Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. F22Raptors

    F22Raptors Thầy thích lái máy bay bà già ✧Phantom Assassin✧ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/6/06
    Bài viết:
    14,371
    Nơi ở:
    Area 51
    bác có link nào uy tín ko ạ? cho em xin vài cái để tham khảo :D
     
  2. I_AM_GHOST

    I_AM_GHOST Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    4/2/09
    Bài viết:
    229
    Đi xe khác 8 tiếng
     
  3. N.Emblem

    N.Emblem The Pride of Hiigara ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/2/11
    Bài viết:
    9,378
    Nơi ở:
    Rabbit hole
    Sắp nóng chảy mỡ rồi :2onion19:
    [​IMG]
     
  4. mozart_nht

    mozart_nht Blue is the colour Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/08
    Bài viết:
    16,036
    Nơi ở:
    Hà Nội
    sợ vl
    hồi những năm 2010 đổ lại, miền Bắc nóng 36 độ đã thấy kinh khủng lắm rồi, giờ mùa hè max toàn 39-40 độ

    btw, giờ đi ô tô qua các tỉnh khác bình thường chưa nhỉ ae? định 30/4 cho mấy mẹ con về quê ngoại ở chục ngày :D
     
  5. MARfan

    MARfan The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/12/06
    Bài viết:
    2,349
    Nơi ở:
    Tầng hầm nhà chứa
    biến đổi khí hậu nó thế rồi, chuẩn bị tinh thần nó là cái bình thường thời đại này đi <(")
     
  6. [Tatsumaru]

    [Tatsumaru] C O N T R A

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    1,871
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    tôi nhớ năm nào đấy ở nước ngoài 40 độ mà người ta chết như rạ....
     
  7. queenofgamefox

    queenofgamefox Tớ là con bò vàng, quê tớ ở cà li ♪♪♪ GameOver

    Tham gia ngày:
    27/10/19
    Bài viết:
    159
    rồi, giờ chỉ có đo nhiệt độ là cùng thôi. thằng nào đòi cách ly quay video chửi chết cụ chúng nó đi [​IMG]
     
  8. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,655
    Nơi ở:
    HVĐ
    Ủa bữa có vụ hacker hack vào quỹ Bill Gates, Vũ Hán....đã có leak ra thông tin chánh xác gì chưa ae?
     
  9. HINCUTIN

    HINCUTIN Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    3,904
  10. mozart_nht

    mozart_nht Blue is the colour Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/08
    Bài viết:
    16,036
    Nơi ở:
    Hà Nội
    fake news thôi
     
  11. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Seattle để nhà khoa học cầm cương, New York say đéo
    Nguồn: https://www.facebook.com/sheva.thanhvu/posts/10158173018694354

    Lược dịch từ bài báo “Seattle’s Leaders Let Scientists Take the Lead. New York’s Did Not” – Charles Duhigg, trên The New Yorker – ngày 26/04/2020

    Link nguồn: https://www.newyorker.com/magazine/...s6cGR8c4xndnbKf6xh0aAuxJmXNRcb9fqBT9DAvs4-rp4

    1. Khoảng lặng trước cơn bão
    Ca chẩn đoán về virus corona đầu tiên ở Mỹ diễn ra vào hồi giữa tháng Một ở một vùng ngoại ô thành phố Seattle, khá gần bệnh viện nơi bác sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Francis Riedo đang làm việc. Khi ông nghe tin báo về một người đàn ông 35 tuổi, vừa lê lết vào phòng khám khẩn cấp, vừa ho sù sụ, đầu thì nóng hâm hấp, lại còn bảo với mọi người rằng ảnh vừa từ Vũ Hán trở về. Bác sĩ Riedo đã phải tự nhủ thầm “Và thế là mọi chuyện bắt đầu”.

    Riedo đã miệt mài email trong suốt hơn một tuần cho các đồng nghiệp của mình, trong đó có những bác sĩ hàng đầu về y tế cộng đồng, các quan chức cao cấp trong lĩnh vực y tế của tiểu bang Washington, cũng như hàng trăm nhà dịch tễ học trên khắp cả nước. Trong số đó, có nhiều người cũng giống như Riedo, đã được huấn luyện tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại Atlanta, một chương trình huấn luyện mang tên Dịch vụ Tình báo Dịch tễ (Epidemic Intelligence Service – E.I.S). Những người thông qua chương trình này được coi như quân đoàn xung kích của nước Mỹ khi đương đầu với các nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Chương trình đó giờ đã ghi nhận hơn 3,000 người hoàn thành, trong số đó có rất nhiều người đang làm việc tại các cơ quan chính quyền trên khắp quốc gia. “Nó cũng giống như một hội kín ấy, nhưng mà để cứu người cơ”, Riedo trình bày. “Nếu bạn có câu hỏi, hay nhu cầu cần giải đáp về chính trị địa phương ở đâu đó, hoặc cần sự trợ giúp trong cơn dịch bệnh, hãy nhờ đến mạng lưới của E.I.S, bạn sẽ bất ngờ đấy”.

    Riedo là giám đốc y tế về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện EvergreenHealth tại Kirkland, phía Đông thành phố Seattle. Khi nắm được tin về ca chẩn đoán kể trên, ông đã nhanh chóng yêu cầu các nhân viên dưới quyền, từ y tá cấp cứu cho đến lễ tân, rằng nên cẩn trọng vì bây giờ phát ngôn và hành động của họ sẽ là quan trọng như nhau. Một nguyên tắc cốt lõi của E.I.S là vừa xem một cơn dịch bệnh như một khủng hoảng về y tế, vừa xem nó như một cơn khủng hoảng về truyền thông. Khi có người ngoài tiến vào bệnh viện, các nhân viên phải có trách nhiệm tra hỏi xem liệu họ có đi nước ngoài hay không; nếu họ gặp vấn đề về hô hấp, phải lấy ngay càng nhiều thông tin càng tốt về tương tác của họ, đi những đâu, gặp những ai. Sẽ chẳng bao giờ biết được, liệu cuộc gặp gỡ ngắn ngủi có thể bùng phát thành thảm họa hay không. Có quá nhiều điều tệ hại có khả năng diễn ra trong cơn dịch bệnh, và thông tin, chính thông tin sẽ đem lại sự an tâm.

    Việc thiếu hụt kit xét nghiệm virus corona trên quy mô toàn quốc đồng nghĩa với việc chỉ có mấy người vi vu tới Trung Quốc là được xài thôi. Ngay cả tại EvergreenHealth, giường bệnh cũng từ từ hết chỗ vì toàn phải chứa mấy người có triệu chứng tương tự như cúm, có khi phải nhận cả bệnh nhân từ nhà dưỡng lão Life Care cách đấy hai dặm. Các bác sĩ đều bó tay khi không thể xét nghiệm vì chẳng một ai đã tới Trung Quốc hay tương tác với ai như thế cả. Trong suốt gần một tháng trời, mặc kệ cho bệnh nhân kêu ca rên rỉ, thì cũng chẳng thể xét nghiệm được. Từ những cơn đau, cơn sốt, cho đến việc khó thở – được biết đến như những triệu chứng gắn liền với COVID-19, tương tự với việc bản X-ray của phổi xuất hiện mấy vết mờ mờ. Riedo nóng lòng muốn cảnh báo cho mọi người hiểu có một quả bomb mang tên đại dịch đang chực chờ bùng nổ, nhưng lực bất tòng tâm vì trong tay ông chỉ có nghi vấn, chẳng có sự thật, bằng chứng.

