GIÚP NGHIÊM TÚC NÈ Mở bài: múa thế nào cũng được, phải nêu ra được câu nói ấy Thân bài: - tiền là giề, văn hóa là giề - Giá trị của văn hóa > giá trị của tiền (theo như câu nói thì văn hóa hiếm hơn tiền) - Văn hóa với cuộc sống - Mặt tiêu cực của đồng tiền, hậu quả của thiếu văn hóa - phê phán thói sống chạy theo đồng tiền và thiếu văn hóa - how to rèn luyện lối sống văn hóa - liên hệ vấn đề văn hóa với việc rèn luyện, học tập, lao động của học sinh (là liên hệ bản thân đấy) Kết bài: đại khái là tiền không thể thiếu nhưng văn hóa còn cần thiết và đáng quý hơn bla bla bla hơi rườm rà nhưng tớ nghĩ không thừa đâu Google vài câu danh ngôn về tiền và danh ngôn về văn hóa để làm dẫn chứng (cực quan trọng) đại khái làm văn cho trước đề thì không phải vấn đề chúc làm tốt
bác share em bài viết đó của bác dc ko! rất thích mấy bài chửi những người nổi tiếng theo kiểu phân tích logic!
có 2 cái túi , 1 túi tiền và 1 túi văn hóa , bạn nên nêu ra 2-3 hoặc 4-5 hướng để phân tích càng tốt . có thể phân tích theo các hướng Toán , lý , hóa , Sinh , địa ... làm 1 bài văn mà dính líu tới các môn văn hóa khác là bạn đã thành công cái mảng túi văn hóa , còn vế 1 là túi tiền thì tùy bác , bác viết về vế 1 nên dính líu tới môn GDCD , bàn 1 ít chính trị , pháp luật 1 ít. đảm bảo 10 điểm .
Có 2 dạng đề bài trong văn nghị luận HK1 năm 12 đó là Nghị Luận về 1 tư tưởng đạo lý và nghị luận về 1 hiện tượng xã hội. Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý, 99% là trình bày "suy nghĩ" về 1 câu nói, 1 đoạn trích trong 1 tác phẩm, nghĩ là trình bày những hiểu biết của mình để giải thích, sáng tỏ câu nói ấy. Với dạng đề tư tưởng đạo lý thì: Mở bài: 1. Đi rất gọn vào bài, đơn giản nhất và đầy đủ nhất là đi thẳng vào vấn đề, dùng những từ ngữ "có thể nói, có thể khẳng định, một trong những vấn đề hiện nay...", mở bài phải ghi lại câu nói của đề bài và phải khẳng định là nó đúng đắn, kết thúc ta viết 1 câu mở như "câu nói nổi tiếng nhưng còn nhiều điều phải làm sáng tỏ" ví dụ với đề "trình bày suy nghĩ của em về câu nói "học, học nữa, học mãi"... thì mở bài chỉ cần viết gọn là: Có thể nói xã hội đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập, việc học tập trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi có học thì mới có nguồn tri thức làm hành trang bước vào thế giới công nghiệp, hiện đại. Câu nói nổi tiếng và đúng đắn "học, học nữa học mãi" luôn còn nặng tình thời sự và vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Thân bài: Sử dụng những từ ngữ: Trước tiên, sau đó, ở phần trước ta đã đề cập....nhưng..., mộ hiện tượng khác... nhằm làm nối các đoạn tạo sự liền mạch. Sau đó, ta sẽ đưa ra luận điểm chính ngay tại mỗi đoạn văn, đây là dàn luận điểm bắt buộc phải có để đạt điểm tối đa. - Từ khóa sử dụng: Câu nói này hàm chứa...câu nói này nhấn mạnh...khẳng định....Và kết thúc hãy viết, quả là 1 ý nghĩa sâu sắc, đúng đắn...(lưu ý, mở bài đã khẳng định tính đúng thì thân bài ko cần nữa) 1. - Giải thích bản chất của câu nói, nghĩa là ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "câu nói ấy có ý nghĩa nào". Ví dụ với câu học học nữa học mãi: Trước tiên, ta cần phải nói rõ bản chất của danh ngôn này. Học là một sự lao động trí óc, mục đích là tiếp thu tri thức để phục vụ lao động. Một người trưởng thành ngồi trên ghế nhà trường 12 năm, nhưng đó chưa phải là kết thúc sự học. Danh ngôn này nhấn mạnh con người luôn phải học tập ở bất kì đâu và lứa tuổi nào. Đây quả thật là một ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn. 2. Nêu biểu hiện tốt và kết quả đạt dc khi làm theo câu nói. Nêu dẫn chứng chung, 1 học sinh, nêu