Carabao Cup ngày 25-09 có sự góp mặt của 8 đội Premier League. Man United và Burnley bất ngờ dừng bước trước các đội hạng dưới, trong khi Wolves chịu thua Leicester trên chấm phạt đền. Manchester City, AFC Bournemouth, Fulham và Crystal Palace là những đội còn lại bước tiếp vào vòng sau. Chi tiết đội hình ra sân, các cầu thủ ghi bàn, kiến tạo cũng như những diễn biến và thông tin đáng chú ý về các trận đấu tối qua sẽ có trong bài viết: https://vnfantasy.net/carabao-cup-ngay-25-09/
Bán mẹ nó đi chứ đá đỏng đảnh bỏ cm. Ngoài Rô 7 và Si lùn thì hiện tại chả thằng nào đủ tầm để cao hơn đội bóng cả. Neymar, Hazard còn chưa đến tầm huống chi ông Pogba. Để nó lại với thái độ này mới gọi là chơi dao. Thà bán mẹ nó đi rồi tìm cách thiết quân luật lại may ra còn vớt vát được
Nếu thay hlv mà Pog nó nghe lời ông mới thì cũng đc đi. Chứ tiếp tục cái bài ngứa nghề là bật sếp tanh tách thì cho lượn sớm.
JOSE MOURINHO vs. PAUL POGBA: GIỌT NƯỚC EGO Ở thời đại kỹ nghệ này, khi mà những người trẻ thông thạo công nghệ thông tin, có am hiểu bóng đá và vô cùng đam mê… đã tạo ra một thứ nghề nghiệp mới được gọi là “data analyst”, vẻ như những “tuyển trạch viên” (scout) cổ điển đã mất dần đất sống. Song, thực tế, đó chỉ là cảm nhận của chúng ta mà thôi. Những scout vẫn sống, và sống mạnh mẽ. Trước sự tham gia (mà không hề lấn sân) của những data analyst, những scout có thêm trợ thủ đắc lực cho mình trong việc đánh giá một cầu thủ nào đó. Có thể nói, các CLB bắt đầu đi trên hai chân: một chân công nghệ lý tính và một chân cổ điển cảm tính. Vả lại, các scout cũng chẳng hề mất chỗ bởi những data analyst không chỉ làm mỗi một việc đánh giá một cầu thủ nào đó mà CLB muốn mua. Họ còn đánh giá chính cả những cầu thủ đang chơi trong CLB, giúp HLV một tay trong việc lựa chọn đội hình tối ưu nhất ra sân. Và trong cuộc chơi hôm nay, khi mà bóng đá đã trở thành một danh mục đầu tư hứa hẹn lợi nhuận, những data analyst rất có giá trong mắt những người điều hành. Câu chuyện chúng ta sẽ bắt đầu từ Woodward, một nhà điều hành một CLB vĩ đại bậc nhất thế giới. Woodward hiểu bóng đá đến chừng nào? Câu trả lời là rất khó vì chúng ta không một ai đã tiếp xúc với ông (chứ đừng nói tới tiếp xúc đủ lâu) để đánh giá. Nhưng những người như Woodward sẽ tin vào số liệu hơn. Và do đó, nếu đứng trước một báo cáo của Jose Mourinho về Paul Pogba chẳng hạn, Woodward sẽ chỉ mới tin một nửa. Nửa còn lại, ông chờ vào data analyst của Man United cho ông biết trận đấu vừa rồi Pogba chơi như thế nào. Hơn nữa, Woodward cũng có đôi mắt chủ quan của mình. Nếu những dữ kiện mà data analyst đưa cho ông phù hợp với cảm tính nhãn quan của ông, ông sẽ càng tin vào nó hơn. “Ở Man United, bạn phải cống hiến 100%. 95% là không đủ, nhất là khi đối thủ cống hiến tới 101% là đằng khác”. Mourinho mở màn cuộc phản pháo lại Paul Pogba bằng câu nói ấy. Và ông đưa ra quyết định công khai: tước băng đội phó thường trực của Paul Pogba. Điều đó, với một gã như Pogba, nó là một cái tát. 5% cống hiến còn lại của Pogba đã đi đâu mất? Chúng ta thừa sức trả lời câu hỏi đó, khi nhớ lại bàn gỡ hòa của Wolves. Lỗi đều nằm ở Pogba, khi anh che người, giữ quả bóng lại một nhịp và để đối thủ cướp bóng phản công. Tất cả đều nhận ra Pogba đã mắc sai lầm như thế nào. Song, hãy nghiêm túc trả lời câu hỏi này: “Sai lầm đó có phải đến từ sự Không-Nỗ-Lực-Cống-Hiến?”