DUEL CHO CÁC "ANH HÙNG HÀO KIỆT"_Miễn chat,chit

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi Guo Jia, 17/2/04.

  1. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Nhà Tây Sơn chú biết xuất thân từ đâu không. Quân Tây Sơn ở đâu vậy. Cả quân Tây Sơn và nhà Nguyễn đều là người Bắc chuyển vào.
    Chứ người Nam ở đó, đã bị các chúa Nguyễn thu phục hết rồi. Chú phải chịu khó hiểu rộng vấn đề thì anh mới vui được. Forzza Goujia
     
  2. Cigar

    Cigar Độc Xà Vương

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    5,710
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Stalig nói thế thì quá mâu thuẫn,nói vậy thì Hung Nô là người phương Bắc,có cái thế thuỷ hoả gì đó,đang phải quét sạch Trung Nguyên từ lâu rồi mới phải chứ.
    Chu Nguyên Chương là ngừơi Trung Nguyên,đang ra khi đánh với giặc Hồ Nguyên thì ông ta phải vong mạng chứ sao có thể lập ra triều Minh???
    Nếu căn cứ vào đó thì Giang Nam đầu hàng nhà Nguỵ ngay từ đầu cho rồi,do đó chỉ có thể nói,nơi nào thịnh,nơi nào suy là tuỳ thời,không tuỳ vị trí.chnẳg qua Km thất bại là vì sức ông không địch nổi với cái vượng khí phương Bắc vào thời điểm đó mà thôi.
     
  3. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Thế bác không thấy lịch sử thì toàn Hung Nô xuống đánh Trung Hoa à?
    Nếu không tôi xin hỏi bác tại sao phải xây Vạn lý trường thành ở phía bắc mà không phải ở phía nam.
    Các nước phương nam chưa bao giờ đi bắc phạt mà chiến thắng được. Nếu có chiến thắng thì chẳng qua là đẩy lùi được đối phương ra khỏi bờ cõi thôi, chứ chưa bao giờ giành chiến thắng và chiếm được lãnh thổ của họ
    Còn Kim đô hộ Tống, Mông tiêu diệt Kim rồi châu Âu làm thịt châu Phi, rồi thập tự chinh nữa. Bác thử tìm đọc xem.
    Còn chuyện thủy hoả là tôi lấy từ giáo trình của môn cơ sở văn hoá đó. Em học từ tại chức ngoại ngữ đó
     
