[genk]Livestream lịch sử: sứ mệnh NASA hạ cánh tàu thăm dò lên Sao Hỏa sẽ được phát trên cả Facebook

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi troll, 26/11/18.

  1. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa


    đi tới mặt trăng còn trong quỹ đạo trái đất với đi tới sao hỏa nằm ngoài quỹ đạo trái đất thì trình độ khác nhau chứ
     
    lehmanbear and quocviet0908 like this.
  2. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
    Trái đất hiện nay chỉ cần thằng mặt trời nó phát sinh một sự kiện dị dị nào đó làm bắn ra bão mặt trời xuống đốt cháy hết mẹ thiết bị điện tử như vụ Carrington là đủ thảm họa toàn cầu và có khi chiến tranh bom đạn bay lung tung luôn.

    Trước khung thương vũ trụ thì sự tồn tại của loài người mong manh vhcl, nghĩ nhiều chi cho mệt. :2cool_confident:
     
  3. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,953
    Nơi ở:
    10th Dimension
    ^: cho nên mới phải tu tiên đấu tranh cùng các thế lực hồng hoang. Đáng buồn là thời nay nhiều người viện có 1 kiếp người ngắn sao không lo hưởng thụ đi, hành hạ bản thân làm gì.
    Như bần đạo đây tu có phải cho mình đâu, tu là để tìm cách giúp 9 tỏi người trên cái quả đất này thoát khỏi nhà tù thiên địa.
     
  4. hanhnn13

    hanhnn13 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    5/8/09
    Bài viết:
    235
    Nga muốn lên mặt trăng kiểm tra "dấu chân" của người Mỹ

    Một quan chức cơ quan vũ trụ Nga nói đùa rằng Moscow sẽ xác minh thông tin liệu Mỹ đã từng đặt chân lên mặt Trăng hay chưa, nhấn mạnh rằng cho tới nay chưa có một quốc gia nào đủ khả năng tự thực hiện thành công một chương trình về mặt trăng.



    [​IMG]
    Phi hành gia Buzz Aldrin chào cờ Mỹ trên mặt trăng (Ảnh: NASA)
    RT dẫn phát biểu của Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin khi tới thăm một nhà sản xuất động cơ tàu vũ trụ ở Moscow rằng Nga sẽ xác minh thông tin liệu người Mỹ đã từng lên mặt trăng hay chưa.

    “Chúng tôi sẽ tiến hành một nhiệm vụ như vậy, lên mặt trăng và kiểm tra xem họ đã ở đến đó chưa. Người Mỹ nói rằng họ đã từng lên mặt trăng. Chúng tôi sẽ xác minh điều đó”, ông Rogozin hóm hỉnh đáp trả khi được hỏi rằng liệu ông có tin người Mỹ đã lên mặt trăng hay không.

    Sau đó, nhà lãnh đạo Roscosmos nhấn mạnh rằng chưa có quốc gia nào tới thời điểm hiện tại có đủ khả năng tự mình thực hiện một chương trình về mặt trăng. Nga cũng kỳ vọng sẽ hợp tác với Mỹ trong việc thăm dò vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất.

    Theo ông Rogozin, các nhà du hành vũ trụ Nga dự kiến sẽ đặt chân lên mặt trăng lần đầu tiên vào những năm 2030 trong nhiệm vụ kéo dài 14 ngày. Một trạm vũ trụ được xây dựng trong quỹ đạo mặt trăng có thể sẽ được triển khai để phục vụ phi vụ này.

    Hồi đầu tháng 11, ông Rogozin nói rằng Nga sẽ bắt đầu xây dựng căn cứ lâu dài trên mặt trăng sau năm 2025 với quy mô vượt hơn chương trình Apollo của Mỹ hồi những năm 1960-1972. Các robot "thế thân" cho các phi hành gia sẽ sinh sống trên căn cứ này. Theo quan chức Nga, các robot này sẽ được điều khiển bởi con người từ xa, với cơ chế giống với bộ phim "bom tấn" Avatar nổi tiếng.

    Ngày 21/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong lần đầu đặt chân lên mặt trăng, trở thành người đầu tiên đặt chân lên hành tinh khác. Ông đã có câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ bé của con người nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”.

    Tuy nhiên, nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng ông Armstrong chưa thực sự lên mặt trăng và đây chỉ là sản phẩm dàn dựng bởi NASA, trong bối cảnh Mỹ vào thời điểm đó đang thua trước Nga trong cuộc đua không gian khi phi hành gia Yuri Gagarin lần đầu bay vào vũ trụ năm 1961.