. Nếu không nỗ lực, Pogba không cần cố gắng khống chế bóng thêm một nhịp nữa làm gì, mà thay vào đó, chuyền bóng bất chấp. Nhưng Pogba giữ lại vì anh ta chờ đồng đội dâng lên để từ đó bắt đầu phát động một đợt hãm thành mới. Nhưng không ai ở gần Pogba lúc đó cả. Đội hình của Man United lúc ấy rất có vấn đề. Vấn đề ấy không phải do Pogba. Nó do chính Mourinho gây nên. Fred trả bóng về cho Fellaini, Fellaini đẩy lên cho Pogba, khi Pogba đang ở vị trí tâm vòng tròn giữa sân. Sau đường chuyền của Fred cho Fellaini, Fred không di chuyển. Sau đường chuyền của Fellaini cho Pogba, thêm cả Fellaini cũng không di chuyển. Pogba nhận bóng, cố giữ một nhịp, vẫn không ai di chuyển. Tất cả đều chọn vị trí rất “trời ơi” là ở trong tầm phong toả của các cầu thủ Wolves. Vậy thì trách lỗi một mình Pogba có phải là đủ? Nhưng với Mourinho, chỉ mình Pogba là đủ. Và trong mắt nhiều người xem bóng đá, trách mình Pogba cũng là đủ. Nhưng dữ liệu phân tích sẽ không nói thế. Nhìn passmap, so sánh các chỉ số, rõ ràng Pogba là cầu thủ chơi xuất sắc nhất phía Man United ở trận hòa ấy. Pogba chuyền 100 đường chuyền ở trận gặp Wolves, trong đó 85 đường chuyền ngắn và 15 đường chuyền dài, tỷ lệ chính xác lên tới 84%. Một mình anh tạo ra 4 cơ hội ở trận cầu ấy và 1 trong số 4 cơ hội ấy trở thành cú kiến tạo thành bàn. Và thực sự, pha kiến tạo ấy chính là chút xúc cảm của thứ bóng đá thẩm mĩ, kịch tính và tạo hứng khởi hiếm hoi còn sót lại ở Man United kể từ thời hậu Ferguson. Pogba “lườm rau gắp thịt” khi mắt nhìn về phía khung thành như thể sẽ dứt điểm. Nhưng anh lại nhả bóng nhịp nhàng cho Fred, đúng tầm, vừa cữ. Bàn thắng ấy tưởng sẽ mở ra một đại thắng cho Man United nhưng hoá ra không phải. Nó chỉ là cái cớ để Man United chơi kiểu Mourinho, một lối bóng đá “trước khi thắng thì phải không thua cái đã”. Đúng là Man United đã không thua, nhưng hoà trước Wolves ở Old Trafford là thua. Và nhìn vào passmap, chúng ta nhận ra rằng Pogba phải chuyền ra hai biên quá nhiều. Anh không thể nào triển khai bóng hướng lên trên một cách tích cực, vì ở trên, gần như rất vắng bóng các đối tác tấn công của anh. Nhìn vào heatmap, chúng ta quá hiểu. Cả Sanchez, Lingaard, Lukaku đều cực ít khi thâm nhập vòng cấm đối phương. Không phải là họ không muốn làm điều đó, hay không thể làm điều đó. Trong khi đó, Fellaini, Fred và Valencia hầu như chỉ chơi ở phần 1/3 sân trung tâm. Người hiếm hoi thỉnh thoảng có những khi dâng lên là Shaw. Nhưng mình Shaw là không đủ. Lối chơi của Mourinho yêu cầu tất cả họ phải như thế. Và đó là lý do Pogba than thở rằng “ở sân nhà, lẽ ra phải tấn công, tấn công và tấn công”. Vậy thì có ai hiểu rằng Pogba đang cảm nhận anh đang là một bộ não đơn độc thực sự ở Man United hay không? Khá buồn là có vẻ rất ít người bênh vực Pogba. Dường như họ bị cú mất bóng tội lỗi kia của anh làm khuất hết tầm nhìn. Trên tờ The Times, tay bút Paul