ngày xưa tô phở 6k, còn cái đĩa game là 60k. không có mấy tờ báo mà ra nhìn hình bìa game mua đĩa thì chắc ốm đòn.
mình mua nhớ năm đó là năm cỡ 96, chỉ có ở nhà sách bán. 60k/ đĩa, đĩa phôi TDK khá đẹp, bìa cũng chuẩn. chỉ có 1 đĩa thôi.
ôi tầm 96 thì tôi nhớ đĩa mềm 1,44mb vẫn còn phổ biến lắm, CD hồi đó là mặt hàng xa xỉ rồi 1996 thì 1000 đồng vẫn còn làm được ối việc. Tờ tiền mệnh giá to nhất chắc vẫn là tờ 50k xanh lét thì phải.
Hồi Tết năm rồi mới bán ve chai cho đỡ chật nhà rồi, kèm với đống Mực tím, KQĐ, Rùa vàng...và mấy chục cuốn tạp chí Oto&XM Cả gia tài của tui cả chục triệu mà giờ bán đc mấy trăm k
Hí, dàn acc VL2 vẫn còn, lâu lâu log-in vào để khỏi nó xóa nhân vật nè, xưa cũng top liên server chứ giờ chắc ko bằng acc lượm rác của người ta Giờ 2 con rồi, bận bịu gia đình, công viễc suốt bác ah. Tiếc đống tạp chí mình đã dày công sưu tập, giữ gìn, gói ghém ghê
Mình đây, mình cắt hết mấy trang của chuyên mục game trong TGVT ra, có những bài từ 1996 cơ. Sau đó đóng tệp, sắp xếp cẩn thận, đc 1 tập dày, giờ hỏng hết sạch rồi
Mua nhà sách thì giá cao là phải rồi, có thêm cái hộp đựng và cover đầy đủ, có giá niêm yết mình cũng có 1-2 cái kiểu đó. Ngoài hàng thì hồi mình hay mua là 7k/đĩa CD, hồi xưa lập cả 1 danh sách dài mấy trang vở về những game hay để mua về chơi nữa cơ, rồi để dành 1 khoản nhờ ông anh (học ĐH trong SG) mua đĩa game,... Mình còn giữ gần như toàn bộ đĩa game từ xưa tới giờ, từ Half-life bản quyền, Age of Empira, rồi mớ CD game như Priston tale ngày đầu ra mắt VN đc đính kèm tạp chí Thế giới game,... Trong đống kỷ niệm về game thì quý nhất là đống đĩa và đống tạp chí. Đống đĩa còn full 99% mà đống tạp chí bị mối ăn mất 80% rồi
Em nhớ ngày xưa cũng có lần mang quyển TGG đến lớp cho mượn, xong quyển đấy mất dấu tích luôn, từ đấy k dám cho mượn nữa
hóng ké với bác chủ thớt, hồi xưa chả hiểu sao bán đồng nát, rồi một thời gian sau thấy ngu dại và hối hận vl
Cái chết của tạp chí game Việt cuối cùng PV , 8 NĂM TRƯỚC Online giết offline. Một thập kỷ qua, sự phát triển vượt bậc của trò chơi trực tuyến tại Việt Nam một phần lớn là nhờ được các phương tiện truyền thông cỗ vũ tối đa. Trong đó không thể không kể tới những tạp chí game nội địa (vẫn thường được giới trẻ gọi với cái tên thân mật là "báo game") như Thế Giới Game hay Việt Game. Thế nhưng giờ đây, sau khi Việt Game tuyên bố tạm ngừng phát hành vô thời hạn hồi giữa năm 2010 thì tới đầu năm 2013, các tín đồ ảo lại nhận được tin buồn khi Thế Giới Game quyết định ngừng tại số báo 111 để sáp nhập vào tạp chí PC World (đúng như thời nó chưa chính thức ra đời). Hình ảnh quen thuộc của TTG và Việt Game với game thủ Việt. Từ quá khứ huy hoàng tới lúc khó khăn Thời kỳ vàng son của các tạp chí này diễn ra suốt 4, 5 năm trời và chúng nhanh chóng trở thành món ăn không thể thiếu đối với tín đồ ảo. Lúc bấy giờ, cầm trên tay một số báo trên chắc hẳn không game thủ nào không hồ hởi, thậm chí họ còn quyết tâm sưu tập trọn bộ dù giá tiền bán ra không phải là rẻ so với mức chi tiêu khi đó. Nên nhớ, những ngày đầu tiên khi Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, chính loạt bài giới thiệu trên Thế Giới Game đã góp một phần lớn khiến lượng CCU đăng nhập vô cùng khủng khiếp (năm 2004 chưa có mấy báo mạng nên báo giấy là cách duy nhất để gamer nghe ngóng về game mới). Sau này trong hồi ký của mình, ông Lê Hồng Minh - Tổng GĐ VNG - cũng phải thừa nhận điều này và gửi lời tri ân