  4. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Các bác cứ đọc đoạn này nhé, suy nghĩ sẽ thay đổi đó
    Cái tên Mông Cổ (Mongol) được nói đến sớm nhất trong sử sách Trung Quốc từ thế kỷ thứ 8. Nhưng về sau , người Mông Cổ thành 1 liên minh bộ lạc Tarta cầm đầu, chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, người ta thường dùng tên Tác ta để chỉ chung cho người Mông Cổ, theo tôi biết ngạn ngữ Nga có câu “Khách không mời mà đến, tệ hơn giặc Tác ta”, còn trong sử sách Trung Quốc và nước ta thì phiên âm là ”Thát Đát”.
    Người Mông Cổ có lẽ lŕ hạu duệ hoặc 1 nhánh của người Hung nô. Họ vốn lŕ 1 trong những giống dân du mục sống tręn các đồng cỏ ở miền đông bắc xứ ngoại Mông thuộc CHND Mông Cổ ngày nay, khoảng giữa 2 con sông Onon và Keroulene
    Người Mông Cổ thuộc chủng tộc Mongoloit giống chúng ta. Đặc điểm nổi bật là da vàng, mặt rộng , mũi thấp, trán cao, mắt xếch, môi dày, râu cằm thưa, tóc cứng và đen. Bóc người của họ thấp nhưng vạm vỡ. Do sống trên thảo nguyên, cận sa mạc Gobi có thời tiết vô cùng khắc nghiệt (ban ngày nhiệt độ có thể lên đến hơn 40 độ C, trong khi ban đêm nhiệt độ có thể xuống dưới 0) nên người Mông Cổ có sức chịu đựng dẻo dai và rất khỏe mạnh.
    Trong chiến đấu, người lính Mông Cổ có thể chịu đựng đót khát hàng tuần, hàng tháng ròng rã. Khi ra trận họ nấu chín thịt dưới yên ngựa, ngồi ăn trên mình ngựa, ngủ trên mình ngựa và nếu có chết thì cũng chết trên mình ngựa (đừng có hiểu lung tung nhé). Vì vậy khi xuất trận, đoàn quân Mông Cổ bao giờ cũng tiến công thần tốc và di chuyển đội hình chiến đấu nhanh như chớp
    Sách Hắc Đát sử lược ghi rằng: Ngay từ thuở ấu thơ, trẻ con Mông Cổ đã được huấn luyện trên mình ngựa và tập bắn cung. Khi biết bò biết lẫy, trẻ con Mông Cổ đã dược đặt ngồi trên 1 tấm ván buộc chặt vào mình ngựa và cùng với mẹ đi khắp nơi trên thảo nguyên.
    Đến 3 tuổi, chúng đã ngồi quen trên lưng ngựa, đến 5 tuổi, người Mông Cổ đã tập cho trẻ con sử dụng những loại cung tên nhỏ, đến khi trưởng thành, chúng đã thành thục và quen săn bắn.
    Cần nói thęm rằng khi phi ngựa hay săn bắn, người Mông Cổ đã quen đứng kiễng chân hay rạp mình xuống chứ không bao giờ ngồi im trên lưng ngựa. Với thế phi ngựa lao vút như tên vậy chẳng những người xạ thủ Mông Cổ trở nên nhanh nhẹn phi thường mà kỹ thuật sử dụng cung tên, gươm giáo trong chiến đấu còn gia tăng hiệu quả gấp bội lần
    Không chỉ vậy giỏi kỵ xạ mŕ ngay cả bộ xạ người Mông Cổ cũng đạt đến mức độ rất cao. Họ có thể bắn cung xuyên thủng cả những lớp ván dầy
