giả sử tiền giả nặng hơn (nhẹ hơn thì ngược lai) (nếu là 12 đồng) lần 1: cân 6/ 6, bên nào nặng hơn chứa đồng giả lần 2: cân 3/3, bên nào nặng hơn chưa đồng giả lần 3: cân 2 đồng trong 3 đồng còn lại, nặng hơn thì tìm đồng giả, bằng nhau thì đồng thứ 3 còn lại giả 13 đồng làm y chang, nếu hên lần 1 cân 6/6 cân bằng thì đồng thứ 13 giả
cái bài tiền xu này hồi trước được thằng bạn đố nhưng quên bố mất cách giải rồi, khá là phức tạp. ^ Cái đồng xu giả có biết nó nặng hay nhẹ hơn tiền thật đâu, chỉ biết là khối lượng khác nhau thôi
Eo... Tôi thấy cái bài tiền xu này là còn dễ đấy :) Hầu hết chỉ làm cách loại trừ dần cách cân là ra hết
Mình chơi game thì rất là khá những trò god of war ko cần đọc guide cũng có thể qua màn nhưng học bài thì rất là ngu :"< ko bik mình thược loại gì .
Tui ko nhớ câu hỏi số mấy... -vì người đó đi tàu hỏa, tàu thủy chìm mặc xác nó -tui nhớ câu hỏi là chỉ cần bác tài qua bên kia -cầm cây bút ném vào đầu hiệu trưởng chẳng hạn, ông cầm cây bút lại chổ mình : "cây bút này của em phải ko"
Cái câu về cân đồng xu ấy, chính xác và đầy đủ nó sẽ thế này: Đố mà cũng chẳng rõ câu đố thì đố làm gì, trong câu này không hề giới hạn số lần cũng như không biết đồng giả nặng hay nhẹ hơn, và bạn phải tự tìm ra 2 đáp án: đồng giả nặng hay nhẹ hơn và số lần cân tối thiểu. Câu hỏi là "chắc chắn" chứ không phải "có thể". Vì chỉ cần cân 1 lần là "có thể" tìm ra đồng xu giả rồi.
Thôi đổi câu, câu thế này mà cứ vặn vẹo nhau. Nặng hơn hay nhẹ hơn cũng như thế cả thôi ... Mà ít nhất có đến 3 cách để giải câu đấy C1: Cân 6/6 như bác Forgot ... C2: Cân 5/5 (Tự giải) C3: Cân 4/4 (Tự giải) Chỉ suy nghĩ nên chọn cách nào nhanh hơn để tiết kiệm TIME mà thôi Nên chẳng ai chọn cách 3 làm gì, cách 2 sẽ tốt nhất vì tỉ lệ ra đồng xu giả cao hơn để đỡ mất công
Tớ chịu. Tùy từng lúc mà thông minh đặc biệt, còn đâu thì vẫn bình thường, ko thông minh nhưng cũng ko ngu vì vẫn làm đc bài tập.
Giải bài viên bi (ai đang cố tìm đáp án thì đừng xem ) [spoil]Chia 13 viên bi thành 3 phần A, B, C trong đó A và B có 4 viên, C có 5 viên. Cân như sau: Lần 1: Cân A và B, xét các trường hợp có thể xảy ra: •A = B, khi ấy trong C có viên bi giả, còn A và B đều là thật. Lại chia C thành hai phần C1 3 viên, C2 2 viên. Lần 2, đem cân C1 với 3 viên bi thật (lấy từ A), xét các trường hợp: ◦Nếu hai bên bằng nhau, suy ra viên còn lại nằm trong C2. Lần 3: Lấy 1 viên trong C2 đem cân với 1 viên bi thật: - Nếu hai bên bằng nhau => viên giả la viên còn lại trong C2 - Nếu hai bên không bằng nhau => viên giả là viên của C2 đang được cân (vì viên còn lại đã là thật rồi) ◦Nếu hai bên không bằng nhau, có thể giả sử bên C1 nặng hơn, khi đó ta vừa biết được viên giả nằm trong C1, vừa biết được là viên đó nặng hơn viên thật. Đến đây, tách C1 thành 3 viên, lần 3 đem cân hai viên trong chúng: Nếu hai bên bằng nhau, viên còn lại là viên giả Nếu hai bên không bằng nhau, khi đó viên nặng hơn là giả. •Nếu A và B không bằng nhau, có thể giả sử A nhẹ hơn