@TKH: chỗ đó nó...nặng quá . Dù có thể hơi lệch lịch sử, nhưng ta vẫn thích cho ổng cầm Grenade Launcher gỗ loại nạp 1 viên đạn cơ :P. Cảm ơn về lời khen :P, nhưng có lẽ ta chưa làm tốt = tác giả Fullmetal Alchemist đâu :P. Yép, đát rai . Lenin lãnh đạo đảng Bolshevik, Ninel này thì lãnh đạo hội pháp sư Bolshevik . @Phan: Theo mình thấy thì đó là sự thật đấy , có thể cho đó là cảnh giới của người viết văn khi cái "cảm hứng" nó không còn quan trọng nữa .
Truyện này bắt đầu gây ấn tượng với med đó Có vẻ như mỗi chap for đều nghiên cứu rất kĩ lưỡng Chap này thực sự không kém atiso và kth bao nhiêu Tuy nhiên đừng vội mừng Med có thể bỏ ngang bất cứ lúc nào vì chỉ một lý do. Sao cậu cứ thích lao đầu vào những chi tiết rối rắm và phức tạp thế Làm đơn giản có hay hơn không btw, med vẫn chưa đồng ý cách giải thích về pháp sư của cậu đâu. Cách miêu tả của cậu là loại ps chẳng sợ súng ống
^ atiso và teso thì bá đạo rồi , còn lâu mình mới đến mức "không kém" họ . Oài, tả từ nhiều gốc thời gian dù phức tạp nhưng mình cũng cố khiến cho nó đơn giản lại rồi ấy chứ :P. Vài trận nữa Med sẽ thấy rằng thiên địch của Mage trong truyện không ít đâu .
Cái này gọi là vừa tung hô xong dìm hàng ngay thiên địch là một chọi môt hay cả đạo chọi một, vậy cũng bá đạo còn gì
ừm, chap này làm kah1 tốt về mấy khoản tâm trạng và giải thích, khá dễ hiểu cũng như gây thú vị, cứ thế mà tiến nhé. vụ pháp sư im3 thì thật ra cũng bt thôi nếu so về số lượng, cả quốc gia to đùng cũng có đc bn ng` đâu lại chẳng im3?
Med, cậu nên nghĩ đến chiến trường thật sự, nơi mà mỗi bước chân lỡ bước cũng có thể dẫn đến 1 kết cục thảm khốc cho 1 phe. Hãy tưởng tượng pháp sư như là 1 khẩu thần công, và nó có hai chân để đi. cho dù mạnh mẽ và nguy hiểm, nhưng không thể không phá huỷ được, 1 mình nó cũng không thể trấn áp được bên địch nếu như không có đồng đội chung quanh. Hãy thử đặt bản thân vào tình huống mà mình là 1 pháp sư, cậu có sức mạnh thiên thạch đánh xuống trái đất chẳng hạn, nếu ra chiến trường 1 mình, phe kia chỉ cần bố trí 1 pháp sư áp chế pháp thuật của cậu, sau đó cho quân đi vòng đánh vào doanh trại, lúc đó thì trừ khi cậu làm sập từng centimet đất trên đường đi, chứ không bao giờ ngăn được phe địch tiến vào bên trong doanh trại của mình. Chiến tranh không chỉ là thứ diễn ra bên ngoài mắt thấy, nó còn âm thầm chảy bên trong, không phải là sự phô diễn sức mạnh của 1 người, nó là kết quả của hàng trăm sự xung đột lớn nhỏ khác nhau bên trong cái vỏ bọc bạo lực. Để hiểu rõ hơn, mọi người có thể tham khảo Fullmetal alchemist : Brotherhood, bộ này được rating 10/10 , coi không uổng phí ti nào đâu :P http://www.youtube.com/watch?v=GraKiiquSmI Chính bài này đã đem mình đến với FA ^^
Xin lỗi mọi người vì cmt dị ứng của mình ^^ med sẽ ngâm cứu lại khúc ps để xem sao đã Quái, đọc mấy lần không thấy con heo nào trong chap đó cả
Twisted Melody [SPOIL]Ngày 5 tháng 7 năm 1940 7 giờ tối. Tại một đài truyền hình nào đó thuộc Hợp chủng quốc Mỹ. “Xin chào quý vị khán giả đã trở lại với chương trình của chúng tôi. Thưa quý vị, chủ đề chúng ta vừa bàn luận xong là “Tại sao Pháp lại thất bại trước Đức Quốc Xã ?” đã có câu trả lời, và thứ mà chúng ta có được chính là: Sự tham gia của các pháp sư phe Đức. Dù nói rằng pháp thuật ngày nay đã trở thành một phần cuộc sống của mọi người trên thế giới, kể cả công dân Mỹ, nhưng liệu toàn bộ chúng ta đều hiểu rõ tận nguồn của nó ? Đó là lí do chúng ta có dịp được diện kiến người phỏng vấn tiếp theo của chương trình – vị giáo sư thiên tài trong vật lý và pháp thuật học - Albert Einstein với chủ đề “Pháp thuật là gì ?”.” Chiếc Camera trong trường quay liền xoay sang bên phải một chút, hướng về phía vị giáo sư khả ái, già giẫm, tóc đã bạc phơ, da hơi nhăn nheo nhưng vẫn còn đó sự khoẻ mạnh và dồi dào tri thức ẩn chứa trong đôi mắt của vị giáo sư già tên Albert Einstein. Ông đưa tay chào ống kín nhẹ một cái, rồi tiếp tục ngồi chờ câu hỏi từ anh chàng dẫn chương trình láu loắt đang ngồi ở chiếc ghê sô-pha bên cạnh. “Thưa giáo sư, trước khi ta đi sâu vào “Pháp thuật là gì ?”, liệu giáo sư có thể dành chút thời gian để nói về cội nguồn của nó, Mana hay không ?” “Tôi nghĩ là nên, bởi vì nếu không hiểu rõ Mana, thì khó có thể đi sâu vào cái gọi là “Pháp thuật” được…” – Ông trả lời, giọng hơi yếu yếu một chút, nhưng đối với những chủ đề luôn khiến ông thích thú như vật lý hay ma thuật, ông không thể nào kiềm chế được cái sự “háo hức” của mình khi nói về những thứ như thế, nhưng gì mà ông thích nhất kể từ khi còn nhỏ cho đến bây giờ. “Vâng, vậy...xin hỏi giáo sư…Mana là gì ?” – Anh dẫn chương trình nói ra câu hỏi. “Mana…nó giống như một dạng năng lượng sống của con người, chảy trong cơ thể người như máu, nhưng mà ở dạng khí nhiều hơn là dạng lỏng, và sự cần thiết của nó đối với chúng ta thì cũng không khác gì máu cả. Nó