    Vào cuối tháng Hai, khi C.D.C bắt đầu cho xét nghiệm các bệnh nhân với triệu chứng khó giải thích về hô hấp, như nhiễm trùng hay sốt và có các biểu hiện của viêm hô hấp cấp tính. Riedo đã gọi một cô bạn, cũng là đồng môn tại E.I.S ở một cơ sở y tế địa phương. Ông muốn hỏi liệu nếu gửi cho cô hai mẫu dịch phẩm từ hai bệnh nhân được chẩn đoán cần sử dụng máy thở, nhưng mà lại âm tính với cúm mùa, thì liệu cô có giúp chạy test COVID-19 được không? Ngay lúc này đây, toàn nước Mỹ có 16 ca dương tính, và bang Washington chỉ có duy nhất một ca. “Tôi cũng chả nhớ tại sao tôi chọn hai ca bệnh đó nữa. Khá là chắc kèo không có dương tính đâu, nhưng mà chúng tôi đã nghĩ rằng đây là lúc nên bắt đầu thu thập dữ liệu, và kiểm tra coi liệu mấy cái phòng lab xét nghiệm có xài được không”, Riedo kể lại và không quên nói rằng các nhân viên y tế đã gật đầu với đề nghị của ông.

    Riedo nhớ lại một nhóm nghiên cứu ở địa phương đã chạy một dự án gọi là Seattle Flu Study. Trong hàng tháng trời, họ đi lấy những mẫu dịch phẩm từ tình nguyện viên, nhằm hiểu sâu hơn về cách cúm mùa lây lan trong cộng đồng. Trong mấy tuần trước, nhóm này đã chơi liều, “vượt rào” của C.D.C và thó được một mẫu thử virus corona từ phòng thí nghiệm và bắt đầu “nghịch” trên đống mẫu có sẵn. Một ca dương tính: một học sinh trung học ở vùng ngoại ô 28 dặm ngoài Seattle, chẳng có bất kì ghi nhận nào về xuất ngoại hay tương tác với ai từ Trung Quốc về. Cậu này thì không bệnh nặng lắm, nên nếu nhóm này không chơi liều thì chắc chẳng bao giờ phát hiện được luôn. Trình tự gen của cậu này khá là giống với ca nhiễm đầu tiên một cách kì quặc, nhưng mà cả nhóm chẳng tìm được mối liên hệ nào giữa hai người này cả. Nghĩa là virus corona có thể đã tràn lan đại hải tùm lum tè le rồi, một phát hiện rùng mình.

    Bảy giờ bốn mươi tối, Riedo nhận được cuộc gọi từ cô bạn nọ. Cả hai mẫu đều dương tính. Lập tức, Riedo gửi thêm 9 mẫu nữa, tám trong số đó dương tính. Nhìn vào thông tin bệnh nhân, ông nhận ra bảy trong số họ đến từ viện dưỡng lão Life Care. Éo hiểu mô tê gì luôn, mấy ông bà cụ ở trỏng thì làm sao mà đi đâu được, với chỉ toàn gặp nhân viên và gia đình?

    Ông tiếp tục gửi thêm nhiều mẫu nữa. Hầu hết là dương tính, trong số có một bệnh nhân nữ được cho là bị viêm phổi, một cô nữa cứ than phiền về bệnh đổ mồ hôi tay, và một ông U60 gặp trục trặc nghiêm trọng về đường hô hấp. Trong ba ngày, hàng tá người từ gia đình ổng đã lui tới giường bệnh, tới bệnh viện, tới chỗ làm, tới nhà hàng, bắt tay đủ thứ người rồi, và một cách vô tình tới mức đau lòng, lây nhiễm COVID-19 cho bản thân và những người khác.

    Vào thời điểm đó, chưa có ca tử vong nào vì virus ở Mỹ. Trường học, nhà hàng, và công sở vẫn mở cửa hoạt động. Thị trường cổ phiếu vẫn cao ngất. Riedo bắt đầu ngồi tính coi bao nhiêu nhân viên bệnh viện có khả năng bị lây nhiễm virus, được một lát thì nghỉ chơi vì danh sách nó kéo qua hơn 200 mạng rồi. “Giờ mà cho về nhà nằm trong 2 tuần như những gì C.D.C khuyên thì chắc đóng cửa cmn bệnh viện luôn”, Riedo giờ cảm thấy như anh chàng mới tặng cho con côn trùng vo ve phiền nhiễu bên tai một đập, sau đó nhận ra mình đang đứng ngay dưới tổ ong.
    Ngày hôm sau, người đàn ông U60 kể trên qua đời. Đó cũng là ca tử vong đầu tiên của Mỹ. Riedo gọi cho vợ và bảo rằng ông chẳng biết liệu có về nhà được không nữa, nối theo sau là một chuỗi email báo cho mọi người biết rằng những nỗ lực ngăn chặn đã thất bại, con virus đã leo rào ra ngoài rồi.

    2. Giải quyết dịch bệnh theo SGK của Bộ là như nào?
    Dịch tễ học là một môn khoa học về những khả năng và sự thuyết phục, không phải chắc chắn hay bằng chứng mạnh mẽ. “Thà đúng sương sương mọi lúc còn hơn lâu lâu mới chuẩn 100%”, nhà dịch tễ học người Scotland John Cowden đã viết hồi năm 2010. Các nhà dịch tễ học chính là người phải đi thuyết phục mọi người nói tạm biệt với lối sống thông thường đi, không đi lại tung tăng, không giao tiếp tùm lum, đi rút máu rồi chích ba cái mũi tiêm chủng này nọ; ngay cả khi trong tay chi có một nhúm bằng chứng.

    Các nhà dịch tễ học cũng cần biết cách duy trì sự thuyết phục của mình hay cả khi các lời khuyên thay đổi. Những lời khuyến nghị ban đầu được đưa ra, như không cần đeo khẩu trang, trẻ em chẳng thể nào nguy kịch vì virus đâu, thường sẽ bị thay đổi khi các nghiên cứu, thực nghiệm được tiến hành thêm, và cả chuyện con virus đột biến nữa. Cẩm nang lĩnh vực dịch tễ học của C.D.C có hẳn một chương về truyền thông, giao tiếp trong thời kì khẩn cấp, chỉ ra rằng luôn cần một người phát ngôn chính, người mà quần chúng thân thuộc và lắng nghe. Người này nên có một mục tiêu truyền thông xuyên suốt – Single Overriding Health Communication Objective, SOHCO (phát âm là sóc câu). Đây sẽ là thứ mà được lặp đi lặp lại từ đầu cho tới cuối bất cứ bài phát biểu nào với công chúng. Sau khi mở đầu với SOHCO, người này nên “thể hiện mối quan tâm và bày tỏ thấu hiểu với những người đang chịu đau đớn vì cơn bệnh”. Nghĩa cử nhân ái đó sẽ xây dựng được lòng tin từ những người dân vốn đang ngờ vực và sợ hãi, những người trong cơn ngu muội, sẽ trở thành tác nhân số một cho việc lây nhiễm. Người phát ngôn nên cố gắng đưa ra giải thích về những điều đã biết, cũng như chưa biết. Minh bạch là điều tối quan trọng, và đừng tỏ thái độ trấn an quá mức cần thiết, hoặc hứa lèo – cũng trong cẩm nang của C.D.C cho hay.

    Không gì thích hợp hơn cho việc này bằng một nhà khoa học. Bác sĩ Richard Besser, cựu giám đốc C.D.C và tốt nghiệp từ E.I.S đã giải thích, “Nếu đẩy một chính khách lên sân khấu đó, có khả năng rất lớn là nửa cái quốc gia này sẽ làm ngược lại mấy thứ tuôn ra từ miệng ổng”. Hồi năm 2009, khi H1N1 bùng nổ và giết đâu đó gần 12,000 người Mỹ, gây nhiễm trên mọi tiểu bang, 700 trường học đóng cửa, thì Bessor và người kế vị, bác sĩ Tom Frieden, đã thực hiện gần một 100 bài phát biểu như thế. Tổng thống Barrack Obama phát biểu về đại dịch trước công chúng tầm vài ba lần, sau đó ông hướng mọi người về các chuyên gia khoa học và cam kết không để chính trị bóp méo các phản ứng của chính phủ. “Chính quyền thời Bush đã làm rất tốt nền móng hạ tầng để tạo nên sức bật cho chúng ta ngày hôm nay”, Obama bắt đầu như thế, theo ngay sau là SOHCO, “Rửa tay ngay sau mỗi cái bắt tay. Che chắn mũi miệng khi ho. Nghe thì nhạt nhẽo tầm thường đấy, nhưng chính điều đấy sẽ tạo nên khác biệt to lớn”. Obama chưa bao giờ nhắc về một biện pháp y tế cụ thể nào, hay đưa ra nhận định, tiên đoán về thời gian kết thúc dịch bệnh.

    Khi bản dự thảo của C.D.C khuyến khích các chính khách tém tém lại bớt, thì đồng thời mời các nhà khoa học hàng đầu lên làm phát ngôn viên nhằm đưa ra lời khuyên, và trở thành hình mẫu, ví dụ sống động cho những điều cốt lõi, như đeo khẩu trang, hoặc tiêm phòng. Hồi bệnh bại liệt bắt đầu hoành hành những năm 50, người dân đã khá hoang mang lo ngại về sự an toàn. Nên ủy viên y tế của thành phố New York, mà không biết vô tình hay hữu ý cũng là vợ của người sáng lập E.I.S, đã mời các phóng viên đi quan khán buổi chích ngừa cho trẻ em. Cổ còn mời cả Elvis Presley đi tiêm phòng trước công chúng nữa cơ.

    Những người thực địa của E.I.S luôn mang những thùng chứa đầy khẩu trang, găng tay để phân phát cho phi công, tiếp viên hàng không, nhà báo, và các nhân viên y tế. Mấy thứ này có thể người nhận cũng chẳng cần đâu, nhưng nó nhấn mạnh thông điệp xuyên suốt. Khi Besser báo cáo hồi dịch H1N1, đôi lúc ông bắt đầu bằng việc ngồi tả cách mình rửa tay sao, hay đứng chờ cho mọi người giãn giãn ra xa khỏi micro rồi mới lên bục phát biểu. Bằng cách đó, gần như không có khả năng Besser và các đồng sự bị lây nhiễm H1N1. “Để đảm bảo sự tin tưởng thì bạn phải thành thực hết sức có thể và phải chắc kèo là mọi người phải cùng một hướng”, Besser tâm sự “Nếu chúng ta ra lệnh bắt mọi người đeo khẩu trang, thì mọi nhân viên C.D.C cũng phải làm điều tương tự. Nếu chúng ta ra lệnh rửa tay, vậy camera phải chộp được cảnh chúng ta rửa tay. Chúng ta đang cố làm điều không tưởng, là khiến cho mọi người cùng nhìn nhận dịch bệnh này một cách nghiêm túc khi hầu hết người Mỹ chẳng có cách nào biết được ai có bệnh và ai không. Nếu mọi thứ suôn sẻ, thì không ai phải tương tác với người bị bệnh cả.”
    Các quan chức y tế cộng đồng cho biết chính văn hóa Mỹ đã tạo ra những trở ngại đặc thù. Chính quyền tự do trong ngôn luận, trong việc hoài nghi những lời khuyên hữu ích, trong việc nghi ngờ các cơ quan thẩm quyền, đã tạo điều kiện cho con virus lây lan. “Chúng ta không phải là Trung Quốc, không thể ra lệnh bảo người dân phải ở nhà được. Dân chủ thì tốt đấy, nhưng mấy lúc như này, thì thay vì ra lệnh chúng ta lại phải đi thuyết phục, năn nỉ mọi người hợp tác để cùng nhau sống sót”, Besser nhận xét.

    3. Đi học hay không đi học, đó là vấn đề
    Vào ngày 28/02, cũng loanh quanh thời điểm Riedo tìm ra manh mối về COVID-19 và viện dưỡng lão Life Care ấy, thì tin tức đã lan tới một đồng môn E.I.S khác là bác sĩ Jeff Duchin, một bác sĩ y tế cộng đồng hàng top của Seattle và khu vực King County. Theo Duchin thì manh mối trên gợi ý rằng sự bùng nổ lây lan diện rộng vốn đã xảy ra đâu đó rồi. Ông nói với quản lý của King County là Dow Constantine rằng đây là thời điểm cân nhắc việc ngăn chặn việc tụ tập và khuyên người dân nên ở nhà. Dĩ nhiên là Constantine nhìn Duchin như một thằng điên ngớ ngẩn. Nên nhớ lúc này mới chỉ có cỡ hai tá người bị nhiễm trên toàn quốc thôi, mọi thứ nhìn qua vẫn ổn mà. Giờ bảo đứng ra kêu mọi người ê đừng đi bar paylak nữa, với lại cũng đừng có siêng năng đi làm quá; chỉ vì vài người bị bệnh, thì nghe nó có đần độn không?

    Cũng theo Constantine thì “Jeff nhận ra được điều ổng đang muốn là phi thực tế. Nếu ban hành lệnh giãn cách xã hội ngay lúc đấy thì có điên mới đồng ý. Vậy câu hỏi đặt ra là: giờ chúng ta phải nói cái gì hôm nay để sửa soạn cho người dân trước những thông tin thực tế vào ngày mai?”. Thông qua email và điện thoại, ông ấy bắt đầu một trò chơi: giờ khuyên cái gì nghe cực đoan nhất mà mọi người không xúm vào ném đá đây? Theo diễn tiến vài ngày sau đó, thì điều gì gây hối tiếc nhất nếu không được nói ra hôm nay?

    Ngay cả với dân chuyên nghiệp trong giới y tế cộng đồng, thì việc cân đong đo đếm thiệt hơn này cũng xì trét, tồi tệ lắm chứ không phải đùa. Tại một cuộc họp của các giám sát viên y tế và quan chức E.I.S ở Seattle, một phân tích viên đã bị xúc động quá mức khi phải mô tả các hậu quả sẽ diễn ra nếu đóng cửa trường học ở Seattle. Đang có hàng ngàn trẻ em vốn dựa vào chốn trường học để có bữa sáng bữa trưa, hay cần mấy mũi tiêm insulin từ phòng y tế. Nếu trường học đóng cửa, sẽ có một nhóm trong số này phải lâm vào cảnh đói khát, một vài đứa thì sẽ mắc bệnh, thậm chí tử vong. Và điều gì sẽ còn xảy ra tiếp khi các nhân viên y tế phải nghỉ ở nhà để trông coi con trẻ của mình? Quá nhiều thứ phải lo, quá nhiều chuyện có thể xảy đến, mỗi một quyết định được đưa ra đều kéo theo hàng triệu gợn sóng hậu quả khác.

