Cloud Atlas thấy Megastar cũng chiếu với tựa đề là Mây Atlas đó. Ai xem rồi review thử xem nó như nào.
Bluray xịn tháng 5 mới có, nên ra rạp. Xem rạp thì có điểm hơi dở là dịch sai với lỗi chính tả hơi nhiều, còn lại chất lượng 5/5, mấy đoạn topless ko cắt, trẻ trâu dưới 16 tuổi ko nên xem vì có nguy cơ là chả hiểu gì rồi chê
Trong truyện thì Meronym là người có vết bớt, trên phim thì lại là Zachary, không hiểu nổi tại sao ??? Mà liệu 1 linh hồn có thể phân thành nhiều phần, tồn tại ở nhiều cơ thể cùng 1 lúc không? Cái này để cố giải thích trường hợp của Rey và Cavendish. Trong truyện thì chỉ nói vết bớt là dấu hiệu của 1 linh hồn tái sinh, còn phim thì dùng chung diễn viên cho nhiều nhân vật với mục đích làm rõ ràng hơn mạch truyện, nhưng cũng làm rối ý nghĩa của vết bớt. Có vẻ trên phim thì vết bớt sao chổi chỉ là để đánh dấu nhân vật chính của từng câu chuyện nhỏ.
Nhân vật có vết bớt: Adam Ewing - Frobisher - Rey - Cavendish - Sonmi-451 - Zachary (trong phim, truyện thì Meronym mới là nv có vết bớt). Trong suy nghĩ của mình thì những nv cùng dv đóng liên quan đến nhau hơn là nv có vết bớt. Vết bớt có thể là biểu hiện của revolution nhiều hơn là đầu thai (?). Thêm nữa, trong kết nối giữa Cavendish và Sonmi, câu nói của Cavendish ảnh hưởng lên Yoona, Yoona truyền lửa cho Sonmi. Tuy nhiên, điều kì quái là Yoona chỉ biết Cavendish qua bộ phim nói về ông ta, mà nhân vật trong bộ phim này lại là do ...Tom Hanks đóng (???). Như vậy, cũng có thể (lại có thể) là không phải nhân vật nào cùng diễn viên cũng là kiếp trước kiếp sau của nhau. Nhức đầu quá @@ ------------------------ Nói thêm một chút, về kết nối giữa các nhân vật, ngoài 2 kết nối đầu Ewing - Frobisher qua cuốn hải trình, Frobisher - Rey qua những lá thư, cả 2 kết nối này đều mang tính "vật lí", còn những kết nối còn lại đều rất mơ hồ. Ví dụ: - Rey - Cavendish: Cavendish chỉ biết Rey là 1 nhân vật trong 1 cuốn tiểu thuyết - Cavendish - Sonmi: Sonmi chỉ biết Cavendish là 1 nhân vật trong 1 bộ phim (mà diễn viên trong phim cũng ko phải là bản thân Cavendish) - Sonmi - Zachary (or Meronym): khác với Meronym, Zachary biết về Sonmi qua những câu khải huyền rất đơn giản và mơ hồ còn lưu truyền hậu tận thế Trên diễn đàn nc ngoài ng ta đã đặt ra câu hỏi: liệu những "kiếp trước" có thực sự tồn tại không, hay nói cách khác có thể thực sự, Rey chỉ là nhân vật hư cấu trong thế giới của Cavendish, Cavendish chỉ là nhân vật hư cấu trong thế giới của Sonmi, Sonmi chỉ là nhân vật hư cấu trong thế giới của Zachary.
Suy nghĩ quá nhiều rồi. Phim này có một và chỉ một giả thiết, cả đạo diễn và tác giả viết sách đều đã xác nhận chứ không phải kiểu để mở như Lynch. Phim và truyện là hai định dạng khác nhau và đạo diễn họ sẽ có những thay đổi nhất định cho phù hợp với ý tưởng của mình. Những người có vết bớt trong phim không hẳn là kiếp trước kiếp sau mà là những linh hồn đang kiếm tìm tự do. Đó là soul-traveling, không phải reincarnation nên không có gì mâu thuẫn giữa Rey và Cavendish cả.