B, khi đó 5 viên trong C là thật. Tách A thành hai phần A1 và A2 mỗi bên 2 viên, tách B thành 2 phần B1 3 viên, B2 1 viên. Đánh dấu các viên thuộc A màu xanh, B màu đỏ, đem trộn lẫn A1 và B1. Lần 2: Cân (A1+B1) với C, xét các trường hợp: ◦Nếu hai bên bằng nhau: Khi đó viên giả nằm trong A2 (màu xanh) hoặc B2 (màu đỏ). Lần 3: Lấy 1 viên xanh (trong A2) cùng với 1 viên đỏ (trong B2), đem cân với hai viên bi thật. - Nếu hai bên bằng nhau => viên xanh còn lại trong A2 là giả (hơn nữa nó nhẹ hơn viên thật) - Nếu bên xanh + đỏ nhẹ hơn => viên giả nhẹ hơn viên thật và nằm trong đống xanh+ đỏ. Viên giả nhẹ hơn nên => viên giả nằm trong A => đó là viên xanh đang cân - Nếu bên xanh + đỏ nặng hơn => viên đỏ là viên giả, lí luận tương tự trên. ◦Nếu hai bên không bằng nhau: Khi đó viên giả nằm trong A1 + B1. Ta xét các trường hợp: - Nếu (A1+B1) nặng hơn => viên giả nặng hơn viên thật và nằm trong A1+B1. Viên giả nặng hơn nên => viên giả nằm trong B => viên giả nằm trong B1 ( 1 trong 3 viên đỏ) Lần 3: Đem cân hai viên của B1: Nếu bằng nhau => viên còn lại là giả Nếu không bằng nhau, khi đó bên nặng hơn sẽ chứa viên giả. - Nếu (A1+B1) nhẹ hơn => viên giả nhẹ hơn viên thật và nằm trong A1+B1. Viên giả nhẹ hơn nên => viên giả nằm trong A => viên giả nằm trong A1 ( 1 trong 2 viên xanh) Lần 3: Đem cân hai viên của A1 với nhau, bên nào nhẹ hơn là bên giả. [/spoil] Bài này cổ có người giải được rồi
Văn với chả vẹo, nếu đề cho biết trước là nặng hay nhẹ hơn thì sẽ khác rất nhiều so với việc không cho biết đấy. Nếu không biết khác chỗ nào, thì giả sử nhé, có 13 đồng xu. Chỉ cần chia ra 6/6/1. Đem cân 6/6 (gọi là A và B). Nếu bằng nhau thì đồng giả là đồng còn lại. Không bằng nhau, giả sử A nhẹ hơn B, thì ta chỉ biết đồng giả nằm trong A hoặc B, vấn đề là không biết nó nằm ở phần nào. Đến lần cân thứ hai, giả sử chọn A (bên nhẹ hơn), chia ra 3/3 để cân, nếu hên mà lại ra 3 viên nặng và 3 viên nhẹ thì chỉ cần cân thêm 1 lần nữa là biết đồng nào là giả (vì lúc này đã xác định được viên giả nhẹ hơn). Nhưng nếu ở lần cân thứ hai mà ra kết quả bằng nhau, lúc đó mới biết 1 trong 6 đồng còn lại là giả và nặng hơn, ta lại phải chia B ra cân 3/3, sau đó cân lần thứ tư mới biết đồng giả là đồng nào. Đề mà cho biết trước đồng giả nặng hoặc nhẹ hơn thì có rất nhiều cách giải đơn giản. Cụ thể là mấy cách 6/6, 5/5, và 4/4 đó, đều có thể ra kết quả sau 3 lần cân. Cách mà ren_momo đưa lên là chính xác nhất. Vì không cần biết trước đồng giả nặng hay nhẹ hơn nhưng chắc chắn chỉ cần cân tối đa 3 lần là ra. Và chỉ có duy nhất 1 cách giải đúng thôi.
Chả bết đúng hay sai nhưng tớ cứ cân lần lượt đồng 1 với 2 rồi cứ lần lượt 1 với 3, với 4... cho đến 1 với 12 Thấy không cân bằng thì lấy ra đem cân ới đồng khác, nếu bằng thì đồng kia giả, nếu không thì đồng đó giả. P/s: Tớ trả lời câu hỏi với không giới hạn số lần cân đó nhé.
@ DAC : À ra thế, không để ý đầu bài. Ý mình hiểu là bài này thiếu nói nặng hơn or nhẹ hơn chứ không phải thiếu dữ kiện trên