Giới trẻ bây h thích than thở nhỉ, thường người ta ghét những gì mình ko làm đc. Bạn *N* cho tôi hỏi là ai ép bạn phải học vậy??? Ba mẹ hay thầy cô, chẳng nhẽ bạn ko tự quyết định đc hay sao mà để họ ép. Nên nhớ là ko phải chỉ mình bạn phải chịu đựng môi trg học ở VN, hàng triệu ng khác cũng vậy, vậy tại sao lại có những ng vươn lên thành hs giỏi còn ng thì lưu ban?? Xin bạn đừng viện mấy cái lý do vớ vẩn kiểu như kt trong trg ko giúp ích gì trong thực tại, hay nêu ra mấy tấm gương sáng mà bạn biết nữa. Nêu ra vài vd kiểu đấy thì ai chẳng nói đc, thích thì tôi kể ra hơn 100 triệu phú lẫn tỷ phú trên tg ko qua ĐH này. Nhưng có ai nêu ra con số thống kê giữa số tiền kiếm đc cả đời của 1 ng ko đc đi học, 1 người học hết pt và ng học hết ĐH ko???Nếu cậu cần biết tôi search con số thống kê cho cậu luôn, bởi vì tôi đã từng đọc nhiều rồi. Khi phân tích 1 vấn đề của xh, ng ta ko bao h xét trên những cá nhân, mà bao h cũng phải lấy cái trung bình tổng quan của toàn xh. Và hiện nay thì lương của những ng tn ĐH ở VN thường cao hơn từ 1,5-4 lần so vs những ng ko tn ĐH, chưa thèm tính tới những thành phần thất học. Cho nên tôi nghĩ cậu ko nên đưa những ví dụ về cá nhân vào. H bàn về vấn đề GD phổ thông ở VN. Thực ra thì từ trc đến nay phải nói là xh ko biết bn topic dạng này rồi, và hầu hết đều là của mấy ku cậu rớt ĐH, học ngu--> lưu ban hay ít ra là ko nằm nổi trong top trung bình của lớp rồi bắt đầu lên đây chửi xh ( cho tôi xin lỗi nếu cậu ko thuộc 1 trong những thành phần trên ). Cá nhân tôi thì thấy công nhận là GDVN đôi lúc cũng vô cùng củ chuối. Nhưng bạn nên hiểu 1 điều thế này, bao h bạn cũng có quyền đc lựu chọn và quyết định mình muốn làm gì. Nhà trường là 1 tập thể, đất nc này là 1 tập thể, luật chơi do nhà nc mà cụ thể ở đây là Bộ GD-ĐT đưa ra. Khi bạn đã quyết định học trong 1 trg PT công lập ở VN thì bạn cũng nên chấp nhận luật chơi của nó. Nếu ko hài lòng hay ko chịu đc bạn hoàn toàn có thể chuyển sang 1 môi trg khác như tư thục hay có đk thì học ở mấy trg QT có chi nhánh ở VN hoặc ra nc ngoài, tùy bạn. Thậm chí ngay cả nếu bạn ko thể làm đc những điều trên bạn cũng có thể tự quyết định xem mình có cần phải học ko. Cái gì thấy ko cần thiết thì cứ bỏ qua, ai ép đc bạn chứ . Còn những thằng nó thích học thì cứ kệ mẹ nó, liên quan quái gì đến mấy cậu, sướng khổ sau này ra đời là rõ hết.
học một cách điên cuồng, học một cách mu muội mà hoc xong thì đi làm giàu cho nước khác chứ có làm giàu cho nước nhà quái đâu.
Thằng bạn học bên kinh tế nó bảo mình: "dân giàu nước mạnh" là một câu khẩu hiệu cực ngu. Dân giàu thì nước sẽ nghèo. Muốn nước giàu, nước mạnh thì chỉ có một bộ phận dân chúng giàu thôi, phần còn lại phải nghèo (tất nhiên không nhất thiết phải nghèo đói, túng thiếu).
chắc gì dân giàu mà nước đã mạnh..Thuòng thì khi học xong hầu hết là thường sang nước ngoài làm việc(lương cao hơn..tất nhiên rôi) nhưng có mấy ai lại hảo tâm đem tiền của mình đóng cho nhà nước không hay nhà nước lại phải lập ra cái khoản đóng thuế.