Sao nhiều người cứ đâm đầu vào giải thích kiểu "kiếp trước, kiếp sau" để làm gì nhỉ? Để chứng minh là chuyện đó có tồn tại à
Nói thẳng ra thì phim cố gắng làm đơn giản hóa mối liên hệ bằng cách sử dụng chung diễn viên. Nhưng thực tế việc đó ko thực sự hiểu quả mà chỉ tạo thêm khó hiểu cho khán giả. Ví dụ nếu người cùng diễn viên là cùng 1 linh hồn thì đừng nên phức tạp hóa theo kiểu: để Tom Hanks đóng Cavendish trong bản phim Sonmi xem, khi thực tế nhân vật của Tom Hanks chả lquan gì đến Cavendish cả. Lúc đầu mình cũng rất muốn nghĩ các nhân vật của Tom Hanks là cùng 1 linh hồn, nhưng sau đó đạo diễn lại cho 1 đoạn Zachary nằm mơ thấy cả anh nô lệ da đen, cả Sonmi với Yoona đang xem phim về Cavendish, cả Rey đang gặp tai nạn (???). Truyện thì nói thẳng luôn: comet birthmark = reincarnation. Còn nếu phim làm như vậy thì sao ko bỏ cái birthmark đi cho lành, vì bản thân vai trò của nó trong truyện cũng ko quá lớn. Để vào phim tạo nên 1 đống nghi ngờ làm loạn suy nghĩ của khán giả. ___________________________________________________ Còn 1 điểm rất đắt giá của cuốn truyện, đó là nó làm người đọc có cảm giác thế giới trước là ảo ảnh do người trong thế giới sau tưởng tượng ra. Ví dụ trong thế giới của Cavendish, Luisa là nhân vật trong tiểu thuyết (của 1 tác giả chỉ nêu tên nhưng ko rõ là ai, chứ ko phải của thằng nhóc Javier nhưng trong phim đâu ạ); trong thế giới của Sonmi, Cavendish cũng chỉ là nhân vật trong phim (không nêu rõ phim đó có phải dựng dựa trên người thật hay ko). Vì chính tác giả đã phát biểu truyện của mình nói về "kiếp trước, kiếp sau".
Soul-traveling nó không những chạy xuôi (forward) mà còn chạy ngược (backward), cái này trong bài review mềnh nói rồi đấy. Tương lai, hiện tại, quá khứ đều chỉ là tương đối. Đó chính là ý nghĩa của tên phim: mỗi con người như một giot nước trong đại dương bao la vô tận, không có điểm bắt đầu và cũng không có nơi kết thúc. Vòng đời của mỗi giọt nước nhỏ bé ấy là một chu kì bất tận: nước theo mưa từ mây rơi xuống đất, theo sông chảy ra đại đương, ở đây nước lại bốc hơi tạo thành mây và rơi xuống tiếp thành mưa ở vẫn những đại dương ấy. @thaivinhau: chả liên quan.
À cái đó nằm trong ý nghĩa của phim thì mình hiểu, cái mình muốn nói là cách sử dụng chung diễn viên với edit của phim làm rối trí người xem. Có 2 nút làm mạch suy nghĩ của mình rối tung rối mù lên đó là đoạn Zachary nằm mơ và đoạn Tom Hanks đóng vai Cavendish (trong phim Sonmi và Yoona xem). Tại sao ko sử dụng diễn viên khác mà lại dùng Tom Hanks? @@ Còn lại thì phim này vẫn rất hay, bao quát được tinh thần của truyện, mặc dù thêm thắt & tập trung vào tình yêu hơi nhiều (Zachary & Meronym chẳng hạn), nhạc phim đỉnh, quay đẹp, diễn viên nhiều đất, hóa trang chỉ đoạn Âu thành Á là hơi lởm thôi, còn lại hoàn hảo (nhất là Halle Berry hóa trang da trắng đóng vợ của Vyvyan @@).
