Vừa mới thấy bài của Xế Nổ , tự nhiên bay đâu rồi ? Btw , Pluto cùng với Eris ,Ceres ,Makemake và Haumea là 5 Dwarf Planet của Hệ Mặt Trời , đâu có được tính là 1 hành tinh hoàn chỉnh đâu
mặt trăng hay bất cứ thứ j chỉ tồn tại khi có ng` nhận thức đc nó,với những ai k nhận thức về nó coi như nó k tồn tại,như coi phim thg thấy có màn xoá trí nhớ đấy,khi bị xoá trí nhớ về sự vật/sự việc nào đó thì nhận thức về sự vật/sự việc đó biến mất nên sự vậ/sự việc đó k tồn tại.
Nó có tồn tại hay không thì không quan trọng. Điều quan trọng là con người có biết điều đó là quan trọng hay không? Chém tí
ngồi với thằng BF nó hay kêu: trăng hôm nay sáng quá nhỉ,nhưng mây nhiều quá **ó thấy gì! trăng sáng hiện diện dc là nhờ mặt trời , mớ nhạt đi là do mấy chuyện ngày ở xóm
Định nghĩa chỉ có 1 và trong tranh luận cấm kỵ định nghĩa chủ quan (subjectivist) Định nghĩa âm thanh Có 2 điểm bạn nêu lên nên mình cũng phản vấn 2 điểm đó: 1 - Mặt đất là đối tượng tương tác nhưng không thể biến sóng dao động cơ học thành những tín hiệu có ý nghĩa (âm thanh). Động vật nghe được, cục sắt thì không. 2 - Những điều được chấp nhận trong quá khứ, nhưng nay đã bị chứng minh sai, hà cớ phải giữ lại làm gì? Trong quá khứ người ta chấp nhận rằng mặt trời xoay quanh Trái đất, nay khi đã biết sự thật, còn ai lại tin điều này? Bài toán này hoàn toàn có cách giải bởi lẽ mỗi thành tố của nó đều mang 1 định nghĩa rõ ràng, không như bài "con gà hay quả trứng có trước".
Mấy cái quan niệm triết học duy tâm đối với tui: "Hài". Buff quá nhiều cho khả năng của con người, cứ tưởng con người là thánh ư? Có thể quyết định sự tồn tại của một cá thể ư? Cho xin đi. Mỗi cá thể đều tự tồn tại bản thân nó, không ai quyết định được sự tồn tại của nó hay không, chỉ có là cá thể khác có cảm nhận được sự tồn tại đó hay không. Sự tồn tại của 1 con người bằng xương bằng thịt, bản thân con người đó tồn tại, nhưng với những người biết người đó thì người đó có tồn tại, còn những người không biết thì người đó không tồn tại. Hoặc giả dụ 1 trường hợp cha mẹ không thừa nhận con cái vì 1 lý do nào đó, với họ thì quan hệ huyết thống không hề tồn tại, họ tự phủ định nó, nhưng cái quan hệ huyết thống đó vẫn tồn tại bản thân nó, không cách gì phá bỏ được. Trừ khi ngay từ đầu đó không phải con ruột của họ, sự tồn tại của quan hệ huyết thống ngay từ đầu đã không tồn tại bản thân nó. Ngay giả dụ 1 ngôi sao ở xa tít mù khơi, ta nhìn thấy nó hôm nay và nghĩ rằng nó tồn tại, ngày hôm sau nó biến mất, lúc đó ta mới nhận ra ngôi sao mà hôm qua ta nhìn thấy thực không hề tồn tại vào thời điểm mà ta nhìn thấy nó (lý do thì ai rành về thiên văn học sẽ rõ). Ngôi sao thực sự đã không còn tồn tại từ lâu rùi (tùy khoảng cách giữa chúng ta và ngôi sao đó)...