    Do sinh trưởng và lớn lên trên mình ngựa, quanh năm lại chuyên săn bắn trên đồng cỏ nên người Mông Cổ đã sớm có ý thức tổ chức đội ngũ chiến đấu và nhất là rèn luyện kỵ binh
     
  5. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Đối với người Mông Cổ thì vùng săn vắn lý tưởng nhất là những đồng cỏ cao, đồi sỏi đá hay đồi cát. Ở đó có nhiều hồ đầm là môi trường thiên nhiên thu hút nhưng loại cầm thú như sếu, thiên nga, hạc… hoặc loài chó sói, lừa, ngựa rừng …. Người Mông Cổ có khả năng săn bắn hàng trần, hàng tháng trên các thảo nguyên mà không biết mệt.
    Đối với họ, săn bắn là 1 nhu cầu của cuộc sống là 1 hoạt động say sưa, nhộn nhịp nhất như khi chiến đấu trên mình ngựa.. nơi cư trú của người Mông Cổ thường là những vùng núi thấp có triền thoai thoải phủ cỏ xanh và rừng thưa nhất là vùng có nguồn nước.
    Vào mùa hè họ lánh xa đồng cỏ cháy nắng và lùa súc vật lên vùng cao tìm đến những đồng cỏ xanh tươi hơn. Cứ thế, mỗi bộ tộc Mông Cổ đi tìm mục trường riêng cho mình và chiếm cứ vùng đồn cỏ xanh tươi ấm áp 1 thời gian/
    Người Mông Cổ chỉ uống sữa ngựa vŕ ăn thịt dê. Nhưng họ chỉ ăn những con thú già hay bị chết. Còn việc nuôi thú, họ cốt để lấy sữa làm koumiss (Sữa chua), pho mát (thứ pho mát được ngâm trong muối và cứng như đá) hay lấy da, lông thú Họ cũng không dùng các loại ngũ cốc làm thực phẩm. Ngoài ra học hỉ ăn thịt các loại thú rừng săn bắn được, hay các loài cá chài lưới được. Kkôi khi, họ còn nuôi trâu để lấy thịt nhưng lại không luộc hay nấu chín mà thui
    Riêng với người Mông Cổ, ngựa đã trở thành nhân tố quan trọng trong chiến đấu nên họ không bao giờ giết thịt ngựa kể cả khi phải chịu chết đói.
    Ngoŕi ra, họ cňn biết nuôi thú lấy phân phơi khoo để dùn g trong việc đun nấu. Riêng các loại thú lớn như trâu bò, trâu yak, lạc đà thì họ dùng để kéo xe
    Đến mùa đông giá rét, họ lùa súc vật đi tìm nơi trú ẩn ở những chỗ ít rét hơn với cỏ khô dành sẵn cho chúng. Trong 1 năm, bầy thú di chuyển từ nơi này qua nơi khác từ 10 đến 12 lần. Theo thời gian, bầy thú mất dần bản năng dã thú và hoàn toàn lệ thuộc vào sự chăm sóc của con người.
    Chính đời sống du mục của người Mông Cổ đã khiến cho họ sớm có ý thức tổ chức 1 xã hội định cư như một đoàn trại và tìm cách trao đổi những thứ cần dùng với các bộ lạc khác. Đồng thời cuộc sống cũng dạy cho họ cách tổ chức đại bản doanh với đội quân thiện chiến để có khả năng bảo vệ đàn súc vật và lãnh thổ của họ
     
