Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Ccheng99999

    Ccheng99999 Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    17/4/18
    Bài viết:
    7,285
    Bình thường có gì đâu mấy khu trung tâm q1 q3 ai bị thì lên xe nó chở đi chứ oe có kéo rào nữa đâu
     
    jumper thích bài này.
  2. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
  3. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,717
  4. aramir

    aramir In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,465
    Nơi ở:
    Hà Nội
    tưởng là nổ điện thoại chứ
     
  5. aoden

    aoden Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    15/12/18
    Bài viết:
    7,203
    Bình thường mới kiểu này ấm cô nan rồi.
    Đếm đầu người tính tiền.
     
  6. Int.Blackmoon

    Int.Blackmoon Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/2/11
    Bài viết:
    5,920
    Nơi ở:
    HCMC
    Moá shopee nó tào lao thiệt. mình có 1 đơn ngày đầu tháng 8 , tới đầu tháng 9 nó chưa giao đc mình huỷ đơn . Nó xác nhận rồi trả tiền lại thẻ credit.
    Hôm qua 14/10 nó giao , ko thanh toán luôn. Giờ call support trả hả ae !choang
     
    Netorare and More Please like this.
  7. khoaito32

    khoaito32 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    13/8/21
    Bài viết:
    959
    cách chức do ko kiểm soát dc dịch mới chỉ có chủ tịch , bí thư phường thôi. tầm quận còn éo sao, nói gì tỉnh thành phố =))
    còn anh gió bị điều chyển có thông tin từ đợt đại hội đầu năm rồi
     
  8. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,092
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Mấy ng trc CT16 tháo chạy sớm họ quay lại.
     
    thanhlongvn, JEmEL and jumper like this.
  9. Ccheng99999

    Ccheng99999 Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    17/4/18
    Bài viết:
    7,285
  10. whatever1414

    whatever1414 One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    7,992
    Nơi ở:
    You Know Where To Find Me
    https://thanhnien.vn/nhan-ho-tro-dot-3-bi-doi-lai-phai-lap-thu-tuc-thu-hoi-post1391350.html

    Nhận hỗ trợ đợt 3, bị ‘đòi’ lại: Phải lập thủ tục thu hồi

    “Tôi đến một chỗ gần đó, tại đây có 2 nữ cán bộ phát tiền. Tôi lấy giấy CMND ra đối chiếu rồi ký vào tờ danh sách nhận hỗ trợ và nhận 1 triệu đồng rồi ra về. Vừa về tới nhà thì tổ phó gọi tôi, bảo là tôi có tên trong một danh sách đang hưởng lương tháng 8.2021 nên không được hỗ trợ và kêu tôi quay lại trả tiền”, anh M. nói.

    “Tôi đến trả lại tiền, nhưng nghĩ mình không có nhận hỗ trợ nên muốn hủy chữ ký ban đầu. Tuy nhiên, cán bộ chi trả bảo tôi nếu muốn hủy chữ ký thì lên phường, họ không lập biên bản hay giấy tờ gì với tôi. Hai ngày sau, tổ phó gửi một danh sách đang hưởng lương vào group Zalo, nói rằng đây là diện không được hỗ trợ, trong đó có tên tôi”, anh M. thắc mắc, thực tế, anh đang hưởng lương tháng 8.2021 nhưng không biết tại sao có tên trong danh sách nhận hỗ trợ này và vì sao vừa ký nhận xong thì bị "đòi" lại tiền.

    !tho
     
    Netorare thích bài này.
  11. samurai_999

    samurai_999 Cô Mười nhớ, cô Mười thương Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/10
    Bài viết:
    8,073
    cần thơ cũng đang họp
    hy vọng mở lại còn suy đồi với marvel
    amen
     
  12. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
    jumper and creativealtair like this.
  13. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,717
    Yea
    Tuần sau đi nhận cho 2 đứa con
     
    haiduong87 thích bài này.
  14. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Bệnh viện dã chiến đầu tiên tại TP HCM 'sạch' Covid-19
    Bệnh viện dã chiến số 4 (khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) sau 100 ngày hoạt động, điều trị hơn 16.000 F0, đã hết bệnh nhân, dừng hoạt động từ ngày 15/10, sớm nửa tháng so kế hoạch.

