xuất của anh. Cô nàng Sinitta Boonyasak thì quá đẹp đến nỗi tôi chả cần phải nói về diễn xuất. Chỉ có một điều đáng phàn nàn là những câu thoại tiếng Anh nghe đôi lúc khó chịu, và hơi sượng tí xíu.

    Về mặt biểu tượng này nọ. Ta tự hỏi, liệu con cá có là hình ảnh biểu trưng của hai số phận lạc lõng, dựa vào nhau. Con tắc kè (thạnh sùng gì đó) cũng mang ý nghĩa đó chăng ? Ngay từ cảnh đầu tiên của phim là hình ảnh một con tắc kè ở giữa bức tường, chỉ một con, cô đơn và lạc lõng giữa toàn sách ư là sách. Tôi nghĩ, con tắc kè là để ám chỉ về Kenji. Cũng như cuốn sách mà anh lấy ở thư viện về, The Last Lizard nói về một con tắc kè (thằng lằng thạch sùng gì cũng dc) nói như sau :

    "The lizard wakes up and finds he's the last lizard alive.
    His family and friends are all gone.
    Those he didn't like,
    those who picked on him in school, are also gone.
    The lizard is all alone.
    He misses his family and friends.
    Even his enemies.
    It's better being with your enemies than being alone.
    That's what he thought.
    Staring at the sunset, he thinks.
    What is the point in living...
    If I don't have anyone to talk to?"
    But even that thought doesn't mean anything...
    when you're the last lizard."

    Quả thật, cô đơn là một thứ đáng sợ. Thà rằng ta chung sống với những kẻ thù của ta - còn hơn là cô độc một mình. Con tắc kè cũng như Kenji, cô đơn và tìm lấy cái chết cho đến khi gặp Noi. Hai con cá cùng bơi trong một cái bể nước, làm nhớ đến hình ảnh

    "We're just two lost souls
    Swimming in a fish bowl,
    Year after year, "

    của Pink Floyd.

    Tuy nhiên, về tổng thể, mọi thứ vẫn trông cô đơn và nhạt nhòa đến sợ, khi Credits kết thúc, khi mọi thứ khép lại, nó mang cho bạn mộ tâm trạng lững lờ, đầu óc mờ sương và một nỗi buồn cùng cảm giác khó nhọc đè nặng lên vai bạn. Sự thanh thản được lộ ra khi bạn nhắm mắt lại và nghĩ về mối quan hệ của hai nhân vật, nghĩ về một cái kết tốt đẹp và dễ chịu trong đầu bạn, đó cũng là chủ đích của đạo diễn khi dàn dựng một bộ phim đầy tính ảo và lững lờ vô định như thế.

    Nhưng, "This is Bliss", Katatonia cũng có một ca khúc "Right Into The Bliss", nồng nặc mùi ảo tưởng. Cái sự day dứt và dằng vặt vẫn còn đó. Last Life In The Universe là một bộ phim đáng để xem, để tìm kiếm, để dìm mình vào đó, để lấp đầy sự cô đơn của chính mình, để rồi ngăn mình vớ lấy sợi dây thừng treo cổ, để mình tìm cho mình một chú cả để bơi trong một chậu nước. Hoặc để chấm dứt tất cả.

    Đó là cái nguy hiểm nhất của phim - dễ gây kích động và lầm lạc, và cũng là lí do tại sao nó được gán mác 18+.
     
  10. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    [​IMG]

    Remember Me

    Trước khi coi thì tớ hoàn toàn mù quáng về phim này + cũng không mong đợi nhiều lắm ở bộ phim,lý do thì chắc ai cũng biết rồi đấy. Nhưng thật bất ngờ,bây giờ tớ đang viết review về phim này đây.

    Tớ thú nhận một điều rằng tớ thật sự ghét chú Robert Pattison,và nghĩ rằng ngoài cái mặt đơ đơ để đóng vài Vampire trong phim "Choáng Váng" thì tên này không thể đóng vai nào khác được. May mắn thay, tên này đã ra khỏi được cái mã và cái bóng quá lớn của nhân vật trong phim Twillight quá lớn của mình,và thể hiện một phong cách diễn hoàn toàn khác trong Remember Me. Anh ta diễn rất cảm xúc và nhập tâm. Thực tế là vai diễn Tyler này trong Remember Me vẫn có vài nét giống với vai vampire của chú Robert trong Twillight, nhưng rõ ràng là ngoài những điểm giống ra thì những điểm khác của nhân vật Tyler trong phim đã được Robert biểu hiện một cách quá tốt,làm lu mờ đi những điểm giống kia. Tyler là cầu nối của những con người bất hạnh đến với nhau,vừa là nỗi bất hạnh nhất của mọi người.

    Emilie de Ravin vào vai cô bạn gái của Tyler trong phim. Tớ có coi vài phim của em này,nhìn bề ngoài chả mấy ấn tượng cho lắm. Tất nhiên,sau bộ phim này thì tớ đã nghĩ khác. Cô ta không chỉ rất hot trong bộ phim này,mà còn cực kỳ phù hợp với vai cô gf của Tyler. Mong rằng tương lai em đóng nhiều phim hơn nữa.

    Pierce Brosnan và Chris Cooper lần lượt vào vai người cha của 2 diễn viên nam/nữ chính. 2 nhân vật khác nhau ở nhiều mặt,tuy nhiên giống nhau thì cũng nhiều. Gần cuối phim,bạn càng lúc càng hiểu rõ về họ hơn. Họ đã can đảm ra khỏi cái quá khứ đau buồn,cái tôi của chính mình để tiếp tục sống. Brosnan,vào vài Charles Hawkin,một gã GDDH cao cấp,luôn luôn bận rộn,không có thời gian dành cho gia đình. Điều này làm Tyler rất tức giận và họ đã dành hết gần 1 phần thời gian của phim để cãi nhau về việc này. Sau tai nạn của Caroline thì cả 2 đã làm lành với nhau - điều này chứng tỏ mối liên hệ của Tyler với hầu hết nhân vật. Cooper,vào vai Neil Craig,gã cảnh sát có xích mích với Tyler ở đầu phim. Tất nhiên,lão không chấp nhận mối quan hệ của con gái mình với Tyler. Tớ sẽ không phân tích sâu hơn về nhân vật này vì sẽ dễ bị spoil ra đoạn cuối.

    Tớ thực sự không biết tại sao dư luận lại chê trách phim này nhiều đến vậy. Tớ thích phim này. Phải khẳng định rằng phim này không phải là một câu chuyện vui vẻ gì mấy, nhưng đời thì không phải lúc nào cũng màu hồng cả. Phim đã cho thấy cách mà mọi người thực sự sống cuộc sống của họ,và cách mà cuộc sống có thể bị lấy đi - ngay lập tức. Đó là bi kịch của mỗi người,và bi kịch thật sự trong phim cũng đã diễn ra,3 lần. Soundtrack nhẹ được bật suốt bộ phim,làm người xem có cảm giác về một bi kịch sắp đến,hoặc có thể diễn ra bất kỳ lúc nào (PR tý: OST rất là hay,recommend đấy nhé ^^) À quên nói về đạo diễn,tên này có phong cách khá giống với đạo diễn của 500 Days,khác là để tông màu tối cho phim,theo tớ là cực kỳ chuẩn.

    Thực tế là phim còn nhiều lỗ hổng và những chỗ không đáng có,nhưng rất đáng xem. Không phí thời gian đâu. Đừng xem trailer trước khi xem phim này,bởi những gì được thể hiện trong đó hoàn toàn khác trong phim. Phim có một ý nghĩa rất rộng nhưng rất khó để thấy được nó,ngay cả sau khi xem xong.

    Đánh giá chung: 8.5/10
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/7/10
  11. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    Phone Booth


    [​IMG]

    Tôi cũng chỉ xem phim này tại vì thấy mấy thằng bạn nó PR dữ quá thôi. Down từ 2 tháng trc,nhưng gần đây do đã xem hết phim trong máy nên mới dụng đến phim này =,=' Well,nó hay hơn là tôi tưởng.Tuy nhiên,dù phim chỉ có 80' thôi nhưng tui lại thấy nó quá dài và khi xem có cảm giác mệt mỏi y như người trong cuộc ấy (xem sẽ hiểu) Phim lặp lại nhiều câu thoại thừa quá nhiều khúc cuối. Btw,nhớ 1 điều rằng,cả phim chỉ có một cảnh chính duy nhất: bốt điện thoại!

    Colin Farrel (cậu main trong phim In Bruges) đã vào vai xuất sắc một anh chàng nhếch nhác-hoảng sợ-dơ dáy (vãi mồ hôi) bị "bắt cóc" trong một cái bốt điện thoại bởi một tay sát thủ thiện xạ-người gọi. Storyline nhìn chung có vẻ đơn giản nhưng nó buộc bạn phải rất tập trung vào bộ phim,từng lời nói,từng câu thoại,bởi đó là những yếu tố chính tạo nên cái hay cho phim. Tuy có tiết tấu câu chuyện nhanh nhưng cũng chả có gì gọi là quá đáng (như tôi đã nói ở trên,phim dài kỳ lạ),cách quay phim rất mới lạ và độc đáo khiến cho người xem cảm thấy rất hồi hộp,có cảm tưởng như mình sẽ bị bắn bất kỳ lúc nào. Còn về vai phản diện,tên thiện xạ? tôi ko biết nói gì hơn vì...gã chỉ xuất hiện một lần vào phút cuối,thế nên tôi chỉ ấn tượng giọng nói khá nham hiểm của tên này,còn lại thì do công của các chú writer đã viết nên lời thoại rất tuyệt cho hắn.

    Phim cũng gửi đến người xem một thông điệp rất ý nghĩa-đó là về việc làm điều phải và phải trả giá cho lòng tham của mình (từ việc Stu chiếm dụng bốt dt nên phải trả tiền cho Leon đến việc hẹn hò 2 người yêu cùng lúc...) Rất hay khi nghe dc những thông điệp như này,nó rất hiệu quả. Có lẽ anh em sẽ cần đến một thằng sniper để đưa cái thông điệp ấy cho ta,nhưng tôi thì ko nghĩ vậy.

    Có lỗ hổng nào trong mạch chuyện ko? Chắc rồi,nhưng phim vẫn hay và có cái kết khá cool. Cảnh báo duy nhất là phim sử dụng khá nhiều từ f... nên có lẽ mấy cháu còn nhỏ thì ko nên coi. Còn lại,hãy thưởng thức và nghiền ngẫm nó! Enjoy it!

    Đánh giá chung: 7.5/10
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/7/10
  12. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Tây Sơn hào kiệt

    [​IMG]

    Tên phim: Tây Sơn hào kiệt
    Thể loại: Hành động, Lịch sử
    Kịch bản: Cao Đức Trường, Phạm Thùy Nhân, NSND Huy Thành
    Đạo diễn: Lý Huỳnh
    Diễn viên:

    Lý Hùng ... Nguyễn Huệ / Quang Trung
    Thùy Lâm ... Công cháu Ngọc Hân
    Công Hậu ... Lê Chiêu Thống
    Mộng Vân ... Nguyễn Thị Kim
    NSND Thế Anh ... Nguyễn Hữu Chỉnh
    NSND Đoàn Dũng ... Tôn Sĩ Nghị


    Đầu tư 12 tỉ đồng, huy động một số lượng lớn diễn viên quần chúng cùng voi, ngựa, bối cảnh rộng lớn, được giới thiệu rùm beng trên báo chí truyền thông, là bộ phim cổ trang ra mắt sớm nhất trong số các dự án phim kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội... Tây Sơn hào kiệt của đạo diễn Lý Huỳnh được kì vọng sẽ một tác phẩm hay về đề tài lịch sử của nước nhà. Tuy nhiên, hi vọng vẫn chỉ là hi vọng, 12 tỉ đồng cho bối cảnh, phục trang, diễn viên quần chúng ... cũng như cố gắng của các diễn viên chính đã bị chính kịch bản, biên kịch, chỉ đạo nghệ thuật và quay phim giết chết. Khách quan mà nói, Tây Sơn hào kiệt chỉ là cải lương dưới lớp vỏ phim ảnh, với vô số chi tiết cười ra nước mắt vì sự "lôm côm" đó.

    Chú ý: bài này sẽ hầu như chỉ có chê với chê, vì thực tế người xem chưa thấy nên khen ở chỗ nào cả, và sẽ cố gắng không đi sâu vào tiểu tiết ...