Hirst thậm chí còn cho rằng Mourinho đã đúng. Trong bài viết ấy, Hirst còn viện dẫn 14 “điều răn đội trưởng” của cựu đội trưởng huyền thoại Gary Neville để chỉ trích Pogba. Cụ thể, ông ta dẫn điều thứ 2 “Hãy cống hiến 100% mọi lúc” và điều số 7 “Hãy tận hiến mọi thứ bạn có cho nghề này để không phải nuối tiếc”. Những trích dẫn ấy quá giống với cái gọi là “chỉ chơi có 95% sức” mà Mourinho đã nói về Pogba. Và nó dẫn dụ người đọc đến những bình luận rất khắt khe. Thậm chí, có kẻ còn bình luận ác ý rằng “Pogba đang tỏ ra mình là một đại ca ghetto (da đen) của một băng đảng khi rời khỏi sân cỏ”. Và gã Hirst này đã cố tình quên điều 8 và 9, trong “14 điều răn đội trưởng” của Neville. Điều 8, đại ý Neville nói phải có một “cá tính, một tính cách riêng của mình khi chơi cho Man United” và điều 9, Neville nhấn mạnh phải là người dám chấp nhận rủi ro (risk taker) vì đó là bản lĩnh của một người cầm đầu. Vâng, cú mất bóng của Pogba chính là bản lĩnh của một “risk taker” thực sự và việc bày tỏ quan điểm của mình trên vận mệnh đội bóng cũng như cách hành xử của Pogba trong phòng thay đồ lẫn trên sân đều cho thấy anh có một cá tính rất rõ rệt. Nhưng Mourinho không thích thế. Mourinho chỉ giỏi nhất khi ông ta mới là cá tính duy nhất, thủ lĩnh duy nhất. Vì thế, ông thành công ở Porto, ở Inter, hai đội bóng mà văn hoá của nó khá gắn liền với hai tiếng “gia đình”, nơi cần một người làm chủ. Và ở Chelsea thời kỳ đầu, Mourinho thành công bởi lúc ấy Chelsea còn là một CLB chưa hề định hình phong cách, còn bé nhỏ so với các đại gia châu Âu và đang rất cần một lãnh tụ chỉ lối cho mình. Khi Chelsea lớn mạnh, Mourinho lập tức “bình thường” khi tái hợp cùng nó. Mourinho có lẽ nên nhớ chính ông là người đã rắp tâm lôi kéo bằng được Pogba trở lại Old Trafford. Ông thừa hiểu, với những CĐV Man United, sau khi trải qua những cơn buồn nản với Moyes, Van Gaal, họ rất cần một động lực hồi sinh theo kiểu “make it great again”. Việc Mourinho mang được Pogba về Old Trafford không khác gì một cú hích mạnh mẽ vào tinh thần của những CĐV đang yếu lòng ấy. Nhưng thay vì hô vang tên ông, họ đã hô vang tên Pogba trong những ngày đầu anh ấy trở về. Và Mourinho cũng đã quên mất rằng, chính Pogba thú nhận anh luôn để Man United trong tim, và anh muốn quay lại nơi ấy. Đó là tuổi niên thiếu của anh. Và anh quay lại Old Trafford không chỉ vì Mourinho. Đó chỉ là lý do bé mọn nhất trong các lý do. Lý do lớn hơn cả là Pogba vẫn muốn được chơi bóng cùng những cậu bạn từ thời học viện, như Lingaard, như Januzai… và cả đồng đội ở tuyển Pháp là Martial. Nhưng Mourinho cư xử với những người trẻ ấy như thế nào? Và việc Pogba, với ý thức rõ về giá trị và sức nặng của mình ở CLB, đã đứng ra bảo vệ họ, có xứng đáng được ngợi khen hay không? Pogba từng ngồi hàng giờ liền chỉ để xem các đường chuyền của Paul Scholes khi anh còn ở học viện của Man United. Anh học rất nhiều từ nó, và học được rằng kiến tạo cũng thú vị chẳng kém gì ghi bàn. Sang Juve, anh kinh ngạc với Andrea Pirlo. Chính anh từng nói với Marchisio rằng “Ơ, tài thật, thế đ.. nào mà tôi thậm chí còn chả kịp thấy Giovinco chạy cơ, mà