Thực ra đề đại học khó cũng không để làm gì. Kiểm tra học sinh có khả năng học đại học hay không thì đâu cần phải ra đề khó thế ? Lên đại học học, các bạn học kỹ thuật thì cần thôi mình không nói, chứ như học kinh tế ra thì Toán chỉ cần học đến vài cái ma trận tuyến tính với tích phân, vi phân để hiểu đc một số loại mô hình toán kinh tế thôi chứ làm gì mà cần đánh đố nhau. Như mình kinh qua rồi mình thấy thật lạ, như học CFA toàn toán tài chính nhưng cũng chẳng khó bằng mấy cái bài ôn thi đại học ( trước mình thi đại học toán khối A chỉ đc 4 điểm thôi, mình tốt nghiệp dân lập Thăng Long). Tự nhiên làm cho kỳ thi lẽ ra người ta phải hân hoan phấn khởi sắp đc học cái mình thích để ra làm việc mình mơ ước thành cái đấu trường sinh tử . Đâu cần thiết phải vậy ? Muốn biết ai phù hợp với cái gì thì thứ nhất là phải xét cả quá trình (học tập + sinh hoạt ngoại khóa), sau đó là tới công tác tư vấn hướng nghiệp, rồi sau đó mới tới nhà trường là chọn lọc ở mức cao nhất - Vào ai học đc thì học, không học được thì lượn. Còn đây thì cứ cố thi vào chắc chắn là ra, khổ thân nhiều bạn học cũng chả có đam mê vì chả phải cái mình thích thì sao học đc mấy môn kỹ thuật, có ra được thì cũng bằng trung bình + trung bình khá. Đã nản lại càng nản hơn, đi làm lại mất 1 thời gian trau dồi hoặc có khi phải đi học thêm 1 bằng kinh tế khác rồi đi làm việc khác. Bây giờ cũng không quá khó khăn, coi trọng = cấp như trước, ra trường nhiều lựa chọn hơn nhất là các công ty tư nhân hoặc phi chính phủ, nước ngoài sẵn sàng nhận nếu như bạn kỹ năng mềm tốt, tiếng anh ngon cho nên bạn cứ mạnh dạn chọn đi đường vòng một chút. Bằng có thể không đc đẳng cấp như các bạn học công lập nhưng tâm và thế thì có thế vững hơn.
Thực ra theo mình đề đại học nó không phải để kiểm tra cái kiến thức, mà là kiểm tra khả năng học tập, khả năng tư duy,... có đủ để vào ĐH không. Nhưng ai làm tốt bài thi đại học nghĩa là họ có khả năng tư duy, mức độ chăm chỉ cao, nói chung là có khả năng học tập tốt. Như vậy người tuyển chọn sẽ chọn được người có khả năng học tập đủ để học trong môi trường ĐH. Bản thân kiến thức phổ thông lên ĐH nhiều phần không cần thiết nữa, bố mẹ mình đều là kĩ sư nhưng chắc chắn không làm được bài tập Hóa của mình. Hay học về CNTT thì liên quan gì đến Hóa. Về việc tuyển sinh ĐH, có lẽ cái kiểu thi mỗi khối 3 môn không phù hợp lắm và cần thiết có sự thay đổi. Theo mình nên để các trường tự tổ chức tuyển sinh, theo yêu cầu của ngành học mà thi nhưng môn khác nhau phù hợp. Chương trình phổ thông thì nên sâu hơn, chia thành phần nâng cao và phần cơ bản. Thi tốt nghiệp sẽ thi toàn bộ nội dung cơ bản, còn thi ĐH thì bắt buộc có nội dung phần nâng cao. Học sinh có quyền học phần nâng cao hoặc không, tùy thuộc ý định thi ĐH như thế nào. Nói chung giờ người đông, ai cũng muốn tiến thân, cạnh tranh là điều không tránh khỏi, nên các cuộc thi mới trở nên căng thẳng. Nhưng kiểu tuyển sinh ĐH của VN thực sự nó không hợp lý cho lắm, có lẽ nên cải tiến. Nhưng cải tiến thế nào cũng là vấn đề lớn lắm, có thể phải thay đổi cả hệ thống giáo dục chứ không đơn giản.