    Dựa trên kịch bản "Ngàn năm thương nhớ" của nhóm tác giả: Cao Đức Trường, Phạm Thùy Nhân và NSND Huy Thành, phim Tây Sơn hào kiệt kéo dài 90 phút, dựng lại một quãng thời gian trong cuộc đời hào hùng của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Trong quãng thời gian đó, anh hùng Nguyễn Huệ chạm mặt và bắt đầu mối tình với Công chúa Ngọc Hân, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lao động đường phố Lê - diệt Trịnh và phim kết lại với hình ảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử khi chỉ 10 vạn quân Tây Sơn đánh 20 vạn quân lính nhà Thanh, tiến đến giải phóng Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

    Với nội dung phim như vậy gói gọn trong 90 phút thì sẽ khó mà đi sâu được vào từng chi tiết. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các chi tiết trong phim được xây dựng một cách cụt ngủn. Ngay từ đầu phim, khán giả đã được chứng kiến trận chiến quân Tây Sơn đánh chiếm phủ chúa Trịnh, để "show" Nguyễn Huệ cùng cả lố quân lính, đại bác. 6 phút phim, là cảnh giao chiến 1 cách lộn xôn. Sau đó, Nguyễn Huệ vào yết kiến Lê Hiển Tông, được vua phong chức. 10 phút. Sau đó, vua già yếu, cho gọi Ngọc Hân công chúa tới và nói sẽ gả cho Huệ, công chúa không ưng. 5-10 phút. Rồi từ đó cho đến khi công chúa và Nguyễn Huệ "kết" nhau và làm đám cưới, đâu có đúng 3 cảnh, 15 phút, chưa đến 20 câu thoại (lưu ý, 2 người kết hôn ko phải do ai ép buộc nhé - ít nhất là tôi thấy như thế). Từng cảnh quay, từng chi tiết vội vàng, sơ sài, cụt một cách đáng ngại, cứ như tất cả các chi tiết ấy chỉ là thủ tục cho có, cuối cùng là một kết quả hiển nhiên mà ai cũng biết rồi (!?), khỏi phải dài dòng làm gì. Điều này khiến cho bộ phim đậm chất cải lương - khi mà chi tiết quá ước lệ và giản lược, khiến cho khán giả cảm thấy khá hẫng và tức cười bởi sự sơ sài đó. Chi tiết Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân yêu rồi lấy nhau chỉ qua vài câu nói (dù trước đó Ngọc Hân ko biết gì về Nguyễn Huệ) như phim Mĩ. Cả đoạn phim mở đầu đánh nhau om sòm nhưng chẳng giới thiệu được lấy 1 câu Nguyễn Huệ là ai, rồi đến những cảnh hành quân, chiến đấu, hô hào quân sĩ... thỉnh thoảng chêm vào, nhân vật trong 1 cảnh nói vài ba câu rồi hết. Phim chuyển cảnh liên tục, khá giống với kiểu của Star Wars, phân chia đều đều thời gian xuất hiện của các nhân vật rồi cố nhồi nhét sao cho ai cũng có mặt, nhưng chẳng ai được nói đầy đủ. Không rõ là do kịch bản gốc như vậy hay biên kịch lố tay cắt xẻo chi tiết quá đáng, nhưng hậu quả của nó thật sự rất tệ.

    Cụt ngủn và sơ sài, nhưng Tây Sơn hào kiệt vẫn có những thứ dư thừa, sến và cải lương. Thực ra nói thừa thì chưa hẳn đúng, mà là phân cảnh bất hợp lí thì hơn. Tỉ dụ như mấy cảnh luyện voi, ừ thì có tập võ cưỡi ngựa thì cũng có luyện voi chứ sao, nhưng đội tượng binh trong phim hầu như không có vai trò gì, cảnh cho vào không cần thiết. Chi tiết người dân ra đón quân Tây Sơn chẳng khác gì trên sân khấu tuồng chèo, nó giả tạo và bất hợp lí, không tạo được cảm xúc quân dân gì cả. Rồi những nhận vật, những chi tiết cố nhồi nhét vào rồi để đó hay gây bất hợp lí, như nhân vật Nguyễn Thiếp, Nguyễn Nhạc hay luyện tập Hùng Kê Quyền... Rồi những cảnh chiến đấu, ôi thôi chết cười với những cảnh chiến đấu trong phim, với vài chi tiết sáng tạo mà quả thật không hiểu làm sao giữa chiến trường mà có thể nghĩ ra được. Uhm, những điều đó để cho phần sau thì hơn.

    Thoại phim là một thảm họa. Như trên đã nói, cảnh phim bị cắt xén tối đa, nên thoại nhân vật cũng vì vậy mà trở nên không thể ngắn hơn được nữa. Nhưng thoại ngắn mà lại rất dở. Vì nó lặp đi lặp lại, khuôn sáo và rỗng tuếch. Nguyễn Huệ, xuyên suốt các cảnh quay là những câu nói khách sáo như diễn tuồng, trên sa trường thì chỉ Tốt lắm, giỏi lắm ... này nọ, úy lạo quân sĩ thì ngoài mấy câu "Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ" thì ... hết, còn mục đích, chiến lược, kế hoạch ... ư, quân sĩ và khán giả tự hiểu nhé. Cả phim, dù là nhân vật chính nhưng Nguyễn Huệ chẳng nói được mấy câu về binh pháp hay quân sự, nên dù cố miêu tả như một vị tướng nhưng Nguyễn Huệ trong Tây Sơn hào kiệt chẳng thể hiện được chút tài năng quân sự nào. Nhân vật chính đã như thế thì nhân vật phụ cũng chẳng khá hơn. Nhưng không rõ có phải vì là phụ hay không mà dù vẫn sáo và nhàm, thoại của các nhân vật phụ khác như công chúa Ngọc Hân, Lê Chiêu Thống lại thể hiện nhân vật khá phù hợp, vì cứ như tuồng hay cải lương là được rồi. Nói đến độ chuối trong thoại phải nói đến mấy tay giặc Thanh. Không hiểu tướng tá kiểu gì, mà nói nghe còn dởm hơn tuồng, loanh quanh cứ "tiến lên", "giết chúng", rồi giữa chiến trường ác liệt vẫn bình tĩnh đứng vô tư " Ngươi là ai, ta không giết kẻ vô danh tiểu tốt" - "Ra ngươi là Quang Trung, chỉ là giặc cỏ" - "Ta sẽ hóa kiếp cho ngươi", đến nản. Không rõ người viết kịch bản nghĩ thế nào, cứ thoại thế này trẻ con tiểu học xem còn thấy mắc cười nữa.

    Cái sự đáng bàn tiếp theo chính là dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật của phim. Với sự đầu tư lớn về mặt nhân sự, phục trang, bối cảnh... như đạo diễn công bố thì dĩ nhiên khán giả sẽ kì vọng được thưởng thức sự đặc sắc của một bộ phim cổ trang đúng nghĩa. Quả nhiên ngay từ đầu phim, khán giả đã được thưởng thức những màn giao đấu khá hoành tráng với sự tham gia của rất nhiều quân lính 2 bên, có đại bác bắn ầm ầm, có khói lửa cháy nổ. Những sự hoành tráng lại được thể hiện bằng sự lộn xộn, nhộn nhạo một cách tệ hại. Dường như dàn dựng những cảnh chiến đấu lớn hay chỉ đạo diễn xuất cho nhiều diễn viên trong phim thật sự là quá sức, khi mà người ta không thể làm gì hơn dù có cả một lực lượng hùng hậu để sử dụng. Nhiều quân lính, nhưng đánh địch mà cứ lao vào thành cả đống người lố nhố, vung vít lung tung thì đánh đấm kiểu gì. Chỉ đạo võ thuật trong phim không rõ làm ăn thế nào, phim có bao nhiêu võ sư ... mà đánh đấm vẫn cứ như cải lương, khua vài phát rồi bay lên ngã xuống ... như phim. Lại còn cho Nguyễn Huệ bay bay nhảy nhảy như phim chưởng Hồng Kông nữa. Các cảnh đóng quân, hành quân với số lượng diễn viên khá lớn, nhưng dàn dựng bối cảnh khá tồi khiến cho quân lính bị dàn trải, không tập trung, không tạo được cảm giác đông đảo hùng tráng. Các cảnh chiến đấu như tấn công đồn Ngọc Hồi, quân lính ào ạt xông lên một cách vô tổ chức chẳng đâu vào đâu, tạo cảm giác ô hợp nhiều hơn. Sự ngây ngô bất hợp lí trong các các cảnh giao chiến rất nhiều, nhiều ở tầm vĩ mô luôn. Ai đời bên phòng thủ để bên tấn công bắn cung tên, đại bác qua ầm ầm, rồi khi địch đến gần bèn ... mở cửa xông ra đánh địch, bị te tua rồi mới ... quay lại bắn tên ra. Đang đánh nhau ác liêt, tự nhiên 2 tướng 2 bên đứng lại nhìn nhau, hỏi nhau như thật (đã dẫn thoại ở trên). Rồi Nguyễn Huệ còn nghĩ ra kiểu "tướng đánh với tướng" hệt như trong Tam Quốc, mà không hiểu rằng đây là một trận tập kích, địch bị tấn công bất ngờ, ta đánh nhanh tiêu diệt gọn không hơi đâu mà dừng lại chơi trò đấy như trong Tam Quốc, lúc 2 bên ở giữa chiến trường giao chiến trực diện. Có mấy cảnh bắn đại bác lặp đi lặp lại, voi ngựa chắc ít quá nên chẳng làm được gì mấy, chém nhau xài slow-mo mà cứ như bị giật hình. Kĩ xảo thì xem trailer biết rồi, hoàn toàn có thể thông cảm được, nhưng lỗi kĩ xảo cũng không lớn bằng lỗi chỉ đạo. Bối cảnh đồn Ngọc Hồi hay thành Thăng Long nhỏ hẹp thì có thể chấp nhận được do khách quan, nhưng những sai lầm trong dàn dựng và chỉ đạo như thế thì thật khó có thể hiểu được. Chưa kể còn hàng loạt sạn nhỏ lẻ tẻ mà nếu kể ra, chắc phải sa thải chỉ đạo nghệ thuật của phim luôn. Dường như chỉ đạo nghệ thuật của phim đã quen với các dàn dựng bối cảnh ước lệ trên sân khấu, nên với bối cảnh điện ảnh không có được sự chi tiết và tính chuyên biệt cần thiết (không phối hợp được với quay phim để tạo hiệu quả hình ảnh). Thật sự đáng tiếc.

    Bên cạnh sự thất bại của chỉ đạo nghệ thuật còn có phần của quay phim. Ở những cảnh nhỏ, phim dùng rất nhiều cảnh cận, nhưng lại chẳng đặc tả được bao nhiêu diễn biến tâm lý của nhân vật, thậm chỉ lạm dụng một cách thái quá khi xài cảnh cận với công chúa, rồi chuyển sang quay ... cung nữ, rồi vụt cái lại quay công chúa, cứ như cố gom cảnh vào cho nhiều, trong khi những góc máy quay xung quanh nhân vật lại khá ít, gây cảm giác nhân vật luôn đóng phim trong 1 căn phòng vậy. Ở những đại cảnh lớn quay phim lại lạm dụng góc quay từ trên xuống nhằm thể hiện độ hoành tráng, nhưng xin lỗi cảnh thiên nhiên thì hoành tráng thật còn cảnh người thì phân tán lộn xộn. Góc quay kém đa dạng, thiếu sáng tạo, kết hợp với dàn dựng không ăn ý khiến cho hiệu quả hình ảnh của phim đạt được khá thấp. Tất nhiên cũng có một số cảnh quay đẹp như cảnh quay ngoại cung Lê Chiêu Thống, hay cảnh Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân trên thuyền rồng, nhưng đó là thiểu số. Âm thanh cũng không tốt, các cảnh chiến đấu âm thanh lộn xộn và chói tai, không đặc tả, âm nhạc chủ yếu là các bản nhạc hùng tráng nhưng nhiều chỗ dùng bất hợp lí, khiến hiệu quả âm thanh cũng không như ý (cụ thể ra sao các bạn tự xem phim và cảm nhận thì tốt hơn). Thêm 1 vấn đề khá cỗ hữu nữa, Nguyễn Huệ là người Bình Định, bộ sậu nhà Lê đều là người Bắc nhưng đều nói tiếng Nam, còn mấy cha nhà Thanh lúc thì chơi tiếng Việt, lúc chơi tiếng Hán, mỗi tội tiếng Hán nghe rất chói tai và khó chịu.

