Ái dục sinh sầu lo Ái dục sinh sợ hãi Người nào không ái dục Không sầu không sợ hãi. Đọc bài Kinh Pháp Cú này đủ có chánh kiến chưa bạn?
đại đạo 3000, tiểu đạo, tả đạo càng vô số... không phải lo lắng, đi mãi rồi cũng đến đích thôi chỉ cần kiên trì
Mấy cái cơ bản đó là gì vậy ? Ta cũng muốn biết để check lại coi tu đúng chưa , lỡ lạc đường thì bỏ mợ.
Trước hết, ta điểm qua cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Spoiler Sinh ra trong gia đình đế vương (mặc dù chỉ là 1 nước nhỏ, phụ thuộc vào 1 nước lớn hơn), do vua Tịnh Phạn già mới có con nên rất được quý, lại mồ côi mẹ sau khi sinh được 7 ngày nên vua lại càng thương hơn. Lớn lên được hưởng nền giáo dục đặc biệt vượt trội để tương lai trở thành vua nối ngôi nên Ngài được tiếp thu 1 lượng kiến thức khổng lồ với giáo trình đặc biệt để bảo đảm kịp tiến độ, từ kiến thức văn hoá đến xã hội, chính trị, tôn giáo. Vì vậy, có thể thấy Ngài có 1 nền tảng kiến thức rất căn bản và vượt trội. Đặc biệt là dù phải gánh 1 lượng kiến thức kinh khủng nhưng Ngài đã khiến các giáo sư phải kinh ngạc vì chỉ 1 thời gian sau, Ngài đã tiếp thu xong trước cả thời hạn đặt ra cho chương trình đào tạo và có những câu hỏi ngược lại về xã hội, chính trị, tôn giáo khiến các giáo sư không thể giải đáp. Đây là biểu hiện của người có Trí khi biết cách tiếp thu nhanh nhưng không thoả mãn với những kiến thức áp đặt mà luôn đặt câu hỏi chúng dựa vào đâu mà có Do được tiên đoán sẽ bỏ ngôi đi tu nên vua Tịnh Phạn rất sợ. Vua đã cố gắng bưng bít các cảnh khổ không chạm vào mắt tai Thái Tử, để tô vẽ cuộc sống chỉ có màu hồng. Nhưng với người có Trí họ luôn cảm nhận được cuộc sống là không toàn hảo, sự toàn hảo luôn mang 1 sự sự giả tạo nào đó, ngay cả vai vế trong cung cũng đã có người hầu hạ, chắc chắn Thái Tử đã để ý và đặt câu hỏi vì sao có người sinh ra là để hầu hạ kẻ khác mà không là người tự làm chủ, tức là không có sự xuất phát công bằng. Cho đến khi tham gia lễ Khai Điền đầu tiên, Ngài đã cảm nhận được sự vất vả mưu sinh của kiếp người khi chứng kiến các lao động khổ cực của người nông dân, so sánh với cảnh sung sướng trong cung điện của chính mình, Ngài bắt buộc phải đặt câu hỏi Và sau khi chứng kiến 4 cảnh biểu tượng ở 4 cổng thành (Lão, Bệnh, Tử, Tu), Ngài đã quyết định ra đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ngàn năm của mọi tôn giáo "ta là ai ? ta có mặt ở cuộc đời này với ý nghĩa gì (tức là sự tồn tại của ta ở cuộc sông này có ý nghĩa gì) ? ta xuất phát từ đâu và sẽ đi về đâu ?" Sau khi xin ý kiến của vua Tịnh Phạn về việc xuất gia làm tu sĩ, chắc chắn vua không thể để đứa con độc nhất sẽ kế vị đi tu, Ngài đã bị từ chối. Sau đó Ngài đã xin vua bảo đảm với Ngài 4 việc thì Ngài sẽ không còn ý định xuất gia nữa : Làm sao cho con trẻ mãi không già Làm sao cho con mạnh mãi không đau Làm sao cho con sống hoài không chết Làm sao cho mọi người hết khổ Vua Tịnh Phạn đã thừa nhận (cho dù lâu nay giấu diếm rất kỹ) đó là các nổi khổ phải hứng chịu trên đời, cho dù là tên cùng đinh mạt hạng hay đế vương tột đỉnh quyền uy, ai cũng phải trải già bệnh chết như quy luật tất yếu, và cho dù là đế vương thì vẫn có những nỗi khổ khó giãy bày. Vua khuyên Thái Tử nên tận hưởng phước báo khi vẫn còn tồn tại trên đời và quên đi chuyện