đến từ sự minh mẫn của tin thần, tự tạo ra khi cơ thể được thoải mái. Ngoài ra, Mana còn có thể được khai thác từ chính mẹ thiên nhiên – Trái Đất của chúng ta, khi nó cũng tự tạo ra Mana hệt như con người. Một thứ năng lượng dùng để tạo nên những điều kì diệu, cùng với số phận lẫn tình người. Đó là Mana.” “Thưa giáo sư, chúng ta đều biết về sự quan trọng của Mana trong mọi ngành công nghiệp của chúng ta, giáo sư có thể giải thích rõ hơn không ạ ?” “Mana nếu trộn lẫn với dầu hoả thì bản thân nó sẽ tạo ra một thứ nhiên liệu có tác dụng mạnh hơn dầu thô bình thường gấp chục lần. Có thể trong Mana có một loại chất nào đó kích thích tác dụng của dầu…à không, theo những nghiên cứu gần đây, thì Mana có tác dụng kích thích rất nhiều những loại nhiên liệu khác nhau cơ. Tôi luôn tự hỏi: Nếu như Mana được sử dụng chung với nguồn năng lượng hạt nhân mà nước ta đang nghiên cứu, thì nó sẽ mang lại bước đi dài đến cỡ nào đối với nhân loại ?” “Mana thật sự là tiện lợi phải không thưa giáo sư ? Thường thì chúng ta đều khai thác Mana từ những địa điểm dồi dào nguồn nhiên liệu quý giá này, nhưng…tôi có nghe một tin đồn rằng Hitler đã tìm được cách khai thác Mana từ chính bản thân con người để mà sử dụng cho quân đội của hắn. Liệu giáo sư có nghĩ tin đồn này là thật không ?” “Việc khai thác Mana từ chính con người không phải là điều bất khả thi, trái lại, nếu như biết cách khai thác, thì thậm chí, nó có thể hoàn toàn thay đổi cục diện kinh tế của một quốc gia. Vì không như Mana của Trái Đất, dù nhiều, nhưng tốn đến cả chục năm để tái tạo lại, Mana của con người chúng ta hồi phục lại chỉ cần tính bằng ngày, ở trong tình trạng cơ thể càng tốt, Mana hồi phục càng nhanh. Nếu khai thác số lượng vừa đủ và hợp lí, nguồn Mana này gần như vô tận. Nhưng Mana, nó cũng như nguồn sống của con người, nếu chúng ta khai thác một lượng Mana nhiều hơn những gì cần thiết cho người đó sống, họ sẽ rơi vào tình trạng giống như hội chứng suy giảm miễn dịch ở con người vậy, sức đề kháng của họ sẽ ở mức thấp nhất, và hoàn toàn có thể chết bất kì lúc nào vì kiệt sức. Dù điều này chỉ là linh cảm, nhưng tôi nghĩ rằng: Hitler sẽ không bắt giết dân Do Thái nữa khi hắn có được trong tay công nghệ khai thác Mana ở người, thay vào đó, chúng sẽ tống họ vào trong một chuỗi những cuộc khai thác năng lượng vô nhân tính nhất mà lịch sử con người sẽ được chứng kiến.” – Einstein nói với chất giọng mạnh mẽ, kèm theo chút giận dự và u sầu trong đó, bởi vì bản thân ông cũng là một người Do Thái. “Thật đáng buồn…” – Người dẫn chương trình ấy cũng lặng thin một chút, nhưng nghĩa vụ của một con người của đài truyền hình vẫn thôi thúc anh bỏ qua khoảng lặng ấy mà tiếp tục công việc – “Dù rằng con người chúng ta đều có một lượng Mana không ít, nhưng tại sao giới khoa học nghiên cứu về ma thuật lại nói rằng lượng Mana của người Do Thái cao hơn người ở các dân tộc khác một cách thất thường ? Mong giáo sư cho chúng tôi và khán giả biết thêm.” “Vấn đề này bản thân nó nối kết với cách hình thành và hoạt động của những Artifact. Một Artifact trở thành một đồ vật ma thuật khi đáp ứng được hai điều kiện: Nó có Mana chảy bên trong nó, và có những câu chuyện, những truyền thuyết, thần thoại…hay đơn thuần chỉ là cảm xúc của con người được hiện hữu ở trong, thì khi đó, một Artifact sẽ được hoàn thành.” “Thế…chuyện này liên quan gì đến Mana của người Do Thái ạ ?” – Người dẫn chương trình vẫn chưa hiểu lắm. “Giáo hội Roma có sở hữu hai phiên bản gốc của Tân Ước và Cựu Ước – hai trong số những Artifact mạnh nhất phải không ? Một Artifact càng mạnh khi nó có nhiều truyền thuyết, thần thoại…hay cảm xúc, niềm tin của con người ẩn chứa bên trong, chứ không phải lượng Mana mà nó sở hữu. Lượng tín đồ công giáo ngày nay khắp thế giới không phải là ít, điều đó khiến cho nó trở thành hai Artifact cực kì mạnh mẽ. Và người Do Thái, vì một lí do nào đó, là một phần của Kinh Thánh, là nội dung của Kinh Thánh, nên bản thân mỗi người Do Thái đều thừa hưởng một tiềm năng ma thuật dồi dào hơn người bình thường rất nhiều, vì mối liên kết của họ với Artifact đó là rất mạnh mẽ.” “Nếu như thế…thì liệu mục đích ban đầu của Hitler không phải là muốn diệt chủng dân Do Thái, mà thay vào đó, tìm một lí do chính đáng để khai thác triệt để “nguồn tài nguyên” này ?” “Tôi e là vậy…Sự mất nhân tính của Hitler cần phải được chặn lại, trước khi mọi con người vì lòng tham đều đi theo bước đi của hắn vì lợi ích cho bản thân…” – Giọng của Einstein dần trở nên buồn bã mỗi khi ông nghĩ đến cảnh tượng đồng bào của mình bị rút đi sức sống ở những trại tập trung ấy. “Tôi nghĩ hôm nay như thế là đủ rồi…” – Người dẫn chương trình bảo – “Chúng ta nên tiếp tục chuyện này vào một dịp khác. Xin cảm ơn ngài, Albert Einstein. Thật là một vinh dự khi ngài có mặt để tham gia cuộc trò chuyện này với chúng tôi. Xin gặp lại giáo sư vào ngày này tuần sau.” “Vâng…tôi thật không dám…” Ngày 5 tháng 7 năm 1940------ Ngày 27 tháng 6 năm1941. 