  6. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Do cuộc sống du mục nên người Mông Cổ không làm nhà theo kiểu chắc chắn như người phương Nam mà họ chỉ dựng những mái chòi hình cầu. (Tôi cũng không biết có sự liên hệ nào giữa nhà của người Mông Cổ và người Eskimo hay không, người Eskimo trước đây sống ở miền bắc nước Nga rồi di cư sang Bắc Mỹ theo eo biển Bering).
    Mỗi lần di chuyển hay săn bắn, Khả Hãn đi đến đâu thì tướng lĩnh và quân đội đi tới đó, như thế gọi là khởi doanh. Và tất cả đàn gia súc đều đi theo sau. Khi đến nơi có đồng cỏ và nguồn nước họ dừng lại và dựng lều trại, như thế gọi là định doanh
    Sách Hắc Đát sử lược ghi chép về nhà ở của người Mông Cổ như sau:
    “Thứ nhất là Yên Kinh chi chế: Loại này được kết bằng nhiều thân cây liễu, có thể cuốn lại hay giăng ra: có mái khum hình bán cầu và cửa ra vào. Bao quanh là lớp da thú. Loại ngau có thể để nguyên trên lưng ngựa khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác
    Thứ hai là Thảo Địa chi chế được kết bằng thân cây liễu và dùng da thú bao quanh Loại này cố định và khi di chuyển phải dùng xe chở”.
    Trong nhật ký, Marco Polo viết: “Vào mùa đông, người Mông Cổ đến ở vùng bình nguyên, nhờ khí hậu ôn hoà, cỏ cây tươi tốt lại sẵn nước và rất thuận lợi về chăn nuôi. Khi mùa hè đến, họ di cư vào các vùng núi cao hang lạnh; điều đó cũng không ngoài nhu cầu sinh hoạt. Họ biết dùng thân cây kết theo hình vòng tròn làm nhà ở, khi di chuyển lại mở ra mang theo. Cửa ra vào hướng về phía nam.
    Các loại xe của họ thường bao quanh bằng da thú rất bền và kín; dù mưa bão cũng khó mà thấm vào được. Lạc đà cũng được dùng nhiều nhát để kéo xe trong các lần di chuyển…”
    Trong quyển Lịch sử Mông Cổ nhà sử học Ohsson đã viết: “Từ lâu đời, người Mông Cổ đã biết dùng thân cây nhỏ làm nhà, hình tròn, cao ngang tầm người đứng, xung quanh bao bọc bằng da thú, cửa ra vào luôn trổ về hướng nam. ở phía bên trên có lỗ thông hơi với khói bếp; lỗ trống này được gọi là Thiên Song
    Do cuộc sống săn bắn và du mục, người Mông Cổ không bao giờ biết đắp thành xây luỹ, điều này đã khiến họ phải trả giá trong những lần công thành, tôi sẽ kể sau. Nhưng bù lại việc di chuyển liên tục đã khiến nếp sống và sinh hoạt của người Mông Cổ được quân sự hoá. Vì vậy, trong các cuộc trường chinh hàng vạn cây từ Á sang Âu, quân đội Mông Cổ không hề biết mệt mỏi là gì.
     
