Câu 1: âm thanh có định nghĩa khách quan, không phải nguyên nhân khúc mắt. Cái gây tranh cãi là "rừng hoang". Có thể hiểu theo 2 nghĩa: (1) hoang sơ không có dấu chân người, nhưng vẫn có động vật (2) hoang vu, cô tịch, không có động vật. Câu "nên gọi là gì" vốn không có câu trả lời vì nó phạm phải 1 trong những trường hợp ngụy biện (line-drawing fallacy). Nó xuất phát từ 1 câu hỏi Phật học về chiếc ly cà phê.
đang có 1 vụ cần dịch từ Nhật sang Việt thì vướng cái lạp tử này cái này là bên vật lý nếu dịch từ Nhật -> Anh thì lạp tử chính là particle http://chanhkien.org/2141.html http://forum.gamevn.com/showthread.php?t=645176&page=8 đang thắc mắc là cái này ở VN mình gọi là gì
"Vắng anh thì chợ vẫn đông", và tất nhiên loài người có hay ko thì cũng chả ảnh hưởng j tới mặt trăng cả.
Về cơ bản, một thứ được xem là tồn tại là vì nó có tác động đến 1 cá thể nào đó, nếu có tồn tại 1 thứ mà nó chẳng hề có tác động gì đến những cá thể khác thì sự tồn tại của nó là vô nghĩa, cho dù nó có tồn tại đi nữa thì cũng có thể xem như không tồn tại. Nhưng "có thể xem" và "thực sự" là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Và trường hợp trên khác hẳn câu hỏi ở đề đưa ra, mặt trăng vẫn tồn tại cho dù chúng ta không nhìn vào nó, vì nó vẫn tác động lên những cá thể khác => Không thể xem như nó không tồn tại. Ý này thì tui đã nêu ngay từ đầu rùi, con người được xem là con người chính vì sự bổ sung qua lại giữa duy vật và duy tâm, nếu thiên về 1 phía thì ta sẽ là con vật hoặc 1 thứ vô tri vô giác nào đó. Nhưng với tui, duy tâm là lý thuyết, còn duy vật là thực tế. Lý thuyết tuy không phải lúc nào cũng đúng, không phải lúc nào cũng sai, nhưng lý thuyết đúng chưa chắc thực tế sẽ diễn ra như lý thuyết mà còn tùy các điều kiện khác nữa. Thực tế thì luôn luôn đúng, nhưng nếu không có lý thuyết thì chúng ta cũng không có thực tế. Duy tâm, nó hài chính vì nó chỉ là lý thuyết. PS: Câu trên không có ý nói duy vật luôn luôn đúng đâu nhé. Vẫn chưa hiểu ý tui à? Cho dù không có bất kỳ tín hiệu nào từ mặt trăng đến với con người thì nó vẫn tồn tại vì nó là 1 mắt xích quan trọng của hệ mặt trời, giả dụ như trình độ khoa học của chúng ta vẫn chưa phát triển đến mức có thể nghiên cứu về hệ mặt trời, chúng ta không biết cái gì tạo nên hệ mặt trời, chúng ta lại không nhìn thấy mặt trăng, như vậy với chúng ta thì mặt trăng không tồn tại (lý thuyết), nhưng nếu không có mặt trăng thì hệ mặt trời sẽ thiếu đi một mắt xích (thực tế). Thậm chí biết đâu trong hệ mặt trời còn những hành tinh khác mà hiện tại chúng ta chưa biết, nhưng nếu chúng tồn tại, không phải vì không biết mà ta phủ nhận sự tồn tại của nó. Lại cho 1 ví dụ khác, khi một đứa trẻ ra đời, nhưng bị tước khỏi tay của bố mẹ nó (bị bắt cóc chẳn hạn), như vậy theo duy tâm có thể chứng minh quan hệ huyết thống của đứa bé đó không tồn tại. Khi đứa bé lớn lên, người ta gọi nó là đứa trẻ không cha không mẹ, không ai phủ định điều đó vì nó không biết cha mẹ nó là ai, cả cha mẹ nó cũng không biết nó còn sống hay đã chết...Như vậy, với đứa bé thì cha mẹ nó không tồn tại, với cha mẹ đứa bé thì đứa bé không tồn tại. Nhưng ai cũng biết rõ, 1 đứa bé không thể từ lổ nẻ chui lên, như vậy sự tồn tại của cha mẹ nó là điều chắc chắn không thể chối cãi, dù người ta không biết đến sự tồn tại đó. Cho nên tui mới nói nên phân biệt rõ "sự không tồn tại" của 1 cá thể và "sự thiếu nhận thức" về 1 cá thể. tất nhiên nếu tui đánh đồng duy tâm với tôn giáo thì đã không cần dùng đến từ duy tâm rồi. Quan niệm ý thức có trước ấy à? Xin thưa từ thủa khai sinh lập địa, khi trái đất còn chưa thành hình, còn chưa có cái gọi là tế bào hửu cơ, vậy ý thức ở đâu ra? Hình dạng cơ bản và nguyên thủy nhất của các tế bào hữu cơ là phân tử-nguyên tử gì gì đó, vậy những thứ này có ý thức không?
