[dân trí] khoa học vs tâm linh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ConChymBay, 16/7/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. lazyzero

    lazyzero C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/6/14
    Bài viết:
    1,509
    Theo ta thấy thì phật chỉ là một người phàm có IQ cao :-?
     
  2. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Làm quái gì có "im lặng như Chánh Pháp" :3cool_nosebleed: Đức Phật nói "nói năng như Chánh Pháp, im lặng như thiền định" hoặc "nói năng đúng Chánh Pháp, im lặng như bậc thánh". Từ bao giờ mà Chánh Pháp được xem đồng nghĩa với im lặng vậy nhỉ ? :3cool_nosebleed: Vậy Đức Phật đi giảng Chánh Pháp làm gì ? Im lặng cho đỡ cực có sướng hơn không :3cool_nosebleed:
     
  3. harry999

    harry999 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/4/11
    Bài viết:
    1,911
    Nơi ở:
    Ferelden
    Tập gym về rồi nek :">
     
  4. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    Chứ là gì nữa, Phật là giác giả là người giác ngộ hoàn toàn, đơn giản chỉ vậy thôi, cuộc sống mỗi người do chính mình làm chủ, chả ai có quyền ban phước hay giang họa, đơn giản dễ hiểu là vậy
     
  5. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Giờ ta mới đi tập đây :6cool_boss:
     
    harry999 thích bài này.
  6. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,437
    Nơi ở:
    10th Dimension

    bán nấm à, bao tiền 1 cân
     
  7. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    Đức Phật nói về nếp sống “im lặng như Chánh pháp” hay phương pháp thanh lọc và phát triển tâm thức(adhicitta-bhàvanà):

    “Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thô tạp, như thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho chúng sanh khởi.

    Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thuộc bậc trung, như dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho chúng sanh khởi.

    Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tưởng không bị khinh rẻ. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho chúng sanh khởi.

    Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp).

    Định như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhất tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Nhưng đến một thời, này các Tỷ-kheo, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đứng lại, được nhứt tâm, được định tĩnh. Định ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhứt tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép; tùy thuộc theo pháp gì tâm vị ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ, vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào”3.

    Cứ theo lời Phật thì “im lặng như Chánh pháp” hay sự thực tập chuyển hóa và thăng tiến tâm thức có các cấp độ khác nhau. Thứ nhất là tập loại bỏ các hành vi bất thiện thuộc thân hành và khẩu hành, đặc biệt là tập dừng lại hay làm cho im lắng các khuynh hướng tâm thức bất thiện như tham dục, sân hận và tà kiến, cũng được gọi là thực tập ý hành thanh tịnh. Kinh Phật mô tả: “Vị ấy không có tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: “Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình”. Vị ấy không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự ngã, không thù hận, không nhiễm loạn, được an lạc”. Vị ấy có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo: “Có bố thí, có cúng thí, có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.

    Tương tự, vị ấy nỗ lực loại bỏ hay làm cho dừng lại các tư tưởng tầm cầu bất chánh như dục tầm (hướng tâm đến các đối tượng thuộc tham dục), sân tầm (khởi nghĩ không thân thiện về người khác), hại tầm (nghĩ đến việc gây tổn hại cho người khác hay rơi vào tà kiến); hoặc các tư duy bất thiện như dục tư duy (dòng tư duy gắn liền với tham dục), sân tư duy (dòng suy nghĩ liên hệ đến sân hận), hại tư duy (dòng tâm thức liên hệ đến việc gây tổn hại cho mình và cho người). Đức Phật nhắc nhở: “Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại dục niệm ấy; không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại sân niệm ấy; không có chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại hại niệm ấy; không chấp nhận các ác bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại các ác bất thiện pháp ấy”. Kinh Đình chỉ tư duy nêu rõ năm cách thức khiến dừng lại hay làm cho im lắng các tư tưởng bất thiện:
    1/ Nghĩ đến một vấn đề hiền thiện khác,
    2/ Quán sát sự nguy hiểm của các tư tưởng bất thiện,
    3/ Loại bỏ hay cắt đứt dòng suy nghĩ,
    4/ Điều chỉnh hướng vận hành (tác ý đến hành tướng và sự an trú) của các tư tưởng bất thiện cho đến lúc im lắng,
    5/ Nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/8/16
    Nghịch Tia Sáng thích bài này.
  8. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    Kinh Chấm Dứt Tranh Cãi


    Kinh Chấm Dứt Tranh Cãi
    (Mãnh Quán Phạm Chí Kinh)
    Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 11, Đại Tạng Tân Tu 198
    tương đương với Cùlaviyùha Sutta, Sutta-Nipàta 878-894



    Bối Cảnh

    Đây là kinh Mãnh Quán Phạm Chí. Trong một pháp hội có tới năm trăm vị la hán và rất nhiều nhân vật quan trọng, trong đó có bốn vị thiên vương từ bốn phương về nghe pháp. Vị Phạm Chí tên là Mãnh Quán vẫn nghi ngờ rằng không chắc vị đạo sư này (Bụt) là người đã nắm được chân lý tuyệt đối. Do đó Bụt nói kinh này. Khung cảnh dựng lên từ kinh Tạp A Hàm số 11 92 và kinh Trường A Hàm thứ 19.



