Có thể ý thầy cậu nói nếu đạt đến vận tốc ánh sáng thì vật thể sẽ thu nhỏ dần nên có thể bước qua dc khe cửa chăng
trường điện từ không phải vật chất chứ là cái gì ý tui là cái light saber là ánh sáng, nó gặp ánh sáng thường bên ngoài thì cũng bị ảnh hưởng chứ
bác nói câu này về trường điện từ (electromagnetic field) khó đỡ quá, vậy cho hỏi bác trường hấp dẫn (gravity field), trường hạt nhân mạnh (strong nuclear field), trường hạt nhân yếu (weak nuclear field) có phải là vật chất không ? Theo lý thuyết lượng tử, các trường lực dc cấu thành từ các hạt boson (spin là số nguyên > 1), các hạt vật chất dc cấu thành từ các hạt fermion (spin <= 1). Các hạt vật chất như proton neutron electron vv tác dụng với nhau nhờ tạo ra các boson, tạo thành trường lực. Cây light saber phát sáng, chắc gì nó là ánh sáng ? Mà thật tình, nó là cái gì cũng chả biết được, vật lý làm gì tồn tại trong thế giới Star Wars.
ừ, thì vật chất. Nếu không phải vật chất chứ nó là cái gì. Người ta định nghĩa trường điện từ là môi trường vật chất mà đừng nói môi trường không phải vật chất
. Định nghĩa vật chất là gồm có "trọng" (khối lượng) và "trường" (sóng, từ trường, vv...). Từ trường là 1 dạng sóng mang chứ ko phải là vật chất
nói như bạn chân không không có điện trường, ko có trọng trường chắc Và nói với bạn ở giữa nhân phân tử và electron là chân không tuyệt đối đấy, không hiểu sao proton với electron vẫn tác động lực điện trường lên nhau được nhỉ ?
vậy bây giờ tui hỏi, nếu trường điện từ không phải vật chất, thì nó là cái gì? wiki nó cũng nói thế http://en.wikipedia.org/wiki/Electromagnetic_field ông thầy dạy điện động lực của tui cũng nói trường điện từ là vật chất mà bonus thêm 1 cái: edit lần 2, thêm vào 1 cái vậy là thelassamurai đã có chỗ nhầm lẫn
trường vật lý, tức là có tương tác, chứ có phải là trường vật chất đâu Mà trước giờ cũng chưa bao giờ nghe thấy cụm từ trường vật chất nói ở trên rồi, các trường lực và bức xạ được cấu tạo từ các boson, vật chất cấu tạo từ các Fermion trích dẫn từ đâu vậy ? Quan điểm của mình về vật chất giống như thelassamurai. Theo định nghĩa ở trên thì mọi thứ đều là vật chất, vậy thì cái gì không phải là vật chất ? Người ta đưa ra khái niệm "vật chất" để phân biệt với cái gì ? PS: trở lại vấn đề trường điện từ và ánh sáng lúc đầu, mình thừa nhận là ánh sáng có thể tương tác với trường điện từ, theo phương trình Maxwell (http://en.wikipedia.org/wiki/Electromagnetic_field#Light_as_an_electromagnetic_disturbance) Tuy nhiên năng lượng của ánh sáng thường có thể là quá nhỏ với trường điện từ của cây kiếm phản-vật-lý trong Star War nên chỉ gây nhiễu 1 ít (nhớ lại hình như cái lưỡi kiếm có hơi rung rinh chứ không đứng yên cố định)
mấy cái light saber mình dẹp qua 1 bên đi, phim có lôi ra bàn cũng chẳng ích gì đồng ý, vậy thì thì trường ĐT cấu tạo từ hạt boson là photon. mà photon là 1 hạt thực, photon có năng lượng và động lượng, có nghĩa nó là vật chất, nên suy ra trường điện từ là vật chất :-> theo triết học thì để phân biệt với ý thức p/s: trích dẫn từ wiki tiếng Việt. Mà trích dẫn từ đâu không quan trọng, cái chính là trong trường mấy thầy của tui dạy như thế. Còn cái physical field thì dịch là môi trường vật chất, tức là môi trường truyền tương tác giữa các hạt mang điện còn nếu không tin tưởng wiki VN thì xem wiki tiếng Anh link: http://en.wikipedia.org/wiki/Matter còn không tin nữa thì thử kiếm sách điện động lực (của nước ngoài càng tốt) đọc là tin
Cái này cẩn thận vì wiki nó có thể ghi nhầm giửa từ "hoặc" (tức là thiếu 1 trong 2 cũng dc) và từ "và" (không thể thiếu 1 trong 2). Cái lỗi này khá là nhạy cảm mà sai thì cũng... Uh ha
Tớ nghĩ, về mặt nguyên tắc thì bất cứ vị trí nào trong không gian cũng đều tồn tại vật chất (ít nhất là ở dạng Hạt Cơ Bản). Vì thế dùng môi trường vật chất không gian để nói Trường điện tự là vật chất là không hợp lý . Mà xem nhiều chương trình khoa học và đọc sách tớ đều dc biết TĐT là môi trường hiện tượng (môi trường hiệu ứng). Để lục lại coi mấy trang web khoa học đáng tin xem sao.