7 giờ sáng. Tại một khu nhà ga thuộc thành phố Lutsk. Đó vẫn sẽ là một buổi sáng bình thường, như một ngày bình thường tại một nhà ga bình thường, sẽ có một bác lao công quét dọn bình thường giữa những cơn gió nhẹ bình thường tại thành phố Lutsk xinh đẹp. Sẽ là thế, nếu như Lutsk không bị quân Đức chiếm đóng, và ngay giữa sáng hôm nay, một binh đoàn Đức đã nghiêm trang đứng chờ sẵn, ai nấy đều trong bộ quân phục Đức kèm theo mũ cối màu xám, chỉ trừ cho ba người khác, ba vị pháp sư đến từ Brisingamen-SS. Họ đứng gần như cách biệt so với những người lính khác thuộc bộ binh Wehrmacht, không chỉ vì đồng phục, mà còn là khoảng cách rất lớn về vai vế, địa vị, và thậm chí năng lực. Họ không phải là bộ binh, họ là pháp sư. Họ không dưới quyền những tên tướng quân cục mịch chỉ biết cầm súng mà bắn trên chiến trường. Họ thuộc sỡ hữu của một kẻ khác, với quyền lực lớn hơn nhiều… “Chúng ta phải chờ lâu đến thế nào đây…” – Cô bé tóc vàng nhỏ nhắn đứng giữa tên quấn băng và chàng Adolf trẻ tuổi đột nhiên lên tiếng vì chán nản. Nếu như một người lính bình thường mà nói lên câu nói này trong khi chờ đợi tướng quân của mình trở về sau khi diện kiến Quốc Trưởng, ắt hẳn, kẻ đó sẽ bị xử tử ngay lập tức mà không có nổi một chút hối tiếc gì từ người bắn, kể cả sự thương hại của đồng đội. Nhưng không, cô gái này không thể liệt vào loại lính quèn như thế, cô là một pháp sư, dù vậy, là một pháp sư, nhưng mái tóc vàng óng dài đến eo được thắt bím khiến cho cô bé trông chẳng khác nào một con búp bê dễ thương di động, lạc lẽo trên chiến trường chẳng vì lí do nào cả. Sẽ là thế…Nếu như cô không cầm trên tay cái đầu của một cô gái trẻ, vuốt ve mái tóc dài xám của nó như một con búp bê của riêng mình, nhưng đôi mắt lộ rõ sự kinh hãi của “con búp bê” đó lại chẳng tỏ ra vui vẻ gì lắm khi được “chơi đùa” với kẻ đã tách nó ra khỏi bản thân chủ thể - Đây chỉ là một trong những “thú vui” nhỏ nhoi của cô bé pháp sư mang tên Caroline Dagmar, và cũng là một trong những điều khiến cho binh lính nơi đây kinh tởm con bé. Cũng thật may, theo một cách nào đó, khi Caroline còn biết sử dụng pháp thuật để khiến cho cái đầu ấy không bốc mùi, nếu không, Adolf ắt hẳn đã gây sự với Caroline vì khiến cho ai nấy xung quanh đều khó chịu với một cái mùi mà “chẳng ai dám nghĩ tới”. “Cho đến khi nào Tướng Kliest trở về từ Berlin” – Gã quấn băng đứng cạnh Caroline lên tiếng. “Arghhhh…chúng mình phải chờ lão già đó từ Berlin trở về đây sao ??? Chán quá…Hay là, Gero, Adolf , chúng mình tới Brody săn vài thằng Soviet đem về chơi nhé. Tiện thể…cho Adolf rửa hận máu của cậu ta luôn…” – Caroline đang cười thật tươi khi nói ra những ngôn từ ác độc như thế, nó khiến Adolf cảm thấy kinh tởm. “Không có hứng thú…” – “Gero” – gã quấn băng chỉ nói lên câu nói đó, rồi đưa sự im lặng vốn có của hắn trở về bên mình. “Chán Gero quá đi…còn cậu thế nào Adolf ?” “Mình à…nhưng bọn mình phải đợi lệnh từ cấp trên nữa, tướng Kliest sắp tới nơi rồi, tốt hơn là cậu cứ đợi đi…” – Adolf từ tốn bảo. “Chẳng phải chúng ta thuộc quân SS rồi sao ? Không có ai trên chúng ta cả, ngoại trừ Quốc Trưởng và ngài Himmler thôi…cứ thoải mái đi nào…” – Vừa nói, Caroline vừa dùng một tay của mình quàng qua tay của Adolf , cố gắng kéo kéo cậu ta về hướng chiến trường, nơi mà tiếng pháo vẫn không ngừng rền vang ở hai bên chiến tuyến. “Cứ để mình ở lại đi…” - Adolf cãi lại, cố gắng che dấu sự kinh tởm của cậu đối với con bé tóc vàng kia bằng hành động lịch sự của mình… “Không được…đàn ông không được phép từ chối lời mời nào của con gái, thế là không ga-lăng…” “Thằng nhóc đã kêu dừng rồi thì cô dừng lại một chút không được à ? Caroline ?” – Chịu không nổi, Edda liền lên tiếng bênh vực chủ nhân. “Được rồi, xe lửa tới rồi kìa…Đừng có bát nháo như con nít nữa...” – Cũng như Edda, quyển Artfact của Caroline bắt đầu xuất hiện tiếng nói, nhưng nó không thuộc về vấn đề hiện giờ, mà thuộc về thứ khác: tiếng của chiếc xe lửa đến từ Berlin đã gần kề. “Kéttt…” – Từ đằng xa, một chiếc xe lửa đen đã lọt vào tầm mắt của những con người Đức đang dừng chân tại Lutsk. Như mọi chiếc xe lửa khác trên thế gian này, đầu tàu cứ liên tục nhả ra hàng loạt loại khói đủ màu đến từ những loại than được pha lẫn Mana, nhưng bề ngoài của nó trông lại không giống với chiếc xe đã cất bánh từ Lutsk đến nơi mà con tàu sắt màu đen này xuất hiện. Nó dài hơn, to hơn, và có nhiều toa sang trọng hơn, không giống như chiếc xe lửa cũ kỹ mà quân Đức tại đây chiếm được trong quá trình tấn công. Từ từ, nó chạy chậm lại, chậm lại, và đến một lúc nào đó, nó dừng hẳn, để lộ ra sự uy nghiêm khác biệt hoàn toàn, một thứ ấn tượng mạnh mẽ đập thẳng vào mắt của những người lính vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra. Trước