Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Nước sôi 75 độ là đc. Có thể quay lại trò dùng tro than để rửa.
     
    JEmEL thích bài này.
  2. DarkPrince_Ryu

    DarkPrince_Ryu Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/11
    Bài viết:
    4,362
    Nơi ở:
    Knowhere
    a6adbd104f87b8d9e196.jpg
     
  3. xxDark_Dragonxx

    xxDark_Dragonxx ♀ Lắm Lông Đen Lồng Lộn ♀ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/06
    Bài viết:
    4,081
    đặt online lzd ấy, mình cũng vừa đặt 1 bình 3.8kg
     
  4. NewbeHN

    NewbeHN Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    16/8/21
    Bài viết:
    166
    Sáng 17/8, Thanh chạy xe trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn qua phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, bị tổ tuần tra phòng chống dịch khu vực này chặn lại, kiểm tra.

    Nam thanh niên không xuất trình được giấy tờ cho lý do ra đường, giấy tờ xe, bị công an lập biên bản xử phạt. Thanh cự cãi với lực lượng chức năng rồi bất ngờ châm lửa đốt xe cháy trơ khung.
    https://vnexpress.net/dot-xe-khi-bi-kiem-tra-ly-do-ra-duong-4341878.html
    Chả lẽ cái xe không đến 3 triệu hay trong xe có cái gì đó, nếu bị phát hiện thì nghiêm trọng hơn mức phạt hiện tại???
     
    Netorare thích bài này.
  5. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    11,419
    Gần 70 trận dịch bệnh ở Việt Nam thế kỷ 19, thi hào Nguyễn Du qua đời vì dịch
    29/02/2020 17:13 GMT+7
    TTO - Chỉ riêng trong Đại Nam thực lục thấy chép gần 70 trận dịch lớn nhỏ trong thời gian 75 năm (từ năm 1820 đến 1895, trung bình hơn 1 năm xảy ra 1 trận).
    [​IMG]
    Những nhân viên kiểm tra trên đường phố Hong Kong trong đợt dịch hạch những năm 1890. Dịch hạch toàn cầu lần thứ ba bắt đầu năm 1855 ở Vân Nam, Trung Quốc, được cho là đã khiến hơn 12 triệu người thiệt mạng - Ảnh: CNN

    Sử nước ta, do giới hạn về kiến thức khoa học cộng với quan niệm dịch bệnh do trời, nên hạn chế ở phần miêu thuật tình trạng cá nhân người bệnh cũng như những diễn biến dịch bệnh trong cộng đồng. Nhưng ở góc độ khác, công tác hành chánh khá tiến bộ qua việc thống kê tử vong rất sát sao, việc chẩn cấp ủy lạo trong những trận dịch, cho quân dân nghỉ ngơi hoặc miễn thuế sau dịch... có thể cho người thời nay phần nào thấy được sự quý trọng sinh mạng dân đen.

    Dịch bệnh được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam rất sơ lược, suốt trong Đại Việt sử ký toàn thư (từ khởi thủy đến năm 1789) chỉ đề cập 9 lần xảy ra dịch bệnh, lần đầu thấy chép vào năm 1100 (Lý Nhân Tông, năm Canh Thìn).

    Cái chết của một thi hào

    Trong số 9 lần ấy, với những ghi nhận tối giản của sử quan, người sau chỉ có thể biết được có 5 trận dịch với phạm vi lan rộng toàn quốc (toàn miền Bắc), 4 trận thuộc phạm vi địa phương như Lạng Sơn, Quốc Oai, Tam Đái, Sơn Tây, Nghệ An. Trận dịch trầm trọng nhất được biết là tại các huyện thuộc Sơn Tây hồi tháng 10-1757, dân chết do bệnh dịch và đói lên đến 8, 9 phần.

    Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn ghi chép có khá hơn những sách sử trước đó, không gian địa lý của thời này cũng tương ứng với nước ta ngày nay, nên những ghi nhận này có thể phản ánh bao quát tình hình dịch bệnh toàn quốc trong thế kỷ 19. Có thể còn thiếu sót do chưa rà soát kỹ nhiều nguồn sử liệu, trước mắt chỉ riêng trong Đại Nam thực lục thấy chép gần 70 trận dịch lớn nhỏ trong thời gian 75 năm (từ năm 1820 đến 1895, trung bình hơn 1 năm xảy ra 1 trận).