đôi lúc mình hơi duy tâm, đôi lúc thì duy vật vì vậy trăng lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí mình ps: làm nhớ tới "Mảnh trăng cuối rừng quá" :X
Trăng không tồn tại theo duy tâm và tồn tại theo duy vật. Có phải trả lời câu này bằng tiếng Anh kô nhỉ
thực tế là chỉ kẻ nào lên đc mặt trăng mới biết nó tồn tại hay không? nếu anh chưa bao giờ lên đc đó đừng khẳng định nó đó là cách trả lời khôn ngoan nhất với ai theo duy vật còn duy tâm thì xin kiếu em không học triết trường em đc miẽn 21 trình chính trị q sự TD triết học nên các bác hỏi em cũng bó tay
Sau khi tham khảo thêm một số tài liệu, xem lại các comment của các bạn trong topic này, cộng thêm một chút suy nghĩ, xin mạn phép đưa ra một số ý kiến chủ quan. Đầu tiên theo Wikipedia, [spoil] [/spoil] Hãy xem sách giáo khoa nói gì. [spoil] [/spoil] Bách Khoa Toàn Thư Columbia cũng có đề mục Sound. [spoil] [/spoil] Theo định nghĩa wikipedia trích nguồn từ điển The American Heritage Dictionary of the English Language, âm thanh là dạng sóng chuyển động trong tầm nghe và phải đủ lớn để nghe, hoặc trong tầm cảm giác gây ra do hiệu ứng của rung động lên các cơ quan thính giác. Dựa vào định nghĩa của SGK có thể thấy âm thanh tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào người nghe. Chỉ có cảm giác về âm mới phụ thuộc vào tai người nghe. Quan trọng hơn, nếu sóng âm phát ra hội đủ điều kiện tầm phát và cường độ đủ lớn mà không cần có người nghe thì vẫn là âm thanh. BKTT Columbia cũng nói rõ, những sóng âm mà gây ra tác động lên tai người được định nghĩa là âm thanh nói chung. Ngoài ra, theo quan điểm vật lý, âm thanh là các dạng sóng rung động, bất kể người ta có nghe được chúng hay không. Như vậy, dựa vào các định nghĩa bên trên, cảm giác về âm có thể tồn tại hay không tồn tại. Ví dụ như có người điếc, có người lãng tai, và mỗi người cũng có khả năng cảm thụ các dải sóng khác nhau..., do vậy tùy theo đó mà mức độ cảm thụ âm thanh sẽ khác nhau. Nhưng âm thanh về bản chất là độc lập với người cảm thụ, cho dù không có người cảm thụ thì nguồn âm vẫn có thể phát ra âm nếu hội đủ điều kiện. Kết luận, âm thanh tồn tại độc lập. Xét trên quan điểm vật lý mọi sóng âm đều là âm thanh. Xét trên quan điểm đời thường, âm thanh có thể nghe được, bất kể có người ở đó không, thì vẫn là âm thanh. Từ đó suy ra, cây đổ trong rừng hoang vẫn gây ra tiếng động. *** [spoil]Hãy xem xét một ví dụ gần gũi hơn. Chắc ai cũng nhớ câu "Ếch ngồi đáy giếng"? Không hề có ý định đá xoáy, đá đểu bất kỳ ai, mình chỉ xin nói về ý nghĩa triết học sâu sắc của câu tục ngữ này. Một con ếch sống dưới đáy giếng, thế giới của nó chỉ là cái giếng sâu và vòm trời hình tròn mà nó nhìn lên mỗi ngày. Vậy đó có phải là tất cả thế giới thực sự tồn tại? Giả sử con ếch từ khi sinh ra đến khi lớn lên không hề biết đến sự tồn tại của núi, biển, con người, động vật, cây cỏ bên ngoài cái giếng. Vậy những thứ đó không tồn tại?[/spoil] *** Về ví dụ Claude đã nêu, sắt có được coi là đối tượng có khả năng nghe và cảm nhận rung động? Mình không tin là sắt có thể. Hành động nghe chỉ được áp dụng khi đối tượng nhận biết là động vật, cụ thể hơn là con người, vậy thì không cần thiết phải nêu lên cục sắt. Ở đây, xin nhắc lại, mặc nhiên xem âm thanh là định nghĩa của sóng âm mà con người và động vật có thể cảm nhận được. Những điều được chấp nhận trong quá khứ, nay được chứng minh sai thì đương nhiên không có lý do gì để giữ lại. Nhưng những điều chưa được chứng minh là sai thì vẫn cần phải đặt câu hỏi chứ, phải không? Huống hồ, ví dụ về âm thanh trong câu nói của Khổng Tử xét chung, đối với các đối tượng khỏe mạnh và không có dị tật bẩm sinh, vẫn đúng.
Nhưng việc đánh giá định nghĩa nào mới là định nghĩa đúng theo tớ thì lại chủ quan . Như của cậu và Play_ground . Ps: tớ thấy cái âm thanh của Claude giống như ảnh của âm thanh tác động lên não hơn, sóng táng vào màng nhĩ, màng nhĩ gửi tín hiệu về não -> tín hiệu này chỉ tồn tại khi có người nghe vì bản thân nó là sản phẩm của người nghe nhưng âm thanh thì lúc nào cũng tồn tại vì nó là sản phẩm của vật, việc tạo ra sóng . Cái này làm tớ nhớ đến câu này tuy không sát nhưng cũng từa tựa, con người thường lầm tưởng ảnh của sự việc là sự việc.
Mình ngửi thấy mùi của sự ngu dốt ở đây nhưng chưa chắc chắn nó tồn tại Nếu theo cách hiểu của mềnh thì bạn đang cho rằng duy tâm là sai lầm hoàn toàn(Cứ hỏi lại cho chắc)