    Diễn xuất của diễn viên bị chính kịch bản và biên kịch chèn ép. Thoại tệ hại và ngô nghê khiến cho diễn xuất của diễn viên dù thế nào cũng khó mà thể hiện hết được. Thêm nữa, biên kịch cắt xén cảnh quay quá nhiều nên phim chủ yếu là cảnh ngắn, diễn viên nói là nhiều còn diễn xuất nội tâm thì hầu như không có, hay nếu có thì lộ liễu một cách ấu trĩ và tầm thường. Bởi vậy cảm nhận nhân vật và diễn xuất không được sâu sắc. Nguyễn Huệ không thể hiện được tầm của một vị tướng tài, công chúa Ngọc Hân vẫn chỉ là một công chúa, một người vợ hiền bên chồng là tướng lĩnh. Có vai Lê Chiêu Thống cũng vợ là thể hiện khá tốt, không nhiều đất diễn nhưng khán gải cũng thấy được độ "ngu" của Lê Chiêu Thống và độ "gian" của Nguyễn Thị Kim. Còn về vai diễn Tôn Sĩ Nghị và Sầm Nghi Đống thì có vẻ đã tưởng tượng và phóng đại hơi quá đà, dù có là giặc nhưng chẳng ai nghĩ 2 tên tướng thống lĩnh tận 20 vạn địa quân lại ấu trĩ và ngu ngốc như trong phim được.

    Tóm lại, Tây Sơn hào kiệt chỉ là cải lương dưới lớp vỏ phim ảnh, với vô số chi tiết cười ra nước mắt vì sự "lôm côm" đó. Từ kịch bản, nhân vật, dàn dựng bối cảnh, tình tiết ... đều phù hợp với sân khấu hơn là màn ảnh rộng rất nhiều. Có thể tôi hơi cực đoan khi đánh giá phim thấp như vậy, nhưng thực sự với những kì vọng của bản thân thì Tây Sơn hào kiệt là một tác phẩm gây thất vọng rất lớn, kể cả giá trị tư tưởng cũng hầu như không thể truyền tải được một cách thuyết phục. Hi vọng rằng những Thái sư Trần Thủ Độ, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long sẽ thành công hơn và mang lại cảm tình về phim cổ trang Việt nhiều hơn đến cho khán giả.
     
  13. tuan_hope1991

    tuan_hope1991 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/9/08
    Bài viết:
    1,036
    Iron Man 2

    [​IMG]

    Bộ phim bom tấn đầu tiên năm 2010, như mọi năm, phim của Marvel đều được đem ra để làm phim khởi đầu mùa phim hè, IM 2 lại làm tốt nhiệm vụ mở đường của nó.

    IM 2 là bộ phim giải trí đúng nghĩa, cháy nổ ầm ầm, kĩ xảo đẹp mắt, gái hot... Nếu bạn chỉ thích The Dark Knight, V for Vendetta...hay nhiều bộ phim có nội dung sâu sắc, nhân vật diễn xuất ấn tượng thì bạn cần cân nhắc khi xem IM 2.

    Cảnh hành động của IM 2 dồn dập, hoành tráng hơn hẳn phần 1, nhiều bộ giáp mới của cả phe ta lẫn phe địch với đủ loại vũ khí hạng nặng...Tuy nhiên phim vẫn vấp phải 1 lỗi đã có từ phần 1: trận đấu boss diễn ra khá nhanh. Sức mạnh của bộ giáp Whiplash thực sự khiến người xem ấn tượng khi cả War Machine và Iron Man đều ko đấu tay đôi được với nó, cách thức giết boss cũng ko hề nhảm nhưng cả trận đấu căng thẳng đó chỉ kéo dài vẻn vẹn khoảng...1,5 phút (thua xa The Icredible Hulk đánh boss dài gần 10 phút). 1 điểm trừ khá lớn đối vơi 1 bộ phim hành động như IM 2.

    1 điểm nữa mà ko biết có thể gọi là điểm hay hay điểm dở của IM 2, đó là sự xuất hiện của nhiều chi tiết mở màn cho Avengers, Nick Fury và Black Widow là 2 nhân tố quan trọng. Fan comic như tui xem thấy rất khoái nhưng đối với người xem ko biết comic hay chuyên gia phê bình phim lại đánh giá tuyến nhân vật ko được chặt chẽ và ít nhân vật được khắc họa sâu sắc.

    Robert Downey Jr diễn nội tâm xuất sắc hơn phần 2, đằng sau một tỉ phú trên đỉnh danh vọng là 1 người đang chết dần chết mòn bằng chính thiết bị giữ mạng sống cho mình, và vẫn phong cách tưng tửng đốp chát đã chiếm cảm tình của khán giả từ phần 1. Ngoài ra các nhân vật còn lại ko có gì nổi bật, điều này cũng ko có gì lạ đối với dòng phim super hero giải trí.

    Tổng quan, IM 2 tuy khiến một phần khán giả thất vọng vì ko vượt qua được cái bóng của phần 1 nhưng nó vẫn là một bộ phim đáng xem của mùa hè.

    1 vài thứ linh tinh
    -Stan Lee xuất hiện khá sớm, ngay lúc Tony bước ra khỏi triễn lãm.
    -Cái vật mà Tony đem làm kệ để ống thép là khiên chắn của Captain America.
    -Cuối đoạn credit là sự xuất hiện cây búa của thần Thor, giới thiệu cho phim "Thor" sắp ra mắt của Marvel.
    -Dự án Avengers cuối phim là giới thiệu ngầm cho phim "Avengers", một đội siêu anh hùng gồm Captain America, Iron Man và nhiều khả năng có cả Hulk.

    Điểm 7/10 (đánh boss đã hơn thì đã cho 8/10, tiếc thật).
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/10
  14. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Ip Man 2 - Diệp Vấn 2: Tông sư truyền kỳ (2010)

    [​IMG]

    Tên phim: Ip Man 2 / 叶问2:宗师传奇 / Diệp Vấn 2: Tông sư truyền kỳ
    Thể loại: Hành động, Võ thuật, Tâm lý
    Kịch bản: Hoàng Bách Minh
    Đạo diễn: Diệp Vĩ Tín
    Diễn viên:

    Chân Tử Đan ... Diệp Vấn
    Hồng Kim Bảo ... Hồng Chấn Nam
    Huỳnh Hiểu Minh ... Hoàng Lương
    Phàn Thiếu Hoàng ... Kim Sơn Trảo
    Hùng Đại Lâm ... Trịnh Vĩnh Thành
    Trương Tắc Sĩ ... Phì Ba


    Không nhiều phim Trung Quốc có sequel (phần tiếp theo), tuy nhiên có thể thấy rằng những sequel của Trung Quốc thường có chất lượng cao hơn sequel của Hollywood - vốn mang nặng tính ăn theo, rất nhiều. Diệp Vấn 2 cũng vậy. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng với tôi, Diệp Vấn 2 vẫn là một bộ phim hay và là một sequel xuất sắc, vừa giữ được những nét đặc sắc đã làm nên thành công của phần 1 vừa tạo nên một không khí rất riêng cho mình ...

    Hồng Kông những năm 1950. Sau sự kiện xảy ra tại Phật Sơn, cả nhà Diệp Vấn (Chân Tử Đan) phải sang Hồng Kông lánh nạn. Tại nơi đất khách quê người, không thân thích, vợ lại mang thai, cuộc sống của nhà họ Diệp trở nên khó khăn. Nhờ có một người quen giới thiệu, Diệp Vấn mở một võ quán Vịnh Xuân nhỏ một gác thượng một căn nhà, thu nhận Hoàng Lương (Huỳnh Hiểu Minh) - một thanh niên trẻ tuổi làm đệ tử. Một lần, Hoàng Lương gặp rắc rối với đệ tử của phái Hồng quyền, Diệp Vấn ra mặt giúp đỡ khiến cho mâu thuẫn giữa 2 phái nảy sinh, Diệp Vấn và Hoàng Lương bị cảnh sát bắt. Hồng Chấn Nam (Hồng Kim Bảo) - võ sư Hồng quyền, yêu cầu Diệp Vấn phải vượt qua thử thách đả lôi đài và phải đóng lệ phí hàng tháng mởi được quyền mở võ quán. Diệp Vấn vượt qua thử thách lôi đài nhưng không đồng ý đóng lệ phí, khiến cho võ quán gặp không ít rắc rối, bởi các võ quán tại Hồng Kông chịu sự bảo kê của tay cảnh sát trưởng người Anh, mỗi tháng Hồng Chấn Nam đều phải thu lệ phí để nộp cho hắn. Một ngày Hồng Kông tổ chức biểu diễn võ thuật phương Tây, một tay võ sĩ nước ngoài được gọi là "Vòi Rồng" đã chê bai võ thuật Trung Quốc, đồng thời thách thức các võ sư có mặt ở đó. Hồng Chấn Nam đã lên võ đài giao đấu mới hắn, nhưng không may thất bại và chết. "Vòi Rồng" tiếp tục thách thức các võ sư Trung Quốc rằng không ai dám đấu với hắn, và lần này, Diệp Vấn đã thách đấu ...

    Không nhiều phim Trung Quốc có sequel (phần tiếp theo), tuy nhiên có thể thấy rằng những sequel của Trung Quốc thường có chất lượng cao hơn sequel của Hollywood - vốn mang nặng tính ăn theo, rất nhiều. Một sequel muốn thành công thì không những phải giữ được những cái hay của phần trước mà còn phải phát huy sự đặc sắc đó lên một tầm cao hơn (như Hoàng Phi Hồng) hay đổi mới một cách sáng tạo (như Anh Hùng Bản Sắc). Có thể nói Diệp Vấn 2 đã thể hiện được cả 2 điều trên. Nội dung phim khá dễ nắm bắt, thực tế chỉ cần xem trailer người xem cũng nắm được sơ lược cốt truyện diễn biến ra sao, nhưng tất nhiên điểm hấp dẫn của phim không chỉ có thế. Bối cảnh trong Diệp Vấn 2 được xây dựng khắc hẳn so với phần 1: ở phần 1, một phần nhỏ là bối cảnh Phật Sơn thanh bình, Diệp Vấn sống hạnh phúc vô lo bên gai đình, còn lại là Phật Sơn hoang tàn đen tối dưới sự cai trị của quân đội Nhật. Còn ở phần 2 là bối cảnh Hồng Kông đông đúc sầm uất, gia đình Diệp Vấn phải chạy vạy kiếm sống, không còn khủng bố, bắt bớ bắn giết hay quân xâm lược nữa. Điều này khiến cho không khí của Diệp Vấn 2 trở nên khác biệt: đời thường hơn, có hơi "thực" hơn và tư tưởng, hành vi của nhân vật lúc này cũng mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Cảm nhận của người xem cũng vì thế mà được đổi mới, chứ không bị bó buộc vào một hoàn cảnh, một motif cũ kĩ nào đó như đối với nhiều sequel của Holywood (dù thực sự motif của phần 2 vẫn tương tự như phần 1). Mạch phim được phân chia hợp lí hơn phần 1, các cảnh hành động đan xen đều giữa các cảnh miêu tả tâm lí, không gây cảm giác nhàm chán hay thừa thãi.

    Và điều làm nên thành công của bộ phim vẫn là những màn võ thuật đẹp mắt, những trận giao đấu hấp dẫn, kịch tính. Trong Diệp Vấn 2, Chân Tử Đan và Hồng Kim Bảo tiếp tục thỏa mãn khán giả với những trận đấu mãn nhãn đậm chất võ thuật Trung Hoa. Cường độ các màn phô diễn võ thuật được đẩy lên cao hơn hẳn so với phần 1, nhất là các pha 1 đấu nhiều người, bên cạnh các trận đấu lớn là các pha võ thuật nhanh, ngắn gọn nhưng cũng rất đẹp mắt. Phong cách võ thuật của phần 2 cũng được đổi mới. Lần này Diệp Vấn không giao đấu với tay tướng quân Nhật Bản dùng Karate mà là võ sĩ người phương Tây dùng Boxing. Có nhiều ý kiến khác nhau về võ thuật trong Diệp Vấn 2, trong đó có ý cho rằng các pha hành động trong phim kém phong phú và "mất chất" hơn so với phần 1. Hoàn toàn có thể hiểu được điều này. Ở phần 1, những cảnh giao đấu lớn bao gồm trường đoạn các võ sư và Diệp Vấn đấu Kim Sơn Trảo, Diệp Vấn đấu 10 võ sinh Karate và Diệp Vấn đấu tướng quân Nhật. Vịnh Xuân quyền của Diệp Vấn là võ thuật cận chiến, các đòn đánh bằng tay ngắn, trong phạm vi hẹp và thiên về âm nhu, mềm dẻo linh hoạt. Còn võ thuật của Kim Sơn Trảo hay Karate sử dụng linh hoạt cả tay lẫn chân với nhiều chiêu thức tấn công mạnh mẽ và đa dạng, công thủ trong pham vi rộng và thiên về cương ngạnh. Vì thế các trận chiến trong Diệp Vấn 1 trông rất hấp dẫn, phong phú khi 2 trường phái võ thuật khác nhau giao đấu, đặc biệt là với sự kết hợp với các màn đấu bằng binh khí. Còn ở phần 2, Diệp Vấn giao đấu chủ yếu với Hồng Chấn Nam - Hồng quyền và Boxing. Hồng quyền là võ công thiên về cương ngạnh, nhưng có điểm tương đồng với Vịnh Xuân là thường dùng các đòn tay ngắn và giao đấu cận chiến. Boxing thì đa dạng hơn, nhưng chỉ có thể dùng tay, và các đòn boxing cũng thường trong phạm vi hẹp, trừ các cú đấm mang lực manh lúc quyết định. Vậy nên khi giao đấu Hồng quyền và Vịnh xuân trông rất giống nhau, khác biệt ở hình dáng bên ngoài không nhiều, ngay cả khi đấu với Boxing thì Vịnh xuân cũng không quá khác biệt, nhất là khi giao đấu cậnchiến. Điều này tạo cho khán giả cảm giác các trận giao đấu trong Diệp Vấn 2 không được đa dạng, dù vẫn hấp dẫn nhưng Vịnh xuân quyền giờ đây không còn đủ "chất" như phần 1. Tất nhiên chẳng có gì là hoàn hảo, nỗ lực đổi mới trong phong cách của Chân Tử Đan và Hồng Kim Bảo đương nhiên không thể thỏa mãn hết tất cả mọi người được. Những chi tiết như cảnh đả lôi đài thể hiện rất đậm nét phong cách võ thuật Trung Quốc, làm tăng tính chân thực và nghệ thuật hơn cho bộ phim. Nói chung, võ thuật trong Diệp Vấn 2 vẫn là một thành công, và điều đó đã làm nên một sequel võ thuật hấp dẫn không kém phần 1 (những ý kiến trên hòan toàn là ý kiến dựa trên kinh nghiệm cá nhân).