    Tần suất kể trên khá dày nếu so với tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, theo thống kê của Trương Đại Khánh (Trung Quốc cận đại tật bệnh xã hội sử, NXB Giáo Dục Sơn Đông, 2006), dịch bệnh thời nhà Thanh (1644-1911) ghi nhận trong Thanh sử cảo là 98 trận lớn với cấp độ nguy hại nghiêm trọng (trong 267 năm, trung bình hai năm rưỡi 1 trận).

    Tuy ghi chép vắn tắt nhưng Đại Nam thực lục đã cho biết cụ thể nhiều số liệu quan trọng, đó là những báo cáo tổng kết sau dịch từ các địa phương gửi về, hoặc sự tổng hợp báo cáo đối với những trận dịch phạm vi toàn quốc. Ba trận đại dịch đáng lưu ý là trận dịch tả năm 1820, trận dịch (chưa rõ tên) năm 1849 và trận dịch đậu mùa năm 1888.

    Năm 1820 (Minh Mạng năm đầu), tháng 6 dịch khởi phát ở các trấn Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường (ứng với khu vực Tây Nam Bộ) rồi lan ra toàn quốc, đến tháng 12 mới ngưng, quân và dân đều mắc, số tử vong thống kê được là 206.835 người (dân số lúc này khoảng 7 triệu), triều đình phát chẩn đến 73 vạn quan tiền. Tuy không chép rõ tên dịch bệnh nhưng qua câu "Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp", có thể biết đây là trận dịch tả. Thi hào Nguyễn Du chết trong trận dịch này.

    Sau Việt Nam, Trung Quốc phải hứng chịu trận dịch này suốt năm 1821, phần "Chí", mục "Tai dị" trong Thanh sử cảo ghi nhận dịch phát vào tháng 3 tại huyện Nhâm Khâu (Hà Bắc), sau đó bùng phát ở khoảng 30 địa phương của nhiều tỉnh, tuy không ghi con số thống kê tử vong cụ thể nhưng mô tả các nơi đều là đại dịch, người chết vô số, không đếm xuể.

    Trên bình diện quốc tế, theo giới nghiên cứu lịch sử bệnh truyền nhiễm Trung Quốc thì nguồn cơn trận dịch tả này khởi phát ở Ấn Độ vào năm 1817, sau đó theo các thuyền buôn lan về phía đông đến khắp Đông Nam Á rồi Trung Quốc, lan về phía tây đến các xứ ven Địa Trung Hải.

    Thực lục chép "dịch phát ở Hà Tiên rồi lan ra toàn quốc", và trong khi vua Minh Mạng còn đang lo cầu đảo với tâm trí rối bời bảo các quan: "Theo sách vở chép thì bệnh dịch chẳng qua chỉ một châu một huyện, chưa có bao giờ theo mặt đất lan khắp như ngày nay", thì Phạm Đăng Hưng tâu rằng "thần nghe dịch bệnh từ Tây dương sang".

    Lời tâu của Phạm Đăng Hưng cho thấy triều thần đã có người biết dịch bệnh truyền nhiễm từ xa, mà nay thấy khế hợp với vấn đề nguồn gốc lây truyền dịch bệnh qua các thuyền buôn đến từ Ấn Độ mà các học giả Trung Quốc nêu ra.

    Trận lớn hơn xảy ra vào năm 1849 (Tự Đức năm thứ 2), số người chết gấp 3 lần so với trận năm 1820. Tháng 7, kinh sư và nhiều tỉnh phát dịch, hoãn kỳ thi. Tháng 12, ghi nhận số người chết ở Vĩnh Long đến 43.400, ở Quảng Bình chết 23.300 người (còn ở nhiều tỉnh khác chưa báo cáo). Tháng 1-1850, thống kê của Bộ Hộ cho biết số tử vong trong năm 1849 là 589.460 người (dân số lúc này khoảng 8 triệu). Trận dịch này cực lớn nhưng thông tin rất ít, không nói tên dịch bệnh, chỉ nói dịch tràn lan do khí độc (癘氣/lệ khí) phát tán.