    Theo kết quả khảo sát trong nhiều năm qua, khoảng 7 tới 20% người Mỹ tin rằng phi vụ đặt chân lên mặt trăng của Mỹ là dàn dựng, trong khi 57% người Nga tin rằng phi hành gia Mỹ chưa từng du hành mặt trăng..
     
  5. quadan

    quadan The Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/09
    Bài viết:
    4,279
    x5.png
    https://mangadex.org/chapter/151553/1

    Manga này 2/3 số chap hay vl. Đoạn cuối nhét alien với hút cần nát mẹ luôn.
     
  6. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa


     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/18
    quocviet0908 thích bài này.
  7. thaivinhhau

    thaivinhhau Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    8/5/08
    Bài viết:
    4,302
    Ủa vụ livestream sao rồi?
     
  8. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    18,109
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
  9. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,796
    Thấy cái hình chụp. Sao éo hiểu chụp ảnh chòm sao này chòm sao nọ sao nét căng vậy mà đáp xuống bề mặt sao hỏa chụp cái hình như điện thoại đời đầu vậy éo biết.
    Giống như bây giờ đứa nào cũng có iphone, note các kiểu quay 1080 còn đc mà clip scandel hay lộ hàng nào hình cũng như ccc vậy đó.
     
  10. gin-1994

    gin-1994 Baldur's Gate GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    42,621
    mấy ảnh chòm sao với thiên hà toàn là photoshop cả ra chứ lam gì mà chụp nổi =))
     
  11. quadan

    quadan The Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/09
    Bài viết:
    4,279
    Sao so được với cam mấy con ống nhòm vệ tinh. Chưa kể khí quyển tác động thì data corrupt là chuyện bình thường.
     
  12. troll

    troll SPARTAN John-117 GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    11,099
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    MISSION STATUS:
    Landing: Confirmed
    Solar Arrays Deployment: Confirmed
    Loài người đã dõi theo và quan sát Sao Hỏa từ hàng ngàn đời nay, tưởng tượng và huyễn hoặc về cảnh vật trên bề mặt Hành tinh Đỏ. Sự ra đời và cải tiến không ngừng của kính viễn vọng đã giúp đưa những dự đoán và hiểu biết của chúng ta gần hơn với thực tế qua những hình ảnh ngày một chi tiết về người hàng xóm của mình. Sứ giả đầu tiên của con người tới Sao Hỏa, Mariner 4, chỉ có thể gửi về những hình ảnh mờ nhạt, nhưng những nhiệm vụ từ đó tới nay đã càng ngày vẽ nên một bức tranh chi tiết về một hành tinh đá với bề mặt khô cằn và bụi bặm.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa Mars InSight trên bề mặt Sao Hỏa

    Sao Hỏa chính là hành tinh mà chúng ta hiểu rõ nhất – chỉ sau ngôi nhà Trái đất của mình – nhưng có một sự thật là ngoài những đặc điểm bề mặt, chúng ta vẫn gần như không biết gì về những điều ẩn chứa trong lòng hành tinh này. Tất cả những gì khoa học có trong tay ở thời điểm này chỉ dừng lại ở giả thuyết và mô hình, thiếu đi những bằng chứng, dữ liệu và đo đạc.

    Chỉ trong vòng vài giờ nữa, InSight (Interior Exploration using Seismic Investigations, Geodesy and Heat Transport) sẽ cố gắng thay đổi điều đó. Tàu thăm dò này sẽ xé ngang khí quyển Sao Hỏa, trải qua “7 phút kinh hoàng” trước khi đáp xuống và thực hiện nhiệm vụ của mình: giúp khoa học lật mở bí mật trong lòng Hành tinh Đỏ.

    Sao Hỏa, tại sao lại tiếp tục là Sao Hỏa?

    [​IMG]
    Mars InSight trong phòng lắp đặt

    Cả 8 hành tinh mà chúng ta vẫn biết được hình thành khoảng 4.5 tỷ năm trước từ đám mây bụi, đá và băng quay quanh Mặt trời non trẻ. Tuy chung gốc gác, nhưng có sự khác biệt rõ ràng và căn bản giữa những hành tinh đá nằm phía trong (Sao Thủy, Sao Kim, Trái đất, Sao Hỏa) và những gã khổng lồ hành tinh khí (Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương) nằm ở phía ngoài Hệ Mặt trời. Một câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm được đáp án, đó là những hành tinh đá đã hình thành và tiến hóa như thế nào?