  7. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    (tiếp theo)
    Đối với người Mông Cổ, ngựa là loài vật quan trọng nhất trong đời sống du mục. Trên bình nguyên rộng lớn, những cánh đồng cách nhau hàng trăm dặm thì ngựa là phương tiện giao thông hiệu quả nhất. Ngựa Mông Cổ thấp, chân to, lông dày, cổ nở không đẹp và oai bằng ngựa Ả rập nhưng lại có sức khỏe và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
    Người Mông Cổ rất coi trọng việc chăm sóc gia súc nhất là thuần dưỡng ngựa. Họ huấn luyện ngựa giống ngay trừ khi nó được 1 vài tuổi. Vì vậy, khi được 3 tuổi trở lên, giống ngựa Mông Cổ đã trở nên thuần thục phục tùng chủ nó mà không hề cưỡng lại. Đối với ngựa bất kham, người Mông Cổ thường bỏ đói hay buộc dây cương ngắn khiến đầu nó phải ngất lên cao. Cho đến lúc nào con ngựa mỏi gối chồn chân, hét thái độ ương ngạnh thì họ mới thả và cho chúng ăn uống
    Trong các cuộc chiến tranh, chiến lợi phẩm mŕ người Mông Cổ quan tâm nhất lŕ ngựa, họ luôn těm cách bổ xung đoàn chiến mã của mình.
    Trong thời gian chinh chiến, ít khi người Mông Cổ cho ngựa ăn nhiều vì theo họ trong lúc đang di chuyển khó nhọc, ăn vào ngựa dễ sinh bệnh. Trong khi đó, các bộ lạc ở phía nam Trung Quốc lại cho ngựa ăn uống nhiều dọc đường nên ngựa rất hay đau yếu
    Sau những trận chiến, kỵ binh Mông Cổ thản nhięn nhảy xuống ngựa mŕ không cần buộc dây cương. Bới loŕi chiến mă Mông Cổ nŕy, chúng được huấn luyện thuần thục, rất ít khi hí vang cũng không dám dời chỗ dù suốt cả ngày cũng vậy trừ khi đêm xuống phải lùa chúng tập trung vào 1 nơi có nguồn cỏ non. Đến sáng , người lính Mông Cổ có thể thắng yên trên lưng ngựa mà không cần cho ăn uống tiếp
    Các tổ chức huấn luyện ngựa của người Mông Cổ khá độc đáo. Cứ mỗi đàn ngựa thường từ 400-500 con được giao cho 1 người cai quản gọi là “quản mã quan” và mỗi ngày 2 lần, sáng và chiều, quản mã quan phải đến tiếp nhận số ngựa được giao, xếp đứng thành vòng tròn trước cửa dinh chủ soái rồi sau đó mới giải tán để bắt đầu huấn luyện
    Người Mông Cổ cňn phân biệt ra lŕm 2 loại chiến mă. Loại ngựa chưa bị lai tạo gọi lŕ Công mă cňn loại đã bị lai giống là Loa mã. Trong đàn ngựa, người Mông Cổ thường cho Công mã làm con đầu đàn và có nhiệm vụ kiềm chế năm sáu chục Loa mã. Công mã thường rất khoẻ và hung hăng khiến Loa mã phải khiếp sợ
    Lúc lâm trận, người lính Mông Cổ dùng cả cặp ngựa do và họ chiến đấu rất xuất sắc. Mỗi khi ngựa mỏi mệt thì người lính Mông Cổ đổi ngựa, còn khi người mệt mỏi thì họ có 1 ống kim loại nhọn để đâm vào cổ ngựa rồi uống huyết ngựa. Chính điều này khiến cho chiến binh Mông Cổ luôn khỏe mạnh và không mất nhiều thời gian khi truy kích kẻ địch
    Vũ khí chính của người Mông Cổ lŕ cung tęn. Họ có thể důng cung tęn với mọi tư thế: nằm rạp, ngồi thậm chí đứng trong khi ngựa đang phi nước đại mà vẫn có thể buông tên chính xác. Ngoài ra, người Mông Cổ còn hay dùng đoản đao và lao phóng, tất cả đều phát huy sức mạnh tối đa khi có góp sức của tốc độ.
    Với đội quân này Thành Cát Tư Hãn đã rất tự cao trong câu nói bất hủ:
    “Dưới triều đại chúng ta, hễ vó ngựa Mông Cổ tới đâu là nơi đó sông phải cạn, núi phải tan, cây cỏ phải cúi mình…”
     