    Dàn diễn viên của Diệp Vấn 2 hầu như được giữ nguyên từ phần 1. Hồng Kim Bảo giờ đây không chỉ là chỉ đạo võ thuật mà còn là một nhân vật quan trong của bộ phim, và sự tái hợp của bộ đôi Chân Tử Đan - Hồng Kim Bảo từ sau Sát Phá Lang thật sự khiến nhiều khán giả mãn nguyện. Diệp Vấn vẫn là vai diễn chính, nhưng giờ đây đã có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều nhân vật để khai thác hơn. Hầu hết các nhân vật đều được xây dựng giống như phần một, vừa đủ chứ không thật sự ấn tượng, dù cho nhiều đất diễn hay không thì các vai diễn vẫn cứ sàng sàng như nhau. Diệp Vấn của Chân Tử Đan thì có khá hơn, biểu hiện cảm xúc đa dạng và chân thực hơn, nhưng vẫn chưa tạo được ấn tượng thực sự sâu sắc, dù so với các diễn viên chuyên về võ thuật khác thì diễn xuất của Chân Tử Đan được đánh giá khá hơn. Các diễn viên khác diễn cũng khá tốt, dù so với trong Sát Phá Lang thì Hồng Kim Bảo không có đột phá, Hùng Đại Lâm ít xuất hiện hơn nhưng ấn tượng vẫn rất tốt, vai diễn của Huỳnh Hiểu Minh cũng giống với những vai trước đó anh đã từng thủ diễn, Phàn Thiếu Hoàng thì kiểu nhân vật thay đổi nhưng phong cách vẫn như thế... Tuy nhiên một số chi tiết lồng ghép vào lại tạo ra sự thừa thãi không đáng có. Nhân vật Châu Thanh Tuyền của Nhậm Đạt Hoa giờ chỉ là cameo, dù cho có hiệu quả nhất định nhưng vẫn tạo cảm giác thừa thãi. Và nhất là sự xuất hiện của hình tượng Lí Tiểu Long ở cuối phim, thật sự là vô lí và không cần thiết (gần giống với phong cách post-credit dạo gần đây của mấy phim superhero của Marvel). Có một điều khá thú vị: trong phim, Diệp Vấn thu nhận Hoàng Lương làm đệ tử khi Diệp Vấn khoảng 40 tuổi, Hoàng Lương khoảng 18-20 tuổi còn Diệp Chuẩn vẫn là một thiếu niên 13-14 tuổi. Tuy nhiên trong lịch sử, Diệp Vấn sinh năm 1893, Hoàng Lương sinh năm 1935 còn Diệp Chuẩn sinh năm 1924, tức là thời điểm trong phim Diệp Vấn đã gần 60 tuổi, Hoàng Lương mới có 15-16 tuổi và Diệp Chuẩn đã 26-27 tuổi ?! Tất nhiên, phim ảnh có quyền phóng tác và cường điệu, mấy cái số liệu tuổi tác này căn bản cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến bộ phim.

    Phim dàn dựng bối cảnh tốt, dù không được ấn tượng như bối cảnh Phật Sơn hoang tàn ở phần 1. Quay phim cũng rất khá, ở các cảnh hành động một đấu nhiều người như cảnh ở chợ cá, máy quay lựa chọn góc quay tốt hơn phần 1, tạo cảm giác thật và hợp lí hơn cảnh Diệp Vấn đấu 10 võ sinh Karate. Các cạnh cận và trung cận được sử dụng nhiều do đặc điểm của Vịnh Xuân quyền và Hồng quyền lẫn boxing là giao đấu cận chiến ở cự li hẹp. Nhạc phim không nhiều nhưng được sử dụng rất hợp lí, kết hợp hiệu quả với âm thanh khiến cho âm thanh trong phim không bị nhiễu, tạo được sự cảm xúc hứng khởi cho người xem. Không có điểm gì để chê trách những điều này cả. Một điểm có thể chê khác lại nằm ở kịch bản: Diệp Vĩ Tín lần này lại cho DIệp Vấn giao đấu với võ sĩ phương Tây ở cuối phim để bảo vệ danh dự dân tộc, motif cũ mèm trong các phim võ thuật bối cảnh cận đại mà gần đây nhất trong Tô Khất Nhi, Viên Hòa Bình cũng tham lam cho thêm vào. Đánh Tây hay đánh Nhật thì không có vấn đề gì, chỉ là motif đã quá cũ và dễ gây nhàm chán, và trong trường hợp này thường đối thủ hay bị hạ thấp và cường điệu quá mức, còn tinh thần tự hào dân tộc của nhân vật chính thường được nâng lên tận mây xanh. Diệp Vĩ Tín có tiến bộ hơn một chút so với các tiền bối là không chỉ miêu tả trận đấu mà những chi tiết tiền trận đấu cũng được miêu tả cụ thể, nhân vật phản diện trong phim dù vẫn còn hơi cường điệu nhưng đã được xây dựng một cách công bằng hơn, đỡ "mọi rợ" hơn các phim khác.

    Diệp Vấn 2 là một trong những sequel thể loại hành động thành công nhất mà tôi từng xem, và bộ đôi Chân Tử Đan - DIệp Vĩ Tín tiếp tục thỏa mãn người hâm mộ với một tác phẩm hành động - võ thuật đặc sắc. Nhưng điều đấy không có nghĩa tôi ủng hộ một Diệp Vấn 3. Tìm kiếm ý tưởng mới bao giờ cũng tốt hơn là cố gắng dựa theo những ý tưởng cũ.

    Đánh giá: 8/10
     
  15. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    Prince of Persia: The Sands of Time (2010)

    [​IMG]

    Tên phim: Prince of Persia: The Sands of Time
    Thể loại: Hành động, Phiêu lưu, Thần thoại, Tình cảm, Hài hước
    Kịch bản: Jordan Mechner (story), Boaz Yakin, Doug Miro
    Đạo diễn: Mike Newell
    Diễn viên:

    Jake Gyllenhaal ... Dastan
    Gemma Arterton ... Tamina
    Ben Kingsley ... Nizam
    Alfred Molina ... Sheik Amar
    Steve Toussaint ... Seso
    Toby Kebbell ... Garsiv
    Richard Coyle ... Tus

    Học tập theo phong cách của Pirates of the Caribbean, thêm một chút chất phiêu lưu của National Treasure, bối cảnh gợi nhớ đến The Scorpion King, sự xuất hiện của Gemma Arterton mang bóng dáng của Clash of the Titans... Không chỉ trông "giông giống" các bộ phim cũng thể loại khác, Prince of Persia: The Sands of Time (PoP) còn tạo cho khán giả một cảm giác khó tả khi phải khen chê lẫn lộn bởi những chi tiết hay dở lộn xộn của mình.

    Prince of Persia: The Sands of Time là bộ phim mới nhất của Walt Disney, dựa trên series video game phiêu lưu, hành động Prince of Persia. Bộ phim nói về Dastan (Jake Gyllenhaal), một cậu bé bui đời được hoàng đế Ba Tư Sharaman nhận nuôi khi còn bé. 15 năm sau, Dastan lúc này đã lớn, cùng với 2 hoàng huynh của mình là hoàng tử Tus (Richard Coyle) và Garsiv (Toby Kebbell) đem quân tấn công thánh địa Alamut, khi Nizam ((Ben Kingsley) - em trai của đức vua và là chú của họ cáo buộc thánh địa đã bán vũ khí cho kẻ thù của Ba Tư. Alamat thất thủ, công chúa Tamina (Gemma Arterton) - người đứng đầu thánh địa bèn giao cho cận vệ của mình đem báu vật của thánh địa bỏ trốn, nhưng Dastan lại đánh gục người đó và giành được báu vật - một con dao găm. Vua Sharaman đến Alamut, Tus khuyên Dastan hãy tặng vua một bộ lễ phục để mừng chiến thắng. Tuy nhiên bộ lễ phục là một cái bẫy, vua Sharaman mặc thử vào bèn bị bỏng đến chết, Dastan bị khép vào tội giết vua. Tamina đã giúp Dastan chạy thoát khỏi vòng vây quân Ba Tư, và tìm cơ hội dành lại con dao găm Dastan đang giữ. Trong 1 lần Tamina định cướp lại báu vật, Dastan bất ngờ phát hiện ra khả năng kì diệu của con dao - chuôi dao có chứa 1 loại cát có khả năng đưa người cần nó quay ngược thời gian. Dastan và Tamina lúc này phải cùng nhau bước vào một cuộc phiêu lưu nhằm chứng minh sự vô tội của mình và bảo vệ con dao găm - bảo vật thời gian khỏi mưu đồ của kẻ đứng sau tất cả ...

    Các bộ phim dựa theo video game (và ngược lại, các video game ăn theo phim) hầu như chưa bao giờ được đánh giá cao. 2 nền công nghiệp giải trí bạc tỉ này vẫn chưa tìm thấy sự kết hợp sao cho tương xứng. Khỏi cần nhắc lại lịch sử chẳng mấy sáng sủa này nữa. Chính bởi điều đó mà khi từ khi được lên kế hoạch cho đến khi công chiếu, PoP đã nhận được không ít sự chú ý lẫn dư luận. Cái tên PoP đã quá nổi tiếng trong thế giới game, một series video game phiêu lưu, hành động mang bối cảnh Ba Tư huyền bí với cốt truyện hấp dẫn, kì ảo, gameplay đặc sắc mang đặc trưng riêng..., vì thế khi lên mà ảnh rộng bộ phim PoP vừa gây được sự chú ý đặc biệt nhưng cũng phải chịu áp lực không kém từ chính video game mà mình dựa theo. Có vẻ như ấn tượng chẳng mấy tốt đẹp về phim dựa theo game cũng ám PoP không ít, thể hiện qua doanh thu khá thê thảm trong tuần đầu dù đầu tư tới 200 triệu, mang danh "bom tấn" chính hiệu lại được Jerry Bruckheimer đỡ đầu. Mà thôi, dù là fan của PoP game hay không thì cũng nên xem qua PoP film, nếu như có lỡ không ưa vì không được nhu mong đợi thì chắc cũng giải trí tốt. Nói trước là tôi chưa từng chơi qua bản game PoP nào cả (có chơi qua bản 2008, nhưng nghe nói mất chất hơi nhiều), nên mọi ý kiến đánh giá đều là ý kiến chủ quan của khán giả xem phim đơn thuần chứ không phải game thủ gì đâu, và cũng không liên hệ so sánh với game gì hết, xem với tinh thần thư giãn giải trí là chính.