khi kịp nói lên điều gì, hàng loạt cánh cửa được mở trên các toa tàu, và từ đó, ào ra hàng loạt lính tráng màu xám, mang rõ đồng phục và băng đeo tay của Đảng Quốc Xã Đức – một thứ khiến những người nơi đây nhẹ nhõm, khi những người trên chiếc xe lửa đó không phải là một nhóm đột kích bất ngờ đến từ phía Hồng Quân, nhưng như thế vẫn chưa xoá tan được sự ngờ vực của họ với những người “đồng đội bất đắc dĩ” này, cho đến khi viên chỉ huy của nhóm người đó xuất hiện. “Đó không phải là Kliest…” – Adolf buột miệng ra trong vô thức, cũng không khó để giải thích, khi Tướng Paul Ludwig Ewald von Kleist chẳng khác gì một ông tướng chinh chiến lâu năm, không có một chút oai nghiêm chen lẫn đáng sợ nào hệt như vị Thống Chế đang đứng sừng sững tại đây, như một con gấu oai phong lẫm liệt đến từ Berlin để đối chọi với sự hung mãn tàn bạo của lũ Hồng Quân chốn này. Đó chính là ấn tượng đầu tiên và mạnh nhất của Thống Chế Erich von Manstein – lãnh đạo tối cao của quân Wehrmacht. “Chào Thống Chế…” – Viên chỉ huy tạm thời liền hô to lệnh khi thấy quân hàm Thống Chế được đeo trên vai vị lãnh đạo to cao vạm vỡ, kèm theo đó là hàng loạt các huy chương danh giá nhất được tặng bởi chính tay Quốc Trưởng. Và chỉ nhiêu đó thôi, cũng đủ để khiến cho viên chỉ huy tạm thời này bị thuyết phục. Sau khi câu lệnh phát ra, tất cả, tất cả những người lính đang đợi ở nhà ga này đều đưa cao tay phải mình lên, chào vị thống chế theo kiểu chào truyền thống của Đảng Quốc Xã Đức, tất cả, chỉ trừ con bé Caroline Dagmar – người vẫn đang vuốt ve mái tóc của “con búp bê” yêu quý một cách hăng say, hoàn toàn không hề để ý đến vị Thống Chế kia như thể ông ta chỉ là một cục đá lót đường, có thể dễ dàng bị cô bé ấy đạp đổ chỉ bằng một lần vung chân nhẹ nhàng. Dù đôi mắt của Mantsein thấy rõ sự hỗn xược, xấc láo ấy mà cô bé ấy thể hiện, nhưng ông không làm gì cả, chính xác hơn: ông không quan tâm đến bọn pháp sư mà tên Himmler phái đến đây. Ông đến đây chiến đấu như một vị tướng, vị lính, thay vì một tên hèn nhát co ro dựa vào những tên vũ khí sống như ba người đứng ngoài đến từ quân SS đây. “Chào những người lính Đức dũng cảm, vì một vài lí do, tướng Kliest đã đệ đơn từ chức và về quê nghỉ hưu. Nay tôi, Thống Chế Elrich Von Manstein, sẽ lãnh đạo mặt trận phía Đông và đưa chiến dịch Barbarossa lên đến chiến thắng. Hãy giúp tôi, những người Đức yêu nước, vì nước Đức, vì Quốc Trưởng, ta sẽ chiến thắng…Sieg Heil” – Bằng giọng nói to như gấu của mình, Manstein đã khơi dậy lên tinh thần chiến đấu của những người lính nơi đây, họ hét to lên, thể hiện tình yêu nước của mình và với Quốc Trưởng bằng những lời nói hào hùng nhất, khác hẳng với những gì mà tướng Kliest trước kia thể hiện – tất cả chỉ là một đạo quân câm lặng, chỉ biến bắn và bắn, và dọn xác sau khi bắn thôi. Tuy vậy, Adolf vẫn hơi hơi sợ sơ hai chữ “nghỉ hưu” mà Thống Chế nói… Nhưng liệu những lời nói như thế có thể khiến cho những con người nơi này chùng tay khi bắn không ? Adolf nghĩ là không…Dù ý chí cao như thế nào, bản năng run sợ trước cái chết của đồng loại, dù phe nào đi nữa, vẫn còn đó. Cái quan trọng là họ có thể vứt bỏ nó sớm hay muộn mà thôi. “Còn một điều nữa tôi muốn nói…” – Manstein quay về hướng của ba người lính SS – “Chiến thuật của tôi không có chỗ cho pháp sư trong đây. Mong những người đến từ Brisingamen-SS vui lòng không trực tiếp tham gia vào những chiến dịch của tôi mà không được phép.” Thật ngạc nhiên, khi một con người, một người lính bị ngán chân ra khỏi con đường chiến đấu của mình, họ sẽ phản ánh dữ dội, như một con thú bị bắn vào chân, cố gắng gào thét, sủa tới sủa lui để cho thấy sự nguy hiểm của mình, nhưng trường hợp này không áp dụng với ba tên pháp sư SS, có chăng chỉ có Adolf hơi bị lung lay vì câu nói này, nhưng cậu cũng chẳng dám đáp lại. Caroline, dĩ nhiên, vẫn tiếp tục chơi đùa với cái đầu xấu số. Còn Gero, gã ta chỉ nhìn thẳng vào mắt Manstein mà không nói gì. Suy cho cùng, tham dự hay không, đối với cả ba, đều không quan trọng. Họ làm việc cho Himmler, cho quân SS, chứ không phải Wehrmacht. Lời nói của Wehrmacht, dù là Thống Chế hay là gì, đều không có trọng lượng với họ cả. Chỉ có hai người: Himmler, và Quốc Trưởng mới có thể đưa họ vào vòng khuôn phép, cho nên, vị thống chế tên Manstein này, dù có cấm họ hay chăng ,cũng chẳng thể nào khiến họ không bước chân vào chiến trường cho vui được. “Tốt thôi…” – Caroline nói với Manstein bằng giọng nói hồn nhiên nhí nhảnh của mình, rồi cô bé đi về phía sau mà tiếp tục chơi đùa. “Nếu đó là điều mà Cha muốn, thưa Cha…” – Gero Von Manstein trả lời với cha mình, rồi gã của quay đi mà đến nơi nào đó gã muốn. Chỉ duy nhất chừa lại Adolf, người vẫn đang đứng như tượng đá tại đây, dù mặt cậu vẫn không ngừng chảy mồ hôi trước áp lực đến từ câu lệnh này. “Này ông kia…ông có biết rằng bằng