  8. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    (tiếp theo)
    Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân đội thế giới phải nhìn nhận 1 cách nghiêm túc về thiên tài quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Thiên tài của ông trước hết là ở chỗ tổ chức quân đội Mông Cổ thiện chiến và nghệ thuật dụng binh, làm cho đảo lộn chiến pháp quân sự thời đó.
    Dưới thời Thŕnh Cát Tư Hăn, người Mông Cổ được tổ chức theo chế độ tận dân vi binh, nghĩa là mỗi người dân Mông Cổ đồng thời là người lính khi. Trong xã hội Mông Cổ, tất cả đàn ông từ 15- 70 tuổi đều là lính. Sách Hắc Đát sử lược chép “Người ta tình cờ bắt gặp 1 đoàn người Mông Cổ trên đường về Tây Vực. Lúc này, trẻ con mới 12, 13 tuổi nhưng họ dự tính rằng phải di chuyển mất vài ba năm khi về tới nơi chúng vừa kịp tuổi trưng binh, phục vụ dưới lá cờ của Đại hãn. Điều đáng chú ý là lối trưng binh của Mông Cổ rất đơn giản và chặt chẽ”
    Hệ thống quân đội dưới thời Thành Cát Tư Hãn được tổ chức như sau:
    Họ lấy đơn vị cơ sở là 1 tiểu đội bao gồm 10 kỵ binh. Người chỉ huy được gọi là thập phu trưởng.
    10 tiểu đội thành bách phu đội, khi cần thiết có thể chia làm 2 phân đội. Người đứng đầu là bách phu trưởng.
    10 bách phu đội hợp thành thiên phu đội. Đây là đơn vị chiến đấu quan trọng của người Mông Cổ, khi cần cũng có thể tách ra làm 2. Đứng đầu thiên phu đội là thiên phu trưởng
    10 thiên phu đội hợp thành vạn phu đội, tương đương cỡ 1quân đoàn. Đây là đơn vị chiến thuậtcao nhất trong quân đội Mông Cổ. Người chỉ huy là vạn phu trưởng do đích thân Thành Cát Tư Hãn lựa chọn
    Tuỳ theo thực tế của từng trận chiến, có khi Thành Cát Tư Hãn họp lại 2 hay 3 vạn phu đội làm 1 rồi giao cho 1 tướng lĩnh có tài cầm quân hoặc chính do con của Hãn chỉ huy các đoàn hùng binh này.
    Ngoài ra có 1 đội cấm vệ quân do Đại Hãn trực tiếp chỉ huy. Đội vệ binh này, người Mông Cổ gọi là Khiếp tiết (Kachik) có nghĩ là chịu ân huệ, được sủng ái thân cận, là sự tận tuỵ trung thành. Đội quân này được Thành Cát Tư Hãn tổ chức vào năm 1204. Việc lựa chọ cấm vệ quân rất chặt chẽ. Có 2 phẩm chất bắt buộc của mỗi Khiếp tiết là gan dạ và trung thành.
    Nhiệm vụ của Khiếp tiết: Trong thời chiến, họ là mũi nhọn xung phong, vây hãm trận địch cào trong thời bình thì họ là vệ binh cho Thành Cát Tư Hãn. Họ là đội quân khét tiếng của Mông Cổ và là bách chiến bách thắng trong thời đó.
    Tuy nhięn lính Khiếp tiết được ân sủng rất nhiều từ Đại Hãn và được xếp ngang hàng với thiên hộ quân ở bên ngoài. Do thắng lợi của các cuộc chinh phạt ngày càng lớn nên số quân Khiếp tiết ngày càng lớn. Lúc Thành Cát Tư Hãn mất số quân của đội này lên đến 13 vạn
    Toŕn bộ quân đôi Mông Cổ được đặt dưới mệnh lệnh của người chỉ huy tối cao lŕ Thŕnh Cát Tư Hăn . Dưới Thŕnh Cát Tư Hăn lŕ bộ chỉ huytối cao quân đội Mông Cổ. Thành phần của bộ chỉ huy tối cao này gồm toàn những người thân tín và có tài chỉ huy quân sự. Nhờ vậy nên bất cứ khi nào và ở đâu, tinh thần đoàn kết trong nội bộ vẫn được duy trì.
    Chính Thành Cát Tư Hãn là người đã thống nhất được ý chí của quân đội Mông Cổ. Nhờ vậy, Thành Cát Tư Hãn đã khá thành công trong côn cuộc trường chinh, đẩy các bộ lạc miền Trung Á, các công quốc phương Tây và đế quốc Đại Kim, Nam Tống đến chỗ mất nước. Để thực hiện được ý chí đó, Thành Cát Tư Hãn đã thiết lập 1 kỷ luật nghiêm minh đối với mọi thành viên trong xã hội Mông Cổ. Mỗi thành viên có bổn phận phải tuyệt đối trung thành với bộ tộc mình và Đại Hãn, nếu trái lệnh của Đại Hãn sẽ bị trừng phạt. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn hình phạt kỷ luật là:
    Nếu giết người vô cớ, cướp của, thông dâm, hiếp dâm: tử hình
    Trong lúc chiến đấu mà đào tẩu hay nhân lúc chiến trận mà cướp phá của dân: tử hình
    Trong lúc chiến đấu, bắt được quân phục lẫn nhau mŕ không trả chủ sở hữu hay chỉ lo cho an nguy cá nhân mŕ không tuân lời chỉ huy: tử hěnh
    Důng thuốc độc, bùa ngải hại người: tử hình
    Ba lần làm mất tài sản của người khác gửi cho mình, dung nạp nô lệ bả trốn hay cất giấu những tài liệu, của cải lượm được: tử hình.
    Quân binh phao tin đồn làm hoang mang dư luận: tử hình…
    Mông Thát bí lục chép: “Bất cứ quân binh nào khi lâm trận, nếu không triệt để thi hành mệnh lệnh dù có thành tích vẫn bị xử tội. Cướp được thành địch, mọi chiến lợi phẩm đều chia cho tất cả, từ quan đến lính, tuỳ nhiều ít thì sẽ góp lại làm món quà dâng lên Đại Hãn. Đó là lòng thành với Đại Hãn”
    Nhờ kỷ luật sắt này mà toàn thể quân đội và mọi thành viên trong xã hội Mông Cổ đều tuân theo luật pháp của Đại Hãn 1 cách nghiêm minh, thậm chí con trưởng của Đậi Hãn lầ Truật Xích, thống trị Hãn địa bên bờ Aral chỉ vì không tuân lệnh tham dự hội nghị tướng lĩnh đã bị Thành Cát Tư Hãn nổi giận, suýt mất đầu.
    Bận làm đồ án phần sau sẽ viết trong tuần sau
     