    PoP có cốt truyện về cơ bản rất đơn giản: chàng hoàng tử trẻ tuổi bị vu oan, phải chạy trốn để tìm cơ hội chứng minh sự vô tội của mình. Rồi chàng vô tinh bị cuốn theo nhiệm vụ phải bảo vệ báu vật cùng nàng công chúa xinh đẹp... Không chỉ cốt truyện chính như vậy, mà các chi tiết, các mối quan hệ, các mâu thuẫn, cao trào... cũng được xây dựng rất đơn giản mực thước, dễ đoán trước với tinh thần giải trí là chính. Tiết tấu phim khá nhanh và đều, các chi tiết không quá cần thiết đều được loại bỏ nhằm tập trung cao độ cho nội dung chính. Bên cạnh đó là một xuất phẩm của Disney, Pop cũng đưa ra những triết lí, bài học cho khán giả, nhưng không cần vòng vo hoa mĩ gì mà để nhân vật nói thẳng luôn từ đầu phim, và khán giả có thể tự trải nghiệm điều đó đến khi xem hết bộ phim. Đây là điểm đáng khen của PoP khi phim xác định được mục tiêu cụ thể của mình là giải trí, không tham lam đòi hỏi cốt truyện sâu sắc hay triết lí gì quá cao siêu, bất ngờ, chỉ đầu tư vào điểm mạnh của mình nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản khiến khán giả không thể phàn nàn. Từ đầu đến cuối phim là một cuộc phiêu lưu thật sự của chàng hoàng tử Dastan và công chúa Tamina, trải qua hết khó khăn này tới thử thách khác, để rồi cuối cùng đạt được một cái kết có hậu nhất. Thậm chí ai là kẻ chủ mưu, âm mưu của hắn như thế nào cũng rất dễ dàng để nhận ra. Có hành động, có phiêu lưu, có tình cảm, có mâu thuẫn và giải quyết triệt để, có cao trào bất ngờ... đều được phân bố khá hợp lí trong suốt mạch phim. Một nền tảng cơ bản khá ổn, vậy nhưng đạo diễn có biết tận dụng điều đó hay không?

    Nhận xét về PoP, đây là một bộ phim khiến người xem nhớ tới nhiều tác phẩm cũng thể loại khác. Phong cách hài hước, vui nhộn trong các câu thoại của nhân vật ở series Pirates of the Caribbean được đạo diễn Mike Newell tận dụng triệt để, bối cảnh Ba Tư cổ đại có nhiều nét tương đồng với The Scorpion King (và nếu kĩ tính, thì không chỉ bối cảnh, có rất nhiều chi tiết giống nhau giữa 2 bộ phim này, mà nếu thay đổi nhân vật không chừng sẽ khó nhân ra được đâu với đâu), sự xuất hiện của Gemma Arterton gợi nhớ về Clash of the Titans (dù PoP không đi sâu vào thần thoại). Ra đời sau các tác phẩm cùng thể loại không tránh khỏi việc tiếp thu những nét đặc sắc và có điểm tương đồng, nhưng PoP vẫn là PoP, và may mắn là việc học tập đấy cũng có điểm tích cực. Thoại trong phim thường ngắn gọn, dễ hiểu nhưng rất hài hước, tự nhiên chứ không cứng nhắc, khuôn sáo, thể hiện được bản tính và suy nghĩ của nhân vật tại mỗi thời điểm khác nhau. Và đặc biệt phim hầu như rất ít các tình huống chọc cười, chính thoại phim đã tạo nên không khí vui vẻ thoải mái cho khán giả. Dù đôi lúc vài câu nói về "tình cảm anh em" có vẻ hơi sến nhưng không quan trọng. Một chi tiết thành công nữa của PoP (dù thoại phim chưa thể tạo được nét đặc trưng riêng biệt như Pirates of the Caribbean). Một vài chi tiết về việc bảo vệ báu vật bạn có thể sẽ thấy thấp thoáng đâu đó trong Indiana Jones hay National Treasure. Nếu đã xem The Scorpion King, bạn sẽ thấy nếu đổi lại nhân vật hoàng tử Ba Tư thành vua Bọ Cạp, thì PoP rất có thể sẽ trở thành một Scorpion King sequel, bởi nhiều điểm tương đồng đến kì lạ, từ diễn viên, nội dung, phong cách phim đến bối cảnh, chi tiết ... Tất nhiên cái này chỉ là liên tưởng vui thôi, nhưng điều đó nói lên rằng PoP vẫn chưa tạo nên được đặc trưng cho riêng mình, phong cách của phim vẫn còn bị lai tạp kha khá mà chưa bứt ra được cái bóng quá lớn của những bậc đàn anh.

    Điểm thu hút của PoP còn là những pha hành động, leo trèo, những phép thuật bí ẩn, những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính... Về mặt này thì phim "gần như" đã hoàn toàn thỏa mãn được kỳ vọng của khán giả. Chàng hoàng tử Dastan được tự do thể hiện những kỹ năng của bản thân trong suốt cuộc hành trình của mình, từ leo tường thành không cần dây đến những pha truy đuổi, leo trèo trên mái nhà mang phong cách parkout, rồi những màn đấu kiếm, bay nhảy... Phải nói Pop rất có tiềm năng khi đã sáng tạo ra những chi tiết hành động và hài hước khá mới mẻ như tập đoàn sát thủ Hassassin hay màn đua đà điểu, nhằm đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho khán giả và xây dựng phong cách riêng. Nhưng tiếc rằng có tiềm năng nhưng lại chưa phát huy được. Những chi tiết sáng tạo đó vẫn còn hạn chế, các màn leo trèo hay truy đuổi của hoàng tử chưa đủ ấn tượng, được khéo léo che đậy bằng góc quay cận và cắt cảnh nhanh (khá là nghịch lí khi 1 phim mang tính thần thoại như PoP lại không được đã mắt bằng 1 phim hành động bình thường như District 13), các màn giao đấu với tập đoàn sát thủ thì khá ngắn (không rõ có cắt xén gì không mà người viết thấy đôi khi phim bị chuyển cảnh rất đột ngột, đang đánh nhau trong hang thì quay ngoắt 1 cái đã thấy ra ngoài rồi?), màn solo đấu phi đao cuối phim nếu được đầu tư hơn nữa theo phong cách phim chưởng Tàu thì tôi nghĩ sẽ hấp dẫn hơn nhiều, vì dù sao cũng là phim thần thoại, ảo thì ảo luôn tội gì phải lăn tăn. Dựa vào video game nhưng phim lại không dám mang phong cách hành động kì ảo của game vào phim, vô tình làm giảm đi sự hấp dẫn cũng như một phần phong cách của chính bộ phim.

    Một điều đáng khen nữa của PoP là hệ thống nhân vật. Ngoài 2 nhân vật chính là hoàng tử Dastan và công chúa Tamina, các nhân vật còn lại đều được xây dựng khá đồng đều, mỗi nhân vật đều có nét đặc trưng riêng và có đủ đất diễn, không có ai quá mờ nhạt hay quá coi trọng. Thậm chí có những nhân vật như vai hoàng tử Garsiv của Toby Kebbell, xuất hiện ít, thoại cũng ít nhưng diễn xuất bằng gương mặt rất tốt, khiến người xem cảm nhận được phần nào suy nghĩ, vai trò của nhân vật dù anh không nói lời nào. Vai phảm diện Nizam của Ben Kingsley có thể chưa đủ sức nặng, nhưng đặt trong hoàn cảnh bộ phim thì cũng hoàn toàn có thể chấp nhận được (phim thiếu nhi giải trí). Các diễn viên cũng hòan thành tốt vai trò của mình. Gương mặt vui vẻ luôn cười có phần hơi ... ngố của Jake Gyllenhaal vào vai chàng hoàng tử bị hãm hại háo ra lạ khá phù hợp, chưa kể Jake cũng rất có duyên pha trò. Đáng khen cho Jake là dù trông khá to con nhưng anh vẫn thể hiện các pha leo trèo khá điêu luyện, không có cảm giác nặng nề gì cả. Chỉ duy một điều giá mà Jake bụi bặm hơn chút nữa, đen đúa hơn chút nữa thì sẽ giống người Ba Tư hơn. Gemma Arterton lần này so với vai diễn Io trong CotT thì vượt trội hơn hẳn, diễn xuất tự nhiên, đa dạng hơn, phá cách hơn hẳn, nhưng cảm giác rằng Gemma trong hình tượng công chúa Tamina không phù hợp bằng Io trong CotT. Các diễn viên khác đều đóng đạt vai của mình, có vai tay trùm sát thủ thì ra đi sớm quá, hơi đáng tiếc.

    Khen đủ rồi, giờ đến chê. Không muốn nói điều này chút nào, như PoP lại khiến tôi thất vọng ở chính hình ảnh và âm thanh. Lấy bối cảnh Ba Tư cổ đại, với cốt truyền huyền ảo từ video game, tôi đã hi vọng bộ phim sẽ mang đến những cảnh quay đẹp, hoành tráng, những đền đài, thành quách kì vĩ... Nhưng đáng tiếc, tất cả những gì phim làm được chỉ là một thánh địa Alamut quá bình thường, không có gì đặc biệt, các đại cảnh hoành tráng thì toàn là sa mạc cát hoang vu, các trận chiến lớn thì không có, những lâu đài, thành quách thì cũ kĩ, nới cất giữ báu vật thì nói đến khá sơ sài, chưa đủ mãn nhãn... Tôi nói PoP giống với Scorpion King cũng bởi một phần như thế, so với những gì Scorpion King đã thể hiện thì PoP hầu như không có đổi mới gì đặc biệt. Âm thanh của phim cũng không tốt, chưa có nét đặc trưng, không tạo được không khí cho bộ phim. Và về nội dung phim, dù được đầu tu khá tốt nhưng vẫn có điểm trừ không đáng có, mà điểm trừ lại đến từ chính ý tưởng đến từ video game: Dòng cát thời gian. Ý tưởng về dòng cát thời gian và Đồng hồ cát rất thú vị nhưng không được khai thác triệt để, khiến cho khán giả khi xem xong vẫn phải thắc mắc rốt cuộc vai trò của Đồng hồ cát và người bảo vệ là như thế nào, dòng cát có tác dụng quay ngược thời gian nhưng cũng là để phá hủy thế giới rốt cuộc ra sao..., những câu hỏi đáng ra không nên xuất hiện. Và đôi lúc câu chuyện diễn biến hơi quá nhanh, hành động theo tâm lý "niềm tin" không được tự nhiên và không cần thiết lắm (như chi tiết Dastan phát giác ra Nizam là kẻ chủ mưu), nhưng so với vấn đề ở trên thì vẫn có thể bỏ qua được. Đến khi viết xong những nhận xét này, người viết vẫn chưa thể hiểu được rốt cuộc kết phim tại sao lại có thể diễn ra như vậy ?!.

    Thật không công bằng khi gắn cái mác "phim ăn theo" cho PoP. Dựa trên 1 video game, dù chưa thể hiện được hết những điều đặc sắc của game cũng như còn bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm đàn anh nhưng PoP vẫn xứng đáng là một bom tấn giải trí màu hè đáng xem, và nhất là có thể tự hào rằng mình thành công mà không cần dựa vào tên tuổi của dòng game PoP (thực ra tên tuổi càng lớn chỉ càng gây áp lực lớn hơn mà thôi). Giả như PoP là một dự án độc lập với PoP game, nếu được đầu tư thêm chút nữa thì tôi tin rằng PoP rất có tiềm năng để trở thành 1 series phim phiêu lưu, hành động đặc sắc như Pirates of the Caribbean. Còn bây giờ, hãy cứ để khán giả toàn thế giới đón nhận PoP và xóa đi ác cảm về cái gọi là "phim ăn theo" đã...

    Đánh giá: 7,5
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/10
  16. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    Requiem for a Dream
    Đạo diễn : Darren Aronofsky

    Requiem for a Dream - Lễ cầu hồn cho những giấc mơ. Cái tên đã nói lên dc bản chất của bộ phim. Cái nghiện ngập, cái ảm ảnh đến với mỗi con người khiến cho họ u mê vào giấc mơ ảo tưởng của mình. Với 3 cô cậu trẻ - đó là ma túy, với bà mẹ - đó là những ảo tưởng cho một cuộc thu hình trực tiếp trên truyền hình. Nói cách khác, đối với ba cô cậu trẻ, họ là con nghiện của ma túy, với bà má già nua, bà là con nghiện của cái vinh hoa và sự ấm áp trên truyền thông - bỏ qua những phút giây cô độc ko người viếng, nhìn lại những tháng năm xưa cũ đã bay đi mất.

    Họ đã trở thành những con nghiện. Họ làm mọi cách để tiếp tục chìm đắm trong giấc mơ ảo tưởng đó. Buôn bán hút chít ma túy, đắm mình vào những viên thuốc giảm béo để mặc vừa chiếc váy đầm đỏ chói. Những cuộc vui rồi sẽ tàn. Những giờ khắc sung sướng rồi sẽ bị đốt cháy bởi hiện thực xám hoét.

    Cuối cùng, Harry bị cưa mất tay, bà mẹ Sara bị đưa vào viện với những cú shock điện khiến cho bà thân tàn ma dại, Marion đánh mất nhân phẩm của mình - mua vui những trò chơi dã man bệnh hoạn với đám người lắm tiền - để đổi lấy ma túy, Tyrone vô tù và run rẩy. Đấy, lễ cầu hồn đã điểm.