    Hôm nay là ngày đầu tiên Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 4 không còn F0. Những bệnh nhân cuối cùng đã được xuất viện sáng qua. Hàng nghìn chiếc giường ghế bố, bàn ghế, quạt máy, xô chậu cùng thiết bị y tế, thời gian qua dùng điều trị bệnh nhân Covid, đã được chuyển lại về Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - đơn vị được giao quản lý bệnh viện dã chiến số 4.

    Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết theo kế hoạch, dự kiến bệnh viện giải thể vào cuối tháng 11. Tuy nhiên, hiện tình hình dịch đã ổn định, bệnh viện hết bệnh nhân nên tạm thời dừng hoạt động. Các đoàn y tế chi viện từ các tỉnh phía bắc như Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, đoàn tỉnh Phú Thọ... đã rút quân.

    Bệnh viện dã chiến số 4 vẫn giữ lại khu cấp cứu 20 giường oxy, và một block nhà thu dung bệnh nhân nhẹ với quy mô 200 giường. Khoảng 20 bác sĩ, điều dưỡng cùng nhóm hậu cần của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vẫn túc trực tại đây.

    "Chúng tôi luôn sẵn sàng cho tình huống dịch bùng trở lại, có bệnh nhân mới", bác sĩ Tiến khẳng định.

    [​IMG]
    Bệnh nhân Covid-19 cuối cùng xuất viện ngày 14/10. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

    Tổng cộng đã có 798 lượt nhân sự được điều động tham gia vận hành bệnh viện dã chiến số 4, bao gồm phần lớn là nhân viên y tế từ các bệnh viện Nhi đồng Thành phố, quận, Bình Tân, Đại học Y Dược TPHCM, các đơn vị chi viện từ miền Bắc như Y học Cổ truyền Trung ương, đoàn y tế tỉnh Phú Thọ cùng 262 dân quân điều động từ Bộ Tư Lệnh TP HCM.

    Bệnh viện còn tiếp nhận các nhóm tình nguyện viên F0 để cùng nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân được toàn diện hơn, tốt hơn, đặc biệt nhóm bệnh nhân nặng, bệnh nhân lớn tuổi, neo đơn. Bệnh nhân xuất viện đều được các chuyến xe miễn phí đưa về.

    Trước đó, ngày 6/6, nhận nhiệm vụ từ Ban Chỉ đạo chống dịch TP HCM, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã khảo sát và lên kế hoạch vận hành bệnh viện dã chiến. Cơ sở vật chất được giao là khu nhà tái định cư, bao gồm 20 block nhà trải rộng trên diện tích hơn 30 hecta, chia thành 4 khu A, B, C, D. Trong đó, mỗi block nhà gồm 4 tầng, không có thang máy, bao gồm 40 phòng với sức chứa 180-210 bệnh nhân. Khu nhà này xây xong nhưng không sử dụng đã hơn 10 năm. Do đó, trước khi nhận bệnh nhân, bệnh viện phải sửa chữa lại các block nhà, hoàn thiện hệ thống điện nước, lắp đặt camera giám sát và hệ thống loa. Các block nhà được bàn giao đến đâu, bệnh viện tiếp nhận, thu dung bệnh nhân đến đó.

    Các phác đồ chuyên môn cũng được y bác sĩ cập nhật liên tục theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM. Bệnh viện chủ động phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện để thu dung sớm các trường hợp F0 lớn tuổi, có bệnh nền, có nguy cơ cao chuyển nặng; sàng lọc và theo dõi sát để phát hiện kịp thời dấu hiệu diễn tiến để điều trị sớm các thuốc kháng đông, kháng viêm, kháng virus (molnupivarir, remdesivir). Để cấp cứu kịp thời cho người bệnh trong tình huống trở nặng đột ngột, bệnh viện thành lập sớm hệ thống phòng cấp cứu và khu hồi sức cấp cứu, từ ngày 4/8, với tổng số 185 giường có oxy.