lúc ấy đâu phải dân mình Dân giàu nước mạnh được hiểu theo nghĩa này: Hiện bạn thấy nước Việt Nam vẫn là 1 nước nghèo chứ, và tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao. Nhà nước Việt Nam cũng đâu thể làm ngơ trước hoàn cảnh của họ. Các chính sách hỗ trợ, ủng hộ giúp đỡ trong 1 năm vẫn nhiều. Nếu dân không nghèo nhà nước đã bớt đi một gánh nặng. Bần cùng sinh đạo tặc, tỉ lệ phạm pháp phá hoại thuộc lớp nghèo cao. Chi phí cho những thiệt hại ấy không nhỏ. Nghèo thì thất học, học vấn không cao ảnh hưởng tới nhận thức. Trong khi nhà nước cần nhiều nhân tài giúp nước nhà giàu lên. còn rất nhiều lý do mà dân giàu nước sẽ mạnh. Như một khi nước nhà gặp khó khăn, tiền vốn của dân có thể giúp đỡ chính phủ, trái phiếu là một ví dụ. .... ... ... @bacbeo: cách nói của bạn liệu có phải là một sự ganh tị? nếu bạn cũng được sang nước ngoài làm việc liệu bạn có làm hay không
nước Việt chúng ta không hề nghèo. Chỉ là nước ta có quá nhiều "nhân tài" trong lĩnh vực rút lõi và những "nhân tài" tham ô không bờ bến (dám đảm bảo rằng những người này đều đã học qua đại học). Có thật nhà nước đang cần nhân tài hay không??? hay nhà nước chỉ cần những "nhân tài" có nhiều bằng cấp. Các cơ quan nhà nước khi tuyển nhân viên, người tài thì cái đầu tiên để qua khỏi vòng khảo sát đó là "bằng". Có những người vì không đủ điều kiện để theo học ĐH nhưng anh/chị ta là 1 nhân tài liệu có xin vào đc 1 công ty lớn mà không có bằng hay các chứng chỉ đủ loại. Các nhân tài thật sự thì làm việc quần quại 12h/ngày còn các "nhân tài" kia thì ngồi bàn giấy, điêu hòa,8h/ngày cuối tháng đc trả lương gấp đôi so với các nhân tài thực sự. Đấy là vì họ có bằng cấp, có tiền, có chức. ĐÚng rồi, có rất nhiều lý do dân giàu nước mạnh(cái này thì đồng ý) nhưng khi nói chuyện ở đây thì ngoài kia họ có thực hiền đc không mới là cái chính hay họ chỉ lo đi vơ vét của dân. Chúng ta bỏ ra 1 tỷ để thuê 1 đội nước ngoài về đá giao hữu---> chả đc cái gì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Thà để 1 tỷ ấy đi ủng hộ người nghèo có phải hơn không(mấy thằng cha ấy học qua ĐH mà suy nghĩ nông cạn) @dhl012: pác đừng nghĩ em là 1 thăng lông bông thất học. Em cũng đang học trong trường chuyên đấy thôi. Em viết ra là theo suy nghĩ của em thôi chứ chả phải ghen tị với ai cả. Nhà em cũng chả phải khó khăn gì mà phải ghen tị với những người đc ra nước ngoài cả @matran241091: diễn đạt không đc tốt..thông cảm
Nước mình nghèo đấy bạn à, không giàu đâu. Tham nhũng thì nước nào cũng có thời nào cũng tồn tại. Đó là cái không phải một sớm một chiều có thể xóa được, nó không nằm ở tập thể mà là ở cá nhân-lòng tham của mỗi người. cậu còn đi học suy nghĩ vậy cũng được lắm nhưng chưa đủ sâu. Khi một người tuyển quân, cái người ta cần là năng lực. Theo cậu thì bằng cấp không nói lên được gì nhiều nhưng dựa vào cái gì để sàng lọc ra các ứng viên. Và tại sao lại chia ra bằng cấp có uy tín và không uy tín. Khi một người có bằng cấp tất nhiên có trình độ. Còn những nhân tài không bằng cấp mà bạn nói làm sao để tìm được họ, ai đủ trình độ và con mắt tinh tường để tìm những nhân tài đó, những người có năng lực nhưng không có trình độ? Và có dám giao trọng trách lên họ không. Chuyện đó còn viễn vông lắm. Như tôi nói, nếu dân giàu, mọi người đều có điều kiện ăn học thì những nhân tài như cậu nói sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng đời đâu có đẹp như thế. Để xây dựng một nước XHCN cần có tiềm lực mạnh, mà nước ta còn nghèo đâu giàu như Trung Quốc, Triều Tiên. Thực tế mà nói, bộ máy nhà nước không cần phải xuất sắc, chỉ cần trong sạch thì đất nước sẽ lên một tầm cao mới rồi. Nhưng không được bàn tới. Quay lại chủ đề chính học vì cái gì, vẫn chỉ để thi. Và để cho các bạn có nền tảng kiến thức để vào đời. Nhìn lại, thật may mắn khi tôi được học ở một trường cấp 3 quá tốt :)
Ông nào nói chủ topic là cá trong chậu ấy nhỉ, thật chẳng có sai. Gởi chú em chủ thớt: còn bám váy thì mục đích làm chẳng khác nhau đâu. Tuổi trẻ là phải cứ cố gắng, cần chi lý do?