cách loại bỏ đi pháp sư, thì quân của ông sẽ yếu thế như thế nào trước phe địch không ? Họ cũng có pháp sư đấy…” – Edda đã nói thay cho Adolf những lời cậu muốn nói, và cậu thầm cảm ơn quyển sách của mình vì điều đó. – “Nhìn lại các chàng trai của ông đi, trông họ có vui không khi biết tin những vị cứu tinh duy nhất của mình trong việc chống lại những con quái vật phe địch lại bị đuổi đi bởi chính tay gã Thống Chế mới đến ? Dù ấn tượng ban đầu của ông rất tốt, nhưng tôi nghĩ với mệnh lệnh này, thì dù cho ông có danh dự, có tự hào khi chiến đấu với vai trò một con người đi chăng nữa, thì cũng chẳng thể nâng cao tin thần chiến đấu của quân Wehrmacht đâu.” Và đúng như lời Edda nói thật, Manstein không cần quay lưng lại, ông cũng có thể thấy rõ trong tâm trí mình, cảnh tượng những người lính đang dần lo sợ sau khi mệnh lệnh được truyền ra để cấm pháp sư lâm trận. Cho dù ông có là Thống Chế, ông có tự tin đến bao nhiêu vào chiến thuật, vào binh lính, vào xe tăng, pháo binh, hay máy bay, hoặc con át chủ bài nào đó đi chăng nữa, lệnh đuổi đi niềm hy vọng duy nhất từ trước khi ông đến nơi của những người lính Nazi tại đây phần nào đã vơi giảm bớt một nửa tin thần binh sĩ của Đế Chế. “Tôi có cách làm riêng của tôi. Một quyển sách không nên chen vào quá nhiều chuyện của con người. Cậu cũng nên dạy dỗ lại Artifact của mình đi, Pháp sư.” “Này…ta đây đã 700 tuổi rồi đấy…đừng có bày đặt lên mặt mà dạy dỗ ta, tên nít ranh kia…” “Được rồi được rồi…” – Trước khi Edda kịp nói thêm lời mắng mỏ nào trước vị Thống Chế, Adolf đã kịp đập một nhát vào quyển sách để “lão sách” ấy không lắm lời nữa. Sau đó, Manstein bỏ đi, cùng với những người lính Nazi khác…để lại Adolf một mình tại nhà ga, bởi vì cậu có một lý do riêng tư để mà đứng lại. Từ trong túi áo, cậu lấy ra một bức thư viết bằng tiếng Đức, và đọc lại nó sau bao lần nghía tới nghía lui bức thư đến từ Berlin. “Giờ này lẽ ra đã tới nơi rồi chứ…” “Này nhóc…cậu không buồn khi không được ra trận à ?” – Edda hỏi, sau khi ngậm miệng lại một thời gian. – “Chẳng phải…cậu còn một món nợ máu chưa trả với kẻ đó phải không ?” “Lệnh là lệnh, biết sao được…” – Adolf ngán ngẩm – “Với lại đừng lo…chừng nào thứ này còn hằng ở trên mặt tôi, chừng đó, tôi chưa quên đâu…” Adolf rờ rờ lên mặt mình, chính xác hơn là rờ vào vết sẹo nhỏ gần con mắt phải thâm thâm như mất sức sống, đó chính là vết sẹo có được ở trận chiến tại thành phố Brody – một món quà nhỏ từ người bạn Joseph Revmira bé nhỏ của cậu. “Hehe…” – Mỗi lần cảm nhận được cơn rát nhè nhẹ từ vết thương đang dần dần khỏi, Adolf vẫn không quên được sự phấn khích khi quyết đấu tay đối với tên pháp sư trẻ tuổi đó. Sự phấn khích đó, nỗi sợ đó…đó lần giây phút duy nhất cậu cảm thấy mình yêu thích chiến tranh, khi mà cậu không còn thông suốt nữa, khi mà cậu lần đầu tiên cảm nhận được sự vui thú của bắn giết…Rất nhiều, rất nhiều những điều khác lạ đã đến với chàng trai trẻ khi đọ phép với kẻ thù…và khi bản thân trở lại Adolf thường ngày, cậu dần bắt đầu khinh miệt bản năng khát máu của chính mình, dù cậu vẫn chưa thể từ bỏ thứ làm nên một món vũ khí như bản thân mình một cách dễ dàng như thế… “Úp…pà…Đố biết là ai đây…” Ngay lúc không ngờ nhất, mắt cậu đột nhiên tối sụp lại, không phải vì tự dưng vì một lí do nào đó mà cậu mù, chỉ là, có người nào đó ngoài kia che mắt cậu lại thôi. “Em trốn ở đâu mà nãy giờ anh không tìm được thế hả ? Con bé Doris kia…” “Khi chơi trốn tìm, chẳng phải kẻ biết tìm nơi tốt nhất để trốn là kẻ giỏi nhất ư ?” – Doris Von Brunhild – em gái của Adolf liền lên tiếng sau khi trả lại ánh sáng cho đôi mắt của anh trai mình. Adolf quay lại, và đối mặt với cô em gái xinh đẹp lâu ngày chưa gặp của mình. Qủa thật, con bé này cực kỳ gian manh, khởi nguồn từ việc tự ý xin làm thầy pháp chữa trị trên chiến trường, gửi thư báo cho anh trai trước khi Adolf kịp phản đối, rồi tự dưng xuất hiện trên tàu hoả của Thống Chế Manstein. Liệu trên thế gian này còn điều gì mà cô em gái bé nhỏ này không làm cho anh trai của nó bất ngờ không ? “Ô…” – Doris tự dưng thốt lên. “Sao thế hả con bé kia ?” “À…Không có gì…” – Thật ngạc nhiên, khi con bé ranh mãnh Doris kia lại cư xử nhẹ nhàng đến thế, điều đó khiến cho Adolf thấy khó hiểu – “Chỉ là…anh có cái gì đó khác khác thôi…” “…” – Phải rồi – Adolf nghĩ…khi cậu biết cái gì đang hiện hữu trên đôi mắt của mình, đôi mắt của một kẻ sát nhân – “Em kinh tởm anh lắm phải không ? Suy cho cùng, anh làm việc cho SS mà…” “Không phải thế…chỉ là, em hơi bất ngờ thôi. Khi so giữa anh chàng Adolf ngày trước hay khóc nhè ở nhà, phải dựa vai em gái mà khóc mỗi khi bị bắt nạt, với lại anh lính SS cao ráo hung dữ trước mặt em. Em…không kịp để làm quen với môi trường mới thôi...Haha” – Con bé cười khẩy một chút, cố gắng che lấp một cách hoàn hảo vẻ sợ hãi của mình trước anh trai của nó. “Ha ha…anh