    Những năm kế tiếp lại thêm nhiều trận rất lớn ở các tỉnh từ Quảng Trị ra Bắc, như năm 1851 ở Lạng Sơn dịch bệnh kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, tử vong đến 4.480 người; và thống kê trong hai năm 1852-1853 ở một số tỉnh Bắc Kỳ cho thấy số tử vong đến 9.074 người.

    Những trận dịch phạm vi vùng miền hoặc tỉnh, huyện cấp độ khá lớn có thể kể vào các năm 1863, 1875, 1876, 1887, 1888. Từ tháng giêng đến tháng 5-1863, dịch bệnh ở Thừa Thiên, Quảng Trị, Định Tường nghiêm trọng: Quảng Trị chết 2.600 người, Định Tường chết 1.670 người, tháng 8 năm này dân Nam Kỳ lâm nạn đói. Tháng 11-1875, dịch bệnh cùng lúc phát ở nhiều tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Sơn Tây, Tuyên Quang, Phú Yên, Bình Thuận, nặng nhất là ở Khánh Hòa.

    Địa bàn cấp huyện bị trận dịch nặng nề nhất là Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị), trong 2 năm 1876-1877 số tử vong lên đến 4.326 người. Năm 1887, ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa dịch phát từ tháng 4 đến tháng 9 mới lắng, số liệu riêng tỉnh Thanh Hóa chết đến 9.500 người.

    Những ghi chép quý về chủng ngừa

    Từ tháng 11-1887 đến tháng 6-1888, trận dịch đậu mùa hoành hành dữ dội ở tỉnh Quảng Ngãi, thống kê thấy cả đàn ông và đàn bà chết 13.934 người. Triều đình Huế phải phối hợp với thầy thuốc Tây lo việc chủng ngừa đậu mùa diện rộng cho người dân. Bệnh đậu mùa trong ghi chép thấy xuất hiện năm 1801 qua cái chết của Đông cung Cảnh tại Gia Định, năm này không nói có dịch trong dân nhưng lại chép rõ tên bệnh làm chết Đông cung.

    Tại Trung Quốc, trận dịch đậu mùa khủng khiếp được ghi nhận vào năm 1530 (Minh Gia Tĩnh thứ 9) trong sách Đậu chứng lý biện, với mô tả dân chết hơn nửa phần. Việc chủng đậu theo y thuật Tây phương được thực hiện lần đầu năm 1805 tại Áo Môn, cùng lúc với sự kiện xuất bản tài liệu Anh Cát Lợi quốc tân xuất chủng đậu kỳ thư(Phép chủng đậu mới lạ ở nước Anh) bằng tiếng Trung do bác sĩ của Công ty Đông Ấn Anh A. Pearson biên soạn.

    Việc này được tiếp tục vào những năm 1815 tại Quảng Châu, năm 1841 tại Thượng Hải, năm 1861 tại Triệu Khánh (Quảng Đông), năm 1863 tại Phật Sơn (Quảng Đông), 1864 tại Bắc Kinh, 1882 tại Cửu Giang (Giang Tây), 1883 tại Nghi Xương (Hồ Bắc), 1886 tại Trấn Giang (Giang Tô), 1890 tại Thành Đô (Tứ Xuyên) [theo Bành Trạch Ích, Tây Dương chủng đậu pháp sơ truyền Trung Quốc khảo, tạp chí Khoa Học, số 32, 7-1950].

    Sử nước ta nói chung và Đại Nam thực lụcnói riêng ghi chép dịch bệnh quá đỗi sơ lược, thi thoảng mới chép rõ tên dịch bệnh, còn phần lớn chỉ nói chung chung là "dịch" hoặc "đại dịch". Trận dịch lớn năm 1820 gián tiếp có thể nhận định là dịch tả, trận dịch năm 1888 ở Quảng Ngãi được chép rõ là dịch đậu mùa, còn trận cực lớn năm 1849 vẫn chưa rõ tên dịch. Ở Trung Quốc, Trương Đại Khánh thống kê trong 50 năm (1840-1910) có 3 loại dịch bệnh xảy ra nhiều nhất là: dịch tả (霍乱/hoắc loạn) 45 lần, dịch hạch (鼠疫/thử dịch) 34 lần, đậu mùa (天花/thiên hoa) 11 lần.