người ta hay nói : " Biết thì nói không biết thì dựa cột mà nghe " , đâu đâu chen vào rùi phán 1 câu y như rằng
Thật ra thì cá nhân không bị vướng mắc lắm với định nghĩa rừng hoang. Ngay từ đầu trong óc đã tự nêu lên hai khả năng có thể xảy ra đối với cụm từ "rừng hoang", đó là rừng hoang đối với người hay đối với tất cả sinh vật? Thật ra thì phạm trù "tất cả sinh vật" khó mà xảy ra khi vẫn tồn tại các dạng thức sống nhỏ bé có khả năng cảm nhận được rung động, mặc dù người ta không thấy được chúng. Vấn đề lớn nhất đối với mình là từ "âm thanh", vì đã không nhận ra được thành tố quy định ý nghĩa của nó, chính là việc gây ra phản ứng trên sinh vật. Bạn có thể nói rõ hơn về câu hỏi ly cà phê đó không? Và cái gọi là trường hợp ngụy biện (line-drawing fallacy)?
cái này là gundam mà tui có biết tí gì về cái này đâu edit: sau khi mò mẫm một hồi lâu, hình như lạp tử là hạt cơ bản (elementary particle), phiên âm tiếng tàu, tiếng phạn gì đó
Bài trên moi từ đâu ra thế? Câu này đúng. Tuy nhiên về các nguyên nhân, tui không thực sự đồng ý các ý trên.
trời ạ, câu đó là triết học mà lại bảo không phải. chính xác hơn đó là 1 vấn đề về triết học được các nhà vật lý nêu lên. Câu hỏi đó cho thấy vật lý với triết học nó gắn liền với nhau như thế nào
Triết học là điều ko cần dạy...mỗi người đều có triết lý sống của riêng mình! kiểu này khác nào ép mình theo những cái mà mình ko thích !?
vẫn còn cãi nhau.... trong rừng hoang, ko có con người nếu 1 cái cây ngã xuống gây tiếng động, nhưng ko có con người thì có thực sự có tiếng động ko ? trả lời: có. tiếng động thực ra là gì ? là sóng âm lan truyền đến màng nhĩ con người, màng nhĩ thông báo với não rằng đó là tiếng động, đó là 1 dạng tín hiệu do não con người tự quy định đó là tiếng động, chứ thực ra nó chỉ là sóng âm chứ chả có cái gì gọi là tiếng động trên đời này. sóng âm ở đâu ra ? do các phân tử ko khí dao động mà ra, ko có con người sóng âm vẫn dao động. Vậy ko có con người thì ko có màng nhĩ-bộ não, suy ra ko có cái gì để quy định tín hiệu đó là tiếng động, nhưng nó vẫn tồn tại lấy 1 ví dụ: khu vực của bạn có wifi, nhưng bạn ko có laptop hay bất kì cái gì để bit rằng có wifi. 1 ngày nọ bạn mua laptop và vô tình bit được rằng có wifi, thế là bạn lên mang coi fim sex. Như vậy, sự tồn tại của wifi ko phụ thuộc vào bạn có hay ko có laptop, nói cách khác sự tồn tại của tiếng động ko phụ thuộc vào màng nhĩ-bộ não quy định hay ko quy định tiếng động, dù thế nào nó vẫn tồn tại tới đây đặt ra 1 câu hỏi: liệu có cái gì khác mà bộ não ko quy định tín hiệu thì sao, nó có tồn tại ko ? câu trả lời như cũ: có. chỉ có điều con người chưa tìm ra cách để nhận bit "cái đó" mà thôi
hồi trước tui có đọc cái mẩu trong bài báo là các nhà khoa học đã biết trứng có trc hay gà có trc, câu trả lời là trứng có trước, hình như là con gì gần với gà đẻ ra trứng nở ra con gần gà hơn, cứ như vậy trứng nở ra con gà (quá trình tiến hóa). tui nhớ là đã đọc vậy, cũng hơi lâu rồi, k biết là có đúng k
Triết học là môn khoa học nghiên cứu về các môn khoa học(Triết học Mac-Lênin). Triết học khác triết lý sống. Có bài viết kêu là câu hỏi mục đích ban đầu là VLy mà Ngại giở lại lắm Mờ đây là một chủ đề thảo luận trong thời gian tới mình định thực hiện nên các bạn cứ chém thoải mái