    Tuy vậy, việc đóng cửa các trường học có thể tạo ra sự khác biệt ở tầm vĩ mô trong việc ngăn chặn virus lây lan: ép các bậc phụ huynh phải ở nhà. Năm 2019, Seattle đã phải đóng cửa trường học 5 ngày sau các trận bão tuyết liên tiếp. Sau đó, nhóm Seattle Flu Study nhận ra rằng ở một số nơi chẳng còn kẹt xe nữa, các phương tiện di chuyển công cộng cũng bớt người dùng, và sự lây lan của cúm mùa bị giảm đáng kể.
    Constantine nghĩ rằng thông báo đóng cửa trường học là một chiến lược truyền thông khôn ngoan, mạnh mẽ với không chỉ những bậc cha mẹ. Vì nó ép cả cộng đồng phải nhìn nhận virus corona theo một cách khác. “Chúng ta thường chỉ đóng cửa trường học khi có cái gì đấy kinh dị lắm đang diễn ra. Biện pháp này như là một cách khuấy đảo nhận thức của mỗi người, một thông điệp mà họ sẽ lắng nghe”.

    Khi công tác logistics cho việc này vẫn đang được tiến hành, Constantine đã liên lạc với Brad Smith, chủ tịch của Microsoft với đại bản doanh đặt ngay tại phía đông Seattle, về chuyện cho nhân viên làm việc tại nhà. “Vụ Microsoft này lớn á. Nếu như họ đồng ý cho toàn thể nhân viên làm việc tại nhà thì sẽ gây chú ý lên toàn bang luôn, với thông điệp rất rõ ràng: dịch bệnh là có thật”. Vốn là công ty về công nghệ, nên Microsoft chẳng gặp khó khăn gì khi chuyển đổi cơ cấu sang làm việc từ xa, thậm chí còn là hình mẫu cho các công ty khác học tập theo nữa. Vào ngày 04/03, khi cả nước Mỹ chỉ có 12 ca tử vong vì COVID-19 nói chung, và 0 ca ở Microsoft nói riêng, thì họ đã thông báo khuyên nhân viên nên ở nhà khi có thể. Smith kể lại rằng “King County nổi tiếng với những chuyên gia y tế cộng đồng xuất sắc, và điều tệ nhất chúng ta có thể làm là đi dùng cái sự phán xét ấu trĩ của chúng ta để phớt lờ đi lời khuyên của họ – những người cống hiến cả mạng sống vì cộng đồng”. Một gã khổng lồ khác cũng có đại bản doanh tại Seattle là Amazon, cũng đã thông báo cho các nhân viên địa phương làm việc từ xa. Chỉ xét riêng hai gã khổng lồ này thôi, thì đã có gần cả trăm ngàn người ở nhà, nhìn vào dòng xe cộ lưu thông hằng ngày thôi, không khó cho người dân địa phương nhận ra điều khác biệt.

    Ngày 29/02, Constantine đã tổ chức một cuộc họp báo. Ông đã hỏi Riedo, Duchin, và Kathy Lofy – một cựu sinh viên của E.I.S khác và dĩ nhiên, cũng là một quan chức về y tế top đầu của ngành, tham gia với vai trò nòng cốt. Duchin lên trước, và tiên phong cứ như thể ổng thuộc làu quyển cẩm nang dịch tễ rồi ấy. “Tôi muốn bắt đầu bằng việc bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu của các nạn nhân qua đời.” Rất chuẩn chỉnh, sau đấy tiếp tục bằng việc giải thích những gì các nhà khoa học nắm được và những gì không: “Chúng ta đang ở những nấc thang đầu tiên trong cuộc đua nghiên cứu con virus này, thông tin và chi tiết mới sẽ xuất hiện thêm theo từng ngày, từng tuần.” Sau đó là dự đoán làm việc từ xa sẽ trở thành cốt lõi, không quên nhấn mạnh nhiều lần điệp khúc SOHCO: “Rửa tay, rửa tay nữa, rửa tay mãi. Bớt bớt đưa tay lên mặt nghen.” Duchin cũng kể rằng ông chọn lựa ngôn từ của mình cực kì cẩn thận: “Bạn phải nghĩ về đám đông quần chúng, về cảm xúc, về nhận thức, về lòng tin của họ. Bạn phải dẫn dắt họ đi lên con đường này, cùng bạn.” Từ đó, các chính khách bang Washington gần như nhường toàn bộ đất diễn cho các nhà khoa học, khiến họ nổi như cồn, chẳng khác gì các minh tinh bất đắc dĩ.

    Constantine kể rằng ông hiểu tại sao mấy cha chính khách lại thích việc ra mặt, văn vở bày tỏ quan điểm. Seattle cũng chả thiếu mấy loại đấy đâu, cùng loại với đám ở Quốc hội, đủ chiêu trò phe phái, toxic, cà khịa. Nhưng mà họ đã đoàn kết lại, Cộng Hòa hay Dân Chủ, đều chung tay vì một mục đích, và nhất trí để các nhà khoa học nhận lấy ngọn đuốc này.

    Ngày 11/03, Seattle chính thức đóng cửa trường học, vắng bóng giáo viên và học sinh. Thông điệp đã thành công: phụ huynh tự nguyện ở nhà để trông con. Dữ liệu theo dõi qua điện thoại đã cho thấy, trong tuần sau đó số lượng người đi làm đã giảm một phần tư. Trong vòng vài ngày, ngay cả trước khi thống đốc bang Washington, Jay Inslee, ra thông cáo chính thức về việc làm việc tại nhà, gần nửa số công nhân ở Seattle đã tự nguyện làm trước rồi. Khi quán bar và nhà hàng chính thức đóng cửa vào ngày 15/03, thì trước đó đã vắng teo rồi. Chính Constantine cũng tự giá làm việc ở nhà từ tuần trước. Ông thực hiện phỏng vấn cả ngày, và luôn không quên nhắc phóng viên rằng ông đang phát biểu từ phòng ngủ của mình, còn tiếng ầm ĩ phía sau là do mấy thằng nhóc con ổng nghỉ học gây ra á. Sau khi được nghe tin sân bóng rổ của hạt vẫn còn hoạt động, ổng cho đóng cửa nốt ngay và luôn.

    Hạt King cũng đã bỏ tiền ra mua một nhà trọ để có chỗ cho dân vô gia cư cách ly và chữa trị sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính. Có một người vô gia cư nọ ở trong đó, vốn không có triệu chứng gì không bị phát bệnh, trốn ra ngoài để mua bia, thì Constantine ngay lập tức ban hành lệnh bắt giữ ngay nếu anh ta còn tái phạm. Hành động của người đàn ông đó nghe thì có vẻ đơn giản, vô hại: đi qua trạm xăng bên kia đường rồi quành về. Nhưng mà nó ẩn chứa bên trong nguy hiểm lớn hơn, khi có ai đó không tuân thủ theo luật, thì chúng ta phải đưa ra hành động cho họ thấy được hậu quả.

    Ngày nay, bang Washington có ít hơn 2% có ca nhiễm virus corona ở Mỹ. Tại bệnh viện EvergreenHealth, ban lãnh đạo đã không cần phải họp gấp hằng ngày vì tỉ lệ nhập viện đã giảm. Giường thì trống còn máy thở thì sẵn sàng. Họ đã từng lâm vào cảnh đau đầu nặng óc, nhưng giờ thì có thể tạm thở phào nhẹ nhõm. “Chúng tôi có cảm giác như dừng được cơn sóng thần trước khi nó ập vào bờ. Tôi không có ý ngủ quên trên chiến thắng, nhưng mà có lẽ mọi thứ đang đi đúng hướng. Nhưng cũng làm tôi thấy đau lòng hơn khi nhìn vào những chỗ như New York.”