dẫn chứng riêng, 1 vĩ nhân. - Chú ý những từ mào đầu như: ý nghĩa của câu nói đơn giản nhưng thực hành nó thì không hề dễ dàng...., câu nói này luôn bắt gặp trong cuộc sống.... - Kết thúc luận điểm, ta đưa ra những câu như: Thật vậy, nếu thực hiện đúng như lời khuyên, chúng ta sẽ trở nên.... và ngày càng.... (điền tính từ tích cực vào). Ví dụ: nghĩa của câu nói đơn giản nhưng thực hành nó thì không hề dễ dàng, những người đang và đã làm đều có được một kết quả tốt. Một người học sinh, kết thúc 12 năm đèn sách, 4 năm đại học nhưg không phải thế là kết thúc, quãng đường phía trước còn nhiều những lối rẽ, và họ phải học nhiều hơn, để rồi càng học họ càng thấy khao khát tri thức, và trở nên khiêm tốn giản dị, kết quả là được mọi người kính trọng, trở thành tấm gương tốt cho mọi người cùng học tập. Một tấm gương mà ai cũng biết tới đó là vị cha già dân tộc Hồ Chí MInh, suốt cuộc đời Bác không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện.... 3. Phân tích mặt hạn chế, đưa ra dẫn chứng chung, hậu quả, cách khắc phục, tuyệt đối ko đưa ra dẫn chứng riêng. Từ mào đầu: Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại..., một bộ phận nhỏ lại đi ngược với.... 4. Tiểu kết: chỉ ra sự được và mất nếu làm theo hoặc ko làm theo. Thực chất là ghi rõ hơn kết quả và hậu quả. Mào đầu: Với sự phân tích giữa tốt và xấu như trên, ta có thể khẳng định...., từ những gì đã bàn, một lần nữa, ta có thể kết luận rằng... Kết bài: Cổ động, khẳng định lại tính đúng đắn bất diệt của câu nói, liên hệ bản thân và rút bài học. Từ mào đầu: TÓM LẠI. Cụm từ cần thiết: Ta cần, ta phải học tập và làm tốt lời dạy/khuyên nhủ xác đáng ấy... Người viết, qua bài luận này, như muốn khẳng định với bản thân cần....để.... Và như vậy, người viết như góp phần để xây dựng 1 cuộc sống tốt đẹp.. Với sườn bài quá chi li thế này, thì 7-8 điểm là ko khó nếu bạn trau chuốt, chép y thế này 5-6 điểm cũng ko khó. Với bài hiện tượng, bao giờ cũng là "Bàn về...." thì như bài trên bổ sung 1 chi tiết là từ mở bài khẳng định hiện tượng này tốt hay xấu. Thân bài như trên nhưng sau khi nêu cái xấu, hậu quả, cần nêu giải pháp. có gì ko hiểu cứ pm mình mình giải thích cặn kẽ :)
Văn chỉ chém thôi học làm gì nhiều trc tui chém thi đc 10 điểm văn đấy viết về nghị luận xã hội chém đúng 1 mặt rưỡi rồi đi về kệ chúng mày viết nhiều thế mà lọt vào 3 đứa đc 10 của trường
Đoán xem cái này theo phong cách gì. Mở bài. Em nói thật nhé, hồi em mới ra đời, em thấy xã hội này còn tốt đẹp, thú vị. Nhưng càng ngày em càng thấy xã hội này xuống cấp quá, không còn vui như hồi trước nữa. Mấy bạn trẻ trâu chưa hiểu chuyện đời mà cứ thích tỏ ra nguy hiểm. Thành phần lão làng trong xã hội thì ko nhắc nhở, mà hoặc là bỏ đi nơi khác hoặc là hùa theo. Tự nhiên vấn đề này làm em nhớ tới 1 câu nói "...............". Thân bài: Em xin nói ngắn gọn tình hình xã hội ngày nay trước. Bây giờ đi đâu cũng thấy toàn war là war, ko còn cái kiểu bàn luận vui vẻ như hồi trước nữa. Cô nghĩ coi, I rắc, Af gha, Palestine, nói chung mấy khu hồi giáo, đến cả ngay sát nước mình cũng đâu có yên. Rồi lại còn có mấy phong trào não cạn mà cả đám hùa theo. Nào là lạy gấu bông, bợ đít mấy ca sĩ diễn viên Hàn, ôi thôi đủ cả. Ban quản trị bầu lên rồi cũng thỉnh thoảng qua lại chặt chém, chả thấy tổ chức sự kiện, hay định hướng phát triển gì cả. Em là em chán cái xã hội này lắm rồi, bây giờ ngủ dậy em chỉ vào phòng triễn lãm coi hình nghệ thuật, với ra rạp chiếu phim coi clip nữa thôi. Kết bài: Nói 1 hồi em vẫn chưa nhắc đến câu nói kia, mà thôi nói với mấy thanh niên cũng hao hơi, em chào cô. Chúc cô vui với cái xã hội của cô.