hiểu mà…” – Dù vậy…cậu vẫn không ngớt đi chút nỗi buồn nào khi chính cô em gái thân thương của bản thân lại sợ hãi anh trai mình như thế… “Cô cũng nên thông cảm cho anh trai mình một chút chứ, phục vụ cho đất nước thì chẳng thể nào làm khác được…” – Edda chào Doris bằng một câu nói triết lý như thế. “Tôi hiểu mà Edda…trông ông vẫn khoẻ đấy…ông có ăn uống đều đặn chứ ?” “Cô đùa tôi đấy à ? Ha ha ha…” “Nếu tôi đùa với ông, thì chắc tôi đã bọc bìa sách của ông với giấy bao màu hồng rồi.” “Ha ha ha…(làm ơn đi)” – Vì một lí do nào đó, giấy bao màu hồng chính là thứ mà Edda sợ nhất, nó làm mất đi vẻ "nam tính" của một quyền sách xuất thân ở xứ sở Viking như ông. “Ha ha…” – Adolf cũng cười thầm trước vở hài kịch này. “Này…Doris…có đi hay không ?” – Một cô nàng ở đội y tá chiến trường – nhóm người cuối cùng ra khỏi chiếc tàu lửa, lên tiếng, có vẻ như cô gái ấy là bạn của cô em ruột tóc đen dài mà Adolf yêu quý nhất. “Được rồi…tới liền đây…” – Doris nói lớn với người bạn đó, rồi liền quay lại với anh trai của mình – “Anh cố gắng bị thương đi nhé, để mà em còn săn sóc anh nữa, chứ ở trong bệnh xá thời chiến thì em chẳng mấy khi rảnh đâu. Mà thương tích nhè nhẹ thôi nhé…em không muốn thấy cảnh anh mất tay mất chân đâu…” “Hiểu rồi mà…mà anh chỉ sợ rằng chẳng có ai bên Hồng quân làm thịt được anh đâu…Ha Ha Ha.” “Nếu được thế thì tốt quá…” – Doris gượm buồn một chút, rồi vui tươi hẳn lên – “Thôi em đi nhé…Break A Leg…” Và rồi con bé chạy một mạch trong tà áo váy màu đen tới nhóm y tá chiến trường ấy, để Adolft lại một mình giữa những con người vẫn còn vội vội vã vã với những công chuyện khác biệt tại nhà ga xứ Lutsk. ------ Ngày 27 tháng 6 năm1941. 9 giờ sáng. Tại doanh trại của lính Nazi ở Lutsk “Ông cho gọi tôi ? Manstein ?” – Gã Thiếu tá dẫn đầu sư đoàn bắn tỉa Jager xuất hiện tại lều trại của Thống Chế Manstein. Sau khi chào vị Thống Chế bằng cách chào của Đảng Quốc Xã, gã lịch sự ngồi xuống một chiếc ghế gần đó trong lều chiến lược – “Tôi hút thuốc được chứ ?” “Cứ thoải mái đi, Thiếu tá Konig…” – Manstein nói với Thiếu tá Erwin Konig. Sau khi dứt lời, Konig đã châm xong điếu thuốc trắng của mình. “Thống Chế gọi tôi có việc gì ?” “Chiến thuật chống Pháp sư của tôi và Quốc trưởng nghiên cứu đã hoàn thành, và tôi muốn anh cùng những chàng trai giỏi nhất của mình thành lập một nhóm Anti-Mage, sẵn sàng tác chiến, thứ nghiệm chiến thuật này ngay trong ngày mai…” Konig thở ra một làng khói trắng trước khi nói câu nói tiếp theo với Thống Chế Manstein. “Dù chúng tôi là lính bắn tỉa, nhưng đạn Mana có khi nào xuyên thủng qua kết giới chúng tạo ra ? Ngoài ra, nhiều kẻ trong bọn chúng có khả năng dò tìm mục tiêu rất cao nữa…Sự linh hoạt, thiên biến vạn hoá của pháp thuật là không thể kể hết. Vậy…Thống Chế có thứ gì đảm bảo cho tính mạng của tôi và các chàng trai của tôi, trước khi đạn của bọn tôi kịp dứt điểm đầu của lũ Pháp sư ?” “Dĩ nhiên là có, nếu không, tôi đã không phải nhờ vả bậc thầy bắn tỉa của Đế Chế Thứ Ba rồi…” – Manstein đứng dậy, đi tới một chiếc rèm gần đó, và vén nó lên, để lộ ra một vị giáo sư già, tóc bạc phơ, với gương mặt đặc trưng của vị giáo sư vật lý và pháp thuật học nổi tiếng khắp thế giới, nhưng nay, ông chỉ là một lão già bị thắt chặt vào ghế, với bờ môi đã thôi chửi rủa, và ánh mắt căm hần trước những kẻ diệt chủng Nazi. “Ồ…Thật ngạc nhiên…Giáo sư Albert Einstein…” – Konig không khỏi ngạc nhiên khi thấy vị giáo sư lẫy lừng, tiếng tăm lan toả khắp thế giới ấy nay lại như một con cá nằm trên thớt trong tay Đảng Quốc Xã, và cũng ngạc nhiên hơn, khi một tên Do Thái như ông ta vẫn còn thở cho đến ngày nay. “Cũng phải cảm ơn tên Himmler và lũ Gestapo của hắn mới đem ông ta an toàn từ Mỹ về đây. Không một vết da bị sức mẻ…như một kho báu quý hiếm. Và đúng như thế, ông ta sẽ là kho báu của chúng ta, và của Quốc Trưởng.” “Ngài Quốc Trưởng chấp thuận việc này à ?” – Konig hỏi thêm. “Phải, sau bao nhiêu năm diệt dân Do Thái, cuối cùng, Quốc Trưởng cũng đã thấy được tiềm tàng của họ, và thay vì phí đạn giết họ, tại sao chúng ta lại không bòn rút những lợi ích mà họ mang lại vào trong túi của chúng ta ?” – Manstein nói – “Và cũng nhờ đó, mà thứ này được tạo ra…” Từ trong túi, Manstein đặt một viên đạn súng nhắm lên trên chiếc bàn gỗ, ngay trước mặt Einstein và Konig. Ngoài một màu xanh dương lạ lùng, viên đạn đó còn chứa đựng một vòng tròn ma thuật trên thân nó nữa. “Tôi mong ông, thiếu tá Konig, thử nghiệm thành quả lao động ngày đêm của vị giáo sư đây lên Pháp sư của kẻ địch. Để xem xem, liệu hàng nghìn giờ nghiên cứu của ông ta có xứng đáng hay không, hay chỉ đơn thuần là một trò lừa bịp trẻ con…” “Lừa bịp ? Bọn mi ép ta làm việc với họng súng ngang đầu, cùng với sự giám sát của 5 tên khoa học gia thuộc làu mọi lý thuyết trong sách của ta hơn cả tiếng mẹ đẻ, thì làm sao mà ta lừa nổi lũ diệt chủng bọn mi được…Đừng có hòng mà thắng cuộc chiến này, kể cả khi bọn mi có sự giúp đỡ của ta đi nữa. Thế giới này sẽ không đứng yên cho bọn mi muốn làm gì thì làm đâu.” “Thế giới à ?” – Manstein cười khẩy. – “Liệu bọn Phương Tây, Phương Đông gì ấy có thực sự muốn tiêu diệt bọn ta hay không ? Liệu lũ Anh Quốc, lũ Pháp, lũ Mỹ hay Soviet ấy có THỰC SỰ muốn tiêu diệt bọn ta hay không ?” “Thực sự…” – Einstein trả lời với giọng nói sắt đá. “Ta nói thật, với cái nhìn khách quan của một con người bên ngoài: Dù có một ngàn năm, hay vạn năm đi chăng nữa…Đế Chế Thứ Ba sẽ mãi tồn tại, vì bọn ta là quá trình tiến hoá cuối cùng của nhân loại. Bọn ta đã loại bỏ đi ham muốn riêng tư, và tập trung vào những gì mà xã hội này, đất nước này cần nhất, và cũng vì Quốc Trưởng. Bọn ta đã có thể nghĩ như một tập thể, thay vì một cá thể, bọn ta luôn đồng lòng, bọn ta luôn vai kề vai, bọn ta luôn đoàn kết vì những mục tiêu cao cả, thứ mà bè lũ Phương Tây hay Đông chẳng thể nào có được. So với chúng ta, thì những kẻ chỉ biết lợi nhuận và bạo lực như chúng, thì chúng ta cao cả hơn chúng gấp nhiều lần. Bọn ta là thế, và mãi là thế, là kết quả khi con người đoàn kết lại, vậy…các ngươi có thể làm được gì ? Khi cả bầy kiến lửa đã tập họp lại để tiêu diệt kẻ thù ?” – Manstein lớn tiếng… “Các ngươi có thể là dạng mạnh nhất khi con người tập hợp lại, nhưng với mục đích của các ngươi, các ngươi vẫn chưa xứng đáng để tự xưng là sự tiến hoá cuối cùng của nhân loại đâu. Các ngươi chỉ đơn thuần là một đám cuồng sát nói chuyện thánh nhân mà thôi, một thứ đạo đức giả. Lũ Phát xít…Ta sẽ ngồi đây, ngồi trong bóng tối, và chờ các ngươi sụp đổ…bởi vì, không có tập thể nào, quá trình nào hay tư tưởng nào có thể đưa con người tới hình dạng cuối cùng, hoàn mỹ nhất của nhân loại cả.” “Ô thế à…vậy, ta hãy cứ chờ xem nhé…Hãy để thời gian chứng minh tất cả…để xem...liệu ngòi bút tri thức có thực sự mạnh hơn lưỡi gươm hành động xem…” “…” – Trước sự đối đáp tài tình ấy, Konig không thể làm gì thêm ngoại trừ lắng nghe và cảm nhận. Sau đó, thứ ngự trị duy nhất tại căn lều này chỉ có sự im lặng dài dai dẳng. Nhận thấy sự thừa thãi của mình, Konig lấy viên đạn bỏ vào túi, chào Thống Chế và vị giáo sư đáng kính kia, rồi đi ra ngoài, chuẩn bị cho bước đầu của chiến thuật “Chống Pháp sư” mà Quốc trưởng và Manstein đã lập ra.[/SPOIL] Facts: [SPOIL] Paul Ludwig Ewald von Kleist: Vị tướng quân lãnh đạo trận Brody trong lịch sử, tuy nhiên, trong lúc này ông ta vẫn chưa...nghỉ hưu :P. Erich von Manstein: một trong những thống chế tối cao (chức này cao nhất trong bộ binh) của quân Wehrmacht. Nhưng trong lịch sử, lúc này ông vẫn chưa là Thống Chế, và không có mặt trong trận Brody :P. Sieg Heil: tiếng đức cho "Hail Victory". Gero Von Manstein: Trong lịch sử, Gero đúng là con trai đầu của Manstein, phục vụ dưới quân hàm Trung uý trong Wehrmacht, chết vào ngày 29/10/1942 ở phía Bắc mặt trận phía Đông. Break A Leg: Một cách chúc may mắn "lạ đời" trong sân khấu hay điện ảnh. Vì chúc may mắn bình thường ở trong hai lĩnh vực trên bị coi là xui xẻo, nên Break A Leg thay vì lời rủa, được trở thành lời chúc. Tuy nhiên, cũng không phải không có trường hợp có người Break A Leg thật . Erwin König: Một tay bắn tỉa ảo tưởng trong tiểu thuyết War of the Rats và phim Enemy At Gates bởi vì chưa có chứng cứ nào chứng minh ông ta từng...tồn tại. Ông ta là hiệu trưởng một trường dạy bắn tỉa cho quân Wehrmacht trong hai tác phẩm kia, và đã giao đấu với tay lính bắn tỉa huyền thoại người Nga Vasily Zaytsev. Jager: đây không phải là một sư đoàn thực sự, mà thay vào đó là cách gọi cho các đội bắn tỉa Đức thời WW2 . Gestapo: cảnh sát mật dưới quyền của SS và Himmler.[/SPOIL]
phải nói là chap này xuyên tạc à không xuyên thủng lịch sử kinh dị Chúng ta lại có một class mới là anti_mage, có khả năng burn mana chăng? thực sự mình không hiểu cảm giác của adolf lắm, câu ấy hứng thú khi ở trong chiến tranh ư, mặc cho những cảm giác lúc trước, có dự cảm không tốt về chuyện này Nhiều nhân vật lịch sử quá Chuyện cái đầu của con bé tóc vàng đúng...........ghê thật Làm cái list Artifact đi for, thấy nhiều lắm rồi, mà các Artifact có khác nhau về pháp thuật không? Thấy sách là chủ yếu Chap này dài trông thấy
^ thì mình đã bảo là có nhiều cái khác lịch sử cơ mà . Một con người đâu chỉ có thể gói gọn trong một tính cách được , đôi khi miệng nói thế, mà bản thân lại có thể làm khác đấy . Truyện lịch sử cũng phải có nhiều nhân vật lịch sử mà , mà mình không chỉ thêm vào nhân vật lịch sử thật sự đâu , đang có dự tính mời vài nhân vật trong các tác phẩm lịch sử hư cấu vào trong đây này . Ẻm là Yandere mà . Tiện thể post hình minh hoạ cho ẻm List Artifact thì phải đợi cho mọi người biết tường tận thêm một chút về Artifact đã . Và Artfact không chỉ là sách đâu :P. Xin lỗi, mình viết hơi quá tay .