    Sử nước ta, nói riêng trong Đại Nam thực lục, do giới hạn về kiến thức khoa học cộng với quan niệm dịch bệnh do trời, nên hạn chế ở phần miêu thuật tình trạng cá nhân người bệnh cũng như những diễn biến dịch bệnh trong cộng đồng. Nhưng ở góc độ khác, công tác hành chánh khá tiến bộ qua việc thống kê tử vong rất sát sao, việc chẩn cấp ủy lạo trong những trận dịch, cho quân dân nghỉ ngơi hoặc miễn thuế sau dịch... có thể cho người thời nay phần nào thấy được sự quý trọng sinh mạng dân đen của triều đình, có lẽ là điểm sáng đáng nói trong hoạt động xã hội thời nhà Nguyễn.
     
  6. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    8,032
    Thuốc này tương tự remdesivir, có thể phối hợp điều trị theo phác đồ cùng nhiều loại thuốc khác vì nó là thuốc kháng virus.

    Nhưng không phải thần dược trị được người hấp hối nhé.

    Triệu chứng nhẹ và và mới viêm phổi thì có thể trị được, còn biến chứng rồi thì khả năng cũng không cao.

    https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhu...oc-favipiravir-bao-che-trong-nuoc-586368.html

    Bạn có mua về để sẵn nếu dư tiền thì mua cho an tâm, chứ vào tay mơ như dân đen thì thuốc này cũng chả tác dụng gì, phải là ở cơ sở y tế có bác sĩ ra phác đồ cho từng bệnh nhân.
     
  7. DarkPrince_Ryu

    DarkPrince_Ryu Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/11
    Bài viết:
    4,362
    Nơi ở:
    Knowhere
    nhớ bảo là thuốc điều trị cho người hấp hối , người hấp hối rất cần thuốc này để giảm khả năng tử vong chứ đâu phải thần dược đâu
     
  8. Pop Rock

    Pop Rock Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    5,157
    Nơi ở:
    TPHCM
    Kinh thật chuyển qua ahamoe thì nhận được ba đơn hàng trong một buổi sáng luôn.[​IMG]
     
    Netorare thích bài này.
  9. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    8,032
    Thuốc này phải trị từ khi còn nhẹ, đợi tới hấp hối mới chịu dùng thì 99% là tới lò thiêu bạn nhé.

    Thằng nào đi bán dạo thuốc này thì cũng là lang băm.

    Kể cả khi có triệu chứng nhẹ, thì antiviral này cũng phải phối hợp với 1 số loại thuốc khác, nên mới gọi là bác sĩ ra phác đồ cho mỗi bệnh nhân đó bạn.
     
  10. DarkPrince_Ryu

    DarkPrince_Ryu Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/11
    Bài viết:
    4,362
    Nơi ở:
    Knowhere
    Mà giá thuốc vậy có đúng ko b ác
     
  11. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
    Xúc động chuyện cụ bà 71 tuổi muốn nhường ống thở cho chồng, cụ ông viết thư nhắn nhủ: "Em ơi cố lên"



    [​IMG]
    Câu chuyện người vợ mặc dù cũng bị mắc COVID-19 nhưng đã cầu xin bác sĩ cho chồng thở máy vì bản thân không khó thở, người chồng viết thư động viên vợ cố gắng đã khiến nhiều người xúc động.

    Nhường máy thở cho chồng
    Câu chuyện được bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ về gia đình cụ ông T.N.L 72 tuổi và cụ bà T.T.A 71 tuổi, sống tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Ngày 15/7, hai ông bà nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

    Ngày 2/8 bà A tình trạng sức khỏe xấu đi, bà được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Đông Anh, Hà Nội), còn ông L được chuyển đến sau đó 4 ngày, đều trong tình trạng nặng, phải thở oxy.