    4. E.I.S – Sê Lốc Hôm về dịch bệnh hay cứu tinh cho nước Mỹ?
    Dịch Vụ Tình Báo Dịch Bệnh E.I.S ra đời năm 1951, khi lính Mỹ ở Đại Hàn phải vật lộn với những con sốt, đau nhức, ói mửa, và xuất huyết dẫn đến tử vong. Khi đâu đó vài ba ngàn lính Mỹ ngã bệnh, mấy tướng cầm quân đã kết luận liền “tất cả là do Cộng Sản”, cụ thể ở đây là Trung cộng đã sử dụng vũ khí vi khuẩn. Một nhà dịch tễ học tại một cơ quan liên bang mới toanh có tên là Trung Tâm Dịch Bệnh Truyền Nhiễm đã đề xuất ra E.I.S như một phương thức phòng ngự cấp thiết cho tình hình quân sự lúc này. Mà mục đích cái tên chẳng qua để khè người ta vì nó hơi gợi gợi giống với Central Intelligence Agency aka C.I.A. Nhưng khi những thành viên lứa đầu tiên của E.I.S đến Đại Hàn thì hóa ra chả có kẻ thù âm mưu ghê gớm gì hết trơn. Mấy ông lính, chẳng qua là lỡ đớp trúng phân chuột, chấm hết. Sau đó giải pháp được đưa ra khá đơn giản, là tăng độ dày các túi đựng thực phẩm, và đặt thêm nhiều bẫy chuột.

    Nhân viên E.I.S sau đó được coi như Sê Lốc Hôm về dịch bệnh. Năm 1952, một thành viên đã thực nghiện nghiên cứu trên một nhóm trẻ em phố ổ chuột ở Chicago, khi bọn trẻ có cùng những triệu chứng giống nhau như giảm cơ, co thắt, đau khớp, nhưng chẳng xét nghiệm ra bệnh gì cả. Khi đến thăm chỗ ở của chúng, thành viên này đã quan sát thấy một đứa nhóc đang nhai mấy mảnh sơn vụn tróc ra từ bệ cửa sổ. Các mảnh sơn này mềm vì nó chứa chì, một chất độc. Một năm sau đó, chính thành viên này đã giúp tạo ra chương trình kiểm soát chất độc đầu tiên của quốc gia, nơi đã dạy cho các bậc cha mẹ nguyên tắc đầu tiên của an toàn chính là giao tiếp. Chương trình đã khuyên các phụ huynh nên bảo con cái đừng có bỏ mấy cái vụn sơn vào mồm nữa, và đánh dấu những thứ độc hại như chất tẩy, thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy rửa bằng cách để chúng lên kệ cao, xa khỏi tầm tay trẻ nhỏ.

    Các cựu sinh viên E.I.S tiếp tục đảm nhận những công việc chăm sóc y tế then chốt khắp cả nước. Một nghiên cứu năm 2001 đã chỉ ra gần 90% những người từ E.I.S đều đảm nhận công việc y tế cộng đồng ở địa phương, tiểu bang, liên bang, và quốc tế. Có đến 4 cựu giám đốc C.D.C là cựu sinh viên E.I.S; nửa tá khác từng đảm nhận chức Tổng Y sĩ của Mỹ.

    5. Thiên đường New York, nơi khóa mõm được cả các Sê Lốc Hôm hàng đầu
    Khi đại dịch virus corona mới bắt đầu, các cựu sinh viên E.I.S đã làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí có những người ăn ngủ luôn tại văn phòng. Hồi con virus còn ở đẩu ở đâu, C.D.C đã lèo lái truyền thông theo phương thức mà E.I.S đã tạo ra. Nhưng sau khi con virus “nhập cảnh”, Nhà Trắng trở thành mũi tàu lèo lái, các phương thức vốn được rèn dũa nhiều năm này liền bị bỏ rơi không đoái hoài, nhiều lúc còn gây hại nữa chứ. Một lực lượng đặc nhiệm chống virus corona được thành lập, do chính phó tổng thống Mike Pence lãnh đạo. Và không ngạc nhiên lắm, trong đó chẳng có một ai của C.D.C cả. À không, có một, là giám đốc – bác sĩ Robert Redfield. Một cựu nhân viên cộm cán của C.D.C đã cho biết, “C.D.C như bị khóa mõm. Họ được ra lệnh không phát biểu trước truyền thông. Những người đã được đào tạo gần hết cuộc đời chỉ để đối phó dịch bệnh – là quân đoàn y tế mạnh mẽ nht trong lịch sử, lại bị kêu câm mồm đi!”
    Kể từ lúc đó, người phát ngôn chính trong dịch bệnh đã không còn là nhà khoa học, mà là Tổng thống Donald Trump – một chính trị gia khét tiếng là hà khắc với giới khoa học. Để giúp một tay cho nồi lẩu thập cẩm của mình, Trump giới thiệu thêm một dàn “kép phụ” nữa, bao gồm Pence; bác sĩ Anthony Fauci từ Viện Sức Khỏe Quốc Gia; bác sĩ Deborah Birx từ Bộ Ngoại Giao; và chàng con rể quý hóa Jared Kushner. Bác sĩ Tom Inglesby, giám đốc Trung Tâm An Ninh Y Tế đã phát biểu tại John Hopkins, “Khi mà dàn cast hùng hậu vậy thì hóa ra lại dở, vì làm người ta hoang mang chẳng biết nên nghe ai. Và nếu, chính trị tìm được cách len lỏi vào đây, thì nó sẽ thành thảm họa luôn, vì người dân lúc này chẳng thể phân biệt được khi nào là thuần khoa học, khi nào là chiêu trò chính trị nữa. Rồi từ từ họ sẽ chẳng thèm nghe cái gì nữa.”

    Rõ ràng luôn, đã có hoang mang lầm lẫn xuất hiện. Ngay cả khi C.D.C đã lên tiếng chính thức hồi giữa tháng Ba rằng người dân Mỹ nên tiến hành giãn cách xã hội, thì thống đốc của 5 tiểu bang vẫn nói đéo. Một trong số đó, South Dakota, bây giờ hiện đang ngập ngụa trong bão dịch. Các nhà lãnh đạo liên bang hồi đầu thì nói rằng không cần đeo khẩu trang nơi công cộng làm gì đâu, nhưng đến 03/04 thì Nhà Trắng, thông qua buổi họp báo, lại khuyên rằng nên đeo khẩu trang. Chính sự lằng nhằng không nhất quán này tạo ra suy giảm lòng tin nơi dân chúng. Trump thì lại thông báo cái kiểu nước đôi “Lựa chọn vẫn là ở mỗi người nghen, như tôi này, tôi chọn giải pháp không đeo”. Giả sử như C.D.C được nắm quyền truyền thông, nói riêng về vụ khẩu trang này thôi, thì bảo đảm họ sẽ xoay sở biến vụ này thành cơ hội có một không hai để giáo dục người dân về con virus. Họ sẽ giải thích rằng các nhà khoa học đã tìm ra được thời gian virus ủ bệnh trong cơ thể con người là lâu hơn dự tính ban đầu, nghĩa là kể cả khi chẳng có triệu chứng biểu hiện gì thì chúng ta vẫn nên cực kì cẩn trọng khi ho. Nhìn lại mấy buổi họp báo thường nhật của Trump đi, hoàn toàn ngược lại, đầy hỗn loạn và mâu thuẫn. Trong vài ngày, Trump dọa sẽ cách ly thành phố New York, xong rồi đòi đi lại nước đó; sau khi bật mí ý định tái mở cửa kinh tế Mỹ, thì đẻ ra tiếp vụ 30 ngày giãn cách xã hội. Sự không nhất quán nơi nhà lãnh đạo tối cao là cái nước Mỹ không cần tới nhất bây giờ, vì nó quá nguy hiểm khi có dịch bệnh. “Ngay lúc này đây, mọi người bị xoay mòng mòng mất cả phương hướng vì các thông điệp đưa ra đều đầy mâu thuẫn. Ngày qua ngày càng ít người nghe theo chỉ dẫn từ phía lãnh đạo. Thay vì xử lý tinh tế, thì chúng ta như tiến hóa ngược ấy.”