đi tìm nguồn gốc cái khổ vì theo ông có truy tìm được cũng chẳng giải quyết chúng được vì nếu giải quyết được thì các tu sĩ Bà La Môn và các tôn giáo khác đã tìm ra từ lâu rồi. Thái Tử không chấp nhận lý luận đó, tuy nhiên Ngài vẫn giữ sự im lặng và tin tưởng vào quyết định của chính mình : phải tự bước dấn thân để đi tìm chứ không thể chờ kết quả từ người khác Vua Tịnh Phạn thấy tình hình không ổn liền tìm 2 cách để trói buộc Thái Tử ở lại : trách nhiệm gia đình bằng cách cưới vợ ngay cho Thái Tử, khi có vợ con Thái Tử sẽ bị ràng buộc bới trách nhiệm và tình thương nên không thể cất bước ra đi; trách nhiệm với đất nước khi vua sẽ gấp rút chính thức truyền ngôi lại cho Thái Tử, khi đó trách nhiệm và quyền lợi quá lớn có thể khiến Thái Tử quên đi con đường tu sĩ kham khổ Sau khi có con đươc vài tháng, Thái Tử biết rõ vua cha sẽ truyền ngôi cho mình (chỉ có thể truyền ngôi cho người có con trai nối dõi), và từ đó trách nhiệm đặt lên vai sẽ khiến Ngài không thể cất bước ra đi, Ngài đã bỏ đi lúc nửa đêm để không bị sự ngăn cản của vua cha (nhưng có được sự đồng thuận ngầm của vợ Ngài là công chúa Da-du-đà-la). Nêu quyết tâm phải tìm ra được chân lý mới quay về và sẽ cứu độ những người có duyên (lưu ý là không phải tất cả mọi người mà là những người có duyên, Đức Phật hay nói "vì lợi ích của số đông, vì hạnh phúc của Chư Thiên và loài Người" , người có Trí sẽ hiểu và có kinh nghiệm sống sẽ hiểu vì sao như thế) Sau khi rời bỏ vương thành, Ngài hoà mình vào các nhóm tôn giáo để học tập. Vốn đã có nền tảng kiến thức tôn giáo được đào tạo bài bản và đầy đủ ở các năm niên thiếu, Ngài nhanh chóng có được các thành quả và địa vị trong các nhóm tôn giáo, nhưng Ngài đều bỏ đi vì đó không phải là cái đích nhắm đến. Ngay cả khi đạt đỉnh cao của thiền truyền thống lúc đó là tầng thiền thứ 8 Phi tưởng phi phi tưởng Ngài vẫn chỉ rõ đó chỉ là trạng thái tự lừa bản thân tách rời ra khỏi cái Khổ, chứ không phải là cách giải quyết tận gốc rễ cái Khổ (cho nên vị nào chỉ chuyên tâm ngồi thiền rồi dừng ở đó mà mong chứng quả Phật thì quên đi nhé) Sau khi học hết các lý thuyết của Bà La Môn giáo và các tôn giáo ngoài truyền thống lúc bấy giờ ở Ấn Độ mà vẫn không tìm ra chân lý, Ngài quay sang lối tu khổ hạnh ép xác cực đoan. Ngài tu cực đoan đến mức các tu sĩ theo trường phái này tôn Ngài là Thánh sống, mỗi ngày chỉ ăn 1 nhúm thức ăn rất nhỏ, giảm cho đến chỉ còn 1 hạt mè, cho đến lúc quyết định chỉ ngồi 1 chỗ, chỉ ăn những gì rơi vãi trong tầm tay, không tắm rửa, không cạo râu tóc, ngủ cực ít bằng cách mở mắt thao láo, không nằm mà chỉ ngồi. Sau 6 năm thì Ngài rơi vào trạng thái cận tử ! Lúc đó Ngài bừng tỉnh ra làm thế có khác gì những người khổ quá tự kết thúc cuộc đời mà chẳng giải quyết được cái gì. Ngài lập tức bỏ lối tu khổ hạnh sai lầm và hiểu ra chỉ có thể truy tìm nguyên nhân cái Khổ bằng nhận thức, và muốn nhận thức làm việc sáng suốt thì thân thể phải ở trạng thái khoẻ mạnh. Do Ngài từ bỏ lối tu hành khổ hạnh nên 5 người bạn đồng tu chê trách và bỏ Ngài mà đi, đây lại là 1 duyên rất lớn để Ngài có thời gian yên ổn 1 mình để nhận thức thấu đáo Sau vài tuần bồi bổ lấy lại sức, Ngài đã nêu quyết tâm phải tìm ra chân lý qua con đường nhận thức, nếu không chấp nhận bỏ mạng dưới gốc cây Tất Bát La (lúc đó chưa được gọi là cây Bồ Đề - cây Giác Ngộ). Sau khi nhập thiền định, Ngài hướng tâm đến Tam Minh và lần lượt chứng đắc Túc Mệnh Minh (thấy rõ nhân quả quá khứ của chính mình), Thiên Nhãn Minh (nhân quả của chúng sanh), và từ kho dữ liệu đó Ngài đã hiểu rõ luật Nhân Quả, tìm ra được đầu mối của Khổ và cách tận diệt cái Khổ nên Ngài chứng được Lậu Tận Minh, đắc quả vị Phật Chánh Đẳng Giác ! 