    [​IMG]
    Nhân viên y tế đoàn chi viện tỉnh Phú Thọ rời bệnh viện dã chiến số 4 từ cuối tháng 9. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

    Chính thức nhận bệnh nhân từ ngày 7/7, chỉ sau một tuần, bệnh viện đã đạt tổng công suất điều trị với 4.000 F0. Ở đỉnh dịch, ngày 16/7, bệnh viện có tới 4.089 bệnh nhân điều trị cùng lúc. Trong đó 176 bệnh nhân nặng cần hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn bằng oxy gọng kính, oxy mặt nạ, HFNC (thở máy không xâm lấn), CPAP (thở áp lực dương liên tục), thở máy, sử dụng vận mạch.

    Sau hơn ba tháng hoạt động, tổng số F0 thu dung là 16.129 người. Trong đó có 2.523 trẻ em dưới 16 tuổi là, 706 F0 trên 65 tuổi, có 551 trường hợp trở nặng phải chuyển lên các bệnh viện tầng trên (chiếm 3,4%) và 61 trường hợp tử vong, (chiếm 0,38%).

    Suốt 100 ngày bệnh viện mở cửa, đã có 53 nhân viên (gồm 20 nhân viên y tế và 33 dân quân) bị phơi nhiễm Covid-19, chiếm tỷ lệ 6,6%. Tất cả đều được điều trị, quan tâm chăm sóc và khỏi bệnh, khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, bệnh viện đã triển khai 5 đợt tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho nhân viên y tế, dân quân và thân nhân với tổng cộng 642 mũi tiêm, đảm bảo 100% nhân sự được tiêm đủ hai mũi.

    Theo lộ trình thu hẹp, giải thể các bệnh viện Covid-19 của Sở Y tế thành phố, từ nay đến tháng 12/2021, hơn 80 bệnh viện tầng 1 và 2 sẽ đóng cửa, hoặc chuyển đổi về công năng ban đầu. Các bệnh viện tầng 3 điều trị cho F0 nặng vẫn giữ nguyên. Riêng 3 bệnh viện dã chiến số 13, 14, 16 có trung tâm hồi sức (ICU) sẽ biến đổi thành bệnh viện dã chiến 3 tầng.
     
  15. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons Waiting to respawn

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,716
    không
     
  16. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Ae thân tình chia sẻ :D
     
  17. decothan

    decothan Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/7/07
    Bài viết:
    2,642
    ko thấy shopee back tiền hàng về con chủ shop nó chả gọi bác ngay, đợi nó liên hệ bank qua cho nó khỏi qua shopee nữa hủy rồi mà, sẵn xin nó phần hoa hồng của shopee !haha!haha !haha
     
    Int.Blackmoon thích bài này.
  18. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Gọi bà Hằng vô mà đòi sao kê !suong.
     
  19. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    Mối quan hệ giữa COVID và đấu tranh giai cấp !choang!choang!choang

    https://www.facebook.com/dongminhnhungnguoicongsan/posts/595342361897128

    NÓI DỐI MANG ĐẲNG CẤP "TIẾN SĨ":
    BÀI PHỎNG VẤN LỘT TRẦN BẢN CHẤT ĐẠI DỊCH COVID Ở VIỆT NAM

    Mới đây, báo mạng có đăng tải bài phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội về chính sách phòng chống dịch Covid-19. Nội dung trả lời của vị tiến sĩ này có nhiều điểm bất thường, xin đánh dấu lại trong ảnh sau để phân tích lần lượt.