    “Sao Hỏa là một phòng thí nghiệm tự nhiên hoàn hảo ngay cạnh Trái đất,” Lori Graze, Quyền giám đốc Bộ phận Khoa học hành tinh của NASA chia sẻ trong buổi họp báo ngày 21 tháng 11. “Chúng tôi rất muốn đi tìm nguyên nhân khiến những hành tinh đá trong Hệ Mặt trời lại đa dạng đến vậy – chúng đều rất khác nhau và độc đáo theo cách riêng của mình, vì vậy câu hỏi “vì sao” thực sự là câu hỏi quan trọng.”

    Bruce Banerdt, Trưởng nhóm nhiệm vụ Insight cũng chia sẻ quan điểm này: “Trên Sao Hỏa, kết cấu địa chất đã được ổn định và bảo toàn trong 4.5 tỷ năm nay. Trong khi đó, Trái đất - nơi chúng ta có thể nghiên cứu những điều này dễ dàng – những dấu vết cổ xưa đã bị xóa sạch do quá trình kiến tạo mảng [plate tectonics] hay sự đối lưu lớp phủ [mantle convection].

    Chính vì vậy, việc thâm nhập vào lòng Sao Hỏa và đo đạc nhiệt độ cũng như những cơn hỏa chấn có thể hé lộ cho con người về lịch sử hình thành, cũng như chặng đường sắp tới trong quá trình tiến hóa địa chất của hành tinh này.

    Khi mà hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa của các hành tinh được mở rộng, công cuộc và cách thức tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất của chúng ta cũng ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn, Briony Horgan, một thành viên của nhiệm vụ robot tự hành Mars 2020 cho biết. Sau khi 2 robot tự hành Spirit và Opportunity tìm được bằng chứng về sự tồn tại của nước trong quá khứ Sao Hỏa, Curiosity đã được trang bị một loạt công cụ để tìm kiếm dấu vết của sự sống ở những lòng sông cổ xưa. Mars 2020 sẽ tiếp tục được phát triển dựa trên di sản để lại của những robot tự hành đi trước, mang theo những công cụ còn tinh vi hơn để tìm những dấu hiệu của hóa thạch hoặc dấu vết của sự sống xa xưa. Các nhà khoa học vẫn chưa biết được những dòng nước trên Sao Hỏa có xuất hiện thường xuyên không, hay chỉ được hình thành khi băng tan do hoạt động của núi lửa.

    “InSight là một phần rất quan trọng của nhiệm vụ này, do từ trước tới nay, chưa có nhiệm vụ nào của NASA thực sự tập trung vào quá trình tiến hóa của hành tinh cả.” John Grant, thành viên nhiệm vụ Spirit, Opportunity, Curiosity và MRO cho hay. “Nếu chúng ta biết về kết cấu bên trong và quá trình phát triển của Sao Hỏa, ta có thể biết được địa chất Sao Hỏa đã hoạt động trong bao lâu, mức độ hoạt động ở thời điểm hiện tại, và tất cả những điều này đều sẽ ảnh hưởng tới điều kiện bên ngoài, ảnh hưởng tới khả năng duy trì sự sống và tới sự sống, nếu có. Do vậy, dù InSight không trực tiếp đi tìm sự sống trên Sao Hỏa, tất cả mọi thứ đều liên quan tới nhau.“

    Nhiệm vụ, và dụng cụ khoa học mang theo

    [​IMG]
    Hành trình của Mars InSight

    Được lên kế hoạch rời Trái đất vào tháng 3 năm 2016, tuy nhiên, chỉ 4 tháng trước ngày phóng, một thiết bị quan trọng của con tàu đã được phát hiện bị hở cách ly chân không. Thời gian cần để khắc phục sự cố cũng có nghĩa là InSight phải đợi tới cửa sổ phóng tiếp theo, tháng 5 năm 2018, mới có thể bắt đầu hành trình của mình.

    Di sản về công nghệ và kinh nghiệm là cơ sở phát triển và vận hành của InSight. “InSight sử dụng chung thiết kế của tàu Phoenix năm 2007, một hệ thống đã qua vận hành thực nghiệm, điều đó giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí phát triển một hệ thống mới hoàn toàn.” Bruce Banerdt, Trưởng nhóm nhiệm vụ Insight cho biết. “Cùng với đó, chúng tôi sẽ sử dụng những tàu thăm dò đang hoạt động trên quỹ đạo Sao Hỏa để làm trạm trung chuyển dữ liệu. Thật khó để có thể diễn tả được hết tầm quan trọng của những hiểu biết thu được từ những nhiệm vụ trước đây trong quá trình phát triển và vận hành nhiệm vụ này.”