    Các bác sĩ nhận định nữ bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc bình thường, nhưng phim chụp cắt lớp vi tính ngực cho thấy phần lớn phổi đã bị tổn thương, khoảng phổi lành còn rất ít. Chỉ số oxy trong máu quá thấp, bệnh nhân cần phải đặt ống nội khí quản cấp cứu.

    Bác sĩ Lê Văn Thiệu cho biết, trước khi đặt ống nội khí quản, nhân viên y tế sẽ giải thích rất kỹ cho bệnh nhân và gia đình về các thao tác sẽ tiến hành cũng như nguy cơ có thể xảy ra.

    17h chiều 6/8, khi các bác sĩ chuẩn bị đặt ống nội khí quản cho bà A thì ông L được chuyển vào Khoa Cấp cứu. Nhận ra chồng, người vợ liền bày tỏ nguyện vọng "Xin bác sĩ cho chồng tôi thở máy. Tôi không cảm thấy khó thở, nên không cần".

    [​IMG]
    BS Lê Văn Thiệu.

    Khi ông L được chuyển tới, bà A nghĩ chuyển máy thở cho ông thì tốt hơn. Lúc đó, bà vẫn tỉnh táo, không khó thở hoàn toàn, nên vẫn cố gắng. Tuy nhiên đó là thời điểm thích hợp để bệnh nhân được can thiệp thở máy.

    Các bác sĩ giải thích với bà, rằng mỗi bệnh nhân cần một cách tiếp cận điều trị khác nhau và liệu pháp oxy cũng giống như việc dùng thuốc, cần đúng liều lượng, đúng thời gian, không nhiều quá mà cũng không ít quá. Trường hợp của ông cần tiếp tục theo dõi, chưa cần máy thở ngay như bà.

    "Mặc dù được giải thích nhưng bà A vẫn chưa yên tâm. Các nhân viên y tế chỉ bà nhìn về nơi góc phòng máy, nói: "Bà yên tâm! Chúng cháu không thiếu máy thở. Chúng cháu sẽ cứu cả 2 ông bà". Thoáng chốc tôi thấy sự yên tâm trên nét mặt bà. Thuốc an thần cũng có tác dụng, bà đi vào giấc ngủ để các bác sĩ đặt ống nội khí quản", BS Thiện xúc động kể.

    Bác sĩ Thiệu cũng bày tỏ, người phụ nữ đến cuối cùng vẫn chọn cách hi sinh cho gia đình, hi sinh cho chồng, cho con. Dù não đang thiếu oxy, dù thở không ra hơi thì bà vẫn thều thào cầu xin nhường máy thở cho chồng.

    Em ơi cố lên!

    Vài ngày sau, bệnh tình ông L bất ngờ trở nặng, 4 ngày sau cũng bắt buộc đặt ống nội khí quản. Điều may mắn, 2 ông bà đều đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, phục hồi nhanh hơn so với các ca bệnh khác. Ngày 12/8, họ cùng được rút ống nội khí quản và chỉ phải thở oxy.

    Vài giờ sau khi cai máy thở, ông L dần tỉnh táo trở lại. Bà A vì dùng thuốc an thần dài hơn, nên vẫn chưa tỉnh hẳn, còn trong tình trạng thái kích thích, mê man. Ông như được sống lại lần nữa nhưng nhìn giường bà bên cạnh, nước mắt ông vẫn lăn dài trên má.

    Tối hôm đó, sau khi chăm sóc toàn bộ bệnh nhân, một nữ điều dưỡng tiến đến giường bệnh của ông L hỏi ông có muốn nhắn nhủ điều gì với vợ không. Vì thanh quản đang bị tổn thương sau khi rút ống nội khí quản, ông chỉ thều thào được vài tiếng không tròn chữ. Nữ điều dưỡng đã đưa giấy, bút, dặn ông hãy viết ra những điều muốn gửi tới vợ.

    Trong mảnh giấy viết vài chữ nguệch ngoạc ông L gửi gắm vợ mình: "71 năm. Cưới nhau, chưa giúp nhau được gì. Nay ai còn ai mất, nhờ người ở lại phải có trách nhiệm. Em ơi cố lên".