    Đầu tiên, ngay từ tiêu đề, ta thấy ông khẳng định chắc nịch rằng nhiều địa phương đang "áp đặt" chính sách Zero Covid (kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, không chịu "sống chung với dịch"). Câu hỏi là "áp đặt" với ai? Nhân dân tại các địa phương sạch bệnh chắc chắn sẽ ủng hộ chính sách Zero Covid, vì họ và gia đình được sống khỏe mạnh và yên tâm, mầm bệnh khó có khả năng tiếp cận họ. Vậy ông tiến sĩ đang suy diễn từ góc độ lợi ích của ai, và phải chăng chính ông đang áp đặt suy diễn của mình cho người dân?

    Tiếp đó, ông tiến sĩ nhanh chóng khẳng định virus Covid-19 là một phần của tự nhiên giống như bão lũ, hạn hán hay nhiều bệnh tật khác, vì thế ta buộc phải sống chung với Covid như sống chung với lũ. Điều này là không đúng. Từ khi môn dịch tễ học ra đời, loài người đã xác nhận, với các bệnh lây từ người sang người thì cơ chế lây truyền không phải cơ chế tự nhiên mà là cơ chế xã hội -- các hoạt động xã hội nhất định khiến người bệnh tiếp xúc và lây bệnh cho người khỏe. Điển hình là HIV, làm gì có ai hô hào rằng HIV là một phần của tự nhiên và do đó phải chung sống với nó? Tiến bộ là ở chỗ, người ta nghiên cứu và xác định được các cơ chế xã hội làm lây truyền HIV, để tổ chức xã hội sao cho hạn chế và phòng ngừa được bệnh này. Bệnh tật không phải cái tự nhiên không thể khắc phục, con người chả lẽ là một dạng động vật bậc thấp bất lực trước thiên nhiên hay sao? Trước đây loài người có bao nhiêu bệnh tật mà theo thời gian cũng thanh toán hoặc giảm thiểu được đáng kể; nay Covid mới xuất hiện có gần 2 năm mà đã vội đầu hàng và đòi sống chung với nó hay sao?

    Với Covid, ta cũng cần xem xét cơ chế xã hội nào thúc đẩy sự lây truyền bệnh, từ đó mới có chiến lược phòng chống thích hợp. Đến đây ta phát giác ra là ông tiến sĩ không hề ngây ngô, chính miệng ông trong bài phỏng vấn này đã thừa nhận rằng hoạt động kinh tế khiến dịch lây lan một cách không thể tránh khỏi (đoạn khoanh đỏ trong hình). Do đó ông khẳng định dịch bệnh là tự nhiên thì đó là nói dối một cách thô thiển, ông nhận thức rõ dịch bệnh là vấn đề kinh tế xã hội song lại lấy cái cớ tự nhiên để lấp liếm đi. Mặt khác, không phải cứ có hoạt động kinh tế là chắc chắn tạo ra dịch bệnh. Hoạt động kinh tế đúng là luôn luôn có tiềm năng tạo ra dịch bệnh do nó đẩy rất nhiều con người đến chỗ tiếp xúc với nhau, điển hình là đợt dịch trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh - Bắc Giang. Tư duy tiến bộ là phải tìm ra cách tổ chức kinh tế - xã hội sao cho đối phó được với cái tình hình dịch bệnh hiện có.

    Còn như vị tiến sĩ ở đây, cho rằng hoạt động kinh tế mặc nhiên gây ra dịch bệnh, thì đó là một sự lười biếng, thụ động và bất lực về mặt tư duy, không chịu giải quyết vấn đề mà chỉ cố gắng tự thuyết phục rằng cái vấn đề ấy không thể giải quyết được. Chẳng thế mà ông cũng khẳng định chắc nịch: giữa kinh tế và chống dịch, không thể làm cả hai.