Chuyển thể từ ngôn ngữ văn học sang điện ảnh bao giờ cũng được hoặc mất nhiều thứ. Cái được lớn nhất là một số chi tiết được hình tượng hóa, đặc biệt là chi tiết chiếc cúc áo bị các nv do Tom Hanks đóng chiếm đoạt - 1 hình ảnh rất đắt giá. Tuy nhiên cái mất lại là 1 tầng ý nghĩa cực kì quan trọng của câu chuyện mà phim làm biến mất gần như hoàn toàn: đó là yếu tố truyện lồng trong truyện (nested stories): Ta thấy ngoài sợi dây xuyên suốt các câu chuyện nói về sự hoán đổi, tái sinh của các linh hồn, tác giả còn thêm các kết nối dễ nhìn ra giữa từng câu chuyện nhỏ như Frobisher đọc hải trình của Ewing, Rey đọc thư của Frobisher,... Tuy nhiên, 2 kết nối vừa nêu đều là kết nối vật lí, tức là nó hữu hình, sờ nắm được, kiểm chứng được. 2 kết nối tiếp theo của tác giả lại là kết nối ảo: Cavendish đọc cuốn tiểu thuyết viết về Rey và Sonmi-451 xem phim về Cavendish. Không phải tự nhiên mà tác giả lại cho 2 kết nối lỏng lẻo xem chừng ít liên quan đến như thế, tất cả phải phục vụ cho một mục đích chung nào đó. So sánh 1 chút: 1 điểm khác biệt giữa truyện và phim là: trên phim biên kịch cho Javier nói nhiều, tác động nhiều đến Rey hơn và (có thể) là tác giả của cuốn tiểu thuyết về Rey, làm cho nhân vật Rey "thực" hơn. Trong truyện thì không như thế, Javier chỉ là thằng nhóc được Rey trông chừng, còn tác giả của cuốn tiểu thuyết Cavendish đọc là 1 nhà văn không được miêu tả rõ, chỉ được nêu tên là Hilary V. Hush. Nếu để ý cái tên của chương: "Half-lives: The first Luisa Rey Mystery" cũng thấy câu chuyện này mang đậm tính tiểu thuyết thriller giả tưởng. Như vậy nhân vật Rey mang tính chất hư ảo nhiều hơn là thực. Nói cách khác, Rey và Cavendish không tồn tại trong cùng 1 thế giới! Tác giả cũng làm cách tương tự với trường hợp của Sonmi-Cavendish khi kết nối họ bằng 1 bộ phim. Kết nối của câu chuyện cuối cùng còn "hư ảo" hơn khi Sonmi là 1 vị thánh của thế giới sau The Fall. Nghĩ ngược lại, nếu mình không nhầm thì Frobisher cũng đã từng nghi ngờ về tính chân thực của cuốn hải trình của Adam Ewing trong lá thư gửi Sixsmith. Tổng kết lại thì trên phim, đạo diễn làm cho moi thứ "thẳng đuột", tức là là phẳng các thế giới, chỉ ngăn cách bằng mốc thời gian; còn trong truyện, tác giả đã cố gắng phân chia theo kiểu "truyện trước lồng vào trong truyện sau" khiến cho mọi thứ phức tạp hơn rất nhiều. Thông điệp chung thì vẫn thế, chỉ thêm ý là linh hồn có thể đi xuyên thời gian và không gian, thậm chí đi qua nhiều thế giới khác, như những đám mây thay hình đổi dạng.
Vừa xem xong, thích câu chuyện của Sommi . Phần của Ewing không ấn tượng, phần Rey thì bất ngờ khúc con Á đập đầu thằng kia trả thù cho con chó .
Đào mộ chút, nhưng vừa mới xem xong, có plothole ở câu chuyện số 6 Lời tiên trì của bà tư tế nói là, kẻ thù đang ngủ, đừng cắt cổ Nhưng Zachary cắt cổ thằng này, chẳng thấy bị vấn đề gì???
Đấy là quá trình phát triển tâm lí nhân vật Zachry, từ một người hèn nhát trở thành người biết phải làm những gì cần làm, kể cả khi nó đi ngược lại lời sấm truyền của nữ tư tế.