Ngày xưa thích mấy bài giảng vật lý của thầy Nguyên, lại còn có flash động nhìn thích vãi lol http://www4.hcmut.edu.vn/~leqnguyen/ph1.html
Vậy rốt cuộc là bảo vệ tư tưởng gì của Mác. Sao gì mà lượng tử, sóng, khe đôi.... tùm lum không đầu không đuôi vậy?
Vãi hồ bách thảo, một bài từ năm 2005 còn đem về dịch trong khi khoa học nó phát triển theo từng tháng thậm chí từng ngày. Công nghệ năm nay có khi sang đến năm sau đã là lạc hậu. Mặc dù tôi chẳng phải loại học hành đầy đủ gì (nhìn tên thì biết) nhưng tôi cũng thấy mấy cái viết trong bài lạc hậu đéo thể chịu được rồi, thậm chí chính cái thời điểm của nó là năm 2005 cũng đã gọi là lạc hậu. Đem những thứ như lưỡng tính sóng hạt, thí nghiệm khe đôi, thuyết tương đối, tính chất các hạt .. ra để đề cập đến, phân tích để làm gì trong khi nó xuất hiện trong sách giáo khoa vài chục năm nay rồi. Đến một thằng học sinh cũng biết những thứ như vậy. Vậy tại sao lại lôi những thứ như vậy ra áp đặt nó vào luận điểm mang tính phiến diện như ''khoa học hiện nay không khách quan'' để rồi lôi nó ra đứng ở phía đối lập với Mác-xít - một hệ tư tưởng cũ và có phần không phù hợp với thời đại ngày nay ? Hệ tư tưởng của Marx là một hệ thống học thuyết triết học, lịch sử, kinh tế - chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx và Friedrich Engels. Sau đó những người Marxist đã cố gắng gom những ý tưởng đó thành một công cụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội mới gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩ cộng sản. Trong đó nổi bật là: Chủ nghĩa Mác Lê nin, Chủ nghĩa Tân Mác xít Neomarxism, Chủ nghĩa Cộng Sản Tây Âu Eurocommunism, Phong trào dân chủ xã hội Autromarxism ... Và cái buồn cười ở đây là hệ tư tưởng này có tính chất duy vật biện chứng. Thật sự như vậy, chủ nghĩa Marx ra đời do thừa kế của hai thành tố chính là: thuyết biện chứng duy tâm của Geogr Wilmhem Friedrich Hegel và chủ nghĩa duy vật máy móc của Ludwig Feuerbach. Cuối cùng Marx kết luận: ''Không phải ý thức quyết định sự tồn tại của con người mà ngược lại tồn tại xã hội quyết định ý thức của con người.'' Điều này như một cú tát và mặt những thứ như đạo đức, tôn giáo và luật lệ. Mọi thứ đó giờ đây trở nên không quá quan trọng nữa. Và vấn đề cốt lõi của tư tưởng này cũng như mọi triết học khác là quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nhưng thế nào là vật chất, thế nào là ý thức ? Định nghĩa này nó lại thay đổi theo từng ngày. Khoa học hiện đại đã thừa nhận: Ý thức nằm một phần trong não , vậy phần kia đi đâu ? Cũng như việc xách định được suy nghĩ mang theo năng lượng thì ranh giới giữa vật chất theo quan điểm duy vật biện chứng và ý thức trở nên mờ nhạt thậm chí không tồn tại nữa. Điều này làm cho thế giới quan của những người sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trở nên thật buồn cười trong môi trường hiện nay. Lol. Tôi đã đọc nghiêm túc cả bài dịch, và thậm chí còn xem lại bài gốc bằng tiếng anh nhưng tôi vẫn không thể tìm thấy sự liên quan giữa tư tưởng Marx và khoa học hiện đại cả. Khoa học nên chỉ là khoa học, nó không phải công cụ để đấu tranh chính trị. Suốt cả bài viết là những kiến thức phổ cập cũ rích và và nhìn nhận về khoa học không đúng đắn. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật không phải là nguyên nhân của những bất công xã hội. Luận điểm trong bài viết đều là quan sát và đưa ra nhận xét, đây là cái đáng buồn cười thứ 2. Tôi sẽ giải thích tại sao sau, bây giờ tôi kể về một câu chuyện như sau: Để tìm hiểu bản chất của thực tại này, chúng ta săm soi tất cả mọi thứ và sửng sốt khi thấy những thứ như quan cảnh kì vĩ trong một hạt bụi, một khu vườn đầy những loài quái vật kì lạ, những cỗ máy protein phức tạp... Toàn bộ những cấu trúc phân tử đều được cấu thành từ các thứ nhỏ hơn - Nguyên tử. Chúng ta tưởng rằng chúng đã là tầng cuối cùng của thực tại cho đến khi ta đập chúng vào nhau thật mạnh và khám phá ra những thứ không thể chia nhỏ hơn nữa - Elementary Particles những thành phần cơ bản. Nhưng giờ ta lại gặp một vấn đề , chúng nhỏ đến mức ta không thể quan sát được nữa. Vậy quan sát là gì ? Để nhìn thấy một vật ta cần ánh sáng, một sóng điện từ. Sóng này va đập vào bề mặt của một vật và phản chiếu lại từ đó vào mắt bạn. Nó mang theo thông tin từ vật để tạo nên hình ảnh trong óc. Vậy nên bạn không thể quan sát một thứ mà không tương tác nhiều ít với nó. Quan sát là động chạm, một quá trình chủ động, không phải bị động. Điều này là không khó với những thứ như một con voi, vi sinh vật, virus, một phân tử. Còn những thành phần cơ bản thì lại rất rất rất rất rất rất ... rất nhỏ. Chúng nhỏ đến nỗi những sóng điện từ mà con người quan sát lại quá lớn để chạm vào chúng. Ánh sáng khả kiến đơn giản chỉ là lướt qua chúng. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải tạo ra các sóng điện từ với nhiều bước sóng cực nhỏ, nhưng nhiều bước sóng hơn nghĩa là cần nhiều năng lượng hơn. Vậy nên khi ta chạm vào một phần tử với một bước sóng nhiều năng lượng, nó thay đổi chúng. Khi nhìn một phần tử, ta thay đổi nó. Vậy ta không thể đo lường phần tử một cách chính xác được. Điều này quan trọng đến mức nó có cả tên riêng: Nguyên lý bất định Heisenberg, nền tảng của toàn bộ vật lý lượng tử. Vậy một phần tử nhìn ra sao ? Bản chất của nó là gì ? Chúng ta không biết. Tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là một vùng ảnh hưởng mờ ảo, nhưng không phải bản thân nó. Chúng ta chỉ biết là nó tồn tại thôi. Như vậy thì làm sao ta nghiên cứu khoa học với chúng ??? Ta làm điều loài người làm, đó là giả định một phần tử là một điểm trong không gian. Các electron là một điểm với điện thế và khối lượng cụ thể, tất cả như nhau. Bằng cách này các nhà vật lý học có thể định nghĩa chúng và tính toán các tương tác của chúng. Điều này gọi là giả thuyết trường lượng tử, đã giải quyết rất nhiều vấn đề. Tất cả các mô hình cơ bản như Quark, Lepton, Boston đều dựa trên nó và nó tiên đoán tốt rất nhiều thứ. Ví dụ như vài tính chất lượng tử của Electron đã được xem xét và chính xác trong vòng 0,0000000000002%. Dù phần tử không hẳn là những điểm nhưng chúng ta đã có bức tranh khá tốt về vũ trụ. Ý tưởng này không chỉ thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nó còn áp dụng được vào thực tiễn mà ta dùng hàng ngày như Maglev Train, Quantum Solvents, Hadron Therapy. Ta lại gặp tiếp một vấn đề: Trọng lực. Trong cơ học lượng tử, toàn bộ các lực vật lý đều từ các phần tử nhất định. Nhưng trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, trọng lực không giống các lực khác trong vũ trụ. Nếu vũ trụ là một vở kịch, các phần tử sẽ là diễn viên, còn trọng lực là sân khấu. Nói đơn giản, trọng lực là một lý thuyết về một hình học không-thời gian. Nhưng vì không có cách nào đo lường chính xác trong thế giới lượng tử nên khi các nhà khoa học thêm trọng lực vào thế giới lượng tử các tính toán đều sai lệch hết. Đây là một vấn đề rất lớn. Nếu ta có thể kết hợp trọng lực với vật lý lượng tử và mô hình, ta sẽ có thuyết của vạn vật. Vì vậy những người rất thông minh đã nghĩ ra một câu chuyện mới: Họ tự hỏi cái gì sẽ phức tạp hơn một điểm ? Một đường thẳng, hay một vòng dây ? Tèn ten, lý thuyết dây ra đời. Điều cực kì tinh tế của lý thuyết dây là nó miêu tả các phần tử căn bản khác nhau như những rung động khác nhau của sợi dây. Như dây violin rung một cách khác nhau sẽ tạo ra các nốt khác nhau. Một sợi dây có thể cho bạn các phần tử khác nhau, và quan trọng hơn: nó bao gồm cả trọng lực. Lý thuyết dây hứa hẹn sẽ hợp nhất toàn bộ các lực cơ bản trong vũ trụ. Nó nhanh chóng hình thành lý thuyết khả thi về vạn vật. Nhưng nó cũng còn những hạn chế như lý thuyết dây ổn định không phù hợp với vũ trụ chỉ có 3 chiều và 1 chiều thời gian của chúng ta. Lý thuyết dây cần 10 chiều để có tác dụng. Dù vậy nó vẫn là một quan điểm mới để ta tiếp cận gần với thực tại hơn, như là lý thuyết về điểm trước đó. Nó không hề vô dụng mà vẫn là hướng đi khả quan cho đến khi ta tìm đuợc con đường tốt hơn. Quay trở lại với vấn đề buồn cười thứ 2 tôi nói bên trên. Khoa học là thí nghiệm và dự đoán. Triết học quan sát rồi đưa ra nhận định. Đặt hai thứ khác nhau cơ bản về tính chất lên bàn cân đã là phi lý, lại còn cho rằng chúng đứng ở 2 phe đối lập mâu thuẫn với nhau thì thật là nực cười. Vì phục vụ con người, khoa học sẽ tồn tại mãi, còn hệ tư tưởng Marx có sẽ sau một thời gian ngắn nữa sẽ chìm nghìm trong một đống các quan điểm triết học, hệ tư tưởng cũ và mới như của Sigmund Feund, triết học Nietzsche, hệ tư tưởng Bô giả, thế giới quan của Wubim, Shemale luận của cộng đồng GVN, triết học 2 búa, 3 búa, 4 búa ... Tôi để ý thấy bạn toàn post bài về những thứ vớ vẩn lên đây như những kiến thức kiểu như làm sao để vo gạo, làm sao để rửa rau, làm sao đánh răng rửa mặt. Nghề nghiệp chính của tôi là lái xe hút bể phốt, học chưa hết trung cấp nghề mà cảm thấy những kiến thức trong bài còn không xứng tầm với tôi thì những anh em khác trong đây cảm thấy thế nào nữa ? Sao không post hình vú đít có phải có ích hơn không. Thêm tí hình idol của tôi:
bạn có nhã ý thì lên spotify nghe album mới của itzy hoặc lên youtube tặng các em nó vài view, like, follow cho tôi là tốt lắm rồi
Thích tzuyu hơn dù em này cũng ổn áp ghê :( Sao ẻm bắn hồng tâm mà mình đổ cmnr, hay tại tim mình cũng màu đỏ :(