    [​IMG]
    "Đại gia đình" NASA ở Sao Hỏa

    InSight là một tàu thăm dò cố định, có khối lượng khoảng 360 KG, tức là chỉ bằng 88% khối lượng của Phoenix, cao khoảng 1m và sẽ có chiều dài hơn 6m khi pin mặt trời được triển khai. Mang theo mình những dụng cụ tinh vi và nhạy bậc nhất từng được gửi tới Sao Hỏa, tàu thăm dò này sẽ là con tàu đầu tiên đâm xuyên qua bề mặt Sao Hỏa, nơi mà nó sẽ thực hiện các công tác đo đạc khoa học trong một năm Sao Hỏa, tương đương hai năm Trái đất.

    Địa điểm hạ cánh của InSight cũng đã được chọn lựa hết sức cẩn thận. Bãi đáp phải gần xích đạo để đủ ánh sáng quanh năm, có độ cao thấp để kéo dài quá trình thâm nhập khí quyển nhất có thể, có ít sỏi đá để tránh sự cố trong quá trình hạ cánh, và có thành phần đất đủ mềm để que dò nhiệt có thể đâm sâu vào lòng đất.

    [​IMG]
    Vị trí của Mars InSight so với những tàu thăm dò trên bề mặt Sao Hỏa khác của NASA

    Bình nguyên Elysium đã được lựa chọn, và từ 22 khu vực tiềm năng ban đầu, những bức ảnh chi tiết chụp từ quỹ đạo bởi Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) cho phép NASA chọn một địa điểm thích hợp nhất cho con tàu thăm dò, và cách robot tự hành Curiosity khoảng 600 km về phía bắc.

    [​IMG]
    Hàng loạt bức ảnh khảo sát địa điểm hạ cánh cuối cùng của InSight, thực hiện bởi MRO

    Thiết bị quan trọng bậc nhất của InSight chính là hai tấm pin mặt trời. Nhìn từ Sao Hỏa, Mặt trời chỉ sáng bằng nửa độ sáng nhìn từ Trái đất, vậy nên triển khai thành công pin mặt trời là điều kiện thiết yếu để đảm bảo nhiệm vụ có thể được diễn ra lâu dài. Sau khi hai tấm pin – vốn được xếp gọn lại như hai chiếc quạt giấy - đã được xòe ra, InSight sẽ bắt đầu khởi động những thiết bị khoa học của mình: một hỏa chấn kế (Seismic Experiment for Interior Structure – SEIS), một que dò nhiệt (Heat Flow and Physical Properties Probe - HP3) để đâm sâu 5m vào lòng đất, và một thiết bị dùng để thu thập dữ liệu về thành phần và cấu trúc của lõi Sao Hỏa (Rotation and Interior Structure Experiment - RISE).

    [​IMG]
    Pin mặt trời của Mars InSight trong quá trình thử nghiệm

    Mỗi thiết bị được InSight mang theo đều được tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch khoa học cẩn thận. SEIS sẽ là hỏa chấn kế đầu tiên trong vòng 40 năm qua, thực hiện những rung động từ những cơn hỏa chấn, va chạm thiên thạch hoặc vận động của magma sâu trong lòng Sao Hỏa. Thiết bị này nhạy tới mức có thể thu được những dao động biên độ nhỏ hơn cả kích cỡ một nguyên tử hydro.

    [​IMG]
    Các thiết bị khoa học của InSight
    “SEIS sẽ được đặt trên mặt đất để “nghe” những rung động siêu nhỏ (phần nhỏ của một nanometer) do những cơn hỏa chấn. Quá trình phân tích những rung động này sẽ giúp chúng tôi vẽ nên một sơ đồ 3D về cấu trúc bên trong Sao Hỏa.”

    Nhóm nhiệm vụ InSight cũng sẽ hợp tác với nhóm nhiệm vụ MRO để tìm những cú va chạm với thiên thạch. Khi hỏa chấn kế phát hiện được một cú va chạm, MRO sẽ dùng camera phân giải cao của mình để tìm hố do thiên thạch để lại.