Andrea đã chuyền một phát chuẩn như thế”. Và rồi, Pogba học được thêm của Andrea Pirlo những kỹ thuật chuyền tinh tế. Trận Wolves vừa rồi, chính anh đã có những cú chuyền điểm rơi ở cự ly trung bình đẹp và chuẩn tới mức bất kỳ một cầu thủ tấn công nào cũng mong được hỗ trợ như thế. Nhưng không ai nhớ cả. Họ chỉ nhớ cái “5%” mà Mourinho nói mà thôi. Vậy thì hãy ghi nhớ câu này, thật kỹ. Chính Pogba học được từ Paul Scholes và Andrea Pirlo một điều lớn lao nhất, chứ không phải chỉ là những đường chuyền. Đó là “không sợ mắc sai lầm”. Cả Paul và Andrea đều tự tin rằng nếu họ chuyền 1 đường bóng tồi, tất cả đồng đội của họ đều sẽ tin rằng sau đó họ có thể chuyền 9 đường bóng tuyệt vời. Paul Pogba cũng đang có được niềm tin ấy từ đồng đội nhưng Jose Mourinho thực sự đang cố tình phá hủy nó. Và tại sao Mourinho phá hủy nó? Có thể, đó là thói quen. Ông cần lái sự chú ý vào điểm khác sau khi không thành công. Như trận thua trước Lampard ở Carabao Cup vừa rồi chẳng hạn. Thua xong, ông nói về băng đội phó thường trực của Pogba và “cảm nhận không hay” khi thấy Phil Jones bước lên chấm luân lưu. Tạị sao ông không nói về lý do Man United không thể ghi thêm bàn thắng trước đối thủ yếu hoặc một phân tích chuyên môn nào khác? Lựa chọn ấy của ông, không chỉ có Chúa mới hiểu. Trong bài nói chuyện gần đây nhất trên tờ Financial Times của tỷ phú David de Rothschild, ông đã thừa nhận rằng “cực kỳ cảm hứng với D.Deschamps sau World Cup 2018 vì đó là một HLV đã xây dựng được tinh thần tập thể đè bẹp những cái tôi”. Tại sao Deschamps làm được điều đó, khi có một cái tôi to đùng trong đội là Pogba còn Mourinho thì không? Và phải chăng lời chúc mừng nhưng đầy ám nghĩa mỉa mai của ông cho Pogba sau World Cup đã cho thấy tất cả: ông muốn ở Man United, chỉ duy nhất 1 cái tôi (ego) của ông tồn tại? Pogba có tinh thần đồng đội, có tinh thần tập thể với những Qủy đỏ khác không? Các bạn đều có thể tự trả lời câu hỏi ấy. Vậy thì với Pogba lúc này, cái tôi (ego) lớn hơn hay tinh thần tập thể (team spirit) lớn hơn? Chỉ biết rằng, đối diện anh là một cái tôi khó chịu vô cùng, của Mourinho, người đã rất “gắt” với nhiều ngôi sao như CR7, như M.Salah. Không phải lúc nào Mourinho cũng thắng và kết cục thì bao giờ ông cũng ra đi ở mùa thứ 3. Giữa ông và Pogba lúc này, Man United chỉ có thể giữ được 1, thậm chí còn có khả năng phải giải tán cả hai. Nhưng ai sẵn sàng mua Pogba đây, khi giá gắn vào anh là cực cao. Trong khi đó, thương hiệu của Pogba là còn lâu dài. Tính về kinh tế, có lẽ Woodward chẳng muốn hi sinh Pogba nếu buộc ông phải chọn hoặc cầu thủ người Pháp, hoặc Mourinho. Nhưng suy cho cùng, nếu cuộc chiến ego này còn kéo dài, ai thắng, ai bại thì chúng ta chưa biết, song chắc chắn, kẻ chiến bại chỉ là những CĐV Man United mà thôi. Đơn giản, họ cần được thấy lại Man United của họ thật khác, chứ không phải hỗn độn và chơi bóng ngán ngẩm như thế này. https://www.facebook.com/footballvshqm/posts/331027460981247
Nó làm gì đâu mà đỏng đảnh ông Tại sao Conte Deschamp toàn nhà độc tài,mà dùng nó được còn Mou thì ko thì vấn đề nằm ở Mou nằm ở hệ thống vận hành của Mu rồi.