    Vấn đề là thực tiễn lại chứng minh ngược lại. Chưa nói đến Trung Quốc, chỉ nói đơn cử các tỉnh "Zero Covid" như Hải Phòng hay Vĩnh Phúc vừa qua, họ chống dịch hiệu quả đồng thời làm kinh tế rất năng suất. Bản thân Bắc Ninh và Bắc Giang cũng đã khắc phục được dịch bệnh và khôi phục được sản xuất. Chính quyền và doanh nghiệp tại các địa phương chống dịch tốt, tăng trưởng cao đều thừa nhận rằng việc kiểm soát dịch chặt chẽ, bảo vệ sức khỏe người lao động là yếu tố quyết định đến tăng trưởng. Với những nơi chống dịch hiệu quả như vậy thì "sống chung với dịch" mới chính là sự áp đặt, đây là điều mà ông tiến sĩ đương nhiên sẽ không nhắc tới.

    Cái tư duy thụ động và bất lực trước dịch bệnh của "sống chung với dịch" cũng không phải do ông tiến sĩ phát minh ra, mà nó đến từ chỗ khác. Nếu theo dõi diễn biến dịch bệnh hơn 3 tháng nay, ta sẽ thấy dịch tập trung chủ yếu ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Có một khác biệt căn bản trong cách thức tổ chức kinh tế - xã hội tại đây, tạm gọi là "mô hình Sài Gòn", với cách thức tổ chức kinh tế - xã hội theo "mô hình Zero Covid":

    - Ở phía Zero Covid, chúng ta có các địa phương tổ chức được kinh tế - xã hội theo hướng bảo vệ người lao động, đổi mới thành công mô hình sản xuất để đối phó với đại dịch, có động lực tăng trưởng là duy trì lực lượng lao động khỏe mạnh để sản xuất giá trị bền vững (vấn đề trọng tâm của kinh tế thị trường); bản chất của mô hình này là người lao động giữ vững được hệ thống chính trị trong tay mình và dùng hệ thống chính trị để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình: quyền được lao động an toàn, được đưa đón hoặc sinh hoạt "3 tại chỗ" an toàn, được đầu tư các biện pháp phòng chống dịch như xét nghiệm, khử khuẩn, v.v. -- tóm gọn lại là đi theo đúng xu hướng "phát triển lực lượng sản xuất", một nhiệm vụ quan trọng của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

    - Còn trong "mô hình Sài Gòn", chúng ta có khối doanh nghiệp miền Nam từng là bộ mặt của Đổi Mới, từng là động lực đưa xã hội vượt lên khỏi lối tổ chức mệnh lệnh hành chính quan liêu, nhưng đến nay lại mất hết năng lực đổi mới trước đại dịch, và khi không cạnh tranh nổi, có nguy cơ không giữ nổi cả vốn đầu tư lẫn người lao động ở lại, thì trớ trêu là khối doanh nghiệp đó lại chỉ có thể hưởng lợi nếu tác động lên hệ thống chính trị, dùng mệnh lệnh hành chính quan liêu "mở toang" các tỉnh sạch bệnh ra trước các hoạt động kinh tế không kiểm soát -- các cơ chế lây lan của dịch bệnh. Điều này cũng có nghĩa là "mô hình Sài Gòn" hiện giờ chỉ còn một động lực cạnh tranh: phá hủy lực lượng sản xuất nơi khác sau khi tự gây thiệt hại lực lượng sản xuất của chính mình trong 3 tháng dịch bệnh không kiểm soát. Bản chất của mô hình này là khối doanh nghiệp mạnh lên quá nhanh, hệ thống chính trị không theo kịp và tuột khỏi tay người lao động rồi hoạt động dưới sự ảnh hưởng sâu rộng của khối doanh nghiệp.