  9. roninvn

    roninvn Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    24/6/02
    Bài viết:
    959
    Nơi ở:
    Middle of nowhere
    Chả hiểu bác này post cái bài dài thế để làm gì. Nếu bác định bảo vệ cái "lý thuyết" Bắc đánh Nam là chỉ có thắng thì hơi bị sai lầm đó. Mông Cổ ở phía Bắc nước Tàu, uýnh nước Tàu thất điên bát đảo. Cứ cho là đúng đi. Nhưng bác không biết là Mông Cổ nó ở phía Nam nước... Nga, nó cũng thịt tụi Nga "tận tình" chứ đâu có biết gì là Nam với Bắc.
    Thêm cho bác 1 VD nữa : Thời Xuân thu Chiến Quốc thì bác biểu nước Tần nằm ở phía nào, nước Yên, Hàn thì nằm ở phía nào?
     
  10. Khương Duy

    Khương Duy Guest

    Tham gia ngày:
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    quận Thiên Thuỷ
    Xin mạn phép tiếp lời Roninvn: theo như stalig nói do Bắc thuộc Thuỷ, nam thuộc Hoả nên bắc đánh Nam thì thắng mà nam đánh bắc thì khó. Thế thì năm xưa khi Giặc Nguyên nó đi bành trướng khắp nơi, nơi nào mà nó đi qua thì nơi đó ko còn cỏ mà ăn nữa, thế mà nước Nga nó cũng làm cho kinh hồn bạt vía luôn Nên nhớ là theo lý lẽ của bác Nga thuộc phương bắc ( so với mấy nước châu Á) là thuỷ lại vì là nước khá gần bắc Cực, mùa đông toàn là âm độ ko--> cái này gọi là Đại hồng Thuỷ chứ chẳng chơi đó nha.
     
  11. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Bác lại nói nhảm rồi, Nga lúc đó là 1 nước tính cả văn hoá và địa lý thì đều là nước phương Tây nhé
    Còn phía Bắc Mông Cổ thì chỉ là Xiberi băng giá thôi nhé. làm gì có người ở. Các bác ít xem bản đồ quá
     
  12. roninvn

    roninvn Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    24/6/02
    Bài viết:
    959
    Nơi ở:
    Middle of nowhere
    Chán bác này quá . Xem cái bản đồ đi rồi nói chuyện nhé :




    [​IMG]


    Coi lại cái bản đồ này mới nhớ, ngày xưa tụi Thổ Nhĩ Kỳ (đế quốc Ottoman) nó đánh tụi châu Âu tan nát mà chẳng có ai dóm hó hé :"Mày ở phía Nam mà sao dám uýnh....tao".
    Cứ theo như "lý thuyết" của bác stalig nói thì trên thế giới dân Eskimo là dân uýnh nhau giỏi nhất. vì toàn thấy tụi nó sống ở... Bắc cực, hehehehe
     
  13. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Thứ nhất là bản đồ của bác không trong thời kỳ cũ. Mới mua à :))
    Thứ hai toàn bộ phần trên MC, là Đông và Tây Xiberi. Còn Eskimo chẳng qua họ ít người thôi nhé, chứ còn 1 người Eskimo chiến được 2-3 bác Khựa
    Khẹc, bác lôi bản đồ hồi xưa ra đi
     
  14. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Đành post lại cho các bác xem vậy
    Như vậy là bác GJ duel muốn đấu tôi về chiến tranh Nam Bắc vậy tôi xin trả lời như trên: Ngô không thể đánh Nguỵ là vì Ngô ở phương Nam, Nguỵ ở phương Bắc. Nam thuộc hoả, bắc thuộc thuỷ. Xưa nay chỉ nghe thấy thuỷ khắc hoả mà chưa nghe hoả khắc thuỷ. Thế nên Kim đánh Tống, Mông lại đánh Kim cũng chính là Bắc thắng Nam. Do đó, xưa nay trong lịch sử trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, thường thì Bắc thắng Nam gọi là thuận còn Nam thắng Bắc gọi là nghịch. Thuận thě xảy ra, nghịch thě phải tránh. Không tin các hạ có thể coi lại lịch sử trên thế giới

    Không, bắc nam là vấn đề lịch sử, ở phương bắc thuộc thuỷ tức là xứ lạnh, đất đai không màu mỡ để trồng trọt và để sinh tồn họ phải dựa vào săn bắn, đời sống luôn hiểm nguy nên con người phương Bắc trải qua bao đời luôn có thể chất tốt. Hơn nữa ở xứ lạnh họ cũng cần có 1 sức đề kháng tốt để chống chọi với khắc nghiệt của thời tiết. Điều này lý giải nguyên nhân người phương Bắc có sức mạnh trong các cuộc chiến. Tôi nói ít chú em cố mà hiểu nhiều nhé