Ông xem nó đá ở MU thì biết nó thế nào. Ở Pháp 1 nó ko phải ông kẹ,ko phải sao lớn nhất và WC 4 năm mới có 1 lần. Thử ngon ý kiến HLV nó sút ngay lập tức. Và nó còn biết khôn vì chống đối ở tuyển quốc gia có nghĩa là ông chống đối với tất cả CDV Pháp ở quê nhà. Và quan trọng là ở Pháp có matudi, Kan team nó quét quá tốt và bù đắp được khoảng trống khi anh Pogba ko tham gia phòng ngự ( sau khi mất bóng). Tống Pogba sang thử Aghen đi xem nó đá thế một trận có thủng 2 3 quả ko.
Nếu ông xem MU đá thì sẽ thấy Pogba nó luôn cống hiến 100% tinh thần thi đấu khi nó ra sân, nhưng nó có một điểm yếu chí tử mà nó chưa khắc phục đc: morale từ 100 về mo ngay lập tức khi phạm sai lầm, Mou éo chữa đc cái bệnh này thì nên mời mẹ ai đắc nhân tâm giỏi về chữa. Giờ đố Mou dám sút nó lên bench luôn, nó là key player trong lối chơi của MU, sút nó bảo đảm nát.
Chợt nghĩ đổi Pogba với Kante ok vãi. MU có người đỡ dùm hàng thủ max sida, Kante về lại đúng vị trí. Pogba qua quẩy tung nóc với Sarri ball. Cơ mà chắc khó có thể xảy ra.
RIP MU luôn :'( Theo quan điểm của ta Mou h chỉ nên về dẫn stock, westham các kiểu, chieense thuật cách đối nhân xử thế nó outdated lắm rồi
Công nhận Pogba về đội hình Chel quá hợp, đang cần 1 box-to-box có kỹ thuật và sút ngon Hai bên có Jorgi với Kova rồi, về ko bật beast mode đền tiền
Chả biết. Nói chung xem nó đá giàu tính giải trí. Chất. Nhưng nhận xét khách quan mỗi người một ý . Giờ rất khoái xem MU đá,vì mỗi lần anh Lukachim chạm bóng là thằng cùng cty mình nó bình luận làm cười lăn cười bò ra. Mà công nhận trông hắn tếu. Nhất là lúc đồng đội chuyền mà ko nháy mắt làm anh giật mình
Đồng chí ko xem chứ mấy trận gần đây Mou lôi cmn Phế xù về đá thấp nhất, cho otomatic lên làm bóng nhé
MU cố tình thua để bị loại khỏi cái cúp ghẻ này, tập trung vào các cúp khác cho đỡ mất sức :) Đáng lý là thua 2-1 rồi nhưng thằng Failaini 1 lần nữa lại fail, ghi bàn gỡ hòa làm cc gì ko biết.
Nếu pogba đi đá 3 tiền đạo, kéo Hưng chez đá cánh nhưng bó vào trong kiểu cầm trịch như Messi được ko nhỉ. Nhưng thật ra do Mou giờ đá hết bài rồi, giờ bóng đá thế giới nó chuộng kiểm soát bóng,gây áp lực liên tục ngay từ sân đối phương chứ đâu còn đá chậm,chắc ròi đợi đội bạn sai lầm nữa. Có mấy thằng nhỏ nhỏ đá thế thôi chứ đội bóng lớn đá thế ko được