    1. Ai cũng có quan điểm của mình về chân lý, và đối phương cũng thế. Ai cũng nghĩ là mình có cái thấy cao nhất và muốn diễn bày cái thấy ấy ra. Ai có được cái thấy ấy thì người ấy mới thấy được Pháp. Còn những kẻ khác (vì chưa thấy được sự thật này thì) dù đi khắp nơi cũng không thấy được một góc nhỏ nào của sự thật.

    2. Vì thiên hạ chấp thủ như vậy nên mới sinh ra tranh cãi loạn xị. Ai cũng nói rằng kẻ kia si mê; ta mới thật sự là người có trí tuệ. Vậy thì trong tất cả các sự thật ấy, cái nào mới thực sự là sự thật? Bởi vì ai cũng nói chỉ có mình là đang nắm được chân lý?

    3. Kẻ nào không biết rằng người khác cũng có quan điểm của họ về sự thật thì kẻ ấy vẫn còn mờ ám, vẫn còn thiếu trí tuệ và vẫn còn kẹt vào trong quan điểm của chính mình.

    4. Có cái quan điểm rồi thì mới có cái nói và cái làm. Người ta nghĩ rằng nhờ cái thấy đó của họ mà thân họ đã được tịnh hóa và tâm họ được thánh hóa. Nếu ai cũng đúng thì còn có ai sai lầm nữa? Bởi vì ai cũng đang có và cũng đang kẹt vào cái ý của họ?

    5. “Đây là sự thật cao nhất, là đỉnh cao trí tuệ.” Người ngu si có thể suy nghĩ và hành xử như thế, và tìm cách dìm kẻ khác xuống. Mình tự cho mình là người duy nhất đã thấy được sự thật. Tự mình còn là kẻ ngu si mà mình cứ nói là người ta ngu si.

    6. Hỏi: Ai cũng nói pháp của họ là không ai bằng, rằng kẻ khác vốn chẳng có tuệ giác gì, chỉ biết vay mượn cái thấy của người khác rồi đi vào tranh chấp với người khác. Tại sao bậc đạo sư lại không đưa ra một chân lý duy nhất để tất cả mọi người có thể đi theo?

    7. Trả lời: Chân lý chỉ là một, chứ không thể là hai. Nhưng chân lý chỉ có thể tự mình thực chứng. Một khi chứng thực được chân lý ấy rồi thì ta sẽ không còn bị một ai lung lạc được nữa. Nhưng vì đã có bao nhiêu ý tưởng cho nên đã có bấy nhiêu chân lý. Vì vậy bậc sa môn không cần phải nêu ra thêm một học thuyết về chân lý của riêng mình.

    8. Có chân lý nào mà người khác chưa nói lên? Nên tin vào ai và vào chủ thuyết nào mà thiên hạ đang rao giảng? Những chủ thuyết được đưa ra là do đâu, hay cũng là chỉ do sự suy nghĩ riêng của từng người mà có?

    9. Sự thực là một, nhưng cách diễn bày của tâm ý thì nhiều. Từ những góc độ tri giác khác nhau cho nên có những sự phân biệt lựa chọn khác nhau. Những gì mà con mắt nhận biết, nếu ta bị vướng mắc vào, sẽ làm nẩy sinh ra ý tưởng: cái này đúng và cái này sai.

    10. Những gì ta nghe, ta thấy, và cả những giới điều cấm kỵ mà ta đang hành trì cũng đều bắt nguồn từ tâm ý ta. Nếu bị kẹt vào chúng thì ta sẽ dấn thân đi vào vòng tranh luận về những cái thấy khác nhau. Phải chấm dứt lại sự đối chiếu, so sánh, và quán sát xem có chỗ nào sai lầm (nơi tri giác ta) không, nếu không thì sự thực là chính mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm.

    11. Mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm, kẻ kia cũng tự cho họ là đẹp là lành và muốn mình đi theo họ. Ai cũng tự khen mình là hay là giỏi, vì vậy cho nên mới sinh ra tranh cãi và oán thù.

    12. Giữ chặt tà kiến, chỉ muốn làm thầy thiên hạ, người ta mãn ý tự cho là cái thấy của người ta là chí thiện, tin rằng cái thấy và cái hành của mình là ở ngôi cao nhất, tôi e rằng một người ba hoa như thế tự mình chưa đạt tới đâu cả.

    13. Nếu mình cho cái hiểu biết của kẻ kia là sai lạc, là đáng hổ thẹn, thì kẻ kia cũng sẽ cho cái hiểu biết của mình là sai lạc, là đáng hổ thẹn. Nếu tất cả mọi người đều phân biệt và kỳ thị như thế thì trong đời còn ai không phải là kẻ si mê?

    14. “Chỉ khi nào bạn chứng nghiệm được chân lý này thì bạn mới có thể nói rằng bạn được tịnh hóa.” Nói như thế thì dễ gây ra biến loạn; đó là nguyên nhân làm phát sinh ra độc đoán, cố chấp và oán hận.