    Họ đã từng có nhau, họ đã từng bên nhau, nắm tay nhau và nhảy những bài ca tuyêt diệu nhất trong giấc mơ của họ. Nhưng rồi cuối cùng họ cũng co ro như những sinh linh cô đơn trên chiếc giường của mình. Cái kết buồn và đau đớn cũng đủ cảnh tỉnh cho chúng ta một bài học. Đây sẽ là bộ phim thay đổi cuộc đời bạn.

    Câu chuyện đơn giản và dễ hiểu, cấu trúc chia theo mùa : Hạ - Thu - Đông như ngầm ám chỉ tính chất phim. Hạ là mùa sung sức - khi mà mọi chuyện nhen nhóm và thành công, Thu là lúc lá sắp tàn - những phiền phức đã bắt đầu, Đông thì lạnh lẽo kinh người - trả giá. Về phần hình thức thì rất chi là phong cách, những cảnh ngắn - cắt nhanh - cận cảnh hoặc đặc tả được lập đi lập lại nhắm diễn tả những hành động cụ thể - chích thuốc, uống thuốc. Có cần phải cho thấy cảnh NV tự thân mình chích đâu. Chỉ là những chuỗi hình ảnh âm thanh nhanh nhanh gọn và lập lại - nhưng nó vẫn cho ta cái cảm giác đó, thực và ấn tượng. Những cảnh chia đôi màn hình. Những cú tracking shot với góc quay lập lòe ảo giác - khi thì chỉa từ đầu nhân vật, khi thì ném xuống cằm nv, kinh sợ nhằm dĩên tả cảm giác chơi vơi ko điểm tựa, và hơn thế nữa - nó cho ta đắm mình vào chính nhân vật, tạo ra một bầu không gian riêng. Đó chính là những giấc mơ ảo tưởng. Nhịp điệu phim lúc nhanh lúc chậm, đôi lúc tĩnh lược quá đáng, đôi lúc phim như chững lại - điều đó góp phần cho sự mờ mịt và hồi hộp, tạo cảm giác mất thăng bằng với hành trình của bộ phim.

    Sự cô đơn và mất kết nối có lẽ là một lí do của những con người chìm mình trong sự ám ảnh, nghiện ngập trong Requiem for a dream. Cảnh cuối cùng, những sinh linh lại cuộn mình trong giường, im lặng và nhắm mắt như đang rơi vào một cõi mộng.

    Cái cõi mộng ấy có phải là bản chất thật của con người. Cuối phim, khi họ đã chịu đựng sự dày vò của cái ám ảnh đấy, họ lại quay về cô đơn trong cõi riêng của mình, tìm lại chính bản thân mình.

    Lí do chính của cái sự ám ảnh ấy là gì ? Là sự mất kết nối, là sự quay lưng lại với hiện thực. Thiếu thuốc, họ chỉ là những thế hệ vứt đi. Có thuốc, họ rơi vào một thế giới khác. Sự mất kết nối, họ tự giam mình trong một tấm gương kính phẳng lì, như một con vật mơ hồ trưng bày trong chốn bảo tàng sở thú. Có thuốc, họ đẩy bản thân lên một tầng mới, bị mắt kẹt giữa ranh giới của chiếc gương và hiện thực.

    Sự cô đơn đẩy những chiếc gương lại gần nhau. Lên thuốc, trong lúc họ kẹt trong ranh giới kinh hoàng đó, họ chạm được vào nhau. Hiện thực dần chìm vào quên lãng, cho đến khi tấm gương vỡ nát, đâm những vết thương sâu hoắm vào người họ.

    Đau. Rất đau. Có người sẽ mất máu cho đến chết, không thể nào gượng dậy được. Những số phận điêu tàn ấy bị lấp sâu trong lớp tro bụi. Có người sẽ lại đánh mất chính mình và một tấm gương khác lại chờ đợi họ. Có người lại dấn thân co ro trong chăn tìm lại chính bản thân mình.
     
  17. tuyết kiếm

    tuyết kiếm The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/05
    Bài viết:
    2,396
    The Karate Kid (2010)

    [​IMG]

    Tên phim: The Karate Kid
    Thể loại: Hành động, Võ thuật, Tâm lý, Tình cảm, Hài
    Kịch bản: Christopher Murphey, Robert Mark Kamen
    Đạo diễn: Harald Zwart
    Diễn viên:

    Jaden Smith ... Dre Parker
    Jackie Chan ... Mr. Han
    Taraji P. Henson ... Sherry Parker
    Rongguang Yu ... Master Li
    Zhiheng Wang ... Meiying's Mom
    Zhenwei Wang ... Cheng

    Có vẻ như quyết định đổi tên phim từ Kungfu Kid ban đầu về Karate Kid cho nó gần gũi phiên bản cũ là không cần thiết, bởi dù sao chuyện một cậu nhóc học Kungfu Trung Hoa bị gọi là Karate Kid cũng khá là kì cục, và phần nào làm giảm giá trị bộ phim. Và hơn thế, Karate Kid 2010 xứng đáng được gọi với tên chính xác của nó, bởi bộ phim thực sự đặc sắc và hấp dẫn mà không cần dựa trên tên tuổi của phiên bản cũ.

    Dre Parker (Jaden Smith) là một cậu nhóc người Mĩ 12 tuổi, cậu chuyển đến Bắc Kinh cùng mẹ (Taraji P. Henson) để bắt đầu một cuộc sống mới. Ngày đầu tiên, cậu làm quen với Mĩ Anh (Hàn Văn Văn) - một cô bé xinh đẹp đang tập piano. Nhưng Thành - bạn của Mĩ Anh không cho Dre làm quen với cô bé, và Dre bị Thành và đồng bọn dần cho một trận. Sau đó khi đến trường, Thành tìm mọi cách bắt nạt Dre, khiến cậu trở nên chán ghét Bắc Kinh. Một lần bị đám bạn của Thành truy đuổi, Dre được ông Hàn (Thành Long) - một người đàn ông độc thân sống gần đó giải cứu. Là thợ sửa ống nước nhưng thật ra ông Hàn là một cao thủ ẩn mình. Sau đó, Dre được ông chấp nhận dạy võ thuật cho cậu để giải quyết mọi chuyện với Thành vào giải đấu võ thuật thiếu niên mở rộng, bù lại Thành phải hứa không được đụng đến Dre cho tới khi giải đấu bắt đầu...

    Công bằng mà nói, Karate Kid 2010 không cần thiết phải mang tinh thần là phim làm lại, càng không cần phải giữ lại cái tên của phiên bản cũ một cách kì cục. Motif phim rất quen thuộc: một chàng trai được một cao thủ thu nạp làm đệ tử, không chỉ dạy võ thuật mà còn dạy những triết lí của cuộc sống, rất phổ biến vào các năm 90 ở Holywood cũng như trong các phim Hongkong. Mang danh là phim làm lại khiến cho bộ phim phải chịu áp lực dư luận khá lớn khi mà phiên bản cũ năm 1984 là một thành công vượt trội, không chỉ giúp sinh ra thêm 3 phần tiếp kiếm bộn tiền mà còn trở thành 1 biểu tượng cho dòng phim võ thuật của Holywood 1 thời, nhất là vai diễn của diễn viên Pat Morita quá ấn tượng. Làm lại một bộ phim võ thuật dành cho thiếu nhi là điều không hề dễ dàng, dù cho có thay đổi bối cảnh từ Karate sang Kungfu Trung Hoa thì người ta vẫn nghi ngờ liệu Karate Kid 2010 có phải là một bản sao nghèo nàn hay không, có truyền tải được cảm hứng của phiên bản trước hay không, bộ đôi Jaden Smith - Thành Long liệu có đem tạo nên hình tương được như Ralph Macchio và Pat Morỉa đã làm được hay không... Và khi bộ phim công chiếu, người ta tiếp tục nghi ngờ doanh thu hơn 50 triệu USD tại thị trường Bắc Mĩ của bộ phim. Vậy rốt cuộc Karate Kid 2010 có được như mong đợi hay không?

    Có thể khẳng đinh ngay Karate Kid 2010 xứng đáng được gọi với tên chính xác của nó - Kungfu Kid, bởi bộ phim thực sự đặc sắc và hấp dẫn mà không cần dựa trên tên tuổi của phiên bản cũ. Karate Kid 2010 không quá tập trung vào võ thuật mà còn nói về những chuyện khác của tuổi mới lớn: việc tiếp nhận môi trường sống mới, bạn bè mới, những rung động đầu đời, những mâu thuẫn trẻ con, gánh nặng trách nhiệm của mỗi người... Vừa đậm chất hành động nhưng cũng rất tâm lý, tình cảm và hài hước. Xuyên suốt bộ phim là sự trưởng thành của nhân vật chính Dre, cậu học võ thuật nhưng cũng học cách sống, cách dối nhân xử thế, học tính kiên trì, quyết tâm, rồi triết lí về những lựa chọn trong cuộc sống... Đó là điều hấp dẫn nhất của bộ phim - khán giả chsu tâm theo dõi sự trưởng thành, thay đổi của nhân vật chính, cách nhân vật chính giải quyết vấn đề, cảm nhận được sự thay đổi của nhân vật chứ không quá quan trọng vào kết quả cuối cùng, vì kết quả gần như được định sẵn là happy ending rồi. và Karate Kid 2010 đã thực hiện điều này rất tốt. Nội dung phim được phân chia hợp lí, dẫn dắt mạch phim không quá nhanh hay quá chậm, các chi tiết, quan hệ trong phim được đầu tư nghiêm túc không thiếu hay thừa. Điều này khiến cho bộ phim không tạo cảm giác lê thê dù khá dài, các nhân vật trong phim được đầu tư đúng mức. Dù một số mâu thuẫn được giải quyết hơi nhanh cũng như chuyện tình cảm của 2 cô cậu Dre - Mĩ Anh có hơi đậm chất Mĩ nhưng điều đó không ánh hưởng nhiều đến mạch phim, cũng bởi phim thiếu nhi đòi hỏi giải quyết vấn đề cần đơn giản và nhanh chóng. Bộ phim đáp ứng đầy đủ các yếu tố về hành động - võ thuật, về tâm lý tuổi mới lớn nông nổi trẻ con, về tình cảm đầu đời ngọt ngào hồn nhiên, về triết lí con người... Sự thay đổi của nhân vật chính gắn liền với các bài học mà bộ phim gửi gắm tới khán giả, các bài học được truyền đạt trực tiếp nhanh gọn không cầu kì ẩn dụ gì cả, cũng không nặng nề giáo điều. Đây thật sự là thành công đối với một bộ phim võ thuật thiếu nhi.

    Không có nhiều điều để nói về võ thuật trong phim. Các màn giao đấu được thực hiện khá nhanh gọn dứt khoát, không hoa mĩ, đúng phong cách đánh lộn ngoài đời, thậm chí còn có phần hơi bạo lực nhờ âm thanh rất mạnh và có lực. Kungfu trong phim nói chung khá là tạp nham, không có đặc trưng như Karate hay các môn võ như Vịnh Xuân, kết hợp nhiều đòn thế khác nhau, thậm chí cả đòn kẹp cổ thường thấy của Vovinam. Phương pháp dạy võ của Thành Long cũng giống như Pat Moriat ở phiên bản cũ: học từ những hành động quen thuộc hàng ngày, được thực hiện một cách tuần thục. Các màn giao đấu cũng rất ít, Dre chỉ chính thức thể hiện trình độ ở đại hội võ thuật cuối phim. Cảnh cuối cùng đại hội võ thuật thiến niên được dàn dựng rất quy mô tạo không khí hứng khởi, nhưng không được như mong đợi lắm. Các trận đấu diễn ra khá chóng vánh do các đòn đánh đều nhanh gọn, và so với các diễn viên còn lại, khả năng võ thuật của Jaden Smith đuối hơn hẳn khi đánh đấm không có lực nhiều, các đòn đánh còn lợi dụng kĩ xảo, đặc biệt là trận đấu cuối cùng thực sự quá nhanh và chiến thắng còn thiếu thuyết phục. Thêm nữa quay phim không tốt, thường chọn góc máy sau lưng và quay cận khiến cho các cảnh giao đấu không được rõ ràng ở cuối phim, một sự cố không đáng có chút nào.