    Với ảnh hưởng chính trị của mình, lâu nay doanh nghiệp miền Nam không còn phát triển lực lượng sản xuất, mà thoải mái duy trì nền sản xuất lạc hậu với động lực là bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và hạ thấp vô tội vạ quyền lợi của người lao động (biểu hiện là cái bi hài kịch về khối công đoàn miền Nam đi "xin" doanh nghiệp bố thí cho công nhân cái quyền lợi được pháp luật quy định). Chừng nào còn kiếm tiền chủ yếu bằng cách bào mòn sức khỏe và phúc lợi của người lao động, chừng nào còn dựa được vào chính trị để duy trì mức độ bóc lột cao khủng khiếp, thì một mô hình kinh tế sẽ chẳng có động lực nào phải đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức và gia tăng năng suất lao động cả. Đây chính là khuyết tật cố hữu của "mô hình Sài Gòn" trong rất nhiều năm.

    Do "mô hình Sài Gòn" gắn liền với Việt Nam thời kỳ đổi mới, nên dấu ấn của nó lên toàn bộ hệ thống chính trị là hết sức sâu rộng. Từ khóa "cát cứ" gần đây vang lên rất nhiều trên thời sự chính trị để chỉ trích các địa phương cố gắng kiểm soát dịch chặt chẽ, song suốt 3 tháng trước đây khi mà Sài Gòn một mình một chỉ thị chống dịch, Sài Gòn nghiễm nhiên đòi hỏi Bộ Y tế xây dựng bộ tiêu chuẩn phòng chống dịch riêng cho mình (với các tiêu chuẩn bị hạ thấp so với cả nước), và Sài Gòn lớn tiếng đòi trung ương cho quy chế riêng để mở cửa, thì lại không ai nói Sài Gòn "cát cứ" cả mà mặc nhiên thừa nhận đặc quyền của nó. Khi "mô hình Sài Gòn" lộ rõ sự lạc hậu yếu kém của mình trước đại dịch, tức là Sài Gòn đã thất bại trước cả nước trong cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội, thì chính cái ảnh hưởng chính trị sâu đậm đó lại là tàn dư cuối cùng để nó tự vệ trước nguy cơ sụp đổ và bị các lực lượng tiến bộ hơn phủ định.

    "Mô hình Sài Gòn" tuyệt vọng về mặt kinh tế, thì những người ủng hộ nó cũng tuyệt vọng về mặt lý trí, và cũng phải quay sang các thủ đoạn phi lý để bảo vệ cho động lực "sống chung với dịch". Như để tăng sức "thuyết phục" cho các lập luận ngớ ngẩn nhưng không hề ngây thơ, ông tiến sĩ lại tiếp tục viện dẫn con số bệnh nhân tử vong vì Covid, tóm gọn lại là ông cho rằng Covid làm chết người ít hơn ung thư nên nó chỉ là bệnh nhẹ, lâu nay xã hội vẫn sống chung với ung thư thì sao lại không sống chung với Covid. Con số trung bình mà vị tiến sĩ này đưa ra hoàn toàn là dối trá, ông ta đem số ca tử vong tập trung chủ yếu trong 3 tháng đại dịch gần đây gắn vào quãng thời gian 2 năm -- mà như chúng ta đã biết là trước 3 tháng khủng khiếp gần đây thì Việt Nam chống dịch tương đối tốt, số ca mắc bệnh và tử vong là không đáng kể (biểu đồ ở phần comment). Nếu tính chính xác, bù thêm cả những ca tử vong chưa được thống kê đầy đủ, cũng như thiệt hại nhân mạng do hệ thống y tế quá tải vì Covid và không cứu chữa kịp thời (đây là cách thống kê của một số nước trên thế giới) thì ta sẽ thấy Covid khủng khiếp hơn cả ung thư, và thiệt hại từ Covid cũng không hề loại trừ thiệt hại do ung thư mà nó chỉ càng làm trầm trọng thêm những mất mát trong xã hội. Vị tiến sĩ không chỉ thể hiện sự vô cảm với mất mát của đồng bào và xã hội, mà trò dối trá về số liệu của ông ta cũng cho thấy ông ta nhận thức được vấn đề và cố ý bóp méo sự thật một cách lưu manh.