phân biệt vật chất với cái này force carrier thì photon cũng đâu có phải là vật chất, không phải cứ là "hạt"(particle) thì gọi là vật chất nhé. không lôi triết học vào, vật lý là khoa học thực nghiệm mà còn cãi thế này, triết học càng ko thể có cùng quan điểm wiki tiếng Việt đọc chả thấy gì giống với wiki tiếng Anh, và không có trích dẫn (phần ghi chú) đây là một mô tả trong wiki http://en.wikipedia.org/wiki/Matter dịch: năng lượng không thể lúc nào cũng liên hệ với vật chất: ví dụ như photon mang năng lượng; tuy nhiên photon thường được phân biệt với vật chất. h thử đọc tiếp định nghĩa về physical field nhé (http://en.wikipedia.org/wiki/Physical_field) dịch: trường vật lý chiếm không gian, chứa năng lượng. Sự tồn tại của nó ngăn chặn chân không thực sự. Chân không có thể không có vật chất, nhưng vẫn có từ trường. Như đã nói ở trên, năng lượng ko liên quan đến vật chất. Physical field không thể dịch thành trường vật chất dc
plasma cũng không nhất thiết có áp suất cao và nhiệt độ cao. thật ra plasma chỉ là khí ion hóa. người ta chia làm 2 loại là plasma nhiệt dộ thấp và plasma nhiệt độ cao. plasma nhiệt độ thấp thật ra mình thấy hằng ngày, đó là mấy cái đèn huỳnh quang... còn plasma nhiệt độ cao thì nó nằm trên mặt trời, phản ứng nhiệt hạch..blah... @nhất chi tùng: uhm xem lại xem, vì ko lẽ thầy tui nói sai, toàn là phó giáo sư tiến sĩ
@iamclone: à, rồi, hiểu tại sao cái định nghĩa tiếng Anh với tiếng Việt nó khác nhau rồi. Cái định nghĩa "mater" thật ra là định nghĩa "chất" trong cái định nghĩa "vật chất" tiếng Việt. Nếu tra từ điển thì physical và material đều có nghĩa à "thuộc về vật chất", tuy nhiên ý nghĩa material thì chỉ dùng để ám chỉ phần "chất", còn "vật chất" thì phải dùng physical. Vậy nếu hiểu theo tiếng Anh, thì electronmagnetic field không phải là "matter", còn hiểu theo tiếng Việt thì trường điện từ là "vật chất" và nếu hiểu theo nghĩa "vật chất" thì vật chất là những đối tượng mang năng lượng, có thể tương tác với nhau bất kể là mang tính trường hay tính chất. Ví dụ: photon là 1 hạt trường, nhưng nó hoàn toàn tương tác với 1 hạt chất. Khi người ta bắn 1 photon vào 1 electron trong trường xuyên tâm (ví dụ như electron chuyển động trên quỹ đạo của nguyên tử), nếu năng lượng của photon không đủ làm thay đổi mức năng lượng của electron thì sẽ xảy ra hiện tượng tán xạ đàn tính, tức là electron sẽ "va chạm" với electron và "nảy" ngược lại y như người ta bắn 2 viên bi vào nhau. và cái physical field không dịch là trường vật lý mà dịch là môi trường vật chất có trời biết