    Jaden Smith đã có một vai diễn thực sự ấn tượng và đột phá. Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng Jaden đã diễn xuất không chỉ tự nhiên mà còn rất bài bản, phong cách khá đa dạng, thể hiện hình ảnh một cậu bé Dre với nhiều cảm xúc khác nhau quá xuất sắc, khác hẳn với 2 vai diễn trước của cậu. Có những chi tiết rất nhỏ nhưng lại thể hiện khả năng diễn tinh tế của cậu như cảnh Dre bị đánh bị thương chân trái ngay trước trận chung kết. Còn diễn xuất của Thành Long thì không được như mong đợi cho lắm. Nhân vật ông Hàn - người đàn ông độc thân chịu sự dày vò của lỗi lầm quá khứ không tạo được ấn tượng như hình tượng ông lão phúc hậu của Pat Moriat, và cũng không phù hợp với diễn xuất của Thành Long vốn quen thuộc với các vai hài hước. Các nhân vật khác diễn xuất tròn vai, có đủ đất diễn nên cũng rất ổn. Vai nữ chính của Hàn Văn Văn dù có hơi Mĩ hóa quá nhưng phải nói là rất xinh :D

    Am thanh và hình ảnh cũng rất đáng khen ngợi. Các danh lam thắng cảnh của Trung Quốc lên phim rât đẹp và hùng vĩ, đậm chất Á Đông. Bối cảnh bình thường cũng được đầu tư tốt. Nhạc phim sử dụng kết hợp giữa âm nhạc Trung Quốc và Mĩ, ban đầu có cảm giác không phù hợp cho lắm nhưng càng về sau, càng thấy ấm nhạc được lồng ghép khá chính xác với diễn biến bộ phim, nhất là cảnh cuối phim ở đại hội võ thuật, nhạc phim rất mạnh mẽ, sôi động, tạo không khí hứng khởi. Không có gì phàn nàn về không khí do phim mang lại.

    Karate Kid 2010 thực sự là một bất ngờ, một điểm sáng đáng chú ý giữa mùa hè khi mà các bom tấn khác đều chưa gây được tiếng vang nào đáng kể. Có thể không được thành công như phien bản gốc, nhưng Karate Kid 2010 hoàn toàn có thể đứng bên cạnh với cái tên chính xác hơn - Kungfu Kid - như một tác phẩm độc lập mà không sợ bị ảnh hưởng bởi tên tuổi và cái bóng quá lớn cảu người tiền nhiệm.

    Đánh giá: 7,7
     
  18. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    I Come With The Rain - A film by Trần Anh Hùng

    [​IMG]

    Sau chuỗi ba bộ phim về Việt Nam, “Mùi đu đủ xanh” , “Xích lô”, “ Mùa hè chiều thẳng đứng” , Trần Anh Hùng ra mắt bộ phim nói tiếng Anh đầu tiên của mình, “I come with the rain.” Một cái tên nếu dịch ra thì đẹp vô cùng “Và anh đến trong cơn mưa”. Tình cảm chăng ? Hay bạn trông chờ vào một bộ phim đầy chất thơ như “Mùa hè chiều thẳng đứng”, bạn sẽ nhanh chóng thất vọng – vì “i come with the rain là một bộ phim sặc mùi bạo lực. Nói thế, nếu bạn nghĩ nó giống như “Xích lô”, một hiện thực trần trụi về Sài Gòn, bạn cũng sẽ thất vọng. Vì “I come with the rain” là một cái gì đó rất khác, rất khác của Trần Anh Hùng.

    Phim tập trung vào 4 nhân vật, Kline, một thám tử bị ám ảnh bởi một kẻ sát nhân điên và tởm năm xưa, đến Hongkong tìm kiếm tung tích của Shitao. Shitao, con của một doanh nhân nổi tiếng và giàu nứt vách, chạy trốn và sống trong một túp lều giữa cánh đồng xanh bạt ngàn, có khả năng hấp thụ những căn bệnh và nỗi đau của chúng sinh. Su Dong po, một tay trùm xã hội đen, có cô bồ là Lili. Những dấu hiệu chữ thập, một kẻ điên rồ sơn những vệt sơn vàng và nói về một Chúa đang ở giữa chúng ta, những đấu tranh giữa thiện và ác, giữa tình yêu và sự trả thù, giữa hiện thân của chúa và tội lỗi nơi trần thế, giữa bạo lực và tình dục, giữa những nỗi đau của con người.

    Bạn đã đọc sơ qua nội dung, một nội dung đậm tính hình sự, bạn lại trông chờ vào một bộ phim hành động bắn giết đì đùng của Hollywood ư ? Điều đó không có đâu.

    I Come with the rain là một bộ phim cá tính, phản phất một chút gì đó thuộc về dòng phim Noir, pha lẫn vào đó một chút màu sắc của riêng Trần Anh Hùng, tạo nên một nồi lẩu thập cẩm đầy rẫy đồ ăn từ tứ phía. Cái Noir của phim thuộc về chủ đề của câu chuyện, một câu chuyện về sự đấu tranh thiện ác, một vụ án mạng, một cảnh sát điều tra, và những tên xã hội đen. Thuộc về cách sử dụng ánh sáng chủ nhẹ ở một số cảnh, tạo ra một sự tương phản mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối trong phim, cũng như làm nổi bật lên cuộc đấu tranh trong nội tâm nhân vật lẫn hành trình tranh đấu của cái thiện chống lại cái ác.

    Màu sắc trong phim đậm đà và sặc sỡ - như “Mùa hè chiều thẳng đứng” - nhưng có độ tương phản mạnh hơn, không tươi rói mà đầy u uất, ánh sáng đa phần là nhiều trong những cảnh ngoại. Sự đối xứng trong cách sử dụng ánh sáng (ánh sáng chủ nhẹ và ánh sáng bình thường) cho ta thấy một hình thức không tương đồng, một sự quá thật của một bộ phim hành động Hollywood thông thường và một phong cách đậm đà tương phản theo kiểu Noir khiến cho phim mang nhiều sắc thái khác nhau.

    Sắc thái nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ cho ta về một điểm : sự bất ổn và hoang mang của nhân vật. Ánh sáng đậm và nhiều cho ta một thứ ảo giác và phê thuốc. Ánh sáng chủ nhẹ cho ta một chốn bất ổn và tâm tối. Cùng những góc máy động đậy với những vị trí lạ, lia nhanh theo diễn biến hành động của nhân vật, những khúc mờ chồng mê mang càng tạo cho ta thấy đây là một bộ phim với những nhân vật với tâm lý không mấy bình thường, day dứt và dằng xé.

    Âm nhạc lại là một điểm khác đáng nói đến. Bạn sẽ thấy những khúc lồng nhạc vào rất lãng nhách. Nhưng đấy có lẽ cũng là một chủ đích của Trần Anh Hùng, âm nhạc của phim chủ yếu là post-rock, và đôi ba ca khúc của Radiohead. Nhạc xuất hiện bâng quơ và yểu mệnh, với bản chất của nó là mỏng manh – dễ vỡ - bay như phê thuốc lào và khơi gợi tâm hồn một cách cấu xéo, lên xuống vô ra liên hồi và bất thường, tạo nên một nhịp điệu rất lộn xộn cho phim. Âm nhạc khiến một bộ phim vốn đã chậm rãi thêm phần thê lương và mệt mỏi. Đôi khi, không cần thoại, âm nhạc trong phim đưa đẩy mạch câu chuyện. Sự phiêu và day dứt trong âm nhạc cũng là một thứ khiến ta quay về chủ điểm của phim : sự bất ổn và hoang mang của nhân vật. Cái ảo giác và sự mơ hồ.

    Đúng vậy, mơ hồ là điều có thể nói về phim này, với một câu chuyện mơ hồ, đầu cua tai nheo được phân tán tứ tung. Có thể nói, mạch phim được chia làm hai tuyến thời gian song song với nhau : 2 năm trước, và hiện tại. Hiện tại chiếm đa phần trong kết cấu câu chuyện, và tuyến thời gian trước đôi lúc nhảy vào như một đoạn flashback mà không cần phải bày tỏ dấu hiệu chi mô hết – điều này được dựng như thế nhằm thể hiện sự bất ổn của Kline, khi kí ức và hiện tại bị dồn xé trong đầu anh.

    Chính sự mơ hồ đó tạo nên một sự chọi nhau giữa một chút về mặc nhịp điệu và chủ đề câu chuyện, giữa một chủ đề đầy rẫy cái động với một tính mơ hồ cao trong cách thể hiện. Thực tế, nhịp phim rất chậm, chậm một cách bế tắc, đôi lúc tôi thấy có cảm giác rời rạc trong việc kết nối giữa các cảnh phim, các hình ảnh trong phim. Tuy rằng, trong những phim trước, Trần Anh Hùng có những khuôn hình với các hình ảnh mang tính ẩn dụ cao, đôi lúc được đặt bên nhau, lồng vào câu chuyện một cách bâng quơ – rời rạc, không ăn nhập gì đến tuyến truyện chính, nhưng những hình ảnh ấy có một tính xúc tác cao cho việc thể hiện ý tưởng của đạo diễn. Nhưng, trong phim này, dường như việc Trần Anh Hùng muốn cho phim dễ đến với nhiều người hơn (với cái trailer đầy lừa tình), hoặc để bộ phim trôi chảy hơn, lại khiến cho mạch phim đôi lúc đều đều và không gì xảy ra cả. Nó dẫn đến đâu ? Hay cả bộ phim chỉ là một dòng sông chảy không có chỗ dừng. Tuy mạch phim này đều đặn hơn, phù hợp với một phong cách của phim hành động hơn – mainstream hơn, nhưng bản thân Trần Anh Hùng vẫn muốn có những khuôn hình mang tính biểu tượng, và vẫn có rất nhiều những khuôn hình như vậy. Đó là một mâu thuẫn, việc kết hợp giữa phong cách cũ và một cách thể hiện mới mẻ trôi chảy hơn tạo nên một thứ gì đó không ổn cho phim. Mọi hình ành đâm ra trờ nên quá rời rạc – vô danh và thiếu tính kết nối trong tuyến chạy của câu chuyện. Thoại cũng thế, phim nói nhiều hơn một chút, nhưng nói nhiều hơn tí mà dường như nói quá nhiều. Trong “Xích lô”, hay “Mùa hè”, nhân vật nói để bộc lộ cuộc sống, tính cách, để ngâm đầy ẩn ý, để ẩn dụ. Trong đây, nhân vật đôi lúc có những câu hơi thừa thãi, những câu chỉ nói để giải thích câu chuyện thế này thế kia, những câu dài dòng văn tự, những câu mang tính biểu cảm ko cao lắm. Đấy là một mâu thuẫn nữa, nếu Trần Anh Hùng muốn đặt ra hình ảnh để người xem tự lí giải, thì thoại trong phim lại nói lên quá nhiều thứ để có thể hiểu được.

    Diễn xuất của những ngôi sao không đem lại ấn tượng lắm cho tôi. Josh Harnett diễn một vai dường như là không diễn mà cứ như diễn. Rõ ràng là Trần Anh Hùng đặt vào kịch bản, cho nhân vật quá nhiều chi tiết, quá nhiều hình ảnh để bộc lộ được cái tâm loạn của nhân vật Kline, và Josh chỉ đứng đó, làm theo nó như một con rối chứ không thể hiện được cái chi cả. Những siêu sao Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng chả khắc họa rõ nét lắm tâm lý nhân vật. Chỉ có Trần Nữ Yên Khê là làm tôi bất ngờ, tôi hầu như không nhận ra cô ta như những phim trước nữa. Cảnh âu yếm trên giường trong tiếng nhạc Radiohead theo tôi có lẽ là cảnh đẹp nhất phim.

    Nhiều người khen bộ phim này hay, là một tác phẩm nghệ thuật này nọ. Có lẽ là thế, tôi không thích phim này như những phim trước của ông, có lẽ là vì câu chuyện quá từa lưa, có lẽ vì phong cách không thích hợp, hay vì một lí do cá nhân nào khác. Tôi trông chờ vào Rừng Na Uy phía trước (dù gì thì tôi vẫn thích Trần Anh Hùng làm ‘Kafka bên bờ biển’ hoặc ‘Biên niên kỉ chim vặn dây cót’ hơn), hoặc một bộ phim về Việt Nam nào đó nữa. Dù chăng hay chớ, tuy rằng tên tuổi của ông đã mang tầm thế giới, ông vẫn có một cái tên Việt Nam, đúng không : Trần Anh Hùng.
     
  19. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    An Education

    [​IMG]

    Có thể dễ dàng để quên đi 1 điều khi xem phim này,đó là phim lấy bối cảnh ko phải ở thời hiện đại,vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc trong phim mà nếu coi kỹ,ta sẽ nhận ra ngay từ đầu. "1 cô gái 16 tuổi chuẩn bị đến tuổi trưởng thành",nghe có vẻ bình thường nhưng trong bối cảnh những năm 60s thì đó lại mà một chuyện hoàn toàn khác. Cái vai diễn của Carey trong phim - đại diện cho hình ảnh người phụ nữ xã hội thời đó của nước Anh hiện đã thay đổi 1 cách đáng kinh ngạc,và "An Education" như muốn nhắc lại cho chúng ta cái hình ảnh đó,1 lần nữa. "Phụ nữ thời đó" chỉ có vài lựa chọn cho cuộc đời: dc giáo dục ở 1 nền giáo dục tiên tiến hoặc ko dc giáo dục | Trở thành cô giáo hoặc trở thành 1 housewife. Khi Jenny đang học hành rất chăm chỉ để có thể vào dc Oxford-"vì nghĩa vụ" (câu này khá quen thuộc) thì thật khó cho cô ta để ko bị cuốn hút bởi những cái sở thích,những thú vui chơi mà từ trc đến giờ cô luôn muốn dc làm,khi mà người bạn quý ông của cô,David,đã mang đến cho cô 1 cuộc sống đầy nghệ thuật,có văn hóa và cũng vô cùng xa hoa,những thứ mà cô chưa bao h dc trải nghiệm.