    Sự lưu manh của vị tiến sĩ còn thể hiện ở chỗ, ông ta diễn giải đổi trắng thay đen hoàn toàn đối với việc người lao động nhập cư ở các tỉnh miền Nam chạy về quê. Vị tiến sĩ đổ tội cho công tác chống dịch bằng cách diễn giải xuyên tạc rằng người lao động bị áp lực tâm lý do phong tỏa chống dịch, đây là cách giải thích rất ngây ngô và sai lệch hoàn toàn bản chất kinh tế chính trị. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động chỉ có duy nhất một thứ để bán đó là sức lao động của mình, và chỉ có duy nhất một khách hàng là khối doanh nghiệp. Khi khối doanh nghiệp miền Nam sẵn sàng mua sức lao động mà người lao động lại ùn ùn kéo nhau đi, thì điều đó đơn giản cho thấy là vì họ đã quá kiệt quệ sau ác mộng dịch bệnh, không còn sản xuất nổi sức lao động để bán nữa. Người lao động ngoại tỉnh bỏ chạy khỏi Sài Gòn và các tỉnh miền Nam rõ ràng là do các địa phương này chống dịch quá kém, chứ không phải vì chống dịch quá tốt nên làm họ bị áp lực, chỉ có trẻ con mới nghĩ ra nổi cái cớ ngây ngô này. Thực tiễn chống dịch tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận cho thấy người lao động thật sự đã phải sống chung với dịch trong 3 tháng qua, không chỉ ngoài xã hội mà ngay trong công xưởng; mọi biện pháp phong tỏa cứng không hề có tác dụng khi mà doanh nghiệp lách đủ mọi khe hở để bắt người lao động phải đi làm (đơn cử chính là câu truyện hài về "chứng nhận nghề thiết yếu"). Thật nực cười là thực tiễn lại tiếp tục phủ nhận cái truyện cổ tích "sống chung với dịch" của ông tiến sĩ. Ông tiến sĩ đã quá coi thường người lao động khi nghĩ rằng có thể nói hươu nói vượn ra sao cũng được, chính người lao động nhập cư ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam đã chứng kiến tận mắt "sống chung với dịch" là thế nào, đã trả giá bằng sức khỏe và tính mạng của mình và những người thân yêu để ngộ ra sự thật về dịch bệnh Covid-19, họ thừa hiểu mức độ tàn khốc của nó và không đời nào chịu sống chung với nó cả.

    Rõ ràng, nếu người dân ai ai cũng cho rằng Covid là bệnh nhẹ và có thể sống chung được thì đâu cần ông tiến sĩ danh giá phải mất công lên báo đài áp đặt quan điểm của mình lên dư luận, đúng không?

    Còn về cuộc đấu tranh với những tàn dư lạc hậu về kinh tế và chính trị liên quan đến "mô hình Sài Gòn", thì không nói trước được điều gì. Tiến bộ hơn không nhất thiết thắng thế, lạc hậu hơn không chắc chắn bị phủ định, mọi thứ phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa người lao động với khối doanh nghiệp, hay nói cách khác là giữa giai cấp vô sản Việt Nam với giai cấp tư sản trong nước lẫn nước ngoài. Những cụm từ này từ thời Đổi Mới đến nay hầu như mất tích trong ngôn ngữ chính trị do ảnh hưởng của các lực lượng kinh tế thị trường, nhưng đây chính là thời điểm khôi phục lại sức sống và giá trị thực tiễn cho chúng, dùng chúng làm công cụ thúc đẩy tiến trình cách mạng, với nhiệm vụ quan trọng trước mắt là bảo vệ quyền chính trị và quyền kinh tế của người lao động, dùng cơ sở đó làm bàn đạp để giải quyết vấn đề đại dịch một cách chủ động và sáng tạo, thay vì bất lực và thụ động "sống chung với dịch".
     
    Vouu3 and creativealtair like this.
  20. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,258
    Dài quá cần túm tắt !gai
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này