    Sĩ khí tại C.D.C tụt dốc không phanh. Theo lời tâm sự của một cựu quan chức cấp cao của C.D.C, “Trong tất cả những hành động tôi từng tham gia, luôn có một cảm giác gì đấy thiêng liêng, thân thiết, như là bạn đang góp phần vào một thứ gì đấy to lớn hơn bản thân mình. Giờ thì ai ai cũng xuống tinh thần. Họ làm việc 16 giờ mỗi ngày, nhưng lại có cảm giác bị người ta bơ. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều người thất vọng, buồn bã, chán nản như thế. Đáng lẽ chúng tôi đã có thể cứu rất nhiều sinh mạng.
    Chúng ta có cơ sở y tế cộng đồng mạnh mẽ nhất thế giới, chúng ta cũng biết cách để thuyết phục quần chúng chứ. Nhưng mà giờ đây thì bao nhiêu kiến thức kinh nghiệm tích lũy từ thế kỉ trước, chúng ta đem vứt mẹ hết vào sọt rác.”

    6. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết sạch, người dân New York cũng chết nốt
    Vụ bùng phát virus corona diễn ra gần như đồng thời ở cả thành phố New York lẫn Seattle. Nhưng những gì diễn ra tiếp theo thì lại rất khác nhau. Vào tuần thứ hai của tháng Tư, bang Washington công bố tỉ lệ tử vong là cỡ 1 trên 14,000 công dân, con số này của New York cao hơn gần sáu lần.

    Có nhiều cách giải thích về sự khác biệt này. Mật độ dân số New York cao hơn, lệ thuộc vào phương tiện di chuyển công cộng hơn, vô hình chung ép người với người phải ở gần nhau hơn. Ở Seattle, những nỗ lực thực hiện giãn cách xã hội phần nào đó được “hỗ trợ” bởi thái độ của dân địa phương. Ai mới đến đây đều được chào mừng bởi cái “Seattle Freeze” (thuật ngữ ám chỉ thái độ lạnh lùng khó bắt chuyện khó kết bạn ở đây) đập vô mặt. Dân ở đây ví von như kiểu mấy cô hồi trung học á, lúc nào cũng cười cười với bạn nhưng trong thâm tâm thì kệ con mẹ đéo quan tâm bạn là ai vậy. New York cũng có nhiều người nghèo, và sự tồn tại của phân cấp bất bình đẳng ở đây cũng cao hơn Seattle, lại nhiều du khách quốc tế nữa chứ. Tựu chung lại, như Mike Famulare – một nhà khoa học nghiên cứu kì cựu tại Viện Mô Hình Dịch Bệnh, tóm tắt: “hên xui”.

    Mấy điều trên đều đúng cả, tuy nhiên cách mà lãnh đạo hai thành phố hành động cũng như truyền thông rất là khác nhau ở thời gian đầu dịch bệnh. Bên Seattle thì nhanh chân hơn để thuyết phục người dân ở nhà và nghe theo các chuyên gia khoa học; còn New York thì lại khá lề mề, sa lầy vô các thông điệp không rõ ràng, và để tiếng nói của các chính khách lấn át, dẫu cho sở hữu ban ngành y tế công cộng tiềm năng.

    Thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio, từ lâu đã có mối quan hệ “cơm không lành canh không ngọt” với Sở Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh. Sở thì về mặt lý thuyết, dưới quyền ổng thật đấy, nhưng toàn kiếm cách để hoạt động độc lập và tránh bị cuốn vào mấy cuộc đấu đá chính trị. Cũng theo lời một cựu giám đốc Sở thì luôn luôn tồn tại hai lập trường phe phái, một bên thì các quan chức thành viên chính trị với công việc phải giúp đỡ, nâng tầm ngài thị trưởng, một bên là các chuyên gia y tế chuyên nghiệp thỉnh thoảng lại hay có mấy pha đi ngược dòng. “Nhưng mà, với bên phe cánh của de Blasio, thì vụ đấu đá thì nó tệ thêm gấp 10 lần. Khiến cho bên công việc bên Sở toàn gặp trục trặc, tới mức gần như không thể làm việc được.” Năm 2015, khi căn bệnh Legionaire (một bệnh viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn Legionella) quét ngang thành phố, khiến ít nhất 130 người mắc bệnh và khoảng 12 người khác tử vong, sự căng thẳng giữa hai phe đã lên tới đỉnh điểm. Sau khi de Blasio ban hành lệnh yêu cầu các nhân viên y tế phải miễn cưỡng đi kiểm tra tháp làm lạnh xem có bị nhiễm khuẩn không, mặc kệ thông tin rằng nguồn gốc căn bệnh đã được xác định. Vụ này khiến các nhân viên than phiền vì lãng phí thời gian của họ chỉ để ra vẻ trước phóng viên rằng ổng đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để dập tắt dịch bệnh. Khi phó ủy viên về sức khỏe môi trường Daniel Kass từ chối làm theo yêu cầu của tòa thị chính, một viên phó thị trưởng thành phố đã yêu cầu ủy viên y tế, bà Mary Bassett, đuổi việc Kass. Bà làm ngơ luôn, nhưng mà Kass cũng từ chức sau đó. Sau đó Kass đã nói với các đồng nghiệp rằng sau vụ này thì cũng chả được để yên mà làm việc đâu.

    Hồi đầu tháng Ba, khi Dow Constantine xin Microsoft đóng cửa văn phòng và đẩy các nhà khoa học ra sàn diễn, thì de Blasio và thống đốc bang New York, Andrew Cuomo, lại có những phát ngôn xem nhẹ tình hình, dù cho đã có báo cáo chính thức về ca nhiễm trong thành phố. De Blasio mở đầu bằng câu không ai nên xem thường con virus này nhưng không lâu sau đấy lại khuyên người dân nên cố gắng thúc đẩy kinh tế của thành phố thông qua Twitter vào hôm 02/03, “Cứ quẩy đi, cùng băng qua bao đại dương cùng vượt ngàn con đường, đi đi kệ mẹ virus”, một ngày sau ca dương tính đầu tiên ở New York. Ổng thậm chí còn kêu mọi người đi coi phim ở rạp Lincoln Center nữa chứ. Cùng ngày hôm Seattle đóng cửa trường học, de Blasio lên họp báo nói rằng, “nếu hông bị bệnh gì, hổng nằm nhóm dễ dính chưởng, thì cứ sống như bình thường nghen.” Còn bên Cuomo thì bảo các phóng viên rằng tụi mình nên relax xíu, mấy người bị bệnh nặng rồi cũng sẽ hồi phục mà chẳng gặp khó khăn gì, bồi tiếp chiêu nữa “Chúng tôi không nghĩ rằng tình hình ở đây tệ như mấy nước khác được đâu.”