    [​IMG]
    Dòng chứ nguệch ngoạc của cụ ông gửi cụ bà khiến nhiều người rơi nước mắt.

    Bác sĩ Thiệu nhớ lại, khi nữ điều dưỡng đọc "bức thư" cho bà A nghe, bà đã chảy nước mắt. Mọi người cảm nhận được rằng bà hiểu tấm chân tình của chồng.

    Những ngày sau, sức khỏe dần hồi phục, thi thoảng ông L cố vươn người, nhìn xem điều dưỡng đang chăm sóc vợ mình như thế nào. Khi bà được tiêm truyền, hay đi chụp phim, ông đều lo lắng. Bác sĩ cố gắng giải thích bà đã vượt qua những ngày nặng nhất rồi, sẽ dần hồi phục, ông cũng yên tâm hơn.

    Dù bà A chưa hoàn toàn tỉnh táo, nhưng tình trạng bệnh đang tiến triển rất tích cực. Các bác sĩ liên tục trấn an, động viên bà yên tâm nghỉ ngơi, đảm bảo thở oxy hiệu quả.

    "Câu chuyện là cả một quá trình, có điểm nhấn để mọi người xúc động và biết ơn tình cảm gia đình. Khi chứng kiến tình yêu và sự sẻ chia của cặp vợ chồng, chúng tôi đều vỡ òa cảm xúc", bác sĩ Thiệu nói.



    ra tạp hoá mua ,gần nhà ta tạp hoá vẫn mở
     
    Netorare, mashimuro and Odisey like this.
  12. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    8,032
    Thuốc này Ấn Độ giá 3500 rupee 1 hộp, 3500 rupee tương đương 1 triệu VNĐ!
    upload_2021-8-17_15-49-52.png


    LƯU CMN Ý: TREATMENT COVID-19 MILD => TRỊ COVID TRIỆU CHỨNG NHẸ

    THẰNG BÁC SĨ XẠO hồ bách thảo NHA.

    nó lấy 15 triệu chắc là tiền công của nó buôn lậu nhỉ?
     
    Nhật Bình, thitavipho and Netorare like this.
  13. Gao.MegaUltraForce

    Gao.MegaUltraForce Không

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    5,585
    hình cuối là gì vậy
     
  14. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    8,032
    Đồ ăn của ổng ăn dở thì nằm ngủ!
     
  15. xRyu

    xRyu Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/07
    Bài viết:
    5,113
    Nhớ dun ấm nc sôi dội vào cho chắc. Ăn lâu ic chết mịa đó
     
  16. Gao.MegaUltraForce

    Gao.MegaUltraForce Không

    Tham gia ngày:
    6/5/19
    Bài viết:
    5,585
    tàu cộng trà trộn hả :4cool_doubt:
     
  17. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
  18. BlackXS

    BlackXS Mario & Luigi GameVN Lady

    Tham gia ngày:
    16/3/21
    Bài viết:
    881
    Bớt chửi đi mấy ông ạ, ng ta tiếp xúc đủ lâu để biết ổng là người như thế nào , ai biết loại thuốc đó chỗ nào bán rẻ chỉ giùm chứ đ phải để nhờ mấy ng chửi bác sĩ , giá thì mấy thằng ml bán thuốc nó đôn giá tùm lum , chỉ rõ chỗ nào bán rẻ tôi đi mua giúp người chứ coi giá trên mạng thì khác gì mua thịt trên tivi
     
  19. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    8,032
    Ủa thằng bác sĩ nó đi buôn lậu thuốc? Bênh clgt?

    Thuốc này thì ở VN làm gì đã có bán công khai.

    Buôn lậu lại còn chém gió bảo chữa người hấp hối. Hấp vào mắt nó ý.

    Lừa đảo để chặt tiền người ngớ ngẩn.
     
  20. BlackXS

    BlackXS Mario & Luigi GameVN Lady

    Tham gia ngày:
    16/3/21
    Bài viết:
    881
    Vậy bạn cho xin chỗ để mình mua thuốc, nó buôn lậu hay k thì kệ con mẹ nó ? Bạn có chỗ bán thuốc này k
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này