Học sinh có quyền lựa chọn, nhưng hiếm ai lại dùng đến cái quyền này. Mặc dù chủ trương là "dạy cái gì cũng phải học cho giỏi" nhưng Po thử xem thi tốt nghiệp và thi đại học người ta đâu có đem ra tất cả những môn họ "dạy cái gì cũng phải học cho giỏi". Vấn nạn như nhau, thời gian và sức lực cũng như nhau nhưng có người thành công, có người thất bại. Nguyên do là đâu? Là do quyết định của mỗi học sinh. Lại võ đoán. Người ta học nhiều môn và môn nào cũng giỏi, ấy là người ta đặt mục tiêu cao hơn bạn. Người ta muốn làm bác sĩ, kỹ sư hay một nghề nghiệp đòi hỏi cao thì người ta cố học giỏi, còn bạn thích làm thợ hồ, ba gác thì bạn không quan tâm đến việc học hành. Người ta đặt mục tiêu để thành công, bạn đặt mục đích để thất bại. Đó là sự khác biệt. +1. Muốn phát triển thì phải có mục tiêu. Một đất nước ai cũng giàu thì sẽ không có mục tiêu để phát triển.
Cái này hình như bên kinh tế chính trị Marx cũng có nhắc đến. Đại ý là tập trung tư bản vào 1 nhóm nhỏ nhà tư sản (ít người cực giàu) thì tốc độ "phình to" của "cái bánh thặng dư" sẽ cao hơn nhiều lần so với phân tán tư bản ra cho nhiều nhà tư sản và tiểu tư sản (nhiều người giàu). Trên thực tế cũng dễ thấy là 2 ông tư bản cùng bỏ tiền đầu tư, không kể các yếu tố không liên quan đến vốn, thì thằng nào vốn ban đầu nhiều hơn (giàu hơn) thì tốc độ tăng trưởng vốn sẽ nhanh hơn thằng kia (giàu nhanh hơn). => "Dân giàu nước mạnh" tức là chỉ có 1 bộ phận tư bản giàu thôi, phần đông dân chúng sẽ sống dưới mức trung bình Đại khái giống như Mỹ: 90% tổng tư bản nằm trong tay 5% dân số (hay đại khái thế, lâu rồi không nhớ)
Dân giàu -> nước yếu, bởi vì dân giàu có nghĩa là dân đang sống trong sung sướng, sẽ chẳng có thằng nào chịu đi lính, mà có đi lính thì ra chiến trường cũng bỏ chạy mất dép hay đầu hàng. Chỉ có những anh sống cuộc đời quanh năm nghèo khổ thì mới chịu dc gian lao, mới chả có gì mà tiếc nuối, xung phong lửa đạn mà chiến đấu thôi.
Tại vì đang làm bài thu hoạch đầu năm (em là tân sinh viên), lười quá nên dạo vòng vòng thấy topic này, nói chung chi tiết thì ko đọc kĩ lắm, đọc lướt tìm chỗ quan trọng thôi, có gì thì bình tĩnh nha mấy bác ^^ Mình thấy ava và sign của bác Claude Frollo thì mình nghĩ.....có thể bác này làm gì liên quan đến ngành luật chăng (đoán thôi nha). Mình thấy bác này xoắn kinh hồn T_T, thực dụng ghê gớm (theo cách nói của em thôi, vì văn vẻ mình cùn lắm). Mình thấy nhiều chuyện bác cứ quan trọng nó lên, vd như chuyên đoàn kết chỉ bài cho nhau của bạn chủ topic thì mình thấy cũng chả gì sai, là học sinh mà, đó là những kỉ niệm của thời học sinh (chắc bác chưa gặp trường hợp này chăng...) Còn về vấn đề chủ của topic, thì mình cũng đồng ý, xác định khá tốt mục đích học, còn theo bác Claude Frollo thì phải thể hiện mình cho mọi người, mỗi người có 1 mục đích sống khác nhau chứ. Ví dụ nè : Tui nhớ hồi cấp 2 tui được giao kèm cho thằng học dở nhất, nhưng tui thấy hồi đó tui muốn giúp nó lằm nhưng chả được nên nản mà thằng đó nó hiền, tui lúc đó tui học khá nhưng ham vui lắm bởi vậy hay ăn hiếp nó, nhớ lại ân hận chịu ko nổi :(, tui biết thật sự là thằng đó nó ko học được, nó rất siêng nhưng ko có khả năng tiếp thu bài, mà cũng ko mất căn bản, lúc đó mỗi lần tui nhìn nó học là tui nản (học lâu lắm mới vào được trong đầu). Có lần tui hỏi nó ước mơ của nó là gì, nó nói nó thik thả diều....và khi bây giờ tui lớn lên thì tui thấy ước mơ đó đáng trân trọng làm sao.....(có thể đọc xong cái này là bác Claude Frollo quăng tạ tui tiếp) Tui thì tui khá thik câu nói của ông thầy tui : học là 1 cách để cứu mình (ko có nghĩa học là tất cả nhé), bù đắp cho gia đình và góp phần nhỏ nhoi cho xã hội. Ỗng cũng nói luôn thằng nào hay hô hào tui học để xây dựng đất nước là xạo Kết lại các bác nghĩ sao thì nghĩ