    Bản năng của de Blasio và Cuomo vốn cũng dễ hiểu. Công việc của một chính khách lãnh đạo, trong hầu hết trường hợp, là ổn định lòng dân và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kì đại dịch, phải xử lí ngược lại: phải thổi bùng lên nỗi sợ, vì đến lúc nguy hiểm hiện hữu thì đã quá muộn rồi. Các nhà dịch tễ học ở thành phố đã ngớ người ra trước mấy thông điệp mang tính vỗ về nhẹ nhàng mà de Blasio và Cuomo cứ tiếp tục nhồi nhét cho nhân dân. Jeffrey Shaman, một nhà phân tích dịch bệnh tại Colombia cho biết, “Tất cả những gì chúng ta cần làm là hướng mắt về phía bờ tây nè, chả khó để nhận ra cơn dịch bệnh đang ập tới đâu. Đó là lí do Seattle, San Francisco, và Portland đều dần đóng cửa rồi. Còn New York chúng ta thì cứ ậm à ậm ư thay vì cứng rắn yêu cầu người dân ở nhà.”

    Vào đầu tháng Ba, Sở Y Tế thành phố đã gửi một đống đề xuất lên thị trưởng về cách ngăn chặn sự lây lan của virus. Vì không có đủ kit để tiến hành xét nghiệm hàng loạt, các nhân viên y tế cộng đồng đã đề xuất giải pháp “giám sát trọng tâm”: yêu cầu các bệnh viện địa phương cung cấp cho Sở Y Tế các mẫu gạc lấy bệnh phẩm từ các bệnh nhân có triệu chứng cúm nhưng âm tính với cúm mùa. Bằng cách xét nghiệm các mẫu như này, Sở có thể khoanh vùng mức độ lây lan của virus trong phạm vi thành phố. Trong các đợt đại dịch trước, những phương pháp tương tự đã hiệu quả, hữu dụng trong việc định hướng cho các phản ứng tiếp theo của chính quyền. Los Angeles đã áp dụng thành công, hạt Santa Clara cũng vậy, và bang Hawaii cũng thế.

    Nói là làm, Sở Y Tế thành phố New York bắt đầu tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm, nhưng vấp phải khó khăn liền: luật y tế liên bang. Theo luật, những mẫu bệnh phẩm như này không được phép ghi tên bệnh nhân vào khi họ chưa đồng ý cho làm xét nghiệm virus corona. Nghĩa là, kể cả khi tìm ra được bao nhiêu người nhiễm bệnh, thì cũng chả có cách nào nhận dạng, chứ đừng nói là lên tiếng báo cho bệnh nhân biết. Và văn phòng thị trưởng từ chối cấp quyền cho tiến hành. Các nhân viên tại Sở Y Tế cho rằng chính quyền đang sợ phải công nhận rằng đang có hàng trăm hàng ngàn người dương tính không xác định nổi ngoài kia, và đây đáng lẽ phải là cơ hội tuyệt vời để lên tiếng cảnh tỉnh và ép người dân phải ở nhà. E ngại mọi thứ sẽ trở nên hoảng loạn đã ngăn cản mọi nỗ lực, trong khi nó lên là một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ. Không có gì khiến con người thay đổi hành vi dễ như mấy cơn dịch bệnh. Thay vào đó thì văn phòng thị trường báo cho Sở là họ sẽ tài trợ cho một hoạt động tìm kiếm thêm “thám tử dịch bệnh” vào ngày 12/03 ở thành phố Long Island. Sở Y Tế lên tiếng liền, “Ê mấy má, chúng ta đang ở giữa tâm thảm họa đó, và giải pháp của bây là kêu tụi tao phí thời gian đi phỏng vấn người mới hả!” Cuối cùng thì văn phòng thị trưởng cũng đã cho thông qua giải pháp giám sát trọng tâm, bắt đầu vào ngày 23/03, trễ gần một tháng. Và dịch bệnh thì cứ thế mà lấn tới.

    Trong bối cảnh khi mà các trường học, quán bar, nhà hàng ở New York tiếp tục mở cửa, mối quan hệ giữa Sở Y Tế và Tòa Thị Chính tiếp tục chẳng ra đâu vào đâu. Các giám sát y tế đã sôi máu lên về việc de Blasio cứ tiếp tục luyên thuyên với người dân New York rằng cứ đi test thử đi nếu như nghĩ là mình bị nhiễm. Vào ngày 04/03, ổng đã tweet rằng, “nếu mấy bạn có triệu chứng giống cúm ah, và mới đi đâu đó gần khu bị nhiễm virus corona thì … đi gặp bác sĩ nghen.” Tweet này đi ngược lại với những gì các giám sát y tế đã khuyên: người dân cần phải ở trong nhà và gọi điện cho bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe. Việc tự ý đến các phòng khám, bệnh viện chỉ làm tình hình thêm tồi tệ, gia tăng khả năng lây nhiễm, và làm cạn kiệt thêm nguồn lực có hạn vốn dành để cứu chữa những người đang trên bờ vực thập tử nhất sinh. Các nhân viên của ổng, mặt khác, đã cố gắng thay đổi từng chút từng chút về mặt truyền thông, kể cả mặt trận Twitter. Cuối cùng vào ngày 15/03, thì Sở Y Tế đã có thể đường hoàng đăng tải những thông điệp họ muốn: “Nếu bạn bị ốm, ở nhà. Nếu bạn không thể khá lên sau 3 hay 4 ngày, thì hãy xin lời khuyên của nhà cung cấp y tế cá nhân”; “Xét nghiệm chỉ nên dành cho những người cần phải nhập viện.”; “Mọi người dân ở NYC nên cư xử như thể đã có tiếp xúc với virus … người dân không bị ốm thì nên ở nhà mọi lúc có thể.” Một thành viên trong Hội đồng thành phố đã nói rằng các nhân viên y tế đã cố truyền đi thông điệp đó từ mấy tuần nay rồi, nhưng ngài thị trưởng chẳng thèm nghe lời các chuyên gia.

    Khi các nhà khoa học của thành phố hiến kế để nhằm tiến hành các hoạt động quyết liệt hơn, và cung cấp dữ liệu cho thấy thời gian đang cạn dần, các quan chức phía thị trưởng cho rằng mấy anh nhân viên y tế này là gà mờ về mặt chính trị. Đến cả bác sĩ Marcelle Layton – trợ lý ủy viên bệnh truyền nhiễm của thành phố, và một số bác sĩ nữa được triệu tập đến các cuộc họp báo để hỗ trợ các câu hỏi chuyên môn nhưng rốt cuộc toàn ngồi không để cho de Blasio và Cuomo độc diễn trên sân khấu. Vốn chẳng ưa nhau gì từ trước, nay giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, lại đi công khai đấu khẩu ở họp báo xem ai có quyền đóng cửa trường học và công sở.