    15. Đi theo hành trì một cách khác người, có những kiến giải và những phương pháp thanh lọc khác người, đó không có nghĩa là mình đã đạt tới chân lý tối hậu. Đó là thái độ dẫm chân tại chỗ, làm cho người ta càng ngày càng bị kẹt cứng vào tư kiến của mình.

    16. Nếu ai cũng khư khư nắm chặt tư kiến, cho mình là minh triết, thì còn có ai là si mê nữa? Còn có ai để mình chê trách nữa? Nói rằng pháp của kẻ kia không có khả năng tịnh hóa, mình đang sử dụng cái kế đạt của mình để tự cho mình là cao diệu bậc nhất.

    17. Kẹt vào cái thấy của mình, tự cho mình là tự tại, kẻ kia dấn thân vào các cuộc tranh chấp loạn xị trong đời. Buông bỏ mọi ý niệm về sở tác, bậc hiền giả đạt tới sự mầu nhiệm của cái vô tác và cái vô sở tác.

    Nhân đây giới thiệu trang web mới , là thư viện điện tử đầu tiên và chính thức do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam biên soạn hy vọng các bạn ủng hộ và làm làm giàu thêm kiến thức Phật học của bản thân

    http://vnbet.vn/
     
    wontak and harry999 like this.
  9. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    đang hỏi biết ko để mua, chứ bán thì chả hỏi nhé :((
     
  10. DarkStarNIIT

    DarkStarNIIT Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    1,451
    Kích thích ruột mà cũng tập gym à .....coi chừng :4cool_cold:
     
  11. harry999

    harry999 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/4/11
    Bài viết:
    1,911
    Nơi ở:
    Ferelden
    Vì gym ăn nhiều nên mới bị nặng hơn =)), khi nãy đang tập thì đau bụng, cố hết bài thì vù về nhà ngay, KO THỂ CHẬM TRỄ THÊM ĐC NỮA :6cool_ah: =))
     
  12. DarkStarNIIT

    DarkStarNIIT Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    1,451
    :4cool_cold: ăn xôi đi tập ấy , vừa chắc bụng mà nhiều năng lượng . Ông bị vậy chắc hấp thu đạm kém lắm nhỉ
     
  13. ch34ts

    ch34ts T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/11/03
    Bài viết:
    642
    yêu cầu để 77 page cho đẹp nhé, 78 ko có thời gian kéo tiép đâu:(fight):6cool_ah:
     
    harry999 thích bài này.
  14. harry999

    harry999 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/4/11
    Bài viết:
    1,911
    Nơi ở:
    Ferelden
    ko, t lên kg nhiều, tạ lên đều, t chả biết sao t hay bị đau bụng thôi, kiểu như ruột già nó nhạy cảm quá mức :9cool_too_sad:, còn ruột non hấp thụ dd tốt
     
  15. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,437
    Nơi ở:
    10th Dimension
    con aragon ngồi thiền đi, đừng dính vào nấm
     
  16. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,437
    Nơi ở:
    10th Dimension

    [​IMG]


    á á á ... ta đang tan biến... khônnnnnngggg
     
    wontak and ch34ts like this.
  17. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Chết cha chưa trúng tim đen rồi
     
  18. boybigbang

    boybigbang Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/5/11
    Bài viết:
    21
    Nơi ở:
    Quy Nhơn
    Người đẹp nào đây ? :4cool_beauty:
     
  19. TuDragon76

    TuDragon76 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    9/6/02
    Bài viết:
    6,144
    Nơi ở:
    HCMC
    Bởi vì những "quý vị" như trên nhét toàn thứ tào lao vào miệng Phật nên giờ Phật giáo mới be bét hổ lốn thế này. Chỉ khổ công cho mấy vị xuất gia chân tu, chịu khó học Chánh Pháp, đào sâu và chiêm nghiệm rồi đem kiến thức đó từng bước nhẫn nại đấu tranh đưa Phật giáo về đúng với bản chất của nó. Các vị chân tu này chuyên bị cái lũ độc trùng đục từ ruột đục ra này chửi bới hạ nhục đủ đường, vì vạch mặt phá chén cơm của chúng. Nhưng chính vì thế mà lại làm vầng hào quang trí huệ của các vị chân tu đó toả sáng hơn bao giờ hết

    Có điều Phật tử hãy nên cố gắng dũng mãnh tinh tấn, Chánh Pháp ngày càng bị biến tướng 1 cách tinh vi, cho đến khi Chánh Pháp không còn là Chánh Pháp mà chỉ toàn mê tín, cầu an, ngu dân (như cái kiểu "im lặng như Chánh Pháp") thì cõi này sẽ trở lại thời kỳ như trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vén màn sương mù Vô Minh, tăm tối. Lúc đó phải tự lực mà chống chọi như đi giữa biển không có la bàn. Nguy thay !
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/8/16
  20. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,437
    Nơi ở:
    10th Dimension
    tau đã hồi sinh, tau bất diệt nhé :8cool_matrix:
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này