Quả là for đã có sự đột phá thần kì trong cách viết lẫn miêu tả Truyện này đầu tư tốt dám in sách được chứ chẳng chơi Nhưng có 1 điểm - to tướng mà med nghe dc từ bạn thân for là truyện này ko có tình cảm trai gái Nếu ko tiến triển thì e hèm ...
Hà hà . Mình vẫn còn phải cố nhiều lắm mới dám mơ đến việc in sách :P. Chuyện tình cảm trai gái không phải là không có, nhưng for nghĩ nhiều khi nó dễ bị lu mờ bởi những cái "tình" khác mà for quăng vào trong :P. Nhưng cũng đừng lo :P, ít ra for sẽ cố khiến cảnh cả đám lính Nazi xem phim Cuốn theo chiều gió rồi cảm động để cho nó...cảm động hơn :P.
@Med: What ??? ------- Chỗ này hơi sai Truyện hay quá, không uổng công mình bỏ thời gian chờ đợi, yeah, quá đã, quá tuyệt, mình không còn lời nào để nói hơn là cảm thấy thỏa mãn thực sự khi đọc diễn biến tiếp theo trận chiến không cân sức của hai bên bờ chiến tuyến này. Ha ha, dù là kẻ diệt chủng hay đội quân chính nghĩa, ẩn sâu bên trong họ vẫn có những câu chuyện ấn tượng thật đáng để theo dõi, Adolf hiền lành nay nhận ra được mùi vị của sự thèm khát bạo lực, đây là 1 dấu hiệu mở đầu cho bi kịch, và mình ấn tượng về nó. For xây dựng rất tốt cái không khí tập thể cùng sự căng thẳng từng giây phút trong chiến tranh. Tuy suốt đoạn chỉ miêu tả về 3 pháp sư, nhưng mình vẫn cảm thấy vẻ mặt mệt mỏi, kiệt sức của những lính tráng sau trận chiến, đồng thời còn cảm thấy bầu không khí xa lánh, khinh bỉ của họ bao quanh 3 pháp sư. Tách 3 người kia ra một thế giới khác xa lạ nhưng đồng thời cũng quá thượng hạng so với những người lính. Albert Einstein Rock ! Mình mong nhà khoa học yêu thích của mình sẽ có những câu nói hay ho thêm nữa, như ông đã làm trong chap này. Một góp ý mà mọi người đã phải van xin, lạy lục forgiuse từ ngàn xưa : cách hàng cho đối thoại, please.
Ý Med là phải cho mấy cái tâm lý tình cảm vào truyện chứ gì? Chan cũng thích nhưng thể loại war đánh nhau dồn dập thì ít có những khoảnh khắc đó lắm
Ừm, mình thấy tâm lý và tình cảm trong truyện này hình như có mà, như đoạn Adolf khóc lúc thấy cảnh thiên nhiên bị tàn phá, cảnh anh em sum họp, hay lúc Joseph ngồi lặng thinh nghe bản nhạc của cha mình... mình nghĩ truyện của for tuy có war nhưng dường như chúng vẫn là sản phẩm phụ để làm nổi bật nên thứ gì đó nằm sâu bên dưới, thứ mà mỗi người đọc sẽ có 1 suy nghĩ, 1 hình dung khác nhau vế nó.
@Axe: ồ, đó đúng là lỗi thật, cảm ơn nhé . Đã fix . Không biết tại sao nãy giờ mũi mình tự dưng nở to ra, hoá ra lí do là đây . Chuyện của Adolf trở nên khát máu và tại sao bé Caroline lại cuồng...đầu đến thế đều có một lí do chung cả :P. Dù có nội tâm với tâm lý thế này, for nghĩ nó vẫn còn chưa đủ đâu , nhưng mạch truyện ở trận này đang trôi chảy, nên không dám nhảy sang timeline khác để triển khai tâm lý và tình cảnh :P, chứ bản thân for cũng có nhiều trường đoạn như thế muốn chêm vào lắm rồi chứ . Mà mọi người có nghĩ không khí chiến tranh của mình vẫn còn hơi...giả tạo quá không ? .
theo for có nên đưa sự sợ hãi vào không. Không phải là sự nhát gan mà là sự sợ hãi giết chóc, đổ máu. Đâu phải ai cũng sinh ra làm chiến binh, sự dũng cảm phải tôi luyện, đó là một góc khuất của chiến tranh Chỉ là ý nghĩ thoáng qua thôi, đừng coi trọng quá nhé
uhm, chap này lí giải các thứ quả thật rất khá, tuy nhiên sao cậu k mta gì về ngoại hình của vị đội trưởng bắn tỉa kia vậy? rất khó hình dung, cả gian phòng làm việc nữa, nên tả nhìu để ng` đ5oc hình dung đc môi trg xung quanh. không khí chiến tranh coi như là tạm ổn, tuy nhiên còn thiếu 1 chút khốc liệt. Đáng lẽ khi mta hàng quân đợi chuyến xe lửa cậu nên nói sơ về cảnh hoang tàn của chiến tranh đối với thành phố, và nhất là sự thương tật nữa. Nên nói, dù chỉ 1 câu về các vết thg của ng` lính, về việc họ bất chấp miếng băng đang đẫm máu mà vẫn đứng nghiêm trang chờ thống chế, v.v... Nói chung là thêm tí khốc liệt vào. Ngoài ra thì ổn cả.