    Jenny ko ngây thơ,mặt khác,cô hiểu rõ dc mình muốn gì và làm gì. Nhưng giữa những mong ước của cha mẹ cùng việc học hành của cô,rất khó để cho cô khám phá sở thích của mình nhiều hơn nữa ngoài việc chơi đàn Cello-thứ ko phải cô thích nhất, nghe nhạc trên máy hát đĩa của Pháp,nghe những bài nhạc duy nhất mà cô sở hữu và biết đến nó qua những gì cô đã dc đọc. Và khi một quý ông có số tuổi gần gấp đôi của cô xuất hiện trong một chiếc xe thể thao rất style,và lịch sự mời cô đến buổi hòa nhạc và clb Jazz cùng những người bạn cùng tuổi với mình,cô ko thể nào cưỡng lại dc điều đó,và cô bắt đầu lầm lạc từ con đường học hành sang những cuộc đi bão ăn chơi sa đọa ^^

    Tuy nhiên,bộ phim còn hấp dẫn bởi câu hỏi dc đặt ra hầu hết thời gian: Liệu David có ý định tốt? Chính xác là anh ta đã làm việc gì mà lại có nhiều tiền như vậy? Kinh doanh gì?
    Nhưng khác với hầu hết khán giả xem phim,Jenny ko quan tâm cho lắm. Bởi những thứ mà cô có với anh ta,những thú vui,những trải nghiệm mới mẻ và thú vị đã làm lu mờ đi mắt cô. Nhưng liệu những chuyện này có xảy đến quá dễ dàng với cô như vậy không?

    Ngoài việc đó ra,việc khiến cho "An Education" trở thành một trong những phim dc đề cử Best Picture còn là ở kịch bản của nó. Ko chỉ hấp dẫn bởi cuộc phiêu lưu khá khó hiểu của Jenny,mà còn là ở các nhân vật khác-đặc biệt là mỗi người đều đại diện cho một tính cách,1 hình ảnh,1 biểu tượng,"người phụ nữ". Đó là 2 giáo viên đã ngăn cản hành động của Jenny,đó là Helen,một người đàn bà có vẻ ngoài lộng lẫy và ăn mặc sang trọng làm cho cô tự cảm thấy mình lỗi thời,xem thường giáo dục. Còn 1 người nữa đó là mẹ của Jenny,người ko nói nhiều lắm nhưng luôn động viên mỗi việc Jenny làm. Chắc chắn 1 điều rằng việc gặp David giúp Jenny trưởng thành nhanh chóng hơn và bây giờ,cô đã có 2 lựa chọn cho cuộc đời mình.

    Như tớ đã viết ở đầu,người phụ nữ nước Anh thời ấy chỉ có 2 lựa chọn,và hiện h thì Jenny cũng có 2 lựa chọn. Khi Jenny trao đổi với cô hiệu trưởng,cô đã thắc mắc và đòi dc giải thích 2 chữ "giáo dục" là ntn. Cô ta có nên dc giáo dục và chả làm gì khác ngoài tập trung vào học,cuối cùng thì trờ thành con người như cô hiệu trưởng? Nhưng theo những gì cô đã dc trải nghiệm cùng những người bạn trưởng thành của mình,"giáo dục" còn hơn thế nhiều. Với Jenny, trường học hiện lên tẻ nhạt, buồn chán, còn thế giới bên ngoài lúc nào cũng rộng lớn, đầy ắp những điều mới lạ, hấp dẫn để cô khám phá…

    Lớn hơn nhân vật cô thủ vai đến 6 – 7 tuổi, nhưng Carey Mulligan vào vai thuyết phục đến nỗi, tưởng như chính cô đang sống cuộc đời của nhân vật vậy. Từ vẻ rạng ngời hạnh phúc không che giấu của Jenny mỗi khi ở bên người yêu, nét vui thích hớn hở mỗi khi đón nhận một bất ngờ mới, đến giọng điệu gay gắt của cô về sự “vô ích” của việc học hay cách cô khoe với mọi người về niềm vui David mang đến…tất cả đều được Carey thể hiện tinh tế, khéo léo. Không có gì lạ khi sau An Education, nữ diễn viên trẻ này liên tiếp được báo giới ca ngợi như một tài năng trẻ mới, và sự kỳ vọng đó là hoàn toàn có cơ sở với những gì Carey thể hiện trong bộ phim ấn tượng này. Nhân vật cô nữ sinh Jenny đã đem về cho Carey giải Bafta đầu tiên trong sự nghiệop, cùng hàng loạt giải thưởng và đề cử giá trị khác.

    Tóm lại,bỏ ngoài cái nội dung đơn giản và dễ đoán thì đây là một bộ phim hay,nếu bạn hiểu dc ý nghĩa mà phim truyền tải. ^^

    Đánh giá: 8/10 (có tham khảo 1 số review VN)
     
  20. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    [​IMG]

    The Ghost Writer

    Phim của lão già Roman Polanski. Trong số các đạo diễn Hollywood thì tớ sợ coi phim của David Lynch nhất,thứ hai là của lão này,nếu các bạn nào coi phim 2 lão này thì chắc hiểu được lý do. Tớ coi phim này chủ yếu là do có sự xuất hiện của Ewan McGregor,tớ rất thích ông này,năm nào ra phim ông này là down về coi ngay tức thì. Pierce Brosnan,thật trùng hợp là sau khi coi xong Remember Me là tớ coi phim này luôn,thành ra coi 2 phim của cha Bond này liên tiếp. Nhưng cả hai phim đều rất hay,và tuy Pierce già nhưng vẫn còn phong độ chả khác gì ngày xưa,ngoại trừ khoản nhăn nheo. Thôi phân tích vào sâu hơn.

    Bộ phim này khi coi làm chúng ta có cảm giác như đây là 1 bộ phim do một lão già làm,và đúng là như vậy. Nó chậm rãi một cách lạ thường,như muốn chúng ta cảm thấy được cái không khí kì lạ trong phim. Nó cùng dành cho ta đủ thời gian để hiểu từng nhân vật,1 cách khá rõ ràng. Không có gì phải nhanh cả. Thực ra,bộ phim này dành đến gần 2/3 thời gian để sẵn sàng vào cuộc. Bộ phim không gây được 1 tý ấn tượng nào cả,nếu chúng ta chỉ đọc info về nó. Nó không phải là một phim hành động thriller. Không phải blockbuster. Đây là một bộ phim được chiếu limited,nghĩa là chỉ ờ một số rạp nhất định ở US. Hơi chán vì không nhiều người được thưởng thức bộ phim này.

    Diễn viên chính của phim là Ewan McGregor,thủ vai The Ghost/Ghost Writer (người chấp bút) Không phải là một điệp viên,một người lính,hay sát thủ gì cả. Chỉ là một gã chấp bút người Anh bình thường. Tốc độ của bộ phim cũng được xây dựng cho phù hợp với nhân vật này. Nó dành thời gian cho bạn ngắm nghía từng chi tiết trong bộ phim. Một số người có thể sẽ cảm thấy chán và buồn ngủ,thậm chí còn chê thậm tệ khi chưa xem hết phim nhưng tớ thì thấy nhịp phim rất phù hợp. Nhưng nói thế không có nghĩa là nhịp phim chính là cốt yếu xây dựng bộ phim này. Xây dựng nhiều,nhưng trả tiền thiếu. Quá ít cao trào trong bộ phim khiến nó trở nên nhạt nhẽo đối với những người muốn xem một phim thriller gây cấn từ đầu chí cuối,hay muốn giải trí cuối tuần.

    Bầu không khí của phim là cực kỳ đặc biệt. Khi chúng ta xem một bộ phim về gián điệp,chúng ta không phải là gián điệp,đúng không? Không hẳn,chúng ta vẫn cảm thấy được mối liên kết nào đó với nhân vật gián điệp trong phim,ví dụ là Bond,hay Bourne XD. Vậy có gì đặc biệt với một gã chấp bút chứ?
    Bond và Bourne là những nhân vật đặc biệt ở chỗ họ hành động một mình trong đám đông,dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Gã chấp bút trong phim cũng vậy. Anh ta làm việc trong một môi trường kì lạ,nơi mà anh ta được xem là người mới gánh vác trọng trách của người tiền nhiệm,cố gắng tự mình làm sáng tỏ mọi chuyện - nghe có vẻ giống các chars trong một phim kinh dị nào đó nhẩy? Một nhân vật rất thú vị. Bây giờ,khi đã có liên kết với nhân vật chính rồi,chúng ta có thể cảm giác được những gì mà gã chấp bút cảm thấy. Sợ hãi,hưng phấn,phê thuốc...tất cả những thứ đó,đồng hành cùng nhân vật. Tất nhiên rồi,hãy luôn nhớ rằng phim vẫn có dán mác thriller trên poster. Tớ phải nói một sự thật rằng ~ phim thriller chả khác gì thể loại horror hay fantasy,đều diễn tả quá lố sự thật. Phim này thì khác,các sự kiện trong Ghost Writer sẽ trở thành lịch sử nếu nó là thật. Tuy nhiên,phim đã bị đồng bộ hóa do hollywood đang ngập tràn những phim có kiểu nhân vật imba theo một cách nào đó,khiến nó trở thành một bộ phim với mô tuýp tầm thường trong mắt người xem,nếu bạn hiểu ý tớ. Phim này mà được làm cỡ cách đây vài chục năm thì được gán mác masterpiece là cái chắc. Có phải đó là lỗi của nó? Tớ không nghĩ vậy.

    Phim được đạo diễn một cách cực kỳ chất lượng,dù dc lão già edit phim trong tù. Từ góc độ ánh sáng,thời tiết phù hợp đến âm nhạc lúc to lúc nhỏ đến góc quay sao cho phù hợp với những yếu tố trên. Đặc biệt cách quay trong phim rất đặc biệt,những ai coi phim sẽ rõ hơn về điều này. Không có diễn xuất nào nổi bật, nhưng tớ luôn luôn cảm thấy rằng bộ phim chính nó đã là một diễn viên xuất sắc. Đó là khi đang xem phim nhá. Chả có gì thú vị khi một gã chấp bút lái xe đạp trong trời mưa. Tuy nhiên,trong bối cảnh ấy,mưa lấp mờ đi hình ảnh của gã chấp bút,đồng thời như bao trùm luôn cả không khí của bộ phim. Khi mưa ngừng lại,một cảm giác rất khó nói xuất hiện (tớ ko nói được ^^) Haha,có vẻ như trình thưởng thức cuộc sống,cảm nhận được những cảm giác nhỏ nhất của mình đối với thiên nhiên của Polanski quá đẳng cấp,và ông đã áp dụng vào bộ phim - như bài thơ "Sang thu' của tác giả VN nào ấy,tớ quên rồi. Liệu còn nhiều phim hollywood có được cái chất thơ như phim này? Mong là vậy.

    Tớ rất thích những cảnh ấn tượng,hay còn gọi là epic. Ngày hôm qua,tớ chứng kiến hai cảnh như vậy từ 2 phim Remember Me và phim này. Một là cảnh của Tyler đứng trong tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới tại New York trong phim Remember Me (ai coi rồi hẵng bôi đen) Hai là đoạn ending của The Ghost Writer. Một trong những đoạn kết tuyệt vời nhất tớ từng thấy,ở đây tớ ko dám spoil nhiều đâu,coi rồi sẽ biết ^^ Cách những mảnh giấy được truyền tay nhau khi bà Ruth còn đang phát biểu. Mỗi cái truyền tay,ta có cảm giác như lịch sử sẽ thay đổi bất kỳ lúc nào nếu một người tò mò mở nó ra đọc. Cái sự im lặng khi mà những tờ giấy phác thảo bay phấp phới trên phố Luân Đôn. Và còn...

    The Ghost Writer theo ý kiến cá nhân của tớ là một trong những phim đáng xem nhất năm nay. Nếu muốn trải nghiệm một bộ phim hoàn toàn mới,hãy xem nó. Reccommend cho tất cả.

    Đánh giá chung: 8/10
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/10

Chia sẻ trang này