7 tuần sau khi tự rà soát và kiểm chứng lại những nhận thức đã đạt được, Đức Phật đã quyết định lên đường và độ cho nhân sinh biết được những gì Ngài đã biết. Nhóm người đầu tiên Ngài quyết định chia sẻ là nhóm 5 anh em Kiều Trần Như đã cùng Ngài tu khổ hạnh, đây là những người có cùng trăn trở như Ngài về ý nghĩa cuộc sống và nguyện tôn Ngài lên như người thầy hướng dẫn cho họ. Sau khi được nghe Đức Phật giảng về Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý) trong Kinh Chuyển Pháp Luân, bài Kinh bao quát toàn bộ lý do vì sao phải tu và cách thực hành để đạt được sư an ổn thất ự tỏng cuộc đời (Niết Bàn), nhóm 5 anh em này đã tình nguyện theo Đức Phật làm đồ đệ trở lại, trong đó Tôn giả Kiều Trần Như chứng Thánh quả đầu tiên, là người đầu tiên hiểu được giáo phá của Đức Phật. Sau bài Kinh quan trọng kế tiếp là Kinh Vô Ngã Tướng, phá chấp về linh hồn thường tồn, Tôn giả Kiều Trần Như chứng Thánh quả A-La-Hán, cũng là người đầu tiên chứng Thánh quả này trong giáo pháp Đức Phật Sau khi độ được tổng cộng 60 A-La-Hán đầu tiên, Đức Phật yêu cầu các Tôn giả hãy lên đường, mỗi người đi 1 hướng không trùng lặp nhau, ra đi để hoằng hoá giáo pháp vì lợi ích của số đông, vì hạnh phúc cho Chư Thiên và loài Người. Bản thân Ngài cũng đi 1 hướng không trùng với 60 vị đó. Đức Phật sau đó đã độ cho các vị trưởng giả, tu sĩ giáo phái khác, và đặc biệt là 2 vị vua lớn lúc bấy giờ là Tần-Bà-Sa-La và Ba-tư-nặc khiến cho giáo pháp phát triển rất dễ dàng, được sự ủng hộ từ những người trí thức nổi trội lúc bấy giờ Sau hơn 40 năm hoằng hoá giáo pháp, Đức Phật tự thấy thân thể tuân theo quy luật tự nhiên của vô thường đã rệu rã, Ngài tuyên bố sẽ nhập Diệt tại vùng rừng Kushinagar. Biết bao sự tiếc thương của những người hiểu được chân lý của Ngài giảng đã theo tiễn Ngài đến tận nơi Ngài nhập diệt. Tại đây Ngài đã nói bài Kinh rất quan trọng cuối cùng, tóm tắt lại toàn bộ giáo pháp cốt tuỷ để chúng đệ tử theo đó mà thực hành, đó là Kinh Di Giáo. Sau đó Ngài thanh thản nhập diệt, tròn 80 tuổi. Cõi Trời và Nhân đều rúng động vì đã vắng đi người Thầy vĩ đại Các bài Kinh quan trọng cốt tuỷ không thể không biết trong đạo Phật : Spoiler Kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh Lửa Cháy Thế Gian, Kinh KaLaMa, Kinh Di Giáo 1. Kinh Chuyển Pháp Luân Là bài Kinh mà Đức Phật nêu lên 4 chân lý trong cuộc sống (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Là Phật tử mà không biết về bài Kinh này thì xem ra chắc chắn không phải là Phật tử mà chỉ là tín đồ mê tín ! Chỉ có bài Kinh này mới khiến nhận thức mở ra cánh cửa bước vào thế giới sự thật, hầu như tất cả các bài Kinh khác là sự diễn dịch Tứ Diệu Đế hoặc 1/4 của nó là Bát Chánh Đạo dưới dạng hướng dẫn và phương tiện - Sự thật về Khổ (Khổ đế) : chia làm 2 loại khổ về thân và khổ về tâm Khổ về thân có 4 : Sinh, Già, Bệnh, Chết, ai cũng phải đối mặt với 4 cái khổ này, kể cả Đức Phật. Vấn đề là ta không can thiệp hoàn toàn vào mà chỉ có thể tu tập để chuyển hoá phần nào cái khổ về thân qua các phước báo như trường thọ, ít bệnh, giàu có... Như vậy, thay vì than vãn vô ích vì thân thể ta phải trải qua 4 thời kỳ này khôgn thể tránh, ta hãy tận dụng quỹ thời gian để tu tập phước báo và trí huệ Khổ về tâm có 4 : thương yêu mà không thể ở gần, không ưa mà cứ phải gặp, cầu mong mà không được như ý, nhận thức sai lầm về sự vận hành vô thường nên khi có sự biến đổi bất như ý là đau khổ. 2 cái đầu thì quá dễ hiểu không cần giải thích thêm. "Cầu bất đắc" chỉ cho các mong cầu chỉ dừng lại ở mong cầu mà không biết cách đúng để hiện thực nó hoặc không muốn bỏ công sức ra làm, chỉ muốn hưởng thụ, há miệng chờ sung, đến khi kết quả không như ý thì sinh ra bất bình, đau khổ. Như muốn nấu chè ngọt mà lại bỏ muối thay đường, muốn nêm canh mặn mà lại bỏ đường thay muối, muốn mát mẻ mà lại đi phơi nắng, muốn ấm áp lại nhảy xuống sông. Vạn pháp đều diễn ra qua luật Nhân - Duyên - Quả, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều. Không hiểu biết và nắm được luật Nhân Quả này thì suốt đời cứ nêm đường vào canh và bỏ muối vào chè thôi, rồi thì than thở trách móc sự đời trong khi lỗi là do ai ? Và tham lam quá độ cũng là đầu mối của sự Khổ này, có 1 muốn 2, có 2 muốn 4, cứ thế mơ bao la vũ trụ, điểm dừng ở đâu ? Như con lừa bị người chủ ngồi trên lưng, treo củ cà rốt phía trước để dụ nó tiến tới, chẳng bao giờ nó tiến tới được củ cà rốt đó mà sức lực bỏ ra để rướn tới thì quá nhiều, cũng như lòng tham không đáy của người không biết đủ Không rõ sự vận hành vô thường thì khi thân thể già đi chắc chắn sẽ đau khổ. Cái khổ trên kia là cái khổ của thân khi đau nhức, lão hoá khiến tay rung mắt mờ, trí óc lẩm cẩm, đụng đâu quên đó. Còn cái khổ này là khổ về tâm khi không muốn mình trở nên như thế, mà nó cứ xảy ra như thế. Rồi khi đánh mất danh vọng, địa vị, tài sản, dân gian gọi nôm na là "xuống chó" thì thay vì rút kinh nghiệm và đầu tư lại từ đầu, người không trí sẽ chết chìm trong tiếc nuối và đau khổ, chấp nhận làm kẻ ăn mày dĩ vãng chứ không muốn tiến lên bước vào tương lai, quá khứ có lấy lại được chăng ? To be continued...
Ai thích xem về cuộc đời Phật Thích Ca có thể xem qua bộ hoạt hình này nè. Làm giống anime có thuyết minh TV
Vừa mới share được thông tin cháu bé vừa ra đời vài giờ tuổi, mặt tím tái và luôn khóc , bé khóc đến chết lặng. Bác sĩ khám và phát hiện bé bị bệnh tim bẩm sinh. Mẹ cháu là Nguyễn Thị Cà Nâu 26t quê ở sóc trăng chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc nấc . Nhà quá nghèo thuộc diện nghèo bền vững .. Nghèo đến nỗi có Tên trong danh sách nghèo của phường và có cả giấy chứng nhận gia đình nghèo.. Cha cháu là Quách Văn Bình 31t cũng đang nằm viện thập tử nhất sinh vì bệnh tim. Xin cần sự giúp đỡ của những tấm lòng vàng Có thể gửi tiền vào TK của nghệ sĩ hài Cát Phượng . Chị Cát sẽ nhận tiền thay các bạn và đem đến tận BV cho gia đình cháu. Đây là FB của nghệ sĩ Cát Phượng : https://www.facebook.com/phuongcat.do Số TK ACB của nghệ sĩ Cát Phượng : 109.888.629 ACB Nguyễn thị minh khai,Q1 . Đỗ Như CÁT Phượng A Di Đà Phật. Thời hạn nhận từ bây giờ đến 21-4-2016