    Cuối cùng, ba trong số những lãnh đạo cao nhất của Sở Y Tế đã hẹn gặp de Blasio và yêu cầu ông phải nhanh chóng ban hành lệnh giãn cách xã hội, và kêu gọi người dân ở trong nhà. Bác sĩ Layton và một phó ủy viên y tế khác, bác sĩ Demetre Daskalakis, thậm chí còn nhấn mạnh rằng nếu ông không làm thì họ sẽ từ chức. De Blasio bị dồn vào chân tường: từ lâu rồi ông ấy luôn hướng bản thân tới hình ảnh người hùng của giai cấp thấp, và đóng cửa trường học sẽ khoét sâu vào người nghèo khó. Thêm nữa là các công đoàn đại diện nhân viên y tế cũng đã đe dọa sẽ cho các y tá, bảo vệ, và nhiều người khác nghỉ ở nhà trừ phi có một kế hoạch đàng hoàng để chăm sóc trẻ em.

    Tuy nhiên, de Blasio cuối cùng đã chấp nhận lời yêu cầu của Sở. Vào ngày 16/03, sau một thỏa thuận với bên công đoàn, các trường học đã được cho đóng cửa, và Cuomo thì ra lệnh cho các phòng gym, các cơ sở tương tự phải đóng cửa. Tiếp tục xử lý đi vào lòng đất khi ngay trước lệnh đóng cửa gym có hiệu lực, de Blasio kêu tài xế chở mình đến Y.M.C.A ở Park Slope, để tập gym lần chót. Ngay cả mấy đồng minh của ổng cũng phát khùng. Tweeter thi nhau bắn phá, từ một cựu cố vấn: “hành động của ngài thị trưởng hôm nay phải liệt vào dạng liều lĩnh và đéo thể nuốt nổi.”; một cựu chuyên gia tư vấn khác: “đáng khinh, ích kỉ, đéo tha thứ nổi.”

    De Blasio và Cuomo cứ tiếp tục đấu khẩu. Vào ngày 17/03, de Blasio nói với cư dân rằng hãy chuẩn bị cho khả năng đóng đô trong nhà luôn, thì Cuomo phản pháo khi nói với phóng viên là đéo bao giờ có chuyện “buộc phải ở trong nhà” đâu. Nhân viên của Cuomo thì len lén thủ thỉ với cánh phóng viên rằng de Blasio bị ấm đầu, tâm thần đấy. Ba ngày sau, Cuomo tự nhét hành vào mồm mình khi công bố lệnh đưa cả tiểu bang vào tình trạng “tạm dừng” – chả khác gì cái lệnh phải ở trong nhà của mấy thành phố bang Washington, California, và các nơi khác nữa. Phát ngôn viên của de Blasio thì bảo rằng các thông báo từ Tòa Thị Chính sẽ thay đổi dựa theo tình hình và dựa theo các phát hiện khoa học. Bên Cuomo thì nói rằng ông rất rõ mức độ nghiêm trọng của đại dịch và tập trung vào các hành động theo hướng không gây sợ hãi cho người dân.

    7. Khi bóng tối qua đi, diễm dương cao chiếu
    Ở một mức độ nào đó, sự ì ạch của de Blasio và Cuomo cũng có lý. Nhà chính khách giỏi phải biết lo cho trẻ em nghèo không được đến trường với mức độ ngang với dịch bệnh. Sonja Ramussen, một cựu nhân viên C.D.C lên tiếng, “đó là tại sao khóa huấn luyện E.I.S là cần thiết. Trong thời dịch bệnh những tư duy kiểu cũ thường hay bị đảo lộn. Nếu không có khóa huấn luyện này, sẽ khó mà đưa ra quyết định được khi chẳng có thời gian để chiêm nghiệm từ các sai lầm.”

    Giờ đây, thành phố New York có chính sách giãn cách xã hội và đóng cửa hệt như Seattle. Nhưng quyết định đó đến trễ hơn nhiều, cùng với việc mâu thuẫn trong truyền thông, sẽ mất thời gian lâu hơn cho người dân thích ứng. Theo dữ liệu di động từ Google vào 06/03 thì gần một phần tư người dân Seattle đã né chốn công sở. Ở New York thì mất đến thêm một tuần để người dân thực hiện. theo tính toán của cựu giám đốc C.D.C Tom Frieden thì nếu New York tiến hành lệnh giãn cách sớm hơn 10 ngày, có lẽ số ca tử vong sẽ giảm tới 50 hoặc 80 phần trăm. Một cựu ủy viên y tế New York thì cho rằng “de Blasio tệ hại vcl. Có thể là vô tình, mà cũng có khi là do thằng chả ngu thật. Nhưng mà nói thật nếu bạn kêu người ta ở nhà, xong rồi tự mình đi gym, thì có chó nó nghe theo.”

    Con số tử vong vì COVID-19 ở New York được cho là vượt qua 15,000 người. Tuần trước ở bang Washington, con số đó là vào cỡ 700. Người dân New York giờ chắc quen với tiếng còi xe cứu thương rồi, mỗi tiếng còi xe hú lên như nhắc nhở họ về nỗi đe dọa vô hình đấy. Giờ dân New York ở nhà còn nhiều hơn Seattle nữa. Và de Blasio lẫn Cuomo, dù cho vẫn đấm nhau bằng mồm đều đặn về việc ai có quyền tái mở cửa trường học, thì cũng đã mạnh mẽ cứng rắn hơn trong các thông báo của mình. Xin được kết thúc bằng lời của Rasmussen, “Nghe thì có vẻ ngu đấy, nhưng tất cả những luật trên, SOHCO, và nhắc đi nhắc lại người dân cần phải rửa tay, đã tạo nên sự khác biệt to lớn. Đó là lí do tại sao tụi tôi tham gia khóa huấn luyện đó và tiếp tục đi truyền đạt lại. Rất dễ dàng gửi đi một thông điệp sai lầm hay nói hớ một điều gì đó. Và lại thêm người chết.”
     
    nhatanh, aramir, laychua1995 and 2 others like this.
  12. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,655
    Nơi ở:
    HVĐ
    Bữa lên cả VTV 24h vậy mà fake news trong khi cái kênh này ra rả chống fake news =))
     
  13. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    Đm ông kia post cái bài mà mình vuốt cũng thấy mệt
     
    Devil Never Cry thích bài này.
  14. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Nói đơn giản là sự tự do trong cạnh tranh đấu đá chính trị đã hại chết bọn tây lông. vì đéo thằng nào muốn là người đầu tiên chống dịch vì các hành động chống dịch sẽ đi ngược lại với các lợi ích chính trị và thằng nào làm trước thì sẽ bất lợi trước, nên đéo thằng nào muốn là người bắt đầu. Cho đến khi các anh ko thể ko bắt đầu nhưng mà nước thì ngập đến cổ rồi mới bắt đầu chạy thì đếch kịp nữa
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/4/20
    apotosis thích bài này.
  15. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Đọc cái câu ko chấm ko phẩy này còn mệt hơn đọc cả bài kia.
     
  16. Gaothunder!

    Gaothunder! Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    9/4/20
    Bài viết:
    417
    vl nói hẳn 1 đoạn dài đéo dấu chấm phẩy =))
     
  17. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Thêm dấu rồi nhé. Có thế cũng kêu:4cool_doubt:
     
  18. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,751
    trump lại ngược lại 180 độ =))
     
  19. N.Emblem

    N.Emblem The Pride of Hiigara ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/2/11
    Bài viết:
    9,378
    Nơi ở:
    Rabbit hole
    Việt Nam tạm yên ổn rồi :))
    Qua bên ngước ngoài có đồng chí Trăm cùng đồng bọn tấu hài kéo page vui vãi
     
  20. sai2000

    sai2000 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/7/16
    Bài viết:
    2,981
    Năm nay chưa bắt đầu học kỳ 2 mà các cháu đã được xem Tây Du Ký rồi =)).
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này