    Bên cạnh SEIS là một chiếc khoan dùng để đo nhiệt độ của Hành tinh Đỏ. HP3 sẽ đâm sâu 5m vào lớp vỏ của Sao Hỏa. Đây mới chỉ là 10% chiều sâu của lớp vỏ hành tinh, nhưng độ sâu này là đủ để các nhà khoa học phân tích nhiệt lượng phát ra từ sâu trong lõi của hành tinh, và lượng nhiệt này sẽ hé lộ mức độ của những hoạt động địa chất của Sao Hỏa. Những hiểu biết này có thể được dùng để so sánh với những dữ liệu có sẵn về Trái đất để biết liệu hai hành tinh có được cấu thành từ những thành phần giống nhau hay không, và lý do dẫn tới sự khác biệt, nếu có.

    “Đâm sâu vào Sao Hỏa giúp ta tránh được những ảnh hưởng từ nhiệt tới từ Mặt trời và đo được chính xác nhiệt lượng tỏa ra từ bên trong. InSight sẽ là máy đo nhịp tim và nhiệt kế của Hành tinh đỏ trong vòng hai năm tới, và đây sẽ là cơ hội để chúng ta hiểu được những quá trình ảnh hưởng tới quá trình hình thành những hành tinh.”

    Ngoài ra, nhiệm vụ Mars InSight còn mang theo hai vệ tinh siêu nhỏ (cubesat) MarCO-A và MarCO-B, còn được biết đến qua biệt danh do các kỹ sư của JPL đặt cho – Wall-E và EVE, dựa trên việc hai vệ tinh này sử dụng nhiên liệu đẩy bằng khí lạnh tương tự khí trong bình cứu hỏa – cách thức mà 2 robot trong phim hoạt hình của Pixar sử dụng để bay lượn trong không gian. Hai vệ tinh này được phóng đi với mục đích thử nghiệm và chứng minh cubesat hoàn toàn có thể tham gia những hành trình liên hành tinh. Wall-E và EVE cũng sẽ đóng vai trò trạm chuyển tiếp tín hiệu của InSight trong quá trình hạ cánh ngày mai, cho dù đây không phải là một điều kiện thành công của nhiệm vụ.

    [​IMG]
    Wall-E và EVE

    7 phút kinh hoàng, và lời nguyền Sao Hỏa
    Đọc thêm: [Dịch] 4 năm nhiệm vụ Curiosity: Trí tò mò con người chiến thắng lời nguyền Sao Hỏa

    Hơn một nửa số nhiệm vụ từ trước tới nay tới Sao Hỏa, kể cả trên quỹ đạo hay nhiệm vụ hạ cánh, kết thúc trong thất bại, Thomas Zurbuchen, Phó giám đốc Đơn vị Khoa học của NASA cho biết trong buổi họp báo. “Do đó, tất nhiên là chúng tôi có lo lắng. Chúng tôi không bao giờ chủ quan cả. Sao Hỏa luôn khó khăn.”

    Thách thức của mọi nhiệm vụ hạ cánh trên Sao Hỏa tới từ việc hành tinh này có cả trọng lực mạnh và khí quyển loãng, chỉ bằng 1% của Trái đất. Sự kết hợp này có nghĩa là một con tàu tới sẽ bị hút vào và tăng tốc, trong khi bầu khí quyển loãng sẽ khiến việc giảm tốc trở nên khó khăn.

    InSight sẽ thâm nhập khí quyển Sao Hỏa vào khoảng 2 giờ 53 phút sáng ngày 27 tháng 11 năm 2018 (giờ Việt Nam) với vận tốc 19,800 km/h. Góc thâm nhập của con tàu phải chính xác 12 độ: sâu hơn và con tàu sẽ bốc cháy, còn một góc tiếp cận nông hơn sẽ khiến con tàu “văng” trở lại vũ trụ.

    Sức cản của khí quyển sẽ giúp con tàu giảm tốc xuống còn khoảng 1,350 km/h, và sau đó con tàu sẽ triển khai dù siêu âm của mình, trước khi hệ thống tên lửa khai hỏa để giảm vận tốc trước khi chạm đất xuống chỉ còn 8 km/h. Đây cũng chính là quy trình hạ cánh của tàu Phoenix 10 năm trước.

    [​IMG]
    Dù hạ cánh của Phoenix, chụp bởi MRO từ quỹ đạo Sao Hỏa

    Tất cả các quan chức NASA trong cuộc họp báo đều thể hiện sự tin tưởng rằng InSight sẽ thành công, và nhấn mạnh nhóm nhiệm vụ đã làm tất cả những gì có thể để đón trước và giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng.

    “Nhưng bạn không bao giờ có thể biết chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra. Mọi thứ phải diễn ra hoàn hảo, và Sao Hỏa luôn luôn có thể gây khó dễ cho chúng ta.”
    Chuỗi quy trình hạ cánh

    13 phút 45 giây trước khi tiếp đất: Tách khỏi tầng hành trình

    [​IMG]

    Trước khi thâm nhập khí quyển Sao Hỏa, InSight sẽ tách khỏi tầng hành trình, nơi gắn có pin mặt trời và tạm chuyển sang sử dụng năng lượng dự trữ trong pin

    6 phút 45 giây trước khi tiếp đất: Thâm nhập khí quyển

    [​IMG]

    Góc thâm nhập của con tàu phải chính xác 12 độ: sâu hơn và con tàu sẽ bốc cháy, còn một góc tiếp cận nông hơn sẽ khiến con tàu “văng” trở lại vũ trụ.

    3 phút, 7 giây trước khi tiếp đất: Bung dù siêu âm

    [​IMG]

    Sức cản của khí quyển sẽ giúp con tàu giảm tốc xuống còn khoảng 1,350 km/h, và sau đó con tàu sẽ triển khai dù siêu âm của mình ở độ cao khoảng 11 km so với mặt đất

    2 phút 52 giây trước khi tiếp đất: Tách khỏi khiên nhiệt

    [​IMG]

    Các thiết bị nổ sẽ tách InSight khỏi khiên chắn nhiệt, vốn dày hơn những nhiệm vụ trước do con tàu phải bay qua lớp bụi dày hơn.

    2 phút 42 giây trước khi tiếp đất: Triển khai càng đáp

    [​IMG]

    10 giây sau đó, các thiết bị nổ sẽ triển khai 3 càng đáp giảm chấn. cùng lúc đó, InSight sẽ khởi động radar dò mặt đất

    0 phút 45 giây trước khi tiếp đất: Tách khỏi khoang chứa & Khai hỏa tên lửa

    [​IMG]

    Con tàu sẽ tách rời khỏi khoang chứa và rơi tự do trong một khoảng thời gian ngắn. Ngay sau đó 1 giây, 12 tên lửa sẽ được khai hỏa để giảm tốc và đưa InSight tránh khỏi khoang chứa và dù.

    0 phút 15 giây trước khi tiếp đất: Giảm dần độ cao

    [​IMG]

    Sau khi dừng vận tốc ngang, con tàu sẽ hạ dần độ cao với vận tốc khoảng 2.4 m/s

    Tiếp đất
    Nếu mọi chuyện suôn sẻ, NASA sẽ nhận được tín hiệu hạ cánh thành công
    vào khoảng 2 giờ 53 phút sáng 27/11 giờ Việt Nam



    Nguồn:
    1. Red Planet InSight: Why Do We Keep Going Back to Mars?
    2.
    Journey to the Center of the Red Planet: NASA's InSight Lander to Reveal the Secrets Inside Mars
    3. 'Mars Is Hard': Tension Rises for NASA's InSight Landing on Red Planet
    Và một số nguồn nhỏ khác
     
  13. dUrExMaN

    dUrExMaN Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/9/09
    Bài viết:
    4,422
    Nơi ở:
    nghiệp đoàn cao su
    Dm , bài dài lần sau đưa vào spoil đi ông ơi , xài đt , kéo mất công quá :((
     
  14. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    14,067
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Ảnh chụp sao này sao nọ PTS bét nhè ra đó. =))
    Còn bức chụp hôm nay là do ống kính dính bụi sao Hỏa nên nó mờ căm thế thôi.
     
  15. Băng Giá

    Băng Giá Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    24/9/15
    Bài viết:
    2,627
    Khám phá không gian là lĩnh vực cả nhân loại phải đầu tư,chứ cứ đà tăng dân số với ô nhiễm như này thì vài trăm năm nữa trái đất sẽ tèo
     
  16. CloneClonee

    CloneClonee Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/9/16
    Bài viết:
    28
    chụp lén nên mờ
     
  17. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    Nếu mọi chuyện suôn sẻ, NASA sẽ nhận được tín hiệu hạ cánh thành công
    vào khoảng 2 giờ 53 phút sáng 27/11 giờ Việt Nam

    tức là đáp rồi, thế có tin gì xác nhận chưa ? Mà cái manga space brothers hình như hiatus à
     
  18. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    14,067
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Xác nhận trong live stream luôn rồi.
     
  19. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    vid ở trên t đưa là thành công rồi đó -_-
     
  20. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    ủa chính ra là tầm 10h đêm qua, lúc đó đang đi world quests WoW :(
     

Chia sẻ trang này