những người bạn thân thiết tại tòa soạn Bút Trẻ. Tới năm 2006, tạp chí Việt Game ra đời và trở thành đối thủ trực tiếp của Thế Giới Game (thực tế thì tờ Việt Game cũng được thai nghén từ một thành viên kỳ cựu của TTG). Từ phong cách viết bài cho tới phong cách trình bày khiến nó có được lượng fan hâm mộ có phần còn đông đảo hơn đàn anh đi trước. Khi đó giá một số Việt Game cao hơn nhiều nhưng lại được nhiều người mua hơn vì lượng thông tin phong phú. Thế nhưng tới giữa năm 2010 khi giai đoạn khó khăn cùng cực ập đến làng game Việt, giai đoạn này đã khiến cả game thủ và các NPH phải đau đầu, số lượng game đóng cửa lên tới 20 (kỷ lục) và bi đát hơn khi nó kéo theo tạp chí Việt Game phải ngừng xuất bản vô thời hạn (từ ngày 20/08/2010). Còn với Thế Giới Game, phía đơn vị chủ quản đã thành công khi giữ nó sống sót qua giai đoạn khó khăn trên, bất chấp việc phải đánh đổi bằng nội dung giảm sút, mở các chuyên mục không phù hợp như phim ảnh. Mãi tới nửa cuối 2011 thì tạp chí này mới tạm thoát khỏi thời kỳ bĩ cực và tiếp tục cách viết như cũ, nhưng thật không may khi nó phải đóng cửa ngay trước Tết Nguyên Đán 2013. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các tạp chí game Việt Nam lần lượt ra đi, tuy nhiên tựu chung lại chủ yếu vì 3 lý do: sự nở rộ của báo mạng, thị trường đi xuống và đơn vị chủ quản không quyết tâm. 2 nguyên nhân đầu là khách quan không tránh khỏi còn nguyên nhân khó chấp nhận nhất có lẽ là nguyên nhân thứ 3. Số cuối cùng của TTG - 111. Việt Nam từ năm 2007 trở đi thì mạng internet đã không còn là thứ gì đó quá xa vời với phần đông giới trẻ, và dĩ nhiên người ta bắt đầu tìm đến báo mạng để được cập nhật tin tức nhanh hơn, dễ hơn, ít tốn kém hơn. Báo mạng có đặc trưng là thông tin được cập nhật liên tục, hình ảnh phong phú chứ không bị bó buộc như tạp chí giấy. Trong khi đó cả Thế Giới Game lẫn Việt Game không có chuyển biến gì lớn trong hướng đi, họ thường vẫn tập trung vào mảng game offline với các bài review, preview đồ sộ để thỏa mãn người đọc trung thành chứ khó mở rộng ra lứa game thủ sau này. Ngay cả nỗ lực phát triển sang mảng game online cũng rất khó khăn vì từ năm 2011 trở về đây số lượng đầu game ở Việt Nam tuy nhiều nhưng chất lượng thấp hoặc trung bình, có muốn phân tích hoặc đánh giá sâu cũng không được. Việc bán quảng cáo trên báo lại càng khó khăn vì luật cấm quảng bá cho MMO chưa có giấy phép, đó là chưa kể nhiều yếu tố bị coi là bạo lực nên buộc phải giới hạn tối đa (Việt Game đóng cửa cũng vì vậy). Báo mạng nở rộ góp một phần vào sự ra đi của tạp chí giấy. Các đơn vị đỡ đầu cho tạp chí trên thực tế cũng coi trọng việc lấy lãi ngắn hạn hơn là dài hạn, vì thế Thế Giới Game còn chưa kịp phục hồi 100% sức mạnh thì đã bị kết thúc trong ngỡ ngàng. Nhiều người cho rằng quyết định ấy là của FPT (đang sở hữu tờ PC World) khi thấy giá trị của báo giấy gần như không còn và bị lấn át hoàn toàn bởi báo mạng. Có người tiếc nuối trách móc, cũng có người coi rằng chuyện đã rồi. Dù sao đi nữa, dù các tạp chí game mất đi thì dòng chảy của thị trường game nội địa vẫn tiếp tục. Có điều với phần đông game thủ cựu trào, họ sẽ cảm thấy thiếu đi một giá trị tinh thần cực kỳ quý giá. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có những hậu bối của Việt Game và Thế Giới Game chào đời, dù khả năng ấy là không nhiều.
Bộ mình gửi bác có mấy cuốn trùng do bon PC World chả hiểu sao ship 2, 3 lần Ráng kiếm mấy số còn thiếu là đủ bộ.