    Thế bác không thấy lịch sử thì toàn Hung Nô xuống đánh Trung Hoa à?
    Nếu không tôi xin hỏi bác tại sao phải xây Vạn lý trường thành ở phía bắc mà không phải ở phía nam.
    Các nước phương nam chưa bao giờ đi bắc phạt mà chiến thắng được. Nếu có chiến thắng thì chẳng qua là đẩy lùi được đối phương ra khỏi bờ cõi thôi, chứ chưa bao giờ giành chiến thắng và chiếm được lãnh thổ của họ
    Còn Kim đô hộ Tống, Mông tiêu diệt Kim rồi châu Âu làm thịt châu Phi, rồi thập tự chinh nữa. Bác thử tìm đọc xem.
    Còn chuyện thủy hoả là tôi lấy từ giáo trình của môn cơ sở văn hoá đó. Em học từ tại chức ngoại ngữ đó

    Sách do nhà xuất bản Văn hóa phát hành :))
     
  15. Cigar

    Cigar Độc Xà Vương

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    5,710
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Ronin đưa bản đồ ra là để cho mọi ngừơi xem rõ cái vĩ tuyến của người Mông so với Nga ,thế thôi.
    còn xin nói luôn là ngừơi bắc ở xứ lạnh-->có tố chất tốt hơn do phải đối đầu với cái lạnh và cuộc sống khắc nghiệt-->thế mà Tàu đánh ta đa số đều lấy thịt đè người là chính,quân Thanh 29 vạn bị 1 phần mấy số đó của ta đanh cho tan tác.
    Đọc :'lửa cháy thành Tây đô" võ sư khté tiếng của Tàu so với mấy ngừơi phe ta cũng chả có số mà gì cả...
    Mà nói về Nguyên thì trong sử cũng có nói trận đánh lịch sử thắng quân Nga hoàng trên sông..gì đó(khó nhớ quá ++)
    Lí thuyết này,lí thuyết kia..chẳng qua cũng chỉ có một điều chân lí:Ngô không đánh được Ngụy là vì thủy thổ ở đó không hợp với ngơời Ngô,sức mạnh của Ngô không thể bì được với Ngụy,cũng như ngừơi phương Bắc không tìm cách vượt qua được sông Trường Giang cho đến tận đời Tư Mã Viêm vậy.
     
  16. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Này nhé, Chiêm Thành gọi ta là cha, ta gọi Khựa là thượng quốc, Khựa gọi Kim bằng bố, Kim thì bị Mông nó thịt
    Khổ nhất Chiêm Thành, phía nam chỉ có biển, đành ra bắt nạt cá :))
     
  17. Cigar

    Cigar Độc Xà Vương

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    5,710
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Nếu theo đúng cái lí thuyết đó,thì La Mã thuộc cực nam của châu Âu,cho nên cái đế quốc này chắc chỉ có bắt nạt đựoc cá thôi :))
     
  18. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Nó đóng tàu rồi làm thịt Bắc phi đấy, như trong phim hoàng hâu Cờ lê ô pát đó
     
  19. Cigar

    Cigar Độc Xà Vương

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    5,710
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Dù sao bác nói cũng có lí,em xin thua...
    Nhưng ý em nói là La Mã chắc nó sợ mấy nước phía Bắc lắm,chứ có rảnh mà đánh châu Phi đâu.
    Còn nữa,La Mã nó đánh nước Pháp còn mỗi thành Gô Loa.
    Còn cái chuyện đế quốc thuốc súng Ôtôman thì bác tính sao đây??
     
  20. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Đây là Ottoman nhé:

    Thứ nhất, nhìn bản đồ của bác ta cũng có thể thấy Ottoman đánh nhau là từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam
    Thứ 2 là về sau cũng bị các nước phương Bắc làm thịt

    Đấu với các bác vui thật